- Trang chủ
- Sách y học
- Y pháp trong y học
- Chết chẹn cổ trong y pháp
Chết chẹn cổ trong y pháp
Chẹn cổ thường gặp trong án mạng đối với trẻ em, phụ nữ, người già yếu vì những đối tượng này chống cự yếu ớt hoặc không có khả năng chống đỡ. Tự tử hoặc tai nạn thường hiếm gặp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Chết chẹn cổ là hình thái chết do bạo lực từ bên ngoài có thể bằng tay, bằng vòng dây hoặc vật cứng chèn ép quanh cổ.
Chẹn cổ thường gặp trong án mạng đối với trẻ em, phụ nữ, người già yếu vì những đối tượng này chống cự yếu ớt hoặc không có khả năng chống đỡ. Tự tử hoặc tai nạn thường hiếm gặp.
Cơ chế gây tử vong do chẹn cổ
Cơ chế chết do chẹn cổ tương tự như chết trong treo cổ là chèn ép khí quản, chèn ép mạch máu và phản xạ ức chế. Nhưng trong chẹn cổ vì có sự chống đỡ của nạn nhân nên các cơ chế xảy ra không hoàn toàn và do đó rất phức tạp.
Các phương thức chẹn cổ
Chẹn cổ bằng tay (bóp cổ)
Dấu hiệu bên ngoài:
Bóp cổ không chỉ đơn giản là có vết tích ở cổ, mà thường có kèm theo các dấu vết chống cự của nạn nhân như bàn tay dính tóc, mảnh vải áo, cúc áo... và những dấu vết thương tích mà hung thủ gây cho nạn nhân trước hoặc trong khi bóp cổ.
Tại vùng cổ: Tìm vết ngón tay và vết móng tay,đó là vết lằn ngón tay hoặc vết xước da hình bán nguyệtở hai bên cổ, có khi còn thấy ở trước cổ, góc hàm, ởxung quanh mũi miệng, vì ngoài hành vi bóp cổhung thủ còn bịt mũi miệng nạn nhân hoặc nhét giẻvào miệng.
Tại các vùng khác: Có thể thấy bầm tím ở hai bên mạng sườn do hung thủ tỳ đè gối hoặc vết móngtay ở mặt trước đùi nạn nhân (nữ) khi hiếp dâm, vì vậycần kiểm tra màng trinh và lấy dịch âm đạo tìm tinhtrùng. Trong khám nghiệm cần chú ý vết ngón tay cái, hướng các ngón tay để phán đoán tư thế hung thủ, có trường hợp hung thủ đeo găng hoặc đeo găng bóp cổ bên ngoài khó thấy dấu vết và cần tìm tổn thương bên trong.
Dấu hiệu bên trong:
Tại vùng cổ: Tổ chức dưới da chảy máu, bầm tụ máu các cơ quan vùng cổ, bầm máu thành sau họng là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán. Ðối với mạch máu thấy chảy máu ở lớp áo ngoài (20%), lớp áo trong bị rách theo chiều ngang (động mạch cấu tạo bởi 2 lớp, lớp ngoài bằng thớ dọc, lớp trong bằng thớ ngang), có thể thấy gãy xương móng hoặc dập sụn nhẫn (thường gặp trong treo cổ), bầm tím tuyến giáp trạng (Thyroid).
Tại các vùng khác: Có thể thấy gãy xương sườn, hệ thống khí phế quản chứa đầy bọt hồng lẫn máu. Hệ thống cơ quan nội tạng có dấu hiệu chung của chết ngạt hoặc có thể thấy vỡ tạng đặc do hung thủ tỳ đè gối.
Chẹn cổ bằng dây (thắt cổ)
Dấu hiệu bên ngoài:
Mặt, môi phù, lưỡi lè có bọt ở miệng, chảy máu giác mạc.
Rãnh thắt có nhiều vòng hằn, khép kín quanh cổ có khi không khép kín vì vướng lọn tóc. Rãnh thắt thường nằm ngang, độ sâu rãnh thắt đồng đều nhau, bầm tím da cổ, có thể kèm theo vết xước da do nạn nhân vùng vẫy. Các đặc điểm khác tương tự như rãnh treo.
Cần phân biệt rãnh thắt với:
Nếp xếp da: Là một rãnh sâu vòng quanh cổ, sờ thấy mềm mại, màu trắng, không bị hủy lớp biểu bì da. Rãnh thắt cứng, thâm đậm và phá hủy lớp biểu bì da.
Ngấn cổ ở trẻ em và người mập: Ðặc tính chính là lớp biểu bì không bị phá hủy, tổ chức mềm mại.
Dây lằn đeo cravat và col cổ áo: Do đeo quá chặt hoặc khi xác trương phồng, cần xem cravat, col có trùng vết hằn khi tháo không, lớp biểu bì da không bị phá hủy.
Ngoài ra để phân biệt cần xác định xem có tổn thương bầm máu, tổn thương ở cổ không.
Dấu hiệu bên trong:
Tổn thương bên trong tại vùng cổ tương tự như trong chết treo cổ: Bầm máu các cơ vùng cổ, tổn thương mạch máu, xương móng, sụn nhẫn... nhưng thường nhẹ hơn. Các tổn thương được nằm trên cùng một mặt phẳng.
Tổn thương bên trong các cơ quan nội tạng có dấu hiệu chung của chết ngạt. Ðiều cần chú ý là thắt cổ có thể gặp trong trường hợp tự sát nên cần xem xét nút thắt có hợp lý không, thường nút thắt thuận chiều tay phải.
Bài viết cùng chuyên mục
Chết ngạt do oxide carbon
Như vậy nếu nồng độ oxide carbon là 0,07% thì tất cả hemoglobin sẽ bất động và dẫn đến ngộ độc oxide carbon. Nếu nồng độ oxide carbon thấp hơn 0,07% thì chỉ một phần hemoglobin bất động và gây nên ngộ độc nhẹ hoặc kinh niên.
Đại cương về chết ngạt
Bình thường máu trong động mạch gần bão hòa hết oxygen chỉ còn 5% lượng hemoglobin là không bão hòa. Máu trong tĩnh mạch có lượng lớn hemoglobin không bão hòa oxygen chiếm 30%.
Chết trong chất lỏng
Các trường hợp đặc biệt như chết trong bể nước, chum vại gặp trường hợp những người đang thiếu máu hoặc trẻ em. Chết trên vũng nước gặp ở người động kinh khi lên cơn ngã úp xuống vũng nước.
Y pháp chấn thương
Tất cả những tổn thương ở phần cứng và phần mềm đều do các vật gây nên. Mỗi loại vật tác dụng trên cơ thể tạo nên những tổn thương có đặc điểm riêng của nó, chính những đặc điểm này giúp cho giám định viên phán đoán được loại hung khí gây nên.
Cưỡng dâm, hiếp dâm, hãm dâm và y pháp sinh dục
Người bị hiếp dâm có thể xảy ra khi đang làm việc bình thường, đang ngủ, say rượu, gây mê chưa tỉnh, bị thôi miên hoặc mắc bệnh rối loạn tâm thần
Y pháp độc chất
Trong cuộc sống hàng ngày xung quanh chúng ta có rất nhiều những chất gây độc, từ cây cỏ tự nhiên đến các sản phẩm hóa học, hóa dược, nên người ta thường dễ kiếm, dễ sử dụng và tình trạng trúng độc ngày càng tăng.
Chết treo cổ trong y pháp
Rãnh treo là dấu hiệu đặc thù để xác định chết treo, vì thế khi khám nghiệm cần quan sát và mô tả kỹ về hình dáng, màu sắc, kích thước, vị trí, tính chất và đặc điểm của rãnh treo.
Tử thi học y pháp
Người ta xác định được rằng sau khi chết, nước ở tử thi sẽ mất dần qua bốc hơi ở bề mặt tử thi, khiến trọng lượng của tử thi giảm đi. Trung bình trọng lượng giảm 1kg mỗi ngày.
Y pháp thương tích do hỏa khí
Ðể có thể giải đáp được những thương tích và dấu vết do hỏa khí để lại, giám định viên cần vận dụng thêm những kiến thức về toán học, vật lý, hóa học, hóa học y pháp (hóa pháp) trong công tác giám định.