Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thở máy

2012-06-18 10:58 PM

Theo dõi tình trạng lâm sàng và SpO2 trong khi hút: nếu Bn xuất hiện tím hoặc SpO2 tụt thấp <85-90% phải tạm dừng hút: lắp lại máy thở với FiO2 100% hoặc bóp bóng oxy 100%.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mục đích

Chuẩn bị máy thở và cho bệnh nhân thở máy với các thông số đã cài đặt.

Theo dõi bệnh nhân thở máy, phát hiện biến chứng nếu có.

Nhận định và xử lý một số báo động trên máy thở.

Hút dịch phế quản và họng miệng.

Đảm bảo nuôi dưỡng đầy đủ, đúng quy cách.

Chăm sóc vệ sinh, chống loét, chống tắc mạch.

Giúp bệnh nhân có khả năng thôi hoặc cai thở máy.

Chuẩn bị và cho bệnh nhân thở máy

Lắp đặt hệ thống dây thở, bộ phận làm ẩm, bộ phận lọc vi khuẩn.

Cắm điện, lắp nguồn oxy, khí nén.

Đổ nước vô trùng vào bình làm ẩm theo mức chỉ dẫn.

Bật máy cho máy chạy thử (với phổi giả) để kiểm tra: điện, oxy, khí nén, áp lực, hệ thống các nút chức năng, bộ phận khí dung.

Đặt các thông số thở yêu cầu (với phổi giả), trước khi nối máy với bệnh nhân:

Phương thức thở máy                  :           CMV

Thể tích lưu thông (Vt)                  :           10 ml/kg cân nặng    

Tần số thở                                     :           12 nhịp/phút

Thời gian thở vào/thở ra    (I/E)     :           1:2

Phân xuất oxy khí thở vào(FiO2): 30%   

Trigger (sensivity):                           0,5-1 cmH2O (3 lpm)

Các giới hạn báo động: áp lực, oxy...

Nối máy thở vào bệnh nhân.

Theo dõi tình trạng lâm sàng và sự thích ứng của bệnh nhân với máy.

Chăm sóc bệnh nhân thở máy

Theo dõi bệnh nhân

Sự thích ứng của BN với máy thở:  Theo máy? chống máy (nguy cơ suy hô hấp, truỵ mạch, tràn khí màng phổi).

Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng: ý thức - mạch, HA- nhịp thở, tím, vã mồ hôi, SpO2, khí máu.

Phát hiện các biến chứng

TKMF: BN SHH, áp lực đường thở tăng, tràn khí dưới da, lồng ngực (bên có tràn khí) căng phồng, cần chọc hút và đặt dẫn lưu màng phổi.

Tắc đờm: BN SHH, áp lực đường thở tăng, nghe phổi khí vào  kém, triệu chứng cải thiện sau khi hút đờm.

Tuột, hở đường thở: BN SHH, áp lực đường thở thấp, thể tích thở ra thấp.

Nhiễm trùng phổi: BN sốt, dịch phế quản nhiều và đục, cần: cấy đờm, chụp Xquang phổi.  Phòng tránh: đảm bảo vô trùng khi hút đờm, khử khuẩn tốt máy thở và dây thở.

Hút dịch phế quản và hút đờm dãi họng miệng

Hút đờm định kỳ 2 - 3 h/lần và mỗi khi thấy có ùn tắc đờm.

Hút dịch phế quản và hút đờm dãi họng miệng bằng các ống thông hút riêng. Nếu dùng chung xông hút (tiết kiệm xông): mỗi lần hút sẽ hút dịch khí phế quản trước sau đó mới hút dịch hầu họng, miệng sau.

Các lưu ý nhằm tránh gây biến chứng

Giảm oxy máu:

Đặt FiO2 100% trước khi hút 30 giây-vài phút, trong khi hút và 1- 3 phút sau khi hút xong.

Hạn chế thời gian mỗi lần hút (<15’’), dùng ống hút nhỏ (ID<1/2)

Chỉ hút trong lúc rút sonde ra, nên dùng kỹ thuật hút “kín”.

Theo dõi tình trạng lâm sàng và SpO2 trong khi hút: nếu Bn xuất hiện tím hoặc SpO2 tụt thấp <85-90% phải tạm dừng hút: lắp lại máy thở với FiO2 100% hoặc bóp bóng oxy 100%.

Kích thích và tổn thương đường thở:

Dùng áp lực hút thấp nhất (<150mmHg).

Động tác hút “nhẹ nhàng”.

Bội nhiễm khuẩn bệnh viện:

Rửa tay trước khi tiến hành thủ thuật, mang găng vô trùng.

Dùng kỹ thuật “không chạm”.

Dùng sonde “ sử dụng một lần”.

Tăng áp suất nội sọ (đối với BN tổ thương sọ não):

Chỉ hút khi thực sự cần thiết.

Chuẩn bị bệnh nhân kỹ trước khi hút với tăng liều thuốc an thần, nhỏ giọt Lidocain trước.

Thao tác nhẹ nhàng.

Nhận định và xử lý một số báo động

Báo động áp lực cao: thở chống máy, tắc đờm, co thắt phế quản, TKMF.

Báo động áp lực thấp: tuột, hở đường thở, máy mất áp lực.

Báo động oxy thấp: lắp đường oxy chưa đúng, sụt áp lực nguồn oxy.

Báo động ngừng thở: nếu Bn SHH phải tạm tháo máy thở, bóp bóng  và báo bác sĩ.

Chăm sóc và kiểm tra hoạt động của máy thở

Điện, khí nén, oxy.

Dây dẫn: hở, có nước đọng.

Các thông số cài đặt.

Bình làm ẩm, làm ấm: kiểm tra mức nước, nhiệt độ.

Các chăm sóc và theo dõi khác

Đảm bảo nuôi dưỡng, chú ý cung cấp đủ năng lượng và protit

Chăm sóc chống loét, giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân răng miệng, tiêu, tiểu.

Chống tắc mạch: thay đổi tư thế, xoa bóp, thuốc chống đông.

Giúp bệnh nhân có khả năng thôi hoặc cai thở máy

Động viên giải thích giúp BN yên tâm, hợp tác.

Chăm sóc tốt, xoa bóp, tránh các biến chứng do thở máy và nằm lâu.

Nuôi dưỡng tốt, đúng quy cách.

Tập vận động và cho bệnh nhân ngồi dậy khi bắt đầu khoẻ.

Thực hiện tốt các phương thức cai thở máy.

Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

Sự thích ứng của BN với máy thở.

Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng.

Các biến chứng nếu có.

Lập kế hoạch chăm sóc tiếp theo.

Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình

Giải thích động viên BN chịu đựng thở máy không chống  máy không rút ống NKQ.

Giải thích cho gia đình tác dụng của máy thở, diễn biến và tiên lượng của BN.

Bài viết cùng chuyên mục

Sốc do tim

Chênh lệch oxy giữa máu mao mạch và máu tĩnh mạch cao do rối loạn trong sốc tim là do tổn thương chức năng tim, không phải do rối loạn ở ngoại vi.

Tràn khí màng phổi toàn bộ

Tràn khí màng phổ toàn bộ là một bệnh lý cấp tính của khoang màng phổi đặc trưng bởi xuất iện khí trong từng khoang màng phổi ở các mức độ khác nhau

Gánh nặng đột quỵ sẽ giảm khi huyết áp được kiểm soát tối ưu

Với tần suất mắc cao nhưng không được nhận biết và kiểm soát tốt, tăng huyết áp đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật do đột qụy ở Việt Nam

Dung dịch vệ sinh phụ nữ nổi tiếng số 1 năm 2012

Ngày 10/11/2012, lễ công bố “Sản phẩm đạt chứng nhận Tin & Dùng năm 2011 – 2012” được tổ chức tại Grand Plaza Sài Gòn.

Ảnh hưởng sinh lý của thông khí nhân tạo

Trong điều kiện tự thở, AL trong lồng ngực luôn âm. AL dao động từ -5 cmH2O (thở ra) đến -8 cmH2O (hít vào). AL phế nang dao động từ +1 cmH2O (thở ra) đến -1 cmH2O (hít vào).

Thăm dò thông khí phổi và khí máu động mạch

Đánh giá chức năng phổi của bệnh nhân trước khi mổ phổi (Ung thư phế quản, áp xe phổi, giãn phế quản, các can thiệp tim mạch, ổ bụng).

Khái niệm về thông khí nhân tạo trong điều trị tích cực

Đảm bảo thay thế chức năng của phổi: PaO2, PaCO2, pH phải thay đổi tuỳ theo từng tình trạng bệnh lí, từng chỉ định thở máy.

Xuyên bối tỳ bà cao! Bài thuốc đông y trị ho lịch sử

Ô mai được nhân dân dùng làm thuốc trị ho, và được phối hợp trong nhiều bài thuốc đông y trị ho, nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho lâu năm khiến cổ họng ngứa rát, khản tiếng.

Liệu pháp insulin trong điều trị đái tháo đường týp 2

Do tỷ lệ người cao tuổi mắc đái tháo đường týp 2 là phổ biến, thời gian mắc bệnh kéo dài, nhiều bệnh đi kèm, nguy cơ hạ đường huyết cao khi áp dụng khuyến cáo

Sử dụng hiệu quả insulin điều trị đái tháo đường

Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường có thể trở nên cần điều trị bằng insulin một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn khi tụy không tiết đủ lượng insulin cần thiết.

Đại cương về suy thận mạn tính

Nguyên nhân suy thận mạn tính có nhiều loại khác nhau,thường do một trong số các nguyên nhân bao gồm bệnh cầu thận, bệnh ống kẽ thận, bệnh mạch máu thận, bệnh bẩm sinh và di truyền.

Nét cơ bản về giải phẫu sinh lý ứng dụng của bộ máy hô hấp

Hen phế quản, COPD là những bệnh lý hay được thông khí nhân tạo, đặc điểm là hẹp đường thở bơm khí khó khi thở vào, khí ra chậm khi thở ra nguy cơ ứ khí trong phổi (auto PEEP).

Thông khí nhân tạo và chỉ định (thở máy)

Thông khí nhân tạo có thể thay thế một phần hoặc thay hoàn toàn nhịp tự thở của bệnh nhân.

Chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp

Phù phổi là tình trạng suy hô hấp nặng do thanh dịch từ các mao mạch phổi tràn vào các phế nang gây cản trở sự trao đổi khí.

Xử trí cơn hen phế quản nặng

Nếu không có salbutamol hoặc bricanyl dạng khí dung, có thể dùng salbutamol hoặc bricanyl dạng xịt.

Các triệu chứng của bệnh gan

Sao lưu độc gan thực hiện các công việc hàng ngày của nó. Ngoài ra, các độc tố trong máu dễ dàng tích hợp vào não và tuyến nội tiết gây ra những vấn đề hệ thống thần kinh trung ương và sự mất cân bằng hormone.

Nhiễm khuẩn đường sinh sản

Bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục, đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý phụ khoa vì là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khoẻ

Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV)

PSV cung cấp dòng khí thở vào sinh lý hơn cho bệnh nhân, giảm công hô hấp của bệnh nhân. Dòng khí thở vào kết thúc khi đạt mức khoảng 25% dòng đỉnh ban đầu.

Nhiễm khuẩn hậu sản

Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung).

Kháng insulin và cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2

Kháng insulin là một khái niệm thể hiện sự gia tăng nồng độ insulin và giảm nhạy cảm insulin của cơ quan đích, Chính vì vậy, kháng insulin còn gọi là cường insulin

Bệnh cơ tim chu sản

Có nghiên cứu đã thấy trong huyết thanh của bệnh nhân có kháng thể với cơ trơn và actin kết quả là có sự giải phóng actin và myosin trong suốt thời kỳ tử cung thoái triển sau khi sinh con.

Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc cấp

Đảm bảo chức năng hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, điều chỉnh các RL nước điện giải, toan kiềm...

Quá liều thuốc chống đông

Protamin sulfat hình thành một phức hợp heparin-protamin và trung hoà tác dụng chống động của heparin. Protamin trung hoà heparin trong vòng 5 phút.

Soi phế quản ống mềm

Dùng ống soi đưa vào đường hô hấp, hệ thống khí phế quản giúp quan sát tổn thương và can thiệp điều trị.

Mở khí quản

Phầu thuật viên dùng tay trái cố định khí quản ở giữa, tay phải cầm dao mổ rạch da theo đường dọc giữa cổ từ điểm cách hõm ức khoảng 1cm lên trêm tới sát sụn nhẫn, dài khoảng 2,5 đến 3cm.