- Trang chủ
- Thông tin
- Thông tin y học tiếng Việt
- Ô mai! Món quà phương đông
Ô mai! Món quà phương đông
Có thể nói, một trong những đóng góp thiết thực của văn hóa phương đông là biến một thứ quả rất chua, tưởng chừng không thể ăn được (quả mơ) thành một món ăn, vị thuốc quý ( ô mai).
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Quả mơ muối, hay ô mai là một thứ quả dân dã, bình dị, hiện diện quen thuộc trong đời sống của người dân nhiều nước phương Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…Dường như trái ngược với sự bé nhỏ, bình dị của mình, quả ô mai chứa đựng trong nó những công dụng và lợi ích to lớn đối với sức khỏe con người.
Sản phẩm tinh túy của văn hóa phương Đông
Có thể nói, một trong những đóng góp thiết thực của văn hóa phương đông là biến một thứ quả rất chua, tưởng chừng không thể ăn được (quả mơ) thành một món ăn, vị thuốc quý ( ô mai). Song, đó không hoàn toàn là sự ngẫu nhiên. Mà người xưa, trong cách chế biến ô mai, đã khéo léo chuyển hóa và trung hòa yếu tố âm (vị chua) bằng yếu tố dương là vị mặn của muối để tạo ra một sự quân bình âm dương kì diệu. Vì vậy, khi cơ thể bị thiếu âm hay thiếu dương, ô mai sẽ giúp cơ thể tạo ra sự cân bằng âm dương một cách tự nhiên. Ô mai giúp cơ thể tiêu thụ yếu tố dương (muối) một cách dễ dàng mà không gây khát nước, qua đó trung hòa các yếu tố âm như đường, rượu, chất độc…trong máu. Ngược lại, nhờ vị chua (tính âm), ô mai làm dịu các triệu chứng dương. Người Trung Quốc có câu “Nếu bạn khát nước hãy dùng một trái mơ muối, cơn khát của bạn sẽ chấm dứt”. Còn người Nhật thì lưu truyền câu chuyện về một vị tướng Nhật đã làm cho binh đoàn của mình hết khát và mệt khi ông gợi cho họ tưởng tượng đến quả ô mai. Vị chua của ô mai đã kích thích tiết nước bọt làm cho binh lính vượt qua được cơn khát dữ dội.
Mỗi ngày một quả ô mai, bác sĩ sẽ không đến nhà
Đó là câu tục ngữ của người Nhật về lợi ích của quả ô mai. Khi bị ốm, hãy ăn 1 trái ô mai, sẽ nhanh hồi phục sức khỏe. Dù cơ thể bị thiếu âm hay thiếu dương, ô mai cũng sẽ tạo ra sự cân bằng cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh. Khi cơ thể dư nhiều acid do lao động nặng, do ốm đau, bệnh tật, trái ô mai sẽ giúp trung hòa pH, làm giảm sự mệt mỏi hoặc tình trạng đau nhức toàn thân. Khi bị cảm, sốt, hay cúm, ô mai sẽ giúp bình phục trong thời gian ngắn. Mỗi ngày một quả ô mai sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật. Người Nhật xem ô mai là một thực dưỡng, khi ăn cơm với ô mai sẽ cung cấp năng lượng lớn hơn và trung hòa các độc tố. Đó là lí do tại sao lại có Shushi, món cơm nắm truyền thống của người Nhật, quấn cơm nắm bằng miếng rong nori ở bên ngoài và cho phần thịt của quả ô mai vào giữa.
Những khám phá khoa học
Thành phần mơ muối chứa các chất điện giải cần thiết (Natri, Kali…). Acid citric trong thịt quả mơ giúp hấp thụ dễ dàng các chất điện giải này, do vậy mơ muối giúp bổ sung điện giải nhanh chóng khi cơ thể bị mất nước, mất muối do mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, bị sốt, môi khô, miệng khát…Trái mơ chứa hàm lượng acid citric, acid phosphoric tự nhiên cao hơn nhiều loại trái cây khác. Các acid này làm tăng hấp thu các khoáng chất như Ca, Mn, Fe, P… có sẵn trong thịt quả mơ. Sử dụng mơ muối trong bữa ăn giúp tăng cường hấp thu khoáng chất trong các thức ăn khác. Acid citric là một thành phần quan trọng trong chu trình chuyển hóa ATP thành năng lượng. Do vậy, ăn cơm với mơ muối sẽ cung cấp năng lượng lớn hơn. Đó là lí do ra đời của món sushi truyền thống của Nhật, cơm nắm cuộn bằng rong roni và thịt quả ô mai ở giữa.
Từ quả ô mai, người ta cũng chiết xuất được một loại kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn gây kiết lị. Vì vậy mơ muối, đặc biêt loại lâu năm có màu đen sẫm là một vị thuốc hiệu nghiệm chữa đau bụng do kiết lị.
Thành phần mơ muối còn chứa acid pitric hỗ trợ và hoạt hóa chức năng gan, qua đó tăng cường chức năng giải độc của gan, dùng khi cơ thể bị ngộ độc hóa chất, rượu, ngộ độc thức ăn. Acid Catechic giúp tăng nhu động ruột, tiêu hóa thức ăn, giảm chướng bụng, khó tiêu…
Ô mai được sử dụng từ ngàn xưa, trước khi tác dụng của nó được minh chứng dưới ánh sáng khoa học.Thực tế, có nhiều tác dụng của ô mai mà khoa học cũng chưa thể giải thích được nhưng bằng kinh nghiệm, không ai có thể phủ nhận những tác dụng tuyệt vời của ô mai. Người phương Đông thường dựa trên nguyên lí âm dương để giải thích tác dụng và ứng dụng ô mai trong chữa bệnh. Như khi mệt mỏi, ngậm 1 quả ô mai sẽ thấy ngay tác dụng kì diệu. Vì khi mệt mỏi, cơ thể thường dư nhiều yếu tố âm như acid lactic, acid piruvic, rượu, đường, độc tố…ô mai sẽ trung hòa các yếu tố âm này và tăng cường thêm yếu tố dương. Sự cân bằng âm dương giúp cơ thể điều hòa được sức khỏe nên sự mệt mỏi giảm đi thấy rõ.
Ô mai trong y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, ô mai là vị thuốc có tác dụng sinh tân chỉ khát, trừ ho, hóa đờm, bình suyễn. Danh y Hải Thượng Lãn Ông của Việt Nam khi viết về ô mai, cũng ca ngợi tác dụng của ô mai như sau “Tỳ là gốc sinh đờm, phế là đồ chứa đờm. Phế như cái tán cái lọng che chở cho các tạng khác. Do vậy, bệnh phế khí nghịch, nhiều đờm không thể không tìm cách trị gấp. Ô mai vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ khái…” Ô mai được sử dụng làm vị thuốc chính yếu trong các bài thuốc chữa ho, nhất là ho lâu ngày gây khản tiếng, mất tiếng, ho khạc ra đờm có máu…
Ứng dụng của ô mai trong trị ho, có lẽ không chỉ dừng lại ở những tác dụng trực tiếp đó mà rộng hơn, nhờ những công dụng tuyệt vời, ô mai trở thành một phương thuốc quý với tác dụng đa chiều. Giúp cơ thể mau chóng bình phục, rút ngắn thời gian bị bệnh, giảm mệt mỏi, suy nhược…là những tác dụng hỗ trợ rất tích cực cho người bệnh, nhất là trong các chứng ho lâu ngày, ho lâu năm khiến sức khỏe suy kiệt, người tiều tụy…
Trên cơ sở đó, cùng với những tiến bộ của khoa học và nền y dược hiện đại, ô mai được vận dụng trong bào chế, sản xuất các sản phẩm thuốc phục vụ mục đích chữa bệnh của con người. Trong đó phải kể tới ứng dụng ô mai trong sản xuất thuốc ho, dưới các dạng bào chế hiện đại như siro hoặc viên ngậm, tiện dụng với con người. Đó là cách để quả ô mai phát huy những giá trị tích cực của nó, tồn tại bền vững và ý nghĩa trong đời sống con người. Sản phẩm trị ho đầu tiên ở Việt Nam có vận dụng ô mai trong bào chế là thuốc ho Bảo Thanh và viên ngậm Bảo Thanh, ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm.
Thu Trang
Bài viết cùng chuyên mục
Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)
Ban xuất huyết và bầm máu toàn thân, chảy máu từ các vị trí chọc tĩnh mạch ngoại vi, catheter tĩnh mạch trung tâm, vết thương và rỉ máu từ lợi là các biểu hiện thường gặp.
Thông khí nhân tạo với thể tích lưu thông tăng dần
Mục đích của phương thức thông khí nhân tạo Vt tăng dần nhằm hạn chế tình trạng xẹp phế nang do hiện tượng giảm thông khí phế năng gây ra.
Xử trí tăng Kali máu
Các triệu chứng tim mạch: rối loạn nhịp nhanh. ngừng tim; chúng thường xảy ra khi tăng kali máu quá nhanh hoặc tăng kali máu kèm với hạ natri máu, hạ magne máu, hay hạ calci máu.
Đặt nội khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản
Đặt nội khí quản khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản là thủ thuật luồn qua miệng một ống nội khí quản, vượt qua thanh môn vào khí quản một cách an toàn.
Block nhánh
Bloc nhánh là 1 hình ảnh điện tâm đồ do những rối loạn dẫn truyền xung động trong các nhánh bó His gây ra.
Thông khí nhân tạo điều khiển ngắt quãng đồng thì (SIMV)
Trước đây là một phương thức thở được sử dụng nhiều, kể cả trong cai thở máy. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu gần đây không ủng hộ việc sử dụng phương thức này trong cai thở máy.
Nguyên lý cấu tạo máy thở
Các máy thở đều dựa vào nguyên lý tạo ra chênh lệch áp lực nhằm đưa khí vào trong và ra ngoài phổi của bệnh nhân để thực hiện quá trình thơng khí.
Vai trò của beta2 microglobulin ở bệnh nhân suy thận mạn tính
Vai trò của β2M trong chẩn đoán phân biệt những rối loạn chức năng thận và theo dõi động học quá trình tiến triển bệnh lý thận được lưu ý một cách đặc biệt.
Các loại thảo mộc tốt nhất cho gan
Nhân trần được trường đại học Y Hà nội dùng điều trị bệnh viêm gan do vi rút tại bệnh viện Bạch mai và các bệnh viện tuyến trung ương khác.
Tổng quan về hội chứng mạch vành cấp
Hình thành mảng xơ vữa động mạch là kết quả của một quá trình sinh bệnh học kéo dài, mà thường bắt đầu vào giai đoạn sớm ở tuổi trưởng thành
Quy trình kỹ thuật khí dung thuốc
Khí dung trị liệu có thể được cụng cấp bằng bình phun thể tích nhỏ (SVN Small-Volume-Nebulizer) hoặc ống hít có phân liều (MDI Metered-Dose-Inhaler).
LÀM DỊU HỌNG NGAY KHI BỊ NGỨA HỌNG
Ngứa họng là triệu chứng kích thích ở họng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể thấy ngứa họng xuất hiện trong các bệnh lý viêm đường hô hấp như: viêm họng, viêm khí phế quản, viêm mũi xoang...
Phòng bệnh phụ khoa: Dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất
Đây là kết quả được thông báo tại lễ công bố Sản phẩm đạt chứng nhận Tin và Dùng 2010 vừa diễn ra tại Khách sạn Melia-Hà Nội
Thở ô xy
Thở oxy hay liệu pháp thở oxy là cho bệnh nhân khí thở vào có nồng độ oxy cao hơn nồng độ oxy khí trời (FiO¬¬2 > 21%).
Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Trong khuyến cáo thực hành lâm sàng đối với bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn của KDOQI cập nhật năm 2012 có nêu: Mức kiểm soát HbA1c tối ưu nên duy trì vào khoảng 7,0%
Sốc phản vệ (dị ứng)
Sốc phản vệ là tình trạng lâm sàng xuất hiện đột ngột do hậu quả của sự kết hợp kháng nguyên với các thành phần miễn dịch IgE trên bề mặt tế bào ưa kiềm và các đại thực bào gây giải phóng các chất như histamin.
Xử trí cơn hen phế quản nặng
Nếu không có salbutamol hoặc bricanyl dạng khí dung, có thể dùng salbutamol hoặc bricanyl dạng xịt.
Thông khí nhân tạo trong các bệnh phổi tắc nghẽn
Cơn hen phế quản cấp và đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là các tình trạng bệnh lý hay gặp trong lâm sàng, và trong trường hợp nặng có thể phải chỉ định thông khí nhân tạo.
Sinh lý kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột Estrogen hoặc Estrogen và Progesteron trong cơ thể.
Thông khí nhân tạo và chỉ định (thở máy)
Thông khí nhân tạo có thể thay thế một phần hoặc thay hoàn toàn nhịp tự thở của bệnh nhân.
Đặc điểm giải phẫu sinh lý động mạch vành
Hai động mạch vành được tách ra từ động mạch chủ lên bởi 2 lỗ ở khoảng 1/3 trên của các xoang Valsalva, ngay phía dưới bờ tự do của lá van tổ chim tương ứng, ở thì tâm thu.
Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thuốc trừ sâu
Bệnh nhân uống thuốc trừ sâu, nôn, và thở có mùi thuốc trừ sâu. Mức độ trung bình, nhức đầu, nôn, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, vẫn tỉnh, huyết áp bình thường.
Gánh nặng đột quỵ sẽ giảm khi huyết áp được kiểm soát tối ưu
Với tần suất mắc cao nhưng không được nhận biết và kiểm soát tốt, tăng huyết áp đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật do đột qụy ở Việt Nam
Xuyên bối tỳ bà cao! Bài thuốc đông y trị ho lịch sử
Ô mai được nhân dân dùng làm thuốc trị ho, và được phối hợp trong nhiều bài thuốc đông y trị ho, nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho lâu năm khiến cổ họng ngứa rát, khản tiếng.
Các từ viết tắt thường dùng trong thông khí nhân tạo
AaDO2 Alveolo-Arterial O2 difference, Chênh lệch nồng độ O2 giữa phế nang và máu động mạch, ACCP American College of Chest Physicians, Hội các bác sỹ lồng ngực Mỹ