- Trang chủ
- Thông tin
- Thông tin y học tiếng Việt
- Thông khí nhân tạo trong các bệnh phổi tắc nghẽn
Thông khí nhân tạo trong các bệnh phổi tắc nghẽn
Cơn hen phế quản cấp và đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là các tình trạng bệnh lý hay gặp trong lâm sàng, và trong trường hợp nặng có thể phải chỉ định thông khí nhân tạo.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Một số đặc điểm về sinh lý hô hấp của bệnh phổi tắc nghẽn
Cơn hen phế quản cấp và đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là các tình trạng bệnh lý hay gặp trong lâm sàng, và trong trường hợp nặng có thể phải chỉ định thông khí nhân tạo. Đặc điểm của các bệnh lý này là có tình trạng tắc nghẽn phế quản rất nặng, do đó việc lựa chọn các phương thức và thông số máy thở cho các bệnh nhân này có những yêu cầu riêng.
Hiện tượng bẫy khí, tình trạng dãn phổi quá mức và auto-PEEP
Trên người không bị tắc nghẽn phế quản, toàn bộ thể tích lưu thông (Vt) khi thở vào đều được thở ra hết, do đó vào cuối thì thở ra, thể tích phổi trở về bằng thể tích cặn chức năng (FRC).
Khi đường dẫn khí bị tắc nghẽn như trong cơn hen phế quản cấp hay đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, dòng thở ra bị cản trở, do đó để có thể thở ra hết Vt thở vào, thì thở ra phải kéo dài. Khi tình trạng tắc nghẽn rất nặng, dòng thở ra bị cản trở nghiêm trọng, lưu lượng thở ra giảm rất nặng, khi thì thở ra kết thúc để bắt đầu thì thở vào mới, bệnh nhân vẫn không thể thở ra hết Vt thở vào - như vậy sẽ còn một lượng khí đọng lại trong phổi, đó là hiện tượng bẫy khí. Sau mỗi một chu kỳ thở, lượng khí đọng lại trong phổi lại tăng lên, làm cho thể tích phổi cuối thì thở ra tăng lên, cao hơn thể tích cặn chức năng FRC. Nếu tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí không được cải thiện, hiện tượng bẫy khí kéo dài sẽ làm cho thể tích phổi tăng rất nhiều, gây nên tình trạng dãn phổi quá mức.
Trên người không có tắc nghẽn phế quản, do đến cuối kỳ thở ra thể tích phổi trở về bằng thể tích cặn chức năng, không còn sự chênh lệch áp lực giữa phế nang và bên ngoài, khi đó áp lực trở về 0. Khi có hiện tượng bẫy khí, thể tích phế nang tăng lên, do đó vào cuối thì thở ra áp lực trong phế nang vẫn cao hơn bên ngoài, như vậy ở cuối thì thở ra trong đường thở vẫn còn tồn tại một áp lực dương - đây là PEEP nội sinh hay còn gọi là auto-PEEP.
Trong cơn hen phế quản nặng và đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tần số thở nhanh càng làm nặng thêm tình trạng bẫy khí.
Hậu quả của tình trạng dãn phổi quá mức và auto-PEEP
Do thể tích phổi bị tăng quá mức, lồng ngực bệnh nhân bị căng và cơ hoành bị đẩy xuống thấp. Do đó khi thở vào hoạt động của các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành, kém hiệu quả. Hậu quả là sẽ xuất hiện tình trạng mệt cơ hô hấp. Mệt cơ hô hấp càng làm cho giảm thông khí phổi, suy hô hấp nặng lên và thậm chí có nguy cơ ngừng thở.
Auto-PEEP làm tăng đáng kể công hô hấp. Khi bệnh nhân thở vào, trước hết các cơ hô hấp phải hoạt động để tạo ra một áp lực để thắng auto-PEEP, và thì thở vào chỉ bắt đầu khi áp lực được tạo ra trong lồng ngực cao hơn áp lực của auto-PEEP. Như vậy, auto-PEEP cũng góp phần làm giảm khả năng thở vào, làm tăng công hô hấp và nhanh chóng đưa tới giảm thông khí phế nang và mệt cơ hô hấp.
Biến chứng nguy hiểm của tình trạng dãn phổi quá mức là chấn thương áp lực. Tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất có nhiều nguy cơ xảy ra khi thể tích phổi tăng cao. Các biến chứng này sẽ làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân và có nguy cơ dẫn tới tử vong.
Thông khí nhân tạo trong các bệnh phổi tắc nghẽn
Chỉ định
Tình trạng khó thở nặng, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.
Bệnh nhân mệt.
PaCO2 tăng, PaO2 giảm mặc dù đã điều trị tích cực bằng thuốc.
Thông khí nhân tạo không xâm nhập
Chỉ định:
Khó thở nặng.
Bệnh nhân tỉnh, hợp tác tốt.
Chống chỉ định:
Khó thở mức độ nguy kịch.
Bệnh nhân hợp tác kém.
Bệnh nhân không chịu được mặt nạ mũi.
Tăng tiết đờm nhiều.
Tiến hành:
Phương thức: BiPAP hoặc PS + CPAP.
Thông số: EPAP = 3 – 8 cmH2O.
IPAP = 8 – 15 cmH2O.
FiO2 = 0,4 – 0,6.
Thông khí nhân tạo xâm nhập
Chỉ định:
Tình trạng khó thở nguy kịch.
Thông khí không xâm nhập thất bại hoặc không thực hiện thông khí không xâm nhập được.
Chống chỉ định:
Không có.
Tiến hành:
Phương thức: CMV/VC, có thể chọn A/C.
Thông số: Vt = 8 ml/kg.
I/E = 1/3 – ¼.
FiO2 = 0,4 – 0,6 (hoặc cao hơn tuỳ theo FiO2).
Tần số: 11 – 14/phút nếu thở CMV hoàn toàn.
Nếu thở A/C: duy trì 16 – 20/phút .
PEEP: không dùng PEEP trong cơn hen phế quản nặng đặt PEEP = 1/2 - 2/3 auto-PEEP trong đợt cấp COPD.
Điều chỉnh các thông số để Pplateau < 30 cmH2O và auto-PEEP không tăng lên.
An thần:
Dùng an thần mạnh, ức chế hô hấp hoàn toàn nếu chọn phương thức thở điều khiển hoàn toàn.
Khi dùng phương thức A/C dùng an thần đủ để bệnh nhân không kích thích, tự thở 16 – 20/phút.
Bài viết cùng chuyên mục
Thông khí nhân tạo điều khiển ngắt quãng đồng thì (SIMV)
Trước đây là một phương thức thở được sử dụng nhiều, kể cả trong cai thở máy. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu gần đây không ủng hộ việc sử dụng phương thức này trong cai thở máy.
Kháng insulin và cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2
Kháng insulin là một khái niệm thể hiện sự gia tăng nồng độ insulin và giảm nhạy cảm insulin của cơ quan đích, Chính vì vậy, kháng insulin còn gọi là cường insulin
Chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp
Phù phổi là tình trạng suy hô hấp nặng do thanh dịch từ các mao mạch phổi tràn vào các phế nang gây cản trở sự trao đổi khí.
Các bệnh da tăng sắc tố (hyperpigmentation)
Các bệnh có biểu hiện tăng sắc tố ở da bao gồm một số bệnh có căn nguyên di truyền hay bẩm sinh, do rối loạn chuyển hoá, nguyên nhân do nội tiết, do hoá chất hoặc thuốc, do dinh dưỡng.
Các phác đồ kiểm soát đường huyết trong hồi sức cấp cứu
Tiêm tĩnh mạch insulin loại tác dụng nhanh khi kết quả xét nghiệm đường huyết mao mạch lớn hơn 11 mmol trên lít, liều bắt đầu là 5 hoặc 10 đơn vị.
Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, gọi tắt là tim nhanh trên thất là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh có cơ chế và nguồn gốc khác nhau.
Diễn biến lâm sàng bệnh động mạch vành
Số lượng hoạt động đòi hỏi để sinh cơn đau thắt ngực, có thể là tương đối hằng định trong những hoàn cảnh thể lực hoặc cảm xúc có thể so sánh được
Thăm dò thông khí phổi và khí máu động mạch
Đánh giá chức năng phổi của bệnh nhân trước khi mổ phổi (Ung thư phế quản, áp xe phổi, giãn phế quản, các can thiệp tim mạch, ổ bụng).
Làm gì khi bị sốt cao, cảm cúm?
Khi nhiễm virus đặc biệt là virus cúm bệnh nhân cần nghỉ ngơi, có thể dùng thuốc hạ sốt giảm đau… đặc biệt phải bù nước và điện giải nhằm dự phòng và giảm đáng kể thời gian các triệu chứng.
Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân thở máy
Theo dõi bệnh nhân thở máy cần được theo dõi toàn diện, kết hợp giữa theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, cũng như theo dõi sát các thông số trên máy thở, trên monitor theo dõi.
Chăm sóc bệnh nhân sốc
Sốc là tình trạng suy tuần hoàn cấp gây thiếu oxy tế bào, biểu hiện trên lâm sàng bằng tụt huyết áp phối hợp các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên.
Sinh lý kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột Estrogen hoặc Estrogen và Progesteron trong cơ thể.
Tổng quan về nồng độ NT proBNP huyết thanh
Gen biểu lộ BNP nằm trên nhiễm sắc thể số 1. Ở người khỏe mạnh gen này chủ yếu ở tâm nhĩ. Khi có tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến tâm thất như suy tim, gen biểu lộ BNP tại thất sẽ tăng cao.
Ngừng tuần hoàn
Mục đích của hồi sinh tim - phổi là cung cấp tạm thời tuần hoàn và hô hấp nhân tạo, qua đó tạo điều kiện phục hồi tuần hoàn và hô hấp tự nhiên có hiệu qủa.
Sổ rau thường
Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.
GIẢM NGỨA HỌNG VÀ HO DO THỜI TIẾT
Vùng họng là nơi nhạy cảm, dễ bị kích thích bên ngoài tác động. Hiện tượng kích ứng vùng họng hay gặp nhất là ngứa họng, ho, khản tiếng...Ngứa họng là cảm giác khó chịu đầu tiên tại vùng họng khi có kích thích.
Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)
Ban xuất huyết và bầm máu toàn thân, chảy máu từ các vị trí chọc tĩnh mạch ngoại vi, catheter tĩnh mạch trung tâm, vết thương và rỉ máu từ lợi là các biểu hiện thường gặp.
Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thức ăn
Đây là một tình trạng bệnh lý hay gặp, đa dạng, nếu xử trí không đúng có thể nguy hiểm cho bệnh nhân.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ chất lượng cao
Cùng với hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Dạ Hương tiếp tục góp mặt tại hội chợ lần thứ 9 Hàng Việt Nam chất lượng cao, tổ chức tại thủ đô Phnompenh, Campuchia.
Thông khí không xâm nhập áp lực dương
CPAP ( Continuous Positive Airway Pressure, áp lực dương tính liên tục): bệnh nhân tự thở trên nền áp lực đường thở dương tính liên tục.
Vệ sinh phụ nữ - Phòng bệnh phụ khoa
Ngày 19/06/2010, Lễ Trao Giải thưởng và cúp Vàng “ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Quốc Gia “ đã được long trọng tổ chức tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Số 57 Phạm Hùng, Hà Nội.
Hướng dẫn xử trí một số tình huống trong thực hành tiêm chủng
Trong thực hành tiêm chủng, nhân viên y tế có thể gặp phải nhiều tình huống như người tiêm chủng sai lịch hẹn, nguy cơ thiếu hụt vắc-xin, khả năng thay đổi vắc xin
Quy trình kỹ thuật thở ô xy
Tất cả các bệnh nhân thở Oxy phải làm ẩm khộng khí thở vào để đảm bảo tối ưu chức năng của nhung mao tiết nhầy đường hô hấp, đồng thời đảm bảo độ ấm.
Xuyên bối tỳ bà cao! Bài thuốc đông y trị ho lịch sử
Ô mai được nhân dân dùng làm thuốc trị ho, và được phối hợp trong nhiều bài thuốc đông y trị ho, nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho lâu năm khiến cổ họng ngứa rát, khản tiếng.
Ảnh hưởng sinh lý của thông khí nhân tạo
Trong điều kiện tự thở, AL trong lồng ngực luôn âm. AL dao động từ -5 cmH2O (thở ra) đến -8 cmH2O (hít vào). AL phế nang dao động từ +1 cmH2O (thở ra) đến -1 cmH2O (hít vào).