- Trang chủ
- Thông tin
- Thông tin y học tiếng Việt
- Thở ô xy
Thở ô xy
Thở oxy hay liệu pháp thở oxy là cho bệnh nhân khí thở vào có nồng độ oxy cao hơn nồng độ oxy khí trời (FiO¬¬2 > 21%).
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
FiO2 : phân xuất oxy trong khí thở vào. FiO2 của khí trời là 21%.
CHỈ ĐỊNH
Giảm oxy máu hoặc nghi ngờ thiếu oxy máu.
Giảm oxy máu là tình trạng áp lực riêng phần của trong máu động mạch (PaO2) thấp hơn giá trị bình thường (<80 mmHg). Giảm oxy máu thường dẫn tới giảm oxy mô, toan chuyển hoá, loạn nhịp tim và suy các cơ quan sống.
Có thể tính gần đúng PaO2 khi bệnh nhân thở khí trời , ở độ cao ngang với mặt biển bằng công thức sau: (Sorbini,1968).
PaO2 = 103,5 – (0,42 x tuổi ) +/- 4.
Người 20 tuổi: PaO2= 103,5 – (0,42 x 20) +/- 4 = 91 – 99%.
Người 70 tuổi: PaO2= 103,5 – (0,42 x 70) +/- 4 = 70 – 78%.
Biểu hiện của giảm oxy máu:
Lo âu, bồn chồn, hốt hoảng.
Hô hấp: cảm giác khó thở, thở nhanh.
Tim mạch: nhịp tim nhanh, loạn nhịp, đánh trống ngực, tăng huyết áp.
Thần kinh: lẫn lộn, mất định hướng, dị cảm.
Thiếu oxy nặng: tím tái nhiều, thở chậm hoặc ngừng thở, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, rối loạn ý thức.
Sinh hoá: người lớn, trẻ em và nhũ nhi > 28 ngày tuổi: PaO2< 80mmHg, SaO2< 95% (thở khí trời). Với trẻ sơ sinh: PaO2<50mmHg, SaO2<88%.
Tăng công hô hấp
Đáp ứng của cơ thể với thiếu oxy là thở nhanh và sâu hơn (làm tăng công hô hấp), càng tiêu thụ nhiều oxy và giải phóng nhiều C02. Cung cấp oxy cho bệnh nhân giúp làm tăng oxy máu do đó giảm công hô hấp.
Tăng công cơ tim
Cơ thể cũng đáp ứng với thiếu oxy bằng cách tăng nhịp tim và sức co bóp cơ tim, càng làm thiếu oxy thêm cho tim và dễ suy tim nếu tim phải làm việc lâu trong điều kiện thiếu oxy.
Tình huống cấp cứu có nghi ngờ thiếu oxy.
Chấn thương nặng.
Nhồi máu cơ tim cấp.
Điều trị trong thời gian ngắn (VD: thời gian hồi phục sau gây mê).
CHỐNG CHỈ ĐỊNH VÀ HẠN CHẾ CỦA OXY LIỆU PHÁP
Không có chống chỉ định tuyệt đối cho điều trị oxy liệu pháp khi đã có chỉ định thở oxy.
Hạn chế của oxy liệu pháp
Ít hiệu quả ở bệnh nhân giảm oxy do thiếu máu và suy tuần hoàn
Ôxy liệu pháp không thay thế được thông khí nhân tạo trong trường hợp có chỉ định thông khí nhân tạo.
CÁC NGUY CƠ VÀ TAI BIẾN CỦA THỞ OXY
Cung cấp oxy được coi là một liệu pháp điều trị ít nguy hại. Phần lớn các bệnh nhân tử vong vì thiếu oxy hơn là vì tai biến của điều trị oxy. Dù sao, các thày thuốc lâm sàng cũng cần lưu ý và giảm tối thiểu các biến chứng của thở oxy.
Ngộ độc ôxy
Liên quan tới nồng độ và thời gian thở ôxy, thở ôxy với nồng độ càng cao(>60%),thời gian càng lâu thì càng dễ sớm bị ngộ độc ôxy.
Biểu hiện của ngộ độc ôxy:
Ho.
Đau sau xương ức.
Buồn nôn và nôn.
Giảm độ giãn nở của phổi.
Giảm thông khí do ôxy.
Tình trạng này có thể xảy ra ở bn COPD, đối tượng có tăng C02 mạn tính, chính thiếu ôxy là một" động lực" thúc đẩy bệnh nhân thở. Do đó nếu làm tăng ôxy ở những bn này sẽ làm mất đi yếu tố đó và bn thở chậm và yếu.
Xẹp phổi
Khi thở ôxy với nồng độ cao, khí nitơ trong phế nang (có tác dụng giữ cho phế nang không bị xẹp lại vào cuối thì thở ra) sẽ bị đẩy ra hết và có thể gây xẹp phế nang (xẹp phổi).
Bệnh lý võng mạc ở trẻ sơ sinh non tháng
Trẻ sơ sinh đẻ non tháng rất dễ bị biến chứng mù, bong võng mạc khi được thở oxy nồng độ cao. (chỉ nên duy trì PaO2 trong khoảng 50 - 80 mmHg).
Bội nhiễm vi khuẩn từ dụng cụ làm ẩm hoặc hệ thống khí dung.
DỤNG CỤ
Nguồn cung cấp oxy: bình oxy, oxy trung tâm.
Các van nối (nối nguồn cung cấp oxy - đồng hồ đo áp lực - đồng hồ đo lưu lượng - bộ phận làm ẩm).
Đồng hồ đo áp lực oxy.
Đồng hồ đo lưu lượng oxy.
Bộ phận làm ẩm.
Các dây nối (nối từ bộ phận làm ẩm đến các hệ thông cung cấp oxy).
Các hệ thống cung cấp oxy cho bệnh nhân.
CÁC HỆ THỐNG CUNG CẤP OXY LƯU LƯỢNG THẤP
Thiết bị cung cấp ôxy dòng thấp là thiết bị chỉ đáp ứng một phần dòng hít vào của bệnh nhân. Kiểu thở và tần số thở sẽ ảnh hưởng tới FiO2.
Lưu lượng đỉnh thì hít vào bình thường là 24 – 30 l/phút. Các dụng cụ cung cấp oxy có dòng thấp hơn lưu lượng đỉnh hít vào của bệnh nhân được xếp vào hệ thống cung cấp oxy lưu lượng thấp.
Nồng độ oxy cung cấp (FiO2) phụ thuộc: Dòng oxy cung cấp (dòng cao có FiO2 cao), Vt (Vt thấp có FiO2 cao), tần số thở của bệnh nhân (tần số cao thì FiO2 thấp)
Canun mũi (kính mũi) - xông oxy
FiO2 cung cấp : 0,24 à 0,45.
Dòng chảy : 1-6 lít/ph.
FiO2 cung cấp cho bệnh nhân có thể ước tính bằng cách cộng thêm 4% vào % của khí phòng khi dòng chảy tăng lên 1 lít/ph, ước tính này dùng FiO2 của khí phòng là 20% thay cho 21% thông thờng. Ví dụ : 1 canun mũi hoạt động với một dòng chảy 1 lít/ph cung cấp khoảng 20% (FiO2 của khí phòng) cộng với 4%, hoặc khoảng 24% (0,24), dòng chảy là 2 lít/ph thì FiO2 khoảng 28% (0,28).
Ưu điểm của canun mũi là tương đối thoải mái và dễ sử dụng, không ảnh hưởng đến ăn uống và không làm cản trở nói của bệnh nhân.
Nhược điểm:
FiO2 cung cấp rất thay đổi, phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy (luu lượng) mà thiết bị được đặt và thông khí của bệnh nhân.
Dễ làm khô niêm mạc (cần có bộ phận làm ẩm) và kích thích mũi hầu.
Mặt nạ đơn giản
FiO2 cung cấp : 0,4 – 0,6.
Dòng chảy: 5-8 lít/ph.
Ưu điểm của mặt nạ đơn giản là tương đối thoải mái cho bệnh nhân (bệnh nhân dễ chấp nhận), dễ dùng, cung cấp được FiO2 cao hơn so với thở oxy qua canun mũi.
Nhược điểm:
Nguy cơ sặc nếu bệnh nhân nôn vào mặt nạ. Nếu mặt nạ không khít sẽ làm giảm FiO2 cung cấp. FiO2 cung cấp cũng phụ thuộc vào kiểu thông khí của bệnh nhân và tốc độ dòng chảy vào mặt nạ. Một số bệnh nhân không quen dùng có thể có cảm giác khó chịu khi dùng mặt nạ (cần giải thích cho bệnh nhân).
Mặt nạ đơn giản không bao giờ được dùng cho bệnh nhân với một tốc độ dòng chảy < 5 lít/phút. Nếu không CO2 sẽ tích lũy dần trong mặt nạ và bệnh nhân sẽ hít lại.
Mặt nạ hít lại một phần
FiO2 cung cấp : 0,6-0,8 (có thể cao hơn, phụ thuộc vào kiểu thông khí của bệnh nhân).
Dòng chảy: 7-10 lít/phút, để giữ cho túi không bị xẹp trong thì hít vào.
Mặt nạ hít lại một phần có 1 túi giữ khí để làm tăng FiO2 nếu đợc dùng đúng. Không như mặt nạ không hít lại, mặt nạ hít lại một phần không có van 1 chiều.
Thuận lợi lớn nhất của thiết bị này là cung cấp oxy với nồng độ vừa đến cao.
Mặt nạ hít lại một phần có các bất lợi giống như các mặt nạ khác, là nguy cơ sặc một khi bệnh nhân nôn, mặt nạ nông và nếu không khít sẽ gây khó chịu và có thể làm thay đổi FiO2.
Cũng có nguy cơ gây tích luỹ CO2 và để phòng hiện tượng này xảy ra, lưu lượng oxy phải đủ và giữ cho túi được đổ đầy 2/3 trong thì hít vào. Vì kiểu không khí của bệnh nhân có thể thay đổi, cần phải theo dõi bệnh nhân và điều chỉnh dòng chảy khi cần để giữ cho túi được đổ đầy.
Mặt nạ không hít lại
FiO2 cung cấp : 0,8 – 1.
Dòng chảy : tối thiểu 7 lít/ phút; để giữ cho túi không xẹp khi hít vào.
Mặt nạ không hít lại được nối với 1 van 1 chiều và vì nó có thể cung cấp 100% là khí từ nguồn, nên nó thường đợc coi là một thiết bị có dòng chảy cao. Tuy nhiên do nó có thể không khít hoặc lưu lượng được đặt không đúng làm cho khí cấp cho bệnh nhân không phải là khí nguồn 100%, nên tốt nhất nó được phân loại là thiết bị dòng chảy thấp.
Thuận lợi của thiết bị này là FiO2 cung cấp với mức độ cao (có thể cung cấp FiO2100%).
Bất lợi là mặt nạ có thể không khít và có thể sặc phổi nếu bệnh nhân nôn khi đang đeo mặt nạ. Phải theo dõi kiểu thông khí của bệnh nhân vì tăng biên độ và tần số thở có thể làm túi xẹp và FiO2 cung cấp tụt xuống và bệnh nhân hít lại CO2.
HỆ THỐNG CUNG CẤP OXY DÒNG CAO
Thiết bị ôxy dòng cao là thiết bị đáp ứng được hoàn toàn dòng hít vào của bệnh nhân. Kiểu thở và tần số không ảnh hưởng tới FiO2.
Mặt nạ venturi
Mặt nạ venturi sử dụng hiệu ứng venturi để trộn 2 hỗn hợp khí và tạo ra 1 dòng khí trộn rất lớn. Cấu tạo của mặt nạ venturi gồm một ống phụt được nối với nguồn oxy, một buồng trộn khí có cửa sổ trộn khí và mặt nạ. Khi dòng oxy đi qua ống phụt, thì tốc độ dòng oxy đi ra khỏi ống phụt được gia tốc lên nhiều lần. Với tốc độ rất cao, dòng oxy sẽ kéo theo khí trời qua cửa sổ buồng trộn để vào bên trong buồng trộn. Với mỗi một kích thước cửa sổ khác nhau ta có được tỷ lệ trộn khác nhau.
Mặt nạ venturi có khả năng cung cấp FiO2 từ 0,24 – 0,50.
Thuận lợi : Fi02 chính xác. Thuận lợi này làm cho thiết bị này trở thành một thiết bị cung cấp oxy tuyệt vời được chọn dùng cho những bệnh nhân COPD, đối tượng đòi hỏi phải kiểm soát FiO2 chính xác để đảm bảo cung cấp oxy một cách an toàn.
Các bất lợi có thể có là nó có thể làm bệnh nhân không thoải mái và khó chịu, và nếu dòng chảy cung cấp cho dụng cụ này không may bị hạn chế hoặc bị tắc thì sẽ làm giảm lượng khí phòng đi vào và FiO2 cung cấp sẽ tăng.
Các dụng cụ khác (ít dùng)
Lều oxy
Thuận lợi: Cung cấp FiO2 chính xác và và độ ẩm cao.
Bất lợi: thiết bị cồng kềnh, vướng, khó chịu và làm bệnh nhân không thoải mái.
Ống chữ T (T-Piece)
Thường dùng cho các bệnh nhân thở tự nhiên đang có ống NKQ hoặc canun MKQ.
Tiêu chuẩn lựa chọn hệ thống dòng chảy cao hay thấp
Hệ thống dòng chảy cao nên được dùng khi cần có 1 FiO2 ổn định và dự đoán được.
Hệ thống dòng chảy thấp thích hợp khi:
Kiểu thông khí của bệnh nhân ổn định và đều.
Thể tích khí lưu thông của của bệnh nhân từ 300-700 ml.
Tần số thở của bệnh nhân < 25 l/ph.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KHI CHO THỞ OXY
Đánh giá bệnh nhân, xem xét chỉ định, có cần thở oxy hay không?
Đảm bảo đường thở thông thoáng.
Lựa chọn dụng cụ thở oxy
Lắp dụng cụ thở ôxy:
Nối dụng cụ thở oxy với nguồn oxy, điều chỉnh dòng thích hợp.
Giải thích, động viên bệnh nhân.
Lắp dụng cụ vào bệnh nhân, đảm bảo độ khít, điều chỉnh cho bệnh nhân dễ chịu.
Điều chỉnh lưu lượng oxy theo đúng chỉ định
Theo dõi
Không để dụng cụ oxy sai lệch tư thế, tuột, hở.
Theo dõi các dấu hiệu của thiếu oxy, dấu hiệu chủ quan và các dấu hiệu khác.
Theo dõi phát hiện khi thở oxy thất bại.
Hệ thống oxy cần được kiểm tra 1ngày /lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Dung dịch vệ sinh phụ nữ nổi tiếng số 1 năm 2012
Ngày 10/11/2012, lễ công bố “Sản phẩm đạt chứng nhận Tin & Dùng năm 2011 – 2012” được tổ chức tại Grand Plaza Sài Gòn.
Hướng dẫn xử trí một số tình huống trong thực hành tiêm chủng
Trong thực hành tiêm chủng, nhân viên y tế có thể gặp phải nhiều tình huống như người tiêm chủng sai lịch hẹn, nguy cơ thiếu hụt vắc-xin, khả năng thay đổi vắc xin
Chảy máu liên quan đến điều trị tiêu huyết khối
Thời gian chảy máu như một chỉ dẫn chức năng tiểu cầu, có thể là một hướng dẫn hữu ích đối với điều trị bồi phụ tiểu cầu, nếu bệnh nhân có thời gian chảy máu kéo dài mặc dù đã bồi phụ các yếu tố đông máu.
Sổ rau thường
Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.
Nét cơ bản về giải phẫu sinh lý ứng dụng của bộ máy hô hấp
Hen phế quản, COPD là những bệnh lý hay được thông khí nhân tạo, đặc điểm là hẹp đường thở bơm khí khó khi thở vào, khí ra chậm khi thở ra nguy cơ ứ khí trong phổi (auto PEEP).
GIẢM NGỨA HỌNG VÀ HO DO THỜI TIẾT
Vùng họng là nơi nhạy cảm, dễ bị kích thích bên ngoài tác động. Hiện tượng kích ứng vùng họng hay gặp nhất là ngứa họng, ho, khản tiếng...Ngứa họng là cảm giác khó chịu đầu tiên tại vùng họng khi có kích thích.
Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung).
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong bệnh hô hấp
Mặc dù chụp cắt lớp vi tính ngày càng phát triển nhưng phim chụp chuẩn thẳng và nghiêng vẫn là những tài liệu cung cấp nhiều thông tin quý báu để chẩn đoán định hướng bệnh phổi.
Hậu sản thường
Sau khi sổ rau, tử cung co chắc thành khối an toàn, trọng lượng tử cung lúc đó nặng khoảng 1.000g, sau 1 tuần, tử cung còn nặng khoảng 500g, cuối tuần lễ thứ 2 còn khoảng 300g, các ngày sau đó nặng 100g.
Các loại thảo mộc tốt nhất cho gan
Nhân trần được trường đại học Y Hà nội dùng điều trị bệnh viêm gan do vi rút tại bệnh viện Bạch mai và các bệnh viện tuyến trung ương khác.
Khái niệm và nguyên lý làm việc của máy ghi điện não
Biên độ sóng điện não: là đại lượng được ước tính từ đỉnh dưới đến đỉnh trên của sóng, đơn vị là microvon. Để ghi được sóng nhỏ như vậy phải khuếch đại lên rất nhiều lần.
Gánh nặng đột quỵ sẽ giảm khi huyết áp được kiểm soát tối ưu
Với tần suất mắc cao nhưng không được nhận biết và kiểm soát tốt, tăng huyết áp đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật do đột qụy ở Việt Nam
Khái niệm về thông khí nhân tạo trong điều trị tích cực
Đảm bảo thay thế chức năng của phổi: PaO2, PaCO2, pH phải thay đổi tuỳ theo từng tình trạng bệnh lí, từng chỉ định thở máy.
Chăm sóc bệnh nhân sốc
Sốc là tình trạng suy tuần hoàn cấp gây thiếu oxy tế bào, biểu hiện trên lâm sàng bằng tụt huyết áp phối hợp các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên.
Các bệnh da tăng sắc tố (hyperpigmentation)
Các bệnh có biểu hiện tăng sắc tố ở da bao gồm một số bệnh có căn nguyên di truyền hay bẩm sinh, do rối loạn chuyển hoá, nguyên nhân do nội tiết, do hoá chất hoặc thuốc, do dinh dưỡng.
Thông khí không xâm nhập áp lực dương
CPAP ( Continuous Positive Airway Pressure, áp lực dương tính liên tục): bệnh nhân tự thở trên nền áp lực đường thở dương tính liên tục.
Xử trí tăng Kali máu
Các triệu chứng tim mạch: rối loạn nhịp nhanh. ngừng tim; chúng thường xảy ra khi tăng kali máu quá nhanh hoặc tăng kali máu kèm với hạ natri máu, hạ magne máu, hay hạ calci máu.
Mở khí quản
Phầu thuật viên dùng tay trái cố định khí quản ở giữa, tay phải cầm dao mổ rạch da theo đường dọc giữa cổ từ điểm cách hõm ức khoảng 1cm lên trêm tới sát sụn nhẫn, dài khoảng 2,5 đến 3cm.
Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV)
PSV cung cấp dòng khí thở vào sinh lý hơn cho bệnh nhân, giảm công hô hấp của bệnh nhân. Dòng khí thở vào kết thúc khi đạt mức khoảng 25% dòng đỉnh ban đầu.
Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Trong khuyến cáo thực hành lâm sàng đối với bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn của KDOQI cập nhật năm 2012 có nêu: Mức kiểm soát HbA1c tối ưu nên duy trì vào khoảng 7,0%
Tổng quan về hội chứng mạch vành cấp
Hình thành mảng xơ vữa động mạch là kết quả của một quá trình sinh bệnh học kéo dài, mà thường bắt đầu vào giai đoạn sớm ở tuổi trưởng thành
Nồng độ NT proBNP và hội chứng mạch vành cấp
Thiếu máu cơ tim và giảm oxy tế bào kích thích phóng thích NT-proBNP, Những yếu tố khác trong bệnh thiếu máu cơ tim gồm tăng tần số tim, những cytokin tiền viêm
CÁCH NÀO LÀM GIẢM NGỨA HỌNG VÀ HO HIỆU QUẢ?
Ngứa rát họng thường là kích thích đầu tiên tại cổ họng, có thể làm phát sinh triệu chứng tiếp theo là ho. Để ngăn chặn cơn ho xuất hiện, thì ngay khi có dấu hiệu ngứa họng, phải có biện pháp nhanh chóng làm dịu kích thích này.
Xử trí cơn hen phế quản nặng
Nếu không có salbutamol hoặc bricanyl dạng khí dung, có thể dùng salbutamol hoặc bricanyl dạng xịt.
Thăm dò thông khí phổi và khí máu động mạch
Đánh giá chức năng phổi của bệnh nhân trước khi mổ phổi (Ung thư phế quản, áp xe phổi, giãn phế quản, các can thiệp tim mạch, ổ bụng).