- Trang chủ
- Sách y học
- Y pháp trong y học
- Chết ngạt do oxide carbon
Chết ngạt do oxide carbon
Như vậy nếu nồng độ oxide carbon là 0,07% thì tất cả hemoglobin sẽ bất động và dẫn đến ngộ độc oxide carbon. Nếu nồng độ oxide carbon thấp hơn 0,07% thì chỉ một phần hemoglobin bất động và gây nên ngộ độc nhẹ hoặc kinh niên.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Ngộ độc do oxide carbon (CO) thường gặp ở các nước phát triển do việc sử dụng rộng rãi khí đốt để phục vụ trong đời sống, trong các xí nghiệp luyện kim... vì vậy thường gặp trong tự tử, án mạng hoặc tai nạn. Ở nước ta ngộ độc do oxide carbon thường gặp trong tai nạn rủi ro, hầu như ít gặp trong án mạng cũng như tự sát.
Nguồn CO được hình thành do quá trình cháy không hoàn toàn tạo nên như ở những lò nung gạch, nung vôi, đám cháy lớn. Hơi CO là một thứ hơi không mùi, không màu, nó là một chất độc cho máu và có tác dụng làm ngạt thở.
Sự nguy hiểm đối với cơ thể
Bình thường hemoglobin (Hb) của hồng cầu sẽ kết hợp với khí carbonic (CO2) dưới dạng carbohemoglobin (HbCO2) để thải trừ CO2 ở phổi và trở về nguyên dạng. Ðồng thời tại đây hemoglobin lại nhận oxygen (O2) từ bên ngoài dưới dạng oxygenhemoglobin (HbCO2) và vận chuyển đến tổ chức. Ở tế bào, HbO2 nhường O2 cho tế bào để cung cấp cho sự hô hấp tế bào đồng thời nhận CO2 ở tế bào và thực hiện một chu trình mới. Ðó là kết quả bình thường của sự hô hấp.
Oxide carbon có ái lực lớn với hemoglobin mạnh gấp 300 lần so với oxygen, vì vậy khi CO vào cơ thể sẽ kết hợp với hemoglobin và bất động nó khiến chất này không thể hấp thu oxygen của không khí để nuôi tế bào được. Nếu hemoglobin gặp hỗn hợp khí O2 và CO, nó sẽ phân phối kết hợp với từng phần khí theo tỷ lệ tương đối của hai thứ khí, theo áp suất từng phần của hai loại khí đó. Do đó muốn bất động hết hemoglobin trong máu, có nghĩa là không muốn cho hemoglobin kết hợp với oxygen (bình thường oxygen chiếm 20% trong không khí) là . Như vậy nếu nồng độ oxide carbon là 0,07% thì tất cả hemoglobin sẽ bất động và dẫn đến ngộ độc oxide carbon. Nếu nồng độ oxide carbon thấp hơn 0,07% thì chỉ một phần hemoglobin bất động và gây nên ngộ độc nhẹ hoặc kinh niên.
Trong cơ thể, oxide carbon kết hợp với hemoglobin thành phức hợp carboxygenhemoglobin (HbCO) phức hợp này rất bền vững và khó phân ly hơn 3600 lần so với phức hợp oxygenhemoglobin (HbO2), nhưng trong thực tế khi ngộ độc cho nạn nhân thở oxygen dưới áp lực vẫn có khả năng cứu sống, kết quả này còn phụ thuộc vào nồng độ oxide carbon vào cơ thể nhiều hay ít.
Triệu chứng lâm sàng
Thể chớp nhoáng
Thường ít gặp, xảy ra trong tai nạn nổ các túi khí khi khai thác than. Ở đây nồng độ CO rất cao, áp suất lớn nên gây ngộ độc nhanh, các cơ co cứng ngay lập tức, vì thế tư thế sống như thế nào sẽ giữ nguyên khi chết.
Thể chậm
Nạn nhân choáng váng, lợm giọng, buồn nôn, cảm giác ép hai bên thái dương, khó thở, khó cử động và đôi khi muốn chạy ra khỏi nơi ngộ độc nhưng không thực hiện được, rối loạn tâm thần, liệt một số dây thần kinh, sau đó co giật, hôn mê và chết.
Rối loạn thân nhiệt: Lúc đầu có thể tăng hoặc không, sau đó thân nhiệt giảm.
Rối loạn tuần hoàn: Tim đập mạnh, huyết áp tăng, sau đó tim đập yếu, huyết áp giảm rồi tim ngừng đập.
Giám định y pháp
Dấu hiệu bên ngoài
Da niêm mạc màu đỏ tươi, hoen tử thi màu đỏ thắm. Ðối với những người có nước da đen dấu hiệu này khó thấy, cần quan sát ở niêm mạc mắt, miệng, gan bàn tay, bàn chân, đồng thời kết hợp với màu sắc của các phủ tạng khi mổ tử thi.
Dấu hiệu bên trong
Các phủ tạng màu đỏ tươi, phổi phù và đỏ như son, có các điểm chảy máu ở bề mặt các phủ tạng.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Phân tích khí trong máu:
Bình thường nồng độ khí trong máu là 1 - 4 cm3 / lít, nồng độ này tăng lên ở những người hút thuốc lá hoặc do nồng độ CO dư ở trong máu do oxygen hóa không trọn vẹn glucide trong cơ thể khi bị các bệnh suy phổi, đái đường, nghiện rượu, ăn đường quá nhiều... Trung bình nồng độ CO dư này vào khoảng 4 - 6 cm3 / lít máu.
Nồng độ CO gây ngộ độc tối thiểu là 6 cm3 / lít máu.
Phản ứng Liebmann: Nhỏ 10cc máu vào 10cc dung dịch formaline 10%, thấy dung dịch này đỏ tươi nếu có HbCO (độ nhạy 10 - 15% HbCO).
Phản ứng với soude: Nhỏ máu pha loãng 5% vào một thể tích gấp đôi thể tích máu với dung dịch thử soude 33% ta có màu đỏ cam với HbCO và màu nâu với máu bình thường.
Tác dụng với nhiệt:
Ðun ống nghiệm có chứa máu nghi ngờ nhiễm độc CO và ống nghiệm có chứa máu bình thường ta thấy phức hợp HbO2 trong máu bình thường bị phân hủy và máu ngả sang màu tím đen. Phức hợp HbCO bền vững không bị phân hủy nên máu vẫn giữ nguyên màu đỏ tươi.
Tóm lại: Ngộ độc oxide carbon thường là tai nạn nhưng trong khám nghiệm tử thi cần phải khám xét toàn diện để phát hiện các thương tích có thể xảy ra do nguyên nhân khác, do đó cần phải xác định chẩn đoán ngộ độc oxide carbon qua các dấu hiệu bên ngoài và bên trong đồng thời tiến hành một số phương pháp thử để xác định.
Bài viết cùng chuyên mục
Chết chẹn cổ trong y pháp
Chẹn cổ thường gặp trong án mạng đối với trẻ em, phụ nữ, người già yếu vì những đối tượng này chống cự yếu ớt hoặc không có khả năng chống đỡ. Tự tử hoặc tai nạn thường hiếm gặp.
Y pháp độc chất
Trong cuộc sống hàng ngày xung quanh chúng ta có rất nhiều những chất gây độc, từ cây cỏ tự nhiên đến các sản phẩm hóa học, hóa dược, nên người ta thường dễ kiếm, dễ sử dụng và tình trạng trúng độc ngày càng tăng.
Tử thi học y pháp
Người ta xác định được rằng sau khi chết, nước ở tử thi sẽ mất dần qua bốc hơi ở bề mặt tử thi, khiến trọng lượng của tử thi giảm đi. Trung bình trọng lượng giảm 1kg mỗi ngày.
Y pháp thương tích do hỏa khí
Ðể có thể giải đáp được những thương tích và dấu vết do hỏa khí để lại, giám định viên cần vận dụng thêm những kiến thức về toán học, vật lý, hóa học, hóa học y pháp (hóa pháp) trong công tác giám định.
Cưỡng dâm, hiếp dâm, hãm dâm và y pháp sinh dục
Người bị hiếp dâm có thể xảy ra khi đang làm việc bình thường, đang ngủ, say rượu, gây mê chưa tỉnh, bị thôi miên hoặc mắc bệnh rối loạn tâm thần
Đại cương về chết ngạt
Bình thường máu trong động mạch gần bão hòa hết oxygen chỉ còn 5% lượng hemoglobin là không bão hòa. Máu trong tĩnh mạch có lượng lớn hemoglobin không bão hòa oxygen chiếm 30%.
Y pháp chấn thương
Tất cả những tổn thương ở phần cứng và phần mềm đều do các vật gây nên. Mỗi loại vật tác dụng trên cơ thể tạo nên những tổn thương có đặc điểm riêng của nó, chính những đặc điểm này giúp cho giám định viên phán đoán được loại hung khí gây nên.
Chết trong chất lỏng
Các trường hợp đặc biệt như chết trong bể nước, chum vại gặp trường hợp những người đang thiếu máu hoặc trẻ em. Chết trên vũng nước gặp ở người động kinh khi lên cơn ngã úp xuống vũng nước.
Chết treo cổ trong y pháp
Rãnh treo là dấu hiệu đặc thù để xác định chết treo, vì thế khi khám nghiệm cần quan sát và mô tả kỹ về hình dáng, màu sắc, kích thước, vị trí, tính chất và đặc điểm của rãnh treo.