Kháng insulin và cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2

2014-10-10 11:51 AM
Kháng insulin là một khái niệm thể hiện sự gia tăng nồng độ insulin và giảm nhạy cảm insulin của cơ quan đích, Chính vì vậy, kháng insulin còn gọi là cường insulin

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khái niệm về kháng insulin

Kháng insulin là tình trạng suy giảm tác dụng sinh học của insulin, biểu hiện bằng gia tăng nồng độ insulin máu. Nói cách khác, kháng insulin xảy ra khi tế bào của mô đích không đáp ứng hoặc bản thân các tế bào chống lại sự tăng insulin máu. Các yếu tố cấu thành kháng insulin đã được khẳng định bao gồm:

Rối loạn glucose huyết thanh (rối loạn glucose huyết thanh lúc đói, rối loạn dung nạp glucose hay đái tháo đường týp 2).

Tăng huyết áp (THA).

Rối loạn lipid máu (RLLM) trong đó rõ nét nhất là giảm HDL-c và tăng triglycerid (TG).

Kháng insulin gây vữa xơ động mạch (VXĐM).

Dư cân, béo phì nhất là béo phì dạng nam được xem như yếu tố khởi phát kháng insulin.

Tổn thương cầu thận với sự xuất hiện protein niệu.

Bên cạnh đó tồn tại một số yếu tố nguy cơ tạo điều kiện xuất hiện và tiến triển kháng insulin bao gồm: tuổi trên 40, lối sống tĩnh tại, ít vận động, thói quen ăn nhiều đạm, mỡ động vật, nhiều đường, tinh bột, uống bia rượu, tiền sử gia đình có bệnh đái tháo đường týp 2, tăng huyết áp, tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc đái tháo đường thai kỳ, chỉ số khối cơ thể ≥ 25,0 kg/m2, chu vi vòng bụng ở nam >102 cm, ở nữ >88 cm, tăng triglycerid (TG) và/ hoặc giảm HDL-c, bệnh động mạch vành, chứng gai đen hoặc buồng trứng đa nang. Kháng insulin là cơ chế bệnh sinh chủ yếu gây bệnh đái tháo đường týp 2, xuất hiện trước khi phát hiện bệnh từ 10 đến 12 năm.

Phương pháp xác định kháng insulin

Kháng insulin là một khái niệm thể hiện sự gia tăng nồng độ insulin và giảm nhạy cảm insulin của cơ quan đích. Chính vì vậy, kháng insulin còn gọi là cường insulin. Kháng insulin có thể được xác định dựa vào biến đổi của insulin trong mối liên quan với các yếu tố nội, ngoại sinh. Có nhiều phương pháp xác định kháng insulin mà việc áp dụng các phương pháp tùy thuộc vào điều kiện, phương tiện.

Phương pháp đánh giá hoạt động nội sinh insulin

Định lượng nồng độ insulin huyết tương lúc đói:

Hiện nay có một số phương pháp định lượng nồng độ insulin với độ chính xác khác nhau bao gồm: phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA- Radio Immuno Assay), đo lượng phóng xạ miễn dịch học (IRMA= Immuno Radio Metric Assay), kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát quang (ECLIA= Electro Chemiluminessance Immuno Assay), kỹ thuật miễn dịch enzym với những kháng thể đơn dòng kháng insulin. Phương pháp RIA do không phân biệt được insulin nguyên vẹn và các loại insulin khác như insulin ngoại sinh dung trong điều trị nên nồng độ thường cao hơn so với thực tế. Các phương pháp còn lại cho kết quả khách quan hơn.

Định lượng insulin và glucose sau nghiệm pháp dung nạp:

Định lượng insulin và glucose trước và sau giờ thứ 2 của nghiệm pháp dung nạp glucose khi uống 75g glucose. Được coi là có kháng hay cường insulin khi nồng độ insulin.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường tĩnh mạch để đánh giá sự tiết insulin sớm và muộn sau khi truyền nhanh một lượng glucose tĩnh mạch. Xác định có kháng hay cường insulin cũng tương tự như 2 phương pháp.

Các phương pháp đánh giá hoạt động ngoại sinh của insulin

Khi đưa vào cơ thể 1 lượng insulin, tùy thuộc vào sự đáp ứng của cơ thể mà glucose huyết thanh sẽ biến đổi khác nhau khi có kháng insulin thì glucose huyết thanh sẽ giảm ít hơn so với những trường hợp không có kháng. Có một số nghiệm pháp được thực hiện như: nghiệm pháp dung nạp insulin, nghiệm pháp dung nạp đường insulin ngắn, kỹ thuật kẹp đẳng đường - cường insulin và nghiệm pháp ức chế insulin. Trong số các nghiệm pháp trên thì có kỹ thuật kẹp đẳng đường - cường insulin vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá kháng insulin. Các nghiệm pháp trên đều có chung một đặc điểm là dễ gây hạ glucose huyết thanh nên ít thực hiện. Kỹ thuật kẹp đẳng đường – cường insulin là kỹ thuật xâm nhập, phức tạp, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao và thời gian do đó cũng khó thực hiện.

Phương pháp gián tiếp xác định kháng insulin

Phương pháp gián tiếp đánh giá kháng insulin dựa trên mối liên quan giữa 2 chỉ số insulin (hoặc C-peptid) với glucose huyết thanh lúc đói còn gọi là mô hình HOMA-Homeostasis Model Assessment được Matthews DR đề xuất năm 1985 sau đó được Tổ chức y tế Thế giới (WHO) công nhận cách xác định này để đánh giá kháng insulin. Mô hình HOMA1 xác định chỉ số kháng insulin-IR được tính như sau: HOMA1-IR = Io x Go/ 22,5. Điểm cắt giới hạn là tứ phân vị cao nhất của nhóm chứng.

Ngoài chỉ số kháng insulin theo mô hình HOMA1 còn có chỉ số kiểm soát độ nhạy của insulin gọi tắt là QUICKI (Quantitative Insulin Sensitivity Check Index) được xác định theo công thức của Kazt và cộng sự nêu ra năm 2000.

QUICKI = 1/[log(I0) + log(G0)]

Để tính được QUICKI cần chuyển đổi đơn vị của glucose từ mg/dl sang mmol/l. Tổ chức y tế Thế giới quy định được coi là kháng insulin khi giá trị  QUICKI < giá trị tứ phân vị thấp nhất ở nhóm chứng khỏe mạnh. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã khẳng định: HOMA1-IR và QUICKI có kết quả tương đương với kỹ thuật kẹp đẳng đường - cường insulin cho nên được sử dụng thay thế cho kỹ thuật này để đánh giá tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân.

Xác định chức năng tế bào ß:

Khả năng tiết insulin của tế bào b được xác định theo công thức của Mathews DR gọi tắt là HOMA1-% B được tính theo công thức:

HOMA1-%B = (20 × Io)/ (Go - 3,5)

Xác định có giảm chức năng tế bào b khi giá trị của chỉ số ở BN < X -1SD của nhóm chứng.

Mô hình HOMA2 (Homeostasis Model Assessment 20:

Mô hình HOMA2 là phương pháp đánh giá chức năng tế bào b, kháng insulin và độ nhạy insulin dựa vào sự hằng định nội mô. Từ những phương trình thực nghiệm lặp lại thu được đã được máy tính mô phỏng, tính toán dựa trên không gian 3 chiều.

Mô hình HOMA2 có tính đến tất cả các yếu tố như mất glucose qua thận, sử dụng glucose ở não, sự biến thiên kháng insulin ở gan và các mô.

Ngoài việc sử dụng nồng độ glucose, insulin ở gan và các mô, mô hình HOMA2 còn cho phép sử dụng nồng độ insulin đặc hiệu hoặc C-peptid để tính toán. Việc đưa vào sử dụng nồng độ insulin đặc hiệu hoặc C-peptid sẽ tránh được những sai số do các xét nghiệm insulin thường có phản ứng chéo với proinsulin hoặc sử dụng cả nồng độ insulin ngoại sinh từ ngoài đưa vào cơ thể trong quá trình điều trị có sử dụng insulin tái tổ hợp theo công nghệ gen. Cũng theo khuyến cáo của các Hiệp hội Nội tiết-ĐTĐ thì nếu có đồng thời cả insulin và C-peptid thì nên sử dụng cặp C-peptid - glucose để xác định các chỉ số kháng insulin, độ nhạy cảm insulin và chức năng tế bào b vì C-peptid là marker của sự bài tiết insulin. Ngoài ra nếu sử dụng C-peptid sẽ cho kết quả khách quan hơn.

Nếu có cả nồng độ C-peptid và insulin, thì nên sử dụng C-peptid để tính chức năng tế bào b (vì C-peptid là marker của bài tiết) và sử dụng insulin để tính độ nhạy insulin (vì độ nhạy insulin thu được chính là sự sử dụng glucose thông qua hàm số nồng độ insulin).

Phần mềm HOMA2 để tính toán các chỉ số hiện có trên trang web: dtu.ox.ac.uk  với các cặp glucose và insulin trong đó glucose có thể đo với đơn vị mmol/l hoặc mg/dl, insulin tính bằng đơn vị pmol/l hoặc µUI/ml hoặc với cặp glucose - C-peptid, C-peptid  tính bằng đơn vị nmol/l hoặc ng/ml. Sau khi điền nồng độ của các biến, kết quả sẽ trả lời đồng thời 3 chỉ số trong đó %B là chức năng tế bào b, %S là độ nhạy insulin và IR là chỉ số kháng insulin.

Như vậy với mô hình HOMA2 sẽ đồng thời xác định được 3 chỉ số kháng insulin, chức năng tế bào b, độ nhạy insulin có thể tính thông qua 2 cặp nồng độ glucose- insulin hoặc glucose- C-peptid.

Một số chỉ số không đặc hiệu khá:           

Các chỉ số này cũng dựa trên mối liên quan về nồng độ giữa insulin và glucose tùy theo từng thời điểm hoặc là lúc đói, hoặc là phút thứ 30 của nghiệm pháp dung nạp đường máu.

Các chỉ số trên bao gồm: Chỉ số Mc Auley, chỉ số Bennett, chỉ số nhạy cảm insulin ISI (insulin sensitivity index).

Kháng insulin trong cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2

Cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường týp 2 khá phức tạp, là hậu quả của những bất thường xuất hiện ở cơ thể người bệnh. Sự tương tác giữa những rối loạn liên quan đến di truyền và yếu tố môi trường dẫn đến sự xuất hiện các cơ chế gây bệnh. Ba cơ chế bệnh sinh chủ yếu của bệnh đái tháo đường týp 2 bao gồm.

Kháng insulin tại mô đích.

Rối loạn chức năng tế bào b dẫn đến giảm tiết insulin.

Rối loạn chức năng tế bào alpha gây tăng tiết glucagon dẫn đến tăng sản xuất glucose từ gan.

Kháng insulin là cơ chế bệnh sinh chủ yếu, quan trọng nhất của bệnh đái tháo đường týp 2 nói chung. Tuy vậy mức độ biểu hiện và vai trò của kháng insulin lại liên quan đến chủng tộc, quốc gia và vùng lãnh thổ, theo đó ở BN người Châu Á đôi khi suy giảm CNTB b có thể là nổi trội hơn. Kháng insulin xuất hiện từ giai đoạn tiền đái tháo đường týp 2. Ở giai đoạn này, việc tăng tiết insulin nhằm bù lại sự giảm nhạy cảm của insulin đối với các mô đích, cố gắng duy trì tình trạng ổn định của glucose huyết thanh. Khi kháng insulin đạt đến mức độ đỉnh cho dù tăng tiết insulin cũng không bù lại được thì khi đó sẽ xuất hiện bệnh đái tháo đường týp 2 trên lâm sàng. Đối với những trường hợp nhờ tiết chế ăn uống phù hợp, rèn luyện thể lực, giảm cân dư thừa, điều trị RLLM thì có thể sẽ không xuất hiện đái tháo đường týp 2 và trong trường hợp đó mức độ kháng insulin có thể thuyên giảm. Kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bao gồm các biểu hiện sau.

Sự xuất hiện các sản phẩm chế tiết bất thường của tế bào b.

Sự xuất hiện chất đối kháng với tác dụng insulin trong máu.

Khiếm khuyết hoạt động của insulin tại các mô đích.

Rối loạn tiếp cận của insulin đến tổ chức.

Có giả thuyết cho rằng tăng insulin máu có thể là biểu hiện có trước và kháng insulin là cơ chế thứ phát chống lại tình trạng tăng insulin. Tuy vậy cũng có thể cả kháng insulin và biến đổi chức năng tế bào b đều có thể là thứ phát sau một rối loạn rất phổ biến đó là tăng acid béo tự do và insulin, là bằng chứng của kháng insulin ở tế bào mỡ đối với tác dụng ức chế phân hủy lipid của insulin. Kháng insulin gây ức chế tiêu lipid máu, quá trình này xảy ra ở các tế bào mỡ.

Kháng insulin là nguyên nhân dẫn đến tăng glucose huyết thanh song kháng insulin ở BN đái tháo đường týp 2 cũng là hậu quả của kiểm soát các chỉ số chuyển hóa trong đó có glucose, lipid và acid uric máu. Ngoài ra sự khiếm khuyết bài tiết insulin cũng liên quan với kháng insulin. Sự khiếm khuyết bài tiết insulin càng nặng thì càng làm gia tăng mức độ kháng insulin.

Bài viết cùng chuyên mục

Phương thuốc quý trị ho được lưu truyền hơn 300 năm (Xuyên bối tỳ bà cao)

Bài thuốc mà vị thần y sử dụng có tên là Xuyên bối tỳ bà cao, do có 2 vị thuốc chính yếu là Xuyên bối mẫu và tỳ bà diệp, kết hợp cùng hơn chục vị thuốc khác.

Diễn biến lâm sàng bệnh động mạch vành

Số lượng hoạt động đòi hỏi để sinh cơn đau thắt ngực, có thể là tương đối hằng định trong những hoàn cảnh thể lực hoặc cảm xúc có thể so sánh được

Nhiễm khuẩn đường sinh sản

Bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục, đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý phụ khoa vì là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khoẻ

Bệnh Ebola

Không thể nhiễm Ebola từ không khí, nước hoặc thực phẩm. Một người mang virus Ebola nhưng không có triệu chứng không thể lây lan căn bệnh này.

Hậu sản thường

Sau khi sổ rau, tử cung co chắc thành khối an toàn, trọng lượng tử cung lúc đó nặng khoảng 1.000g, sau 1 tuần, tử cung còn nặng khoảng 500g, cuối tuần lễ thứ 2 còn khoảng 300g, các ngày sau đó nặng 100g.

Block nhánh

Bloc nhánh là 1 hình ảnh điện tâm đồ do những rối loạn dẫn truyền xung động trong các nhánh bó His gây ra.

Nồng độ NT proBNP và hội chứng mạch vành cấp

Thiếu máu cơ tim và giảm oxy tế bào kích thích phóng thích NT-proBNP, Những yếu tố khác trong bệnh thiếu máu cơ tim gồm tăng tần số tim, những cytokin tiền viêm

CÁCH NÀO LÀM GIẢM NGỨA HỌNG VÀ HO HIỆU QUẢ?

Ngứa rát họng thường là kích thích đầu tiên tại cổ họng, có thể làm phát sinh triệu chứng tiếp theo là ho. Để ngăn chặn cơn ho xuất hiện, thì ngay khi có dấu hiệu ngứa họng, phải có biện pháp nhanh chóng làm dịu kích thích này.

Soi phế quản ống mềm

Dùng ống soi đưa vào đường hô hấp, hệ thống khí phế quản giúp quan sát tổn thương và can thiệp điều trị.

Biến chứng tim do tăng huyết áp

Người ta cho rằng sự tăng quá mức collagene của cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp do 2 qúa trình tăng tổng hợp và giảm thoái hóa collagene

Chức năng của gan

Trước khi cuộc hành trình của mình trên khắp cơ thể người, máu từ dạ dày và ruột được lọc bởi gan. Để ngăn chặn các chất gây ô nhiễm lưu thông trong máu, gan loại bỏ rất nhiều chất thải độc hại lưu hành.

Mở khí quản

Phầu thuật viên dùng tay trái cố định khí quản ở giữa, tay phải cầm dao mổ rạch da theo đường dọc giữa cổ từ điểm cách hõm ức khoảng 1cm lên trêm tới sát sụn nhẫn, dài khoảng 2,5 đến 3cm.

Rau bong non

Tại cơ sở và địa phương: Tuyên truyền, giáo dục để mọi người, đặc biệt là chị em biết cách tự phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường để tự giác đi khám lý thai tại các và quản cơ sở y tế.

Tổng quan về nồng độ NT proBNP huyết thanh

Gen biểu lộ BNP nằm trên nhiễm sắc thể số 1. Ở người khỏe mạnh gen này chủ yếu ở tâm nhĩ. Khi có tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến tâm thất như suy tim, gen biểu lộ BNP tại thất sẽ tăng cao.

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, gọi tắt là tim nhanh trên thất là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh có cơ chế và nguồn gốc khác nhau.

Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV)

PSV cung cấp dòng khí thở vào sinh lý hơn cho bệnh nhân, giảm công hô hấp của bệnh nhân. Dòng khí thở vào kết thúc khi đạt mức khoảng 25% dòng đỉnh ban đầu.

Ngừng tuần hoàn

Mục đích của hồi sinh tim - phổi là cung cấp tạm thời tuần hoàn và hô hấp nhân tạo, qua đó tạo điều kiện phục hồi tuần hoàn và hô hấp tự nhiên có hiệu qủa.

Phương thuốc cổ truyền trừ ho

Theo ý đó, phương thuốc cổ truyền cũng bao gồm nhiều vị tá, tạo ra tính phong phú về tác dụng cho phương thuốc, góp phần nâng cao hiệu quả trị bệnh chung.

Theo dõi bệnh nhân thở máy

Theo dõi bệnh nhân là quan trọng nhất vì tất cả mọi cố gắng của bác sỹ kể cả cho bệnh nhân thở máy cũng chỉ nhằm tới mục tiêu là ổn định và dần dần cải thiện tình trạng bệnh nhân.

Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc cấp

Đảm bảo chức năng hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, điều chỉnh các RL nước điện giải, toan kiềm...

Xử trí cơn hen phế quản nặng

Nếu không có salbutamol hoặc bricanyl dạng khí dung, có thể dùng salbutamol hoặc bricanyl dạng xịt.

Xử trí tăng Kali máu

Các triệu chứng tim mạch: rối loạn nhịp nhanh. ngừng tim; chúng thường xảy ra khi tăng kali máu quá nhanh hoặc tăng kali máu kèm với hạ natri máu, hạ magne máu, hay hạ calci máu.

Chảy máu liên quan đến điều trị tiêu huyết khối

Thời gian chảy máu như một chỉ dẫn chức năng tiểu cầu, có thể là một hướng dẫn hữu ích đối với điều trị bồi phụ tiểu cầu, nếu bệnh nhân có thời gian chảy máu kéo dài mặc dù đã bồi phụ các yếu tố đông máu.

Hướng dẫn tiến hành thông khí nhân tạo (cơ học)

Đánh giá bệnh nhân về tổng trạng, về cơ quan hô hấp, về khí máu động mạch nhằm phân loại nhóm suy hô hấp cấp cần thông khí cơ học

Ảnh hưởng sinh lý của thông khí nhân tạo

Trong điều kiện tự thở, AL trong lồng ngực luôn âm. AL dao động từ -5 cmH2O (thở ra) đến -8 cmH2O (hít vào). AL phế nang dao động từ +1 cmH2O (thở ra) đến -1 cmH2O (hít vào).