- Trang chủ
- Xét nghiệm
- Các chỉ số xét nghiệm và ý nghĩa
- Bạch cầu máu: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Bạch cầu máu: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cách lấy bệnh phẩm
Ống xét nghiệm huyết học: máu được chống đông bằng EDTA và bảo quản ở 4°c, nếu không thể tiến hành xét nghiệm ngay.
Không nhất thiết yêu cầu bệnh nhân cần phải nhịn ân trước khi lấy máu làm xét nghiệm. Không được đặt ga ro quá lâu (> 60 giây) khi lấy máu xét nghiệm.
Lam máu (frottis sanguin): nhuộm May - Grunwald - Giemsa để xác định công thức bạch cầu và để phát hiện các bất thường hình thái có thể xảy ra.
Giá trị bình thường bạch cầu máu
Trẻ nhỏ
Khi mới sinh: 9 000 - 30 000/mm3 hay 9,0 - 30,0 x 109/L
8 ngày: 5 000 - 20 000/rnm3 hay 5,0 - 20,0 x 109/L
1 tháng: 5 000 - 18 000/mm3 hay 5,0 -18,0 x 109/L
1 tuổi: 5 000 - 16 000/mm3 hay 5,0 -16,0 x 109/L
4 tuổi: 5 000 - 15 000/mm3 hay 5,0 -15,0 x 109/L
4 đến 8 tuổi: 5 000 - 14 000/mm3 hay 5,0 -14,0 x 109/L
8 đến 10 tuổi: 4 500 - 13 000/mm3 hay 4,5 -13,0 x 109/L
Người lớn
4 500 -10 500/mm3 hay 4,5 -10,5 x 109/L
Khi có thai
3 tháng đầu: 5 000 - 15 000/mm3 hay 5,0 -15,0 x 109/L
3 tháng giữa và cuối: 6 000 - 16 000/mnm3 hay 6,0 -16,0 x 109/L
Sau đẻ
4 500 -12 000/mm3 hay 4,5 -12,0 x 109/L
Các thay đổi liên quan với hoạt động thể lực
Khi nghỉ: 4 000-10 OOQ/mm3 hay 4,0 -10,0 x 109/L
Gắng sức nhẹ: 4 000 -11 QOO/mm3 hay 4,0 -11,0 x 109/L
Gắng sức mạnh: 4 000 -15 000/mm3 hay 4,0 -15,0 x 109/L
Công thức bạch cầu |
Phần trăm |
Con số tuyệt đối |
|
Bạch cầu đoạn trung tính (neutrophlls) |
40 – 60% |
hay |
3000 - 7000/mm3 |
Bạch cầu đoạn Ưa axlt (Eoslnophiỉs) |
1 – 6% |
hay |
< 500/mm3 |
Bạch cầu đoạn ưa bazơ (Basophlls) |
< 1% |
hay |
< 100/mm3 |
Bạch cầu lympho (Lymphocytes) |
20 – 40% |
hay |
1000 - 4000/mm3 |
Bạch cầu mônô (monocytes) |
2 – 10% |
hay |
< 850/mm3 |
Tăng bạch cầu đoạn trung tính (neutrophylia)
Các nguyên nhân chỉnh thường gặp
Các nhiễm trùng do vi khuẩn (nhất là các nhiễm trùng cấp sính mủ).
Nhiễm khuẩn huyết.
Các ổ nhiễm trùng sâu:
- Viêm nộl tâm mạc.
- Viêm xương.
- Viêm xoang.
- Viêm tuyến tiền liệt.
Ung thư hoại tử hay bị apxe hoá.
Hoại tử mô (Vd: phẫu thuật, bỏng, nhồi máu cơ tim).
Các tình trạng tăng sinh tủy xương phản ứng hay tăng sinh tủy ác tính mạn tính.
Sản giật.
Cơn gout cấp.
Cơn bão giáp.
Ngộ độc hóa chất, thuốc, nọc độc.
Dùng corticoid.
Cơn tan máu cấp.
Do stress (tâm thần, thực thể).
Viêm mạch (Vasculitis).
Tăng bạch cầu ưa bazo
Các nguyên nhân chỉnh thường gặp
Một số bệnh da.
Bệnh thủy đậu.
Bệnh lơ xê mi kinh dòng hạt.
Viêm xoang mạn.
Sau xạ trị.
Sởi.
Các rối loạn sinh tủy.
Phù niêm.
Sau cắt lách.
Bệnh đậu mùa.
Viêm đại tràng loét (ulcerative colitis).
Tăng bạch cầu ưa axit
Các nguyễn nhân chính thường gặp
Bệnh Addison.
Bệnh dị ứng.
Ung thư phổi, dạ dày, buồng trứng.
Bệnh lơ xê mi kinh dòng hạt.
Bệnh Hodgkin.
Sau xạ trị.
Các nhiễm ký sinh trùng (Vd: bệnh nhiễm giun xoắn).
Thiếu máu ác tính Biermer.
Đa hồng cẩu tiên phát.
Viêm khớp dạng thấp.
Bệnh sốt tinh hồng nhiệt (scarletíever).
Xơ cứng bì.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
Viêm đại tràng loét
Tăng bạch cầu lympho
Các nguyên nhân chính thường gặp
Bệnh Addison.
Bệnh lơ xê mỉ kinh dòng lympho.
Bệnh Crohn.
Nhiễm trùng do cytomegaỉovirus.
Tăng quá mẫn với thuốc.
Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
Ho gà.
Bệnh huyết thanh (serum sickness).
Nhiễm độc giáp.
Nhiễm toxoplasmosis.
Sốt thương hàn.
Viêm đại tràng loét
Các bệnh lý do virus (Vd: quai bị, bệnh rubeon, sởl, viêm gan siêu vi, thủy đậu...).
Tăng bạch cầu mono
Các nguyền nhân chính thường gặp
Bệnh Brucelle (bệnh sốt Malta, bệnh do brucellose).
Các bệnh lý viêm mạn tính.
Viêm đại tràng loét mạn tính.
Bệnh Hodgkin.
Các rối loạn sinh tủy.
Viêm nộỉ tâm mạc bán cấp do vi khuẩn.
Giang mai.
Lao.
Các nhiễm virus.
Giảm bạch cầu đoạn trung tính
Các nguyên nhân chỉnh thường gặp
Các tổn thương tủy xương
Xâm nhiễm do di căn ung thư (Vd: vú, phổi, đại tràng, dạ dày, tiền liệt, thận).
Đa u tủy xương.
Xơ hoá tủy xương.
Bệnh lơ xê mi (leucemie).
Do thiếu axitiolic hay vitamin B12.
Do chất độc:
Xạ trị.
Hoá trị liệu.
Kháng sinh (chloramphenicol, sulfamid).
Thuốc giảm đau (phenylbutazon, amỉnopyrin).
Thuốc kháng giáp trạng (Vd: PTU).
Colchicin.
Muối vàng.
Benzen.
Cường lách
Xơ gan.
U lympho.
Bệnh tự miễn (Vd: viêm đa khớp mạn tính tiến triển, bệnh luput ban đỏ).
Bệnh sarcoidose (sarcoidosis).
Sốt rét.
Bệnh Kala-azar.
Các nhiễm khuẩn
Virus.
Thương hàn.
Bệnh do brucella.
Bệnh do rickettsia.
Sau dùng một số thuốc (do có kháng thể chống bạch cầu)
Pyramidon.
Methyldopa.
Phenylbutazon.
Aminopyrin.
Giảm bạch cầu đoạn ưa bazo
Các nguyên nhân chính thường gặp
Nhiễm trùng cấp.
Bệnh basedow.
Sau xạ trị.
Có thai.
Shock.
Tinh trạng stress.
Vỏ thượng thận bị kích thích (adrenocorticai stimulation).
Giảm bạch cầu đoạn ưu axit
Các nguyên nhân chỉnh thường gặp
Kích thích vỏ thượng thận.
Bệnh Cushing.
Nhiễm trùng nặng.
Sốc.
Tình trạng stress.
Chấn thương.
Giảm bạch cầu lympho
Các nguyên nhân chính thường gặp
Lao cấp.
Kích thích vỏ thượng thận.
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
Thiếu máu bất sản (aplastic anemia).
Suy tim ứ huyết
Bệnh u lympho Hodgkin.
Sau xạ trị.
U lympho sarcom.
Cơn nhược cơ toàn thể.
Suy thận.
Tình trạng stress.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
Giảm bạch cầu mono
Các nguyên nhân chính thường gặp
Phản ứng stress cấp.
Nhiễm trùng lan tràn toàn thể.
Nhận định chung và ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm ạch cầu
Nhận định chung
Các bạch cầu lưu hành bao gồm các bạch cầu đoạn trung tính, bạch cầu lympho, bạch cầu mônô (monocyte), bạch cầu đoạn ưa axit và bạch cầu đoạn ưa bazơ. Tất cả các tế bào máu (bao gồm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu) đều có nguồn gốc từ một tế bào gốc chung (stem cell). Bạch cầu được sinh ra trong tủy xương và bị phá hủy ở lách, các bạch cầu thực hiện các chức năng chính của mình tại các mô trong cơ thể.
Ở người, chức năng chính của bạch cầu là giúp cơ thể chống đỡ lại các tác nhân ngoại Ịai (Vd: vi khuẩn). Chức năng chống đỡ này được thực hiện nhờ 2 cơ chế:
Thực bào (phagocytosis): được các bạch cầu hạt (granulocytes) và bạch cầu mono (monocytes) đảm nhiệm. Có ba týp bạch cầu hạt là bạch cầu đoạn trung tính (neutrophil), bạch cầu đoạn ưa axit (eosinophil) và bạch cầu đoạn ưa bazơ (basophil).
Sản xuất các kháng thể: được các bạch cầu lympho và tương bào (plasmocyt) đảm nhiệm.
Tuy vậy, 2 cơ chế trên có liên quan chặt chẽ với nhau bởi vì:
Quá trình thực bào thường được tạo thuận lợi thêm nhờ sự hiện diện của các kháng thể chống lại các kháng nguyên được thực bào.
Sản xuất kháng thể đôi khi cần tới quá trình thực bào trước đó của kháng nguyên.
Bạch cầu đoạn trung tính là loại tế bào bạch cầu đầu tiên có mặt tại vùng viêm của cơ thể. Nó thực hiện chức năng làm sạch các mảnh tế bào tại vùng tổn thương nhờ quá trình thực bào. Bạch cầu đoạn trung tính có đời sống kéo dài khoảng 4 ngày. Có thể nhận dạng được các bạch cầu trưởng thành nhờ biểu hiện “phân đoạn”. Các bạch cầu đoạn trung tính chưa trưởng thành không có biểu hiện “phân đoạn” này (thường được gọi là bạch cầu đũa [“band” hay “stabs”]). Trong trường hợp xảy ra quá trình nhiễm trùng cấp, cơ thể phản ứng nhanh bằng cách giải phóng cả các bạch cầu chưa trưởng thành (một hiện tượng được biết dưới tên bạch cầu đoạn trung tính “chuyển sang trái” [“shift to the left”]). Nếu tình trạng nhiễm trùng hay viêm được giải quyết và các bạch cầu đoạn trung tính chưa trưởng thành được thay thế bằng các bạch cầu trưởng thành, sự quay trở lại trạng thái bình thường này được gọi là tình trạng “chuyển sang phải” (“shiít to the right”).
Các bạch cầu đoạn ưa axit đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế chống đỡ đối với các nhiễm ký sinh trùng. Chúng cũng có chức năng thực bào đối với các mảnh tế bào, song ở mức độ ít hơn so với bạch cầu đoạn trung tính và chỉ ở các giai đoạn muộn của quá trình viêm. Bạch cầu đoạn ưa axit cũng tham gia vào các phản ứng viêm.
Các bạch cầu đoạn ưa bazo giải phóng histamin, bradykinin và serotonin khi bị hoạt hóa bởi tình trạng tổn thương hay nhiễm trùng. Các chất nói trên có vai trò quan trọng đối với quá trình viêm do chúng làm tăng tính thấm mao mạch và vì vậy làm tăng dòng máu tới vùng bị tổn thương. Các bạch cầu đoạn ưa bazơ cũng tham gia vào quá trình đáp ứng dị ứng. Ngoài ra, các hạt trên bề mặt của bạch cầu đoạn ưa bazơ tiết ra chất chống đông tự nhiên là heparin.
Các bạch cầu mônô (monocyte) có đời sống kéo dài nhiều tháng và thậm chí nhiều năm và không được coi là các tế bào thực bào nếu chúng lưu hành trong dòng tuần hoàn. Tuy nhiên, sau khi có mặt tại các mô một vài giờ, các bạch cầu mônô sẽ chín và chuyển thành đại thực bào (macrophage), khi đó chúng thực sự là các tế bào thực bào.
Các bạch cầu miễn dịch bao gồm các bạch cầu lympho T (T lymphocytes) hay tế bào T (T cells) và bạch cầu lympho B (B lymphocytes) hay tế bào B. Các tế bào này trưởng thành tại các mô lympho và di chú giữa máu và hạch bạch huyết. Các bạch cầu lympho có đời sống kéo dài từ nhiều ngày tới nhiêu năm tùy thuộc vào týp tế bào.
Việc đếm số lượng bạch cầu có thể được thực hiện
Hoặc bằng phương pháp đếm thủ công: hòa loãng máu và đếm các bạch cầu trong buồng đếm, sau khi đã phá hủy các hồng cầu.
Hoặc bằng phương pháp tự động: sử dụng máy đếm tự động.
Các yếu tố làm thay đổi kết quả xét nghiệm
Tinh trạng stress, phấn kích, hoạt động thể lực và chuyển dạ đẻ có thể gây tăng số lượng bạch cầu đoạn trung tính.
Các tình trạng stress có thể làm giảm số lượng bạch cầu đoạn ưa axlt.
Các thuốc có thể làm tâng số lượng bạch cầu đoạn trung tính: endotoxin, adrenalin, heparin, histamin, steroid.
Các thuốc có thể lảm giảm số lượng bạch cầu đoạn trung tính: thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng giáp trạng, phenothlazin, sulíonamid.
Các thuốc có thể làm tăng số lượng bạch cẩu đoạn ưa bazo: thuốc kháng giáp trạng.
Các thuốc có thể làm giảm số lượng bạch cầu đoạn ưa bazo: thuốc điều trị ung thư, glucocorticoid.
Các thuốc có thể làm tăng sổ lượng bạch cầu đoạn ưa axit: digitalis, heparin, penicillin, propranolol hydrochlorid, streptomycin, tryptophan.
Các thuốc có thể làm giảm số lượng bạch cầu đoạn ưa axit: Corticosteroid.
Các thuốc có thể làm giảm số lượng bạch cầu lympho: thuốc điều trị ung thư, corticosteroid.
Các thuốc có thể làm giâm số lượng bạch cầu mono: thuốc điều trị ung thư, corticosteroid.
Ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Xét nghiệm không thể thiếu được trong bảng tổng kê khi tiến hành thăm dò trước một tình trạng:
Sốt
Hội chứng viêm.
Đau bụng.
Khó thở.
Đau khớp.
Đau lưng.
Gầy sút.
Thiếu máu.
Xuất huyết.
Xét nghiệm cho phép xác định các bệnh nhân có tình trạng mất bạch cầu và giúp điều trị các bệnh nhân này bằng kháng sinh phổ rộng trong trường hợp có nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn máu.
Xét nghiệm cho phép phân biệt:
Hội chứng viêm kèm tăng bạch cầu giúp định hướng:
Một nhiễm trùng do vi khuẩn.
Một ổ nhiễm trùng sâu (Vd: viêm nội tâm mạc, viêm xương).
Một ung thư bị hoại tử hay bị apxe.
Hội chứng viêm không kèm tăng bạch cầu giúp định hướng:
Bệnh tự miễn.
Viêm động mạch (panarterite) (Vd: viêm nút quanh động mạch, bệnh Horton).
Trong trường hợp đa hồng cầu, thấy tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu, gợi ý bệnh đa hồng cầu tiên phát (bệnh Vaqueze), trái lại khi lượng bạch cầu bình thường thì hướng tới đa hồng cầu thứ phát.
Số lượng bạch cầu và số lượng bạch cầu đoạn ưa axit có xu hướng giảm thấp hơn vào buổi sáng và tăng cao hơn và buổi chiều tối. Vì vậy khi muốn xét nghiệm theo dõi diễn biến số ỉượng bạch cầu, cần tiến hành lấy máu xét nghiệm vào cùng thời gian trong ngày ở các lần xét nghiệm kế tiếp để bảo đảm việc so sánh kết quả được chính xác.
Bài viết cùng chuyên mục
Aldosteron: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Aldosteron gây các tác động tại các ống lượn xa, tại đó nó gây tăng tái hấp thu natri và clo đồng thời gây tăng bài xuất kali và ion hydrogen
Chức năng gan: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Bác sĩ có thể làm các xét nghiệm để đo một số hóa chất do gan sản xuất, những xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ kiểm tra gan hoạt động như thế nào
Hemoglobin (Hb): ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Hematocrit và nồng độ hemoglobin có thể được làm theo serie để đánh giá tình trạng mất máu cũng như để đánh giá đáp ứng đối với điều trị tình trạng thiếu máu
Tế bào hình liềm: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Cách tốt nhất để kiểm tra gen tế bào hình liềm, hoặc bệnh hồng cầu hình liềm, là xem xét máu, bằng phương pháp gọi là sắc ký lỏng hiệu năng cao
Aldosterone nước tiểu: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Tìm nguyên nhân gây ra huyết áp cao hoặc nồng độ kali thấp, điều này được thực hiện khi nghi ngờ tuyến thượng thận hoạt động quá mức hoặc tăng trưởng tuyến thượng thận bất thường
Số lượng tế bào CD4 +: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Các giá trị bình thường được liệt kê, được gọi là phạm vi tham chiếu, chỉ là một hướng dẫn, các phạm vi khác nhau từ phòng xét nghiệm đến phòng xét nghiệm khác
Xét nghiệm Phosphatase kiềm (ALP): ý nghĩa lâm sàng chỉ số kết quả
Số lượng các loại Phosphatase kiềm khác nhau trong máu có thể được đo và sử dụng để xác định xem mức độ cao là từ gan hay xương. Đây được gọi là xét nghiệm isoenzyme kiềm kiềm
Xét nghiệm DNA bào thai từ tế báo máu mẹ: xác định giới tính và dị tật
Những xét nghiệm này được chỉ định bởi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và có thể được thực hiện tại bất kỳ bệnh viện hoặc phòng xét nghiệm
Xét nghiệm Herpes: ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm
Bệnh nhiễm trùng herpes không thể được chữa khỏi, sau khi bị nhiễm HSV, virus tồn tại trong cơ thể suốt đời, nó ẩn náu trong một loại tế bào thần kinh nhất định
Xét nghiệm Galactosemia: ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả
Galactosemia là bệnh được truyền từ cha mẹ sang con, xét nghiệm galactose thường được thực hiện để xác định xem trẻ sơ sinh có mắc bệnh hay không
ACTH: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Nồng độ ACTH máu có các biến đổi theo nhịp ngày đêm, với nồng độ đỉnh xảy ra trong thời gian từ 6 đến 8 giờ sáng và nồng độ đáy
Globulin miễn dịch: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Xét nghiệm Globulin miễn dịch, được thực hiện để đo mức độ của globulin miễn dịch, còn được gọi là kháng thể, trong máu
Xét nghiệm Virus: ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm
Xét nghiệm Virus, tìm nhiễm virus gây ra các triệu chứng, kiểm tra sau khi tiếp xúc với virus, ví dụ, bác sĩ vô tình bị mắc kim tiêm chứa máu nhiễm
Erythropoietin: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Erythropoietin cho phép các tế bào gốc của tủy xương biệt hóa thành các nguyên hổng cầu, một tế bào tiền thân của hổng cẩu
Hormon cận giáp (PTH): ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Không nên đánh giá đơn độc nồng độ PTH, do PTH có tác động tới cả nồng độ canxi và phospho, vì vậy cũng thường cần được đánh giá nồng độ của cả hai ion này
Enzyme (men) tim: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Các nghiên cứu về enzyme tim phải luôn được so sánh với các triệu chứng, kết quả khám thực thể và kết quả đo điện tâm đồ
Xét nghiệm protein nước tiểu (Albumin): ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Albumin niệu thường được gây ra bởi tổn thương thận do bệnh tiểu đường, nhưng nhiều vấn đề khác có thể dẫn đến tổn thương thận, chúng bao gồm huyết áp cao, suy tim, xơ gan và lupus
Xét nghiệm bệnh Lyme: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Bệnh Lyme có thể khó chẩn đoán, vì các triệu chứng tương tự như bệnh khác, nếu nghĩ rằng mắc bệnh Lyme, bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm
Hormon tăng trưởng (GH): ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Hormon tăng trưởng GH là một polypeptid, chức năng chính cùa hormon này là kích thích sự phát triển, tổng hợp protein, sử dụng axit béo, huy động insulin và sản xuất RNA
Sắt (Fe): ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Cơ thể cần nhiều chất sắt hơn vào thời điểm tăng trưởng như ở tuổi thiếu niên, khi mang thai, khi cho con bú hoặc những lúc có lượng chất sắt trong cơ thể thấp
Brain Natriuretic Peptide (BNP): ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Nếu tim phải làm việc vất vả hơn bình thường trong một khoảng thời gian dài, chẳng hạn như do suy tim, tim sẽ giải phóng nhiều BNP hơn, làm tăng nồng độ BNP trong máu
Creatinin máu: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Trong một số bệnh lý cơ, lượng creatin trong các sợi cơ bị giảm với tăng song song creatin máu và creatin niệu và giảm phối hợp creatinin máu và creatinin niệu
Axít uríc: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm acid urique, uric acid
Trong trường hợp viêm khớp, định lượng axit uric trong dịch khớp hữu ích trong chẩn đoán phân biệt giữa viêm khớp do tăng axit uric trong máu
Ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm huyết học (máu)
Trong thiếu máu do bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, hoá trị ung thư, bạch cầu cấp, lupus ban đỏ, chứng tăng năng lách, giảm sản tủy xương.
Aldolase: ý nghĩa lâm sàng chỉ số xét nghiệm
Một số phòng xét nghiệm vẫn yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm để làm tăng tính chính xác của kết quả xét nghiệm