- Trang chủ
- Thông tin
- Thông tin y học tiếng Việt
- Theo dõi bệnh nhân thở máy
Theo dõi bệnh nhân thở máy
Theo dõi bệnh nhân là quan trọng nhất vì tất cả mọi cố gắng của bác sỹ kể cả cho bệnh nhân thở máy cũng chỉ nhằm tới mục tiêu là ổn định và dần dần cải thiện tình trạng bệnh nhân.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Theo dõi bệnh nhân thở máy là một công việc thường ngày của các bác sỹ và nhân viên y tá làm viêc tại các khoa Điều trị Tích cực. Theo dõi bệnh nhân thở máy thực tế là theo dõi hoạt động của máy thở và đáp ứng của bệnh nhân với thở máy. Giữa bệnh nhân và máy thở trong thở máy bao gồm 3 phần: bệnh nhân, hệ thống dây máy thở nối máy thở với bệnh nhân (bao gồm cả nội khí quản hoặc mở khí quản), và máy thở. Do vậy khi theo dõi bệnh nhân thở máy ta phải tiến hành theo dõi cả 3 phần này.
Theo dõi bệnh nhân
Theo dõi bệnh nhân là quan trọng nhất vì tất cả mọi cố gắng của bác sỹ kể cả cho bệnh nhân thở máy cũng chỉ nhằm tới mục tiêu là ổn định và dần dần cải thiện tình trạng bệnh nhân. Trong các thông số về bệnh nhân các thông số cơ bản về dấu hiệu sống (vital signs) được theo dõi liên tục còn các thông số khác được theo dõi định kỳ.
Dấu hiệu sống
Dấu hiệu sống bao gồm: mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2, nhiệt độ và mầu sắc da. Các dấu hiệu sống ngày này có thể được theo dõi liên tục bằng các máy theo dõi tại giường hoặc trung tâm. Các thay đổi trong giá trị của dấu hiệu sống cho chúng ta thông tin sơ bộ về tình trạng ôxy hoá máu (nhịp thở, mầu sắc da và SpO2), tình trạng hệ tuần hoàn (nhịp tim, huyết áp), và tình trạng nhiễm trùng (nhiệt độ). Khi các giá trị của dấu hiệu sống thay đổi tới mức nguy hiểm, máy sẽ báo động tức thì, tuy nhiên chúng ta vẫn phải theo dõi theo giờ (30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ....) để theo dõi xu hướng thay đổi của các giá trị này và có được các quyết định sớm, kịp thời.
Khám phổi bệnh nhân đang thông khí nhân tạo
Đối với các bệnh nhân thở máy, việc khám phổi là bắt buộc và phải làm ít nhất ngày 2 lần. Khi khám phổi (bằng nhìn, sờ, gõ, nghe) bệnh nhân đang thông khí nhân tạo chúng ta có thể phát hiện thấy biến chứng của TKNT (tràn khí màng phổi: rì rào phế nang giảm hoặc mất, gõ vang, mất RRPN ở bệnh nhân có suy hô hấp đang thở máy và áp lực đường thở cao; tràn khí dưới da: khi sờ thấy lép bép dưới da; ứ đọng đờm dãi khi nghe thấy ran ứ đọng...), hoặc tình trạng tiến triển của bệnh (ran nổ, ran ẩm, ran rít và ngáy, giảm hoặc mất RRPN...)
Ngoài khám phổi bệnh nhân, chúng ta còn phải đánh giá hoạt động của cơ hô hấp. Việc bệnh nhân sử dụng cơ hô hấp hoặc có nhịp thở nghịch thường đồng nghĩa với việc có tăng công hô hấp. Đối với bệnh nhân đang thở máy, thì ngoài các nguyên nhân tắc đường thở (do đờm, nước, dị vật...) thì dấu hiệu thở nghịch thường hoặc thở có dùng các cơ hô hấp phụ thường gặp trong các bệnh nhân thở A/C mà mức trigger hoặc dòng khí thở vào không đủ, còn đối với các bệnh nhân thở SIMV, hoặc CPAP không được hỗ trợ đầy đủ
Khám bụng
Đối với các bệnh nhân đang thở máy, bụng chướng rất thường gặp và luôn làm cản trở thông khí nhân tạo cơ học. Do đó nếu phát hiện sớm chúng ta có thể dùng các biện pháp như đặt sonde dạ dày, hậu môn hoăc dùng các thuôc tăng nhu động ruột (primperal, progstigmin, erythromycin...).
Cơ học phổi
Chúng ta có thể theo dõi diễn biến cơ học phổi của bệnh nhân bằng cách đo các thông số áp lực, thể tích trên máy thở. Chúng ta có thể đo được áp lực đỉnh đường thở (PIP), áp lực cao nguyên (Pplat), áp lực dương cuối thì thở ra (PEEP), áp lực trung bình đường thở (MAP), áp lực thấp nhất (Pmin). Về thể tích chúng ta có thể đo được các thông số như Vt thở ra (Vte), Vt thở vào (Vti), thông khí phút (MV)...Từ các thông số trên chúng ta có thể tính được độ giãn nở của phổi (compliance)...Một số máy có thể tính được sức cản đường thở.....Việc theo dõi các thông số về cơ học phổi giúp người bác sỹ lâm sàng có thể đánh giá được tình trạng bệnh nhân và đánh giá được hiệu quả của qáu trình thở máy.
Khác:
Ngoài các công việc theo dõi như trên, chúng ta còn phải tiến hành theo dõi CVP và tình trạng cân bằng dich của bệnh nhân nếu có điều kiện. Đối với bệnh nhân thở mày, luôn có áp lực dương trong lồng ngực nên làm cho giảm tuần hoàn trờ về (hồi lưu tĩnh mạch). Do vậy thường các bệnh nhân này ngay sau khi thở máy thường được bù thêm một lượng dịch tuỳ thuộc vào tình trạng lâm sàng.
Theo dõi hệ thống dây máy thở
Máy thở được nối với bệnh nhân thông qua hệ thống dây máy thở. Hệ thống dây máy thở phải kín và thông thoáng để đảm bảo máy thở hoạt động tốt nhất trong việc hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân.
Mỗi ngày ít nhất 1 lần, các bác sỹ hồi sức hoạc các y tá khoa Điều trị Tích cực phải kiểm tra hệ thống dây thở 1 lần, nhằm phát hiện các lỗ rò khí trên đường dây máy thở. Một số máy thở có hệ thống theo dõi rò rỉ khí nên sẽ tự động báo cho bác sỹ biết thông qua các thiết bị ngoại vị như màn hình, ô hiện thị hoặc các đèn báo động...Tuy vậy, một số máy thở không có hệ thống theo dõi này nên bắt buộc các bác sỹ phải có lưu tốc kế (Wright spirometer) để kiểm tra hoạt động của máy. Một các khác, các bác sỹ có thể làm là kiểm tra áp lực đẩy vào của máy.(xin xem thêm trên lâm sàng).
Trong hệ thống dây thở còn một phần quan trọng là nội khí quản (NKQ) hoặc mở khí quản (MKQ). Đối với bộ phận này chúng ta phải theo dõi vị trí của NKQ và MKQ. Nếu NKQ vào sâu sẽ thường chui vào bên phải, hoặc tụt ra ngoài gây hở...Đối với NKQ và MKQ chúng ta còn phải theo dõi bóng chèn (cuff) để duy trì áp lực từ 18-22 mmHg cũng như sự thông thoáng của NKQ và MKQ (tắc đờm)
Theo dõi máy thở
Máy thở là một thiết bị hỗ trợ sự sống tinh xảo. Việc vận hành máy thở luôn luôn đi kèm việc theo dõi hoạt động của máy để kịp thời phát hiện các hỏng hóc cũng như đánh giá hiệu quả của quá trình thở máy.
Theo dõi máy thở, người thầy thuốc lâm sàng phải kiểm tra các thông số đã được đặt: (1) thông số về thở máy: mode thở, Vt, tần số thở, thời gian thở vào hoặc I/E hoặc peak flow, FiO2, PEEP; (2) thông số về báo động: PIP, Pmin, low Vte, low MV, tần số cao, low PEEP; và (3) các thông số về cơ học phổi (xem trên).
Đối với người thầy thuốc lâm sàng, việc theo dõi phát hiện sự cố của máy thở chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra điện nguồn, hoạt động của pin sạc, các dây khí nén....Khi máy báo hỏng hoặc bào không hoạt động (inop) hoặc mở van an toàn (safety valve open) chúng ta phải thay máy thở khác và đưa máy này đi bảo dưỡng.
Bài viết cùng chuyên mục
Phương thuốc cổ truyền trừ ho
Theo ý đó, phương thuốc cổ truyền cũng bao gồm nhiều vị tá, tạo ra tính phong phú về tác dụng cho phương thuốc, góp phần nâng cao hiệu quả trị bệnh chung.
Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Trong khuyến cáo thực hành lâm sàng đối với bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn của KDOQI cập nhật năm 2012 có nêu: Mức kiểm soát HbA1c tối ưu nên duy trì vào khoảng 7,0%
Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, gọi tắt là tim nhanh trên thất là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh có cơ chế và nguồn gốc khác nhau.
Chức năng đầy đủ của gan
Gan có nhiều vai trò thiết yếu trong việc giữ cho chúng ta sống.
Block nhánh
Bloc nhánh là 1 hình ảnh điện tâm đồ do những rối loạn dẫn truyền xung động trong các nhánh bó His gây ra.
Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thức ăn
Đây là một tình trạng bệnh lý hay gặp, đa dạng, nếu xử trí không đúng có thể nguy hiểm cho bệnh nhân.
Soi phế quản ống mềm
Dùng ống soi đưa vào đường hô hấp, hệ thống khí phế quản giúp quan sát tổn thương và can thiệp điều trị.
Vắc xin Covid-19 Sputnik V: Đức có kế hoạch mua của Nga
Người phát ngôn của Bộ Y tế Đức nói với AFP rằng bang miền nam nước này đã ký một lá thư dự định mua tới 2,5 triệu liều vắc-xin nếu nó được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) chấp thuận.
Tổn thương phổi và viêm phổi do hít phải
Sặc phổi là nguyên nhân quan trọng gây các hình thái bệnh nặng và tử vong khi chăm sóc người bệnh tại nhà cũng như trong bệnh viện
Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)
Ban xuất huyết và bầm máu toàn thân, chảy máu từ các vị trí chọc tĩnh mạch ngoại vi, catheter tĩnh mạch trung tâm, vết thương và rỉ máu từ lợi là các biểu hiện thường gặp.
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thở máy
Theo dõi tình trạng lâm sàng và SpO2 trong khi hút: nếu Bn xuất hiện tím hoặc SpO2 tụt thấp <85-90% phải tạm dừng hút: lắp lại máy thở với FiO2 100% hoặc bóp bóng oxy 100%.
Tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Sự xuất hiện bệnh thận do đái tháo đường týp 2 sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành, đột quỵ não lên gấp 10 lần. Nếu bệnh nhân đái tháo đường týp 2 khi chưa có MAU thì nguy cơ bệnh tim mạch gia tăng 2-4 lần
Chăm sóc bệnh nhân rắn cắn
Buộc ga rô 5cm trên chỗ cắn, nặn máu, rửa sạch, đưa đi bệnh viện, Rửa sạch vết cắn bằng nước muối sinh lý và cồn iode 700 Betadin, Nặn sạch máu tại vết cắn, rửa vết cắn.
Chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp
Phù phổi là tình trạng suy hô hấp nặng do thanh dịch từ các mao mạch phổi tràn vào các phế nang gây cản trở sự trao đổi khí.
Hội chứng suy đa phủ tạng
Suy đa tạng (SĐT) là một tình trạng viêm nội mạch toàn thân do một đả kích làm hoạt hoá các tế bào miễn dịch.
Lịch vắc xin cho trẻ em
Vắc xin cúm theo mùa hàng năm, tốt nhất trong mùa thu, cũng được đề nghị bắt đầu từ độ tuổi 6 tháng. Lần đầu tiên đi chủng ngừa cho bệnh cúm.
Xuyên bối tỳ bà cao! Bài thuốc đông y trị ho lịch sử
Ô mai được nhân dân dùng làm thuốc trị ho, và được phối hợp trong nhiều bài thuốc đông y trị ho, nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho lâu năm khiến cổ họng ngứa rát, khản tiếng.
Thông khí nhân tạo và chỉ định (thở máy)
Thông khí nhân tạo có thể thay thế một phần hoặc thay hoàn toàn nhịp tự thở của bệnh nhân.
Nguyên nhân của bệnh gan
Mặc dù gan có khả năng xúc tiến tái sinh, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại có thể gây ra nghiêm trọng - và đôi khi không thể đảo ngược tác hại.
Hướng dẫn xử trí một số tình huống trong thực hành tiêm chủng
Trong thực hành tiêm chủng, nhân viên y tế có thể gặp phải nhiều tình huống như người tiêm chủng sai lịch hẹn, nguy cơ thiếu hụt vắc-xin, khả năng thay đổi vắc xin
Tổng quan về nồng độ NT proBNP huyết thanh
Gen biểu lộ BNP nằm trên nhiễm sắc thể số 1. Ở người khỏe mạnh gen này chủ yếu ở tâm nhĩ. Khi có tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến tâm thất như suy tim, gen biểu lộ BNP tại thất sẽ tăng cao.
Thông khí nhân tạo với thể tích lưu thông tăng dần
Mục đích của phương thức thông khí nhân tạo Vt tăng dần nhằm hạn chế tình trạng xẹp phế nang do hiện tượng giảm thông khí phế năng gây ra.
Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thuốc trừ sâu
Bệnh nhân uống thuốc trừ sâu, nôn, và thở có mùi thuốc trừ sâu. Mức độ trung bình, nhức đầu, nôn, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, vẫn tỉnh, huyết áp bình thường.
Chăm sóc bệnh nhân xơ gan
Theo dõi sát tình trạng ý thức, đặc biệt trong các trường hợp có nhiều nguy cơ hôn mê gan: nôn,ỉa chảy, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm khuẩn, dùng thuốc độc gan.
Đặt nội khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản
Đặt nội khí quản khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản là thủ thuật luồn qua miệng một ống nội khí quản, vượt qua thanh môn vào khí quản một cách an toàn.