- Trang chủ
- Thông tin
- Thông tin y học tiếng Việt
- Hướng dẫn tiến hành thông khí nhân tạo (cơ học)
Hướng dẫn tiến hành thông khí nhân tạo (cơ học)
Đánh giá bệnh nhân về tổng trạng, về cơ quan hô hấp, về khí máu động mạch nhằm phân loại nhóm suy hô hấp cấp cần thông khí cơ học
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tiến hành thông khí cơ học (TKCH) là công việc hàng ngày của bác sĩ hồi sức cấp cứu. Khi có chỉ định thông khí cơ học (thở máy) cần tiến hành lần lượt các bước như sau:
Đánh giá bệnh nhân
Tổng trạng
APACHE II (Acute Physiology And Chronic Health Evaluation).
Tiền sử bệnh.
Cơ quan hô hấp
Có hay không có tổn thương tại phổi?
Ngưng thở hoàn toàn hay còn tự thở ? Tự thở đạt mức nhạy của máy thở (sensitivity level)?
Phân tích khí máu động mạch
Mức độ nặng của suy hô hấp cấp ? Đáp ứng bù trừ ?
Cơ chế chính gây suy hô hấp cấp ?
Đánh giá bệnh nhân về tổng trạng, về cơ quan hô hấp, về khí máu động mạch nhằm phân loại nhóm suy hô hấp cấp cần thông khí cơ học và thực hiện các bước thông khí cơ học tiếp theo.
Chọn máy thở, phương thức máy thở
Việc lựa chọn tùy thuộc
Tình trạng của bệnh nhân: loại suy hô hấp cấp (tổn thương phổi hay suy bơm?), bệnh nền sẵn có?, khả năng tự thở và mức nhạy trigger đạt được?.
Mục tiêu sinh lý cần đạt được khi tiến hành thông khí cơ học cho bệnh nhân.
Trang bị sẵn có và kinh nghiệm của thầy thuốc?
Chọn máy thở
Nên chọn máy thở đơn giản cho nhóm suy hô hấp cấp không có tổn thương phổi.
Nên chọn máy thở hiện đại cho các nhóm suy hô hấp cấp khác, nhất là nhóm nhóm đợt cấp của bệnh suy hô hấp mạn, cai máy khó khăn…
Chọn phương thức thở máy
Phần lớn các trường hợp nên khởi đầu thông khí cơ học với phương thức (PT) A/C về thể tích, khi bệnh nhân ổn định hơn (trigger được máy thở, không có rối loạn huyết động) thì nên chuyển sang phương thức SIMV hoặc PSV nhằm làm giảm chống máy và tạo điều kiện thuận lợi cho thôi thở máy sau này.
Chỉ nên chọn phương thức A/C về áp lực cho nhóm suy hô hấp cấp có tổn thương phổi khi áp lực đỉnh đường thở (PIP) > 40 cmH2O hay áp lực bình nguyên (Pplat) > 35 cmH2O.
Các phương thức đặc biệt khác thường được chọn để cai máy hoặc có chỉ định riêng.
Cài đặt bước đầu các thông số
Phải được cân nhắc thận trọng dựa vào:
Mục tiêu cụ thể cần đạt được khi cho bệnh nhân thở máy,
Loại máy thở được dùng và
Phương thức thông khí cơ học mà ta đã chọn.
Sử dụng phương thức định hướng thể tích:
Thể tích khí được đưa vào phổi trong một phút còn gọi là thể tích thông khí phút (Minute Volume, Minute Vetilation - VE) bằng tích số của thể tích khí đưa vào phổi trong một nhịp thở hay còn thể tích khí lưu thông (Tiđal Volume - VT) với tần số máy thở đưa khí vào phổi trong 01 phút (ventilator frequency - f) theo công thức sau: VE = VT x f
Do vậy khi dùng PT thở thể tích, cần cài đặt 2 trong 3 thông số của công thức đó.
Thông khí phút: thường được tính theo công thức (lít/phút):
VE = 4 x BSA* (nam) hoặc VE= 3,5 x BSA* (nữ).
(*) BSA: Body Surface Area – diện tích da cơ thể (m2)
VE tính được phải được cộng thêm nếu BN có các tình trạng sau:
Sốt: + 9% /1oC.
Toan chuyển hóa: + 20% / -0,1pH.
Stress: 50% - 100% nếu có bỏng rộng, đa chấn thương…
Thể tích khí lưu thông: thường được tính theo công thức: VT = 5 – 15 ml/ IBW*
(*) Ideal Body Weight – trọng lượng cơ thể lý tưởng(kg).
Chọn VT = 5 – 8 ml/ kg cho nhóm SHHC có tổn thương phổi, hoặc khi có auto-PEEP đáng kể.
Chọn VT = 10 – 15 ml/kg cho nhóm SHHC không có tổn thương phổi.
Nên chọn VT sao cho Pplat tạo ra luôn thấp hơn 30 cmH2O.
Chú ý: Phải tính đến thể tích khí bị nén (Compressible Volume) và thể tích khoảng chết cơ học (Mechanical Dead Space) đặc biệt trong các trường hợp chọn VT thấp hoặc thở máy ở trẻ em.
Tần số máy (lít/phút): thường được tính theo công thức:
F = VE / VT hoặc
F = Flow x TI
Trong đó:
Flow là tốc độ dòng khí được đưa vào phổi (lít/phút)
TI là thời gian thở vào (phút)
Có thể ước lượng tùy theo tuổi:
Sơ sinh: 30 – 50 lần/phút.
Trẻ lớn: 20 – 30 lần/phút.
Người lớn: 8 – 20 lần/phút.
Có thể ước lượng theo bệnh sinh:
Bệnh phổi tắc nghẽn: 8 – 12 lần/phút.
Bệnh phổi hạn chế: 16 – 20 lần/phút.
Phổi bình thường: 12 – 16 lần/phút.
Tốc độ dòng khí:
Tốc độ dòng khí thở vào (Flow Rate, Peak Flow – Lưu lượng đỉnh) là lưu lượng khí đo được trong lúc thở vào, một thông số thường cần được cài đặt trên các máy thở có nguồn gốc Hoa Kỳ.
Có thể được tính theo công thức sau:
Flow = VT / TI = (VT) ´ (f) ´ (TI+TE) / TI
Trong đó:
Flow = tốc độ dòng khí thở vào (Lít/phút).
VT = thể tích khí lưu thông (Lít).
TI = thời gian thở vào (phút).
F = tần số máy (lần/phút).
T E = thời gian thở ra.
Có thể ước lượng bằng 4 đến 6 lần thể tích thông khí phút để đảm bảo đủ nhu cầu thở vào của bệnh nhân.
Dạng sóng của dòng khí (Flow waveforms):
Có 3 dạng là dạng dốc thoải (Ramp) tăng dần (Ascending) hoặc giảm dần (Descending), dạng hình vuông (Rectangular) và dạng hình sin (Sinusoidal). Mỗi dạng sóng của dòng khí có tác dụng sinh lý khác nhau:
Áp lực trung bình sẽ cao nhất với dạng giảm dần và thấp nhất với dạng hình sin, tăng dần, hình vuông.
Áp lực đỉnh sẽ thấp nhất với dạng giảm dần và cao nhất với dạng hình sin, tăng dần, hình vuông.
Dạng giảm dần có thể làm cải thiện sự oxy hóa và thông khí do cải thiện sự phân phối khí, có trong phương thức PCV, PSV, thường được chọn.
Khi sử dụng phương thức định hướng áp lực
Áp lực thở vào (Inspiratory Pressure):
Thường chọn từ 12 – 30 cmH2O.
12 - 20 CmH2O cho SHHC có phổi bình thường.
20 - 30 CmH2O cho SHHC có tổn thương phổi.
Không vượt quá 40 cmH2O trong mọi trường hợp.
Tốt nhất chọn mức áp lực sao cho VT thở ra xấp xỉ mức VT dự tính, hoặc nhìn thấy lồng ngực di động tốt, cân đối và nghe phế âm đều cả hai bên.
Các thông số khác
Áp lực dương cuối thì thở ra (Positive End Expiratory Pressure - PEEP):
Chỉ định:
Khi bắt đầu thở máy ở hầu hết các trường hợp, nên cài đặt PEEP = 5 cmH2O nhằm mục đích dự phòng xẹp phổi trừ trường hợp đang có tăng áp lực nội sọ nghiêm trọng và đang trong tình trạng sốc – trụy tim mạch.
Khi có tình trạng giảm oxy hóa máu đáng kể (PaO2/ FiO2 <300), cần thiết phải chọn mức PEEP tối ưu (mức PEEP tạo nên hiệu quả oxy hóa máu tốt nhất mà không gây rối loạn huyết động và căng phổi quá mức) sao cho PaO2 = 60 – 70 mmHg với FiO2 >0,4 hoặc PaO2/FiO2 300.
Trong các bệnh phổi tắc nghẽn (COPD, Hen PQ) có auto-PEEP cao ( >8 cmH2O) cần phải cài đặt PEEP với mức < 85% auto-PEEP, nhằm chống auto-PEEP bằng cách nong mở đường thở và giảm công thở.
Cách chọn PEEP tối ưu:
Trên các máy thở hiện đại có màn hình thể hiện các dạng biểu đồ vòng (loops) biểu diễn tương quan giữa thể tích khí được đẩy vào phổi với áp lực tạo ra trên đường thở (Loops P – V) cho phép chọn mức PEEP tối ưu một cách chính xác nhờ xác định “điểm uốn thấp – lower inflection point ” (PEEPopt = Pinfl + 2).
Khi không có màn hình hiển thị biểu đồ vòng P – V thì phải tăng dần PEEP mỗi 30 phút/lần, mỗi lần từ 2 đến 3 cmH2O cho đến khi đạt mục Tiêu oxy hóa máu mà không gây rối loạn huyết động (thường từ 8 đến 12 cmH2O).
Chú ý:
Nếu vừa có rối loạn huyết động vừa có giảm oxy hóa máu nghiêm trọng (PaO2/FiO2 <200) thì cần thiết phải truyền dịch, dùng thuốc vận mạch để giữ HA ở mức chấp nhận được cho phép sử dụng PEEP.
Nếu vừa có tăng áp lực nội sọ vừa có giảm oxy hóa máu nghiêm trọng (PaO2/FiO2 <200) thì vẫn phải dùng PEEP tối ưu đồng thời với tất cả các biện pháp giảm áp lực nội sọ tích cực khác.
Tỉ lệ I/E:
Thường chọn I/E = 1/2.
Chọn I/E = 1/3 – 1/4 nếu có tắc nghẽn hoặc auto-PEEP.
Chọn I/E đảo ngược (inverse) trong phương thức kiểm soát áp lực (PCV) khi có giảm oxy hóa máu nghiêm trọng không đáp ứng với PEEP.
FiO2 (Nồng độ oxy trong khí thở vào):
Thường chọn 100% lúc khởi đầu rồi giảm dần tới mức thấp nhất có hiệu quả. Không nên dùng FiO2 =100% quá 2 giờ liên tục, FiO2 > 60% quá 24 giờ.
Mức nhậy trigger:
Mức ngưỡng để bệnh nhân cần vượt qua để khởi động (trigger) máy thở.
Có ba loại trigger để chọn:
Trigger dòng có thể đặt ở mức 2 - 4 lít/phút, chỉ có ở máy thở hiện đại
Trigger áp lực thường chọn từ –1 đến –2 cmH2O hoặc dưới mức PEEP 1 – 2 cmH2O.
Trigger Timer (thời gian) được dùng trong các phương thức thông khí cơ học kiểm soát (thông qua điều chỉnh tần số máy).
Thở dài (Sigh):
Dùng khi đặt VT thấp (8ml/kg) hoặc khi thở máy kéo dài, nhằm tránh xẹp phổi.
Đặt các giới hạn báo động.
Nếu vượt quá trị số này sẽ có báo động (bằng âm thanh chói tai, đèn nhấp nháy)
Về áp lực thở vào:
Thường dành cho các phương thức thể tích.
Giới hạn trên: còn gọi là áp lực an toàn, nên đặt ở mức lớn hơn áp lực đỉnh (PIP) đọc được trên đồng hồ đo áp lực của máy khoảng 5 –10 cmH2O, nhưng < 50 cmH2O, khi vượt quá sẽ có báo động, đồng thời tự động mở van xả.
Giới hạn dưới: còn gọi là áp lực tối thiểu, nên đặt thấp hơn PIP khoảng 10 cmH2O, nhưng 5 cmH2O để phát hiện hở đường dẫn khí, hoặc tuột máy.
Về thể tích phút thở ra:
Thường dành cho các phương thức áp lực.
Giới hạn trên và dưới nên đặt ở mức ± 15% so với VE thở ra,
Nếu có SIGH thì giới hạn trên + 25%.
Về giới hạn FiO2:
Thường được dùng đến trong các bệnh phổi mạn
Giới hạn tối thiểu (Min), tối đa (Max) là mục tiêu sinh lý cần đạt được, thường là 88 % - 92 % .
Về các sự cố:
Thường được nhà chế tạo thiết kế sẵn, cần kiểm tra trước khi cho bệnh nhân thở máy.
Ngưng thở (chỉ có ở các phương thức hỗ trợ),
Mất nguồn điện.
Mất nguồn khí nén, oxy …
Theo dõi bệnh nhân trong quá trình thở máy
Mục đích
Đánh giá sự đáp ứng với điều trị, quá trình tiến triển của BN.
Phát hiện kịp thời các biến chứng để xử trí.
Khí máu động mạch
Nên đặt catheter động mạch trong các trường hợp nặng.
Nên làm liên tục 30 phút /lần, khi ổn định 2 lần/ngày.
Theo dõi O2, EtCO2 không xâm lấn
Ưu điểm chủ yếu là tiện lợi.
Nhược điểm chính là độ tin cậy không cao.
Các yếu tố cơ học của hệ thống hô hấp
Nhằm mục đích:
Phát hiện kịp thời những trục trặc của máy thở.
Phát hiện những thay đổi về tình trạng của bệnh và
Hướng dẫn điều chỉnh cài đặt, lựa chọn lại phương thức thở cho phù hợp,
Xác định tiêu chuẩn ngưng và cai máy thở.
Độ giãn nở hệ thống hô hấp (compliance)
Giảm sút trong các bệnh về nhu mô phổi: ARDS, ALI, Viêm phổi…
Phục hồi hay cải thiện tương xứng với mức độ cải thiện của bệnh.
Sức cản đường thở:
Tăng trong các bệnh phổi tắc nghẽn: COPD, hen PQ, tắc đờm…
Cải thiện tương xứng với mức độ cải thiện của bệnh.
Auto-PEEP: cần theo dõi chặt trong các bệnh phổi tắc nghẽn, có thở nhanh, tăng áp lực nội sọ, sốc - trụy mạch… (đo bằng phương pháp bịt cuối thở ra).
Quan sát biểu đồ: đơn (P, F, V), vòng (Loop P – V, P – F) cung cấp rất nhiều thông tin có ích cho trong quá trình thở máy
Khi cai máy: P01, RSB index.
Huyết động:
Đo trực tiếp: Áp lực tĩnh mạch trung tâm, huyết áp động mạch qua catheter, áp lực động mạch phổi bít (nếu có thể),...trong những trường hợp nặng.
Đo gián tiếp: huyết áp động mạch cánh tay (bao hơi), tần số tim,…
Mức gắng sức và sự đồng bộ
Áp lực hít vào tối đa.
Sự hài hòa, đồng bộ giữa máy và bệnh nhân.
Chăm sóc bệnh nhân thở máy
Đường thở:
Chọn nội khí quản qua miệng hay mũi và mức áp lực trong bóng chèn.
Cố định ống đúng phương pháp.
Hút đờm, tư thế và khí dung
Hút đờm đúng kỹ thuật, hạn chế biến chứng.
Đặt bệnh nhân ở tư thế Fowler.
Nội soi phế quản khi cần.
Dùng khí dung.
Dinh dưỡng
Đánh giá về dinh dưỡng.
Tính toán nhu cầu năng lượng của bệnh nhân
Tiến hành nuôi dưỡng bệnh nhân.
Sử dụng thuốc an thần, giảm đau, giãn cơ
Chống máy cần phải được phát hiện kịp thời và điều trị một cách hệ thống (…), xử trí nguyên nhân nếu có thể (do BN, do máy).
Sử dụng thuốc an thần, giảm đau ít tác dụng phụ trên huyết động,…
Chỉ sử dụng thuốc giãn cơ để cải thiện tình trạng chống máy sau khi đã xử trí nguyên nhân hoặc trong trường hợp đặc biệt (phương thức PCV với đảo ngược tỉ lệ I/E, vật vã quá nhiều do CT sọ não…)
Điều chỉnh các thông số
Theo đáp ứng lâm sàng
Trong các trường hợp khẩn cấp, nguy kịch cần hồi sinh thì không nên chờ kết quả khí máu động mạch.
Trong điều kiện trang thiết bị không cho phép.
Chủ yếu dựa vào các dấu hiệu sinh tồn, dấu tưới máu ngoại vi... nên không chính xác, khách quan, có thể sai lầm.
Theo kết quả khí máu động mạch
Kết hợp chặt chẽ với lâm sàng, XQ và đặc biệt là khí máu động mạch để điều chỉnh máy thở hiệu quả nhất.
Cần xác định mục tiêu cụ thể cho mỗi BN để điều chỉnh phù hợp, điều chỉnh thông số gây nguy hiểm cho bệnh nhân trước, không nên điều chỉnh nhiều thông số cùng một lúc.
Đối với PaCO2 có thể theo công thức sau:
VE x PaCO2 = VE' x PaCO2'
VT x f x PaCO2 = VT' x f' x PaCO2' (nên tăng VT trước)
Đối với PaO2: PaO2 / FiO2 = PaO2'/ FiO2' 300)>(khi PaO2/FiO2
Thôi thở máy hoặc cai thở máy đúng lúc
Thôi thở máy (discontinuation)
BN tự mình hồi phục hô hấp tự nhiên khi BN không cần thông khí cơ học nữa.
Có thể dễ thực hiện ở các bệnh nhân thở máy dưới 1 tuần.
Cai thở máy (weaning)
Là quá trình tách bỏ dần dần sự phụ thuộc máy thở ở bệnh nhân đã quen thở máy.
Tiêu chuẩn cai thở máy
Nguyên nhân suy hô hấp cấp đã được giải quyết.
Tỉnh táo, không sốt, tim mạch ổn định.
Dinh dưỡng, nước điện giải bình thường.
PaO2 < 60mmHg với FiO2 < 0,5 và PEEP < 5 cmH2O.
P01 < 5 cmH2O, RSB index < 100
Các biện pháp cai thở máy
Tự thở ngắt quãng, tăng dần thời gian thở tự nhiên.
Sử dụng ống T với FiO2 giảm dần.
Sử dụng các phương thức thông khí cơ học: CPAV, SIMV, PSV,…
Sử dụng thông khí cơ học áp lực dương không xâm nhập.
Thu dọn và vệ sinh máy
Nên chuẩn bị máy thở sẵn sàng dùng được ngay.
Nên có nhiều bộ ống thở sạch sẵn sàng, chỉ cần thay ống là có thể dùng cho bệnh nhân khác.
Khi vệ sinh máy cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt qui trình của nhà chế tạo.
Tiến hành thông khí cơ học (TKCH) là công việc hàng ngày của bác sĩ. Khi có chỉ định thông khí cơ học (thở máy) cần tiến hành lần lượt các bước như sau:
Đánh giá bệnh nhân
Tổng trạng
APACHE II (Acute Physiology And Chronic Health Evaluation).
Tiền sử bệnh.
Cơ quan hô hấp
Có hay không có tổn thương tại phổi?
Ngưng thở hoàn toàn hay còn tự thở?. Tự thở đạt mức nhạy của máy thở (sensitivity level)?
Phân tích khí máu động mạch
Mức độ nặng của suy hô hấp cấp? Đáp ứng bù trừ ?
Cơ chế chính gây suy hô hấp cấp ?
Đánh giá bệnh nhân về tổng trạng, về cơ quan hô hấp, về khí máu động mạch nhằm phân loại nhóm suy hô hấp cấp cần thông khí cơ học và thực hiện các bước thông khí cơ học tiếp theo.
Bài viết cùng chuyên mục
Biến chứng tim do tăng huyết áp
Người ta cho rằng sự tăng quá mức collagene của cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp do 2 qúa trình tăng tổng hợp và giảm thoái hóa collagene
Hội chứng cai rượu cấp
Sau khi ngưng rượu, sự giảm điều hoà receptor hệ GABA tham gia gây ra rất nhiều triệu chứng của hội chứng cai. Ngộ độc rượu mạn cũng ức chế hoạt động dẫn truyền thần kinh glutamate.
Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung).
Tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Sự xuất hiện bệnh thận do đái tháo đường týp 2 sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành, đột quỵ não lên gấp 10 lần. Nếu bệnh nhân đái tháo đường týp 2 khi chưa có MAU thì nguy cơ bệnh tim mạch gia tăng 2-4 lần
Nét cơ bản về giải phẫu sinh lý ứng dụng của bộ máy hô hấp
Hen phế quản, COPD là những bệnh lý hay được thông khí nhân tạo, đặc điểm là hẹp đường thở bơm khí khó khi thở vào, khí ra chậm khi thở ra nguy cơ ứ khí trong phổi (auto PEEP).
Xử trí cơn hen phế quản nặng
Nếu không có salbutamol hoặc bricanyl dạng khí dung, có thể dùng salbutamol hoặc bricanyl dạng xịt.
Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Trong khuyến cáo thực hành lâm sàng đối với bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn của KDOQI cập nhật năm 2012 có nêu: Mức kiểm soát HbA1c tối ưu nên duy trì vào khoảng 7,0%
Chăm sóc bệnh nhân nặng
Rối loạn nặng một hoặc nhiều các chức năng sống: hô hấp, tuần hoàn, não, thận, điện giải, thăng bằng kiềm toan
Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thuốc trừ sâu
Bệnh nhân uống thuốc trừ sâu, nôn, và thở có mùi thuốc trừ sâu. Mức độ trung bình, nhức đầu, nôn, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, vẫn tỉnh, huyết áp bình thường.
Quá liều thuốc chống đông
Protamin sulfat hình thành một phức hợp heparin-protamin và trung hoà tác dụng chống động của heparin. Protamin trung hoà heparin trong vòng 5 phút.
Mất đồng bộ cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp
Trong hoạt động điện học, do sự bất thường của xung động, và sự dẫn truyền, trình tự hoạt động điện học của cơ tim mất sinh lý, và mất đồng bộ
Làm gì khi bị sốt cao, cảm cúm?
Khi nhiễm virus đặc biệt là virus cúm bệnh nhân cần nghỉ ngơi, có thể dùng thuốc hạ sốt giảm đau… đặc biệt phải bù nước và điện giải nhằm dự phòng và giảm đáng kể thời gian các triệu chứng.
Chức năng của gan
Trước khi cuộc hành trình của mình trên khắp cơ thể người, máu từ dạ dày và ruột được lọc bởi gan. Để ngăn chặn các chất gây ô nhiễm lưu thông trong máu, gan loại bỏ rất nhiều chất thải độc hại lưu hành.
Các phản ứng truyền máu
Các triệu chứng sớm bao gồm bắt đầu đột ngột tình trạng lo lắng, đỏ bừng, nhịp nhanh và tụt huyết áp. Đau ngực, đau bụng, sốt và khó thở là các biểu hiện thường gặp.
Soi phế quản ống mềm
Dùng ống soi đưa vào đường hô hấp, hệ thống khí phế quản giúp quan sát tổn thương và can thiệp điều trị.
Các từ viết tắt thường dùng trong thông khí nhân tạo
AaDO2 Alveolo-Arterial O2 difference, Chênh lệch nồng độ O2 giữa phế nang và máu động mạch, ACCP American College of Chest Physicians, Hội các bác sỹ lồng ngực Mỹ
Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thức ăn
Đây là một tình trạng bệnh lý hay gặp, đa dạng, nếu xử trí không đúng có thể nguy hiểm cho bệnh nhân.
Kháng insulin và cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2
Kháng insulin là một khái niệm thể hiện sự gia tăng nồng độ insulin và giảm nhạy cảm insulin của cơ quan đích, Chính vì vậy, kháng insulin còn gọi là cường insulin
Chăm sóc bệnh nhân rắn cắn
Buộc ga rô 5cm trên chỗ cắn, nặn máu, rửa sạch, đưa đi bệnh viện, Rửa sạch vết cắn bằng nước muối sinh lý và cồn iode 700 Betadin, Nặn sạch máu tại vết cắn, rửa vết cắn.
Các loại thảo mộc tốt nhất cho gan
Nhân trần được trường đại học Y Hà nội dùng điều trị bệnh viêm gan do vi rút tại bệnh viện Bạch mai và các bệnh viện tuyến trung ương khác.
Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, gọi tắt là tim nhanh trên thất là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh có cơ chế và nguồn gốc khác nhau.
Phương thuốc cổ truyền trừ ho
Theo ý đó, phương thuốc cổ truyền cũng bao gồm nhiều vị tá, tạo ra tính phong phú về tác dụng cho phương thuốc, góp phần nâng cao hiệu quả trị bệnh chung.
Thông khí nhân tạo điều khiển ngắt quãng đồng thì (SIMV)
Trước đây là một phương thức thở được sử dụng nhiều, kể cả trong cai thở máy. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu gần đây không ủng hộ việc sử dụng phương thức này trong cai thở máy.
Thông khí nhân tạo và chỉ định (thở máy)
Thông khí nhân tạo có thể thay thế một phần hoặc thay hoàn toàn nhịp tự thở của bệnh nhân.
Nhiễm khuẩn đường sinh sản
Bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục, đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý phụ khoa vì là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khoẻ