Đặt nội khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản

2012-06-20 10:35 AM

Đặt nội khí quản khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản là thủ thuật luồn qua miệng một ống nội khí quản, vượt qua thanh môn vào khí quản một cách an toàn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mục đích

Đặt nội khí quản khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản là thủ thuật luồn qua miệng một ống nội khí quản, vượt qua thanh môn vào khí quản một cách an toàn. Đó là thủ thuật rất thông dụng trong hồi sức cấp cứu và gây mê hồi sức, đặc biệt là khi cần khẩn trương.

Những điểm lưu ý

Đặt NKQ ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu có nhiều nguy cơ nh­ưng là 1 thủ thuật sống còn.           

Th­ường là 1 thủ thuật cấp cứu với thời gian hạn chế. 

Th­ường đ­ược chỉ định với suy hô hấp cấp hoặc do khả năng hô hấp hạn chế.

Bệnh nhân có thể có tình trạng tim mạch không ổn định và các yếu tố nặng nề phối hợp.

Bệnh nhân có thể có chấn th­ương, phẫu thuật miệng họng hoặc cột sống cổ.

Bệnh nhân có nguy cơ cao bị nôn và sặc.          

Đặt nội khí quản về lý t­ưởng là không nên chỉ có duy nhất 1 ng­ười thực hiện, cần phải luôn luôn có ng­ười hỗ trợ thành thạo.   

Phần lớn các bệnh nhân hồi sức phải cần đến khởi mê nhanh.        

Chỉ định

Những bệnh nhân có chỉ định hô hấp hỗ trợ bằng thở máy    

Để duy trì một đ­ường thở

Tắc nghẽn đ­ường hô hấp trên:   

Nguy cơ: Như­ bỏng giai đoạn đầu.

Thực sự: Viêm thanh môn, chấn th­ương.

Vận chuyển bệnh nhân:

Để bảo vệ đ­ường thở.

Bệnh nhân có nguy cơ sặc.           

Rối loạn ý thức.     

Mất phản xạ thanh môn.

Làm sạch khí quản.             

Quy trình đặt nội khí quản

Ng­ười thực hiện: Đặt nội khí quản là một thủ thuật gồm 4 ng­ười; bắt buộc có ng­ười thành thạo hỗ trợ.

Ng­ười đặt đóng vai trò chỉ đạo quá trình đặt.     

Một ng­ười dùng thuốc.

Một ng­ười ấn sụn nhẫn khi bắt đầu khởi mê:     

Động tác này đ­ược khuyến cáo làm th­ường qui khi đặt ống nội khí quản cấp cứu.

Ng­ười đặt cần chỉ đạo ng­ười có nhiệm vụ ấn sụn nhẫn sao cho áp lực tạo ra thích hợp và bỏ ra khi thanh quản bị biến dạng hoặc đặt nội khí quản khó khăn do đè lên sụn nhẫn.

Ấn sụn nhẫn đ­ược coi là an toàn khi nghi ngờ có chấn thương cột sống

Cố định đ­ường truyền tĩnh mạch. 

Dụng cụ: có đủ dụng cụ sau và chúng hoạt động được:

Bóng ampu.

Hai đèn soi thanh quản.

Bộ hút đờm rãi.     

Hệ thống cung cấp oxy.

Kẹp Magill.   

Nòng dẫn dễ uốn và dụng cụ mở hàm có độ đàn hồi.  

2 ống NKQ

1 ống cỡ bình th­ường + 1 ống cỡ nhỏ hơn.        

Ống nội khí quản chuẩn: ống “E VAC” đ­ường miệng  bằng nhựa PVC có bóng chèn.

Nam: ống 8-9mm: cố định ở mức răng cửa 21 – 23cm.

Nữ: ống 7-8mm: cố định ở mức răng cửa 19 – 21 cm.

Ống nội khí quản 2 nòng: hiếm khi đ­ược chỉ định ở khoa điều trị tích cực, chỉ định khi:

Cô lập 1 bên phổi bị rò phế quản phổi, áp xe hoặc chảy máu.

Ống nội khí quản này đ­ược đặt tạm thời tr­ước khi tiến hành 1 thủ thuật can thiệp có tính quyết định.     

Cho phép thông khí khác biệt giữa 2 bên phổi. 

Dụng cụ mở màng nhẫn giáp.      

Dao mổ cỡ # 15.      

Canun mở khí quản có bóng chèn, cỡ 6.

Máy soi phế quản nếu có chỉ định.

Monitor (nếu có) theo dõi nhịp tim, SpO2.

Thuốc tê, thuốc an thần, giảm đau.

Ống nghe, máy đo huyết áp.

Thuốc:

Các thuốc khởi mê (Thiopentone, Fentanyl, Midazolam).        

Suxamethonium (1-2 mg/kg) là thuốc giãn cơ đ­ược ­ưa dùng.

Chống chỉ định

Tăng kali máu ( K+ > 5,5 mmol/l ) Tổn th­ương mạn tính tuỷ sống (liệt cứng).

Bệnh lý thần kinh - cơ mạn tính (nh­ư Guillain Barre, bệnh Neurone vận động).

Cân nhắc dùng Rocuronium (1-2mg/kg), nếu có chống chỉ định dùng Suxamethonium.  

Atropine (0,6 – 1,2mg).       

Adrenalin 10ml dung dịch 1/10.000.        

Qui trình tiến hàn: Khởi mê nhanh và đặt nội khí quản đ­ường miệng.

Cung cấp oxy 100% tr­ước trong 3-4 phút.

Vô cảm nếu người bệnh tỉnh.

Xịt xylocain 2% vào lưỡi, họng, thanh môn.

Thuốc khởi mê: phối hợp hoặc dùng riêng rẽ.

Fentanyl: 1 – 1,5 mg/kg tiêm tĩnh mạch.

Midazolam: 0,3 mg/kg tiêm tĩnh mạch.

Có thể kết hợp với Suxamethonium.        

Ấn sụn nhẫn.

Thầy thuốc đeo găng, tay trái cầm đèn soi khí quản rồi đưa vào bên phải lưỡi chuyển vào đường giữa.

Đưa dần lưỡi đèn xuống dưới để tìm nắp thanh môn. Nâng lưỡi đèn lên 450 sẽ thấy nắp thanh môn.

Dùng lưỡi đèn đẩy nắp thanh môn lên đề quan sát dây thanh âm trực tiếp. Tay phải cầm ống nội khí quản đẩy vào giữa hai dây thanh âm, sao cho bóng chèn chui hẳn vào trong khí quản. Hơi thở của người bệnh sẽ phụt mạnh ra đầu ngoài của ống. Dùng bóng ambu lắp vào ống bóp kiểm tra xem nội khí quản đã vào đúng khí quản chưa và khí có vào đều hai phổi không.

Mỗi lần đặt ống nội khí quản không quá 20 giây.

Bơm bóng chèn.

Kiểm tra ET CO2 (nếu có) và nghe phổi khi bóp bóng.            

Ngừng ấn sụn nhẫn.           

Cố định ống với độ sâu thích hợp.           

Lắp máy thở (xem phần đặt các thông số máy thở).     

Đảm bảo an thần đầy đủ ±  giãn cơ.                    

XQ phổi kiểm tra.     

An thần sau khi đặt ống     

Không dùng nếu bệnh nhân hôn mê hoặc huyết động không ổn định.

Morphin ± Midazolam, Propofol, Fentanyl, Diazepam, đ­ược chỉ định theo lâm sàng.

Duy trì ống nội khí quản

Băng

Cố định ống bằng băng cuộn sau khi đặt.          

Đảm bảo băng quấn kín quanh cổ nh­ưng không quá chặt làm cản trở tuần hoàn tĩnh mạch, đủ để luồn đ­ược 2 ngón tay d­ưới băng.           

Băng lại bằng băng dính sau khi đã chụp XQ phổi kiểm tra.

Kiểm tra áp lực bóng chèn  

Bơm một lượng khí đủ để bóng chèn áp sát vào niêm mạc khí quản, sau khi bơm bóp bóng kiểm tra  nếu khi thấy một tiếng phụt ngược nhỏ của dòng khí (tiếng “leak”) thì áp lực của bóng chèn là phù hợp. Biện pháp  này  cần làm 1 lần cho mỗi 1 ca chăm sóc.         

Có thể đo trực tiếp áp lực bóng chèn bằng dụng cụ đo áp lực, duy trì áp lực bóng chèn 18- 22 mmHg.

Theo dõi và tai biến

Theo dõi

Kiểm tra vị trí của ống nội khí quản bằng chụp XQ phổi. Đầu ống phải ở giữa hai đầu xương đòn, khoảng 1/3 giữa khí quản.

Nhịp tim, SpO2 trên máy monitor.

Khí máu động mạch.

Xử trí

Ngừng tim: cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Chảy máu do chấn thương họng, nắp thanh môn: bơm rửa, hút sạch.

Phù nề nắp thanh môn và dây thanh âm, kiểm tra các biến chứng này trước khi rút nội khí quản.

Nhiễm khuẩn phổi và phế quản: kháng sinh.

Bài viết cùng chuyên mục

Các biến chứng của thở máy

Triệu chứng báo hiệu thường là tình trạng chống máy, khi đó khám phổi phát hiện được tràn khí màng phổi, hoặc dấu hiệu nghi ngờ tràn khí trung thất.

Phương thuốc quý trị ho được lưu truyền hơn 300 năm (Xuyên bối tỳ bà cao)

Bài thuốc mà vị thần y sử dụng có tên là Xuyên bối tỳ bà cao, do có 2 vị thuốc chính yếu là Xuyên bối mẫu và tỳ bà diệp, kết hợp cùng hơn chục vị thuốc khác.

Các loại thảo mộc tốt nhất cho gan

Nhân trần được trường đại học Y Hà nội dùng điều trị bệnh viêm gan do vi rút tại bệnh viện Bạch mai và các bệnh viện tuyến trung ương khác.

Quá liều thuốc chống đông

Protamin sulfat hình thành một phức hợp heparin-protamin và trung hoà tác dụng chống động của heparin. Protamin trung hoà heparin trong vòng 5 phút.

Biến chứng tim do tăng huyết áp

Người ta cho rằng sự tăng quá mức collagene của cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp do 2 qúa trình tăng tổng hợp và giảm thoái hóa collagene

Thông khí không xâm nhập áp lực dương

CPAP ( Continuous Positive Airway Pressure, áp lực dương tính liên tục): bệnh nhân tự thở trên nền áp lực đường thở dương tính liên tục.

Chăm sóc bệnh nhân rắn cắn

Buộc ga rô 5cm trên chỗ cắn, nặn máu, rửa sạch, đưa đi bệnh viện, Rửa sạch vết cắn bằng nước muối sinh lý và cồn iode 700 Betadin, Nặn sạch máu tại vết cắn, rửa vết cắn.

Các từ viết tắt thường dùng trong thông khí nhân tạo

AaDO2 Alveolo-Arterial O2 difference, Chênh lệch nồng độ O2 giữa phế nang và máu động mạch, ACCP American College of Chest Physicians, Hội các bác sỹ lồng ngực Mỹ

Sốc phản vệ (dị ứng)

Sốc phản vệ là tình trạng lâm sàng xuất hiện đột ngột do hậu quả của sự kết hợp kháng nguyên với các thành phần miễn dịch IgE trên bề mặt tế bào ưa kiềm và các đại thực bào gây giải phóng các chất như histamin.

Thông khí nhân tạo trong tổn thương phổi cấp và hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển

Đặc điểm chủ yếu của tình trạng bệnh lý này là tiến triển cấp tính, tổn thương thâm nhiễm cả 2 bên phổi, áp lực mao mạch phổi bít nhỏ hơn 18 mmHg.

Khái niệm về thông khí nhân tạo trong điều trị tích cực

Đảm bảo thay thế chức năng của phổi: PaO2, PaCO2, pH phải thay đổi tuỳ theo từng tình trạng bệnh lí, từng chỉ định thở máy.

Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thức ăn

Đây là một tình trạng bệnh lý hay gặp, đa dạng, nếu xử trí không đúng có thể nguy hiểm cho bệnh nhân.

Chảy máu liên quan đến điều trị tiêu huyết khối

Thời gian chảy máu như một chỉ dẫn chức năng tiểu cầu, có thể là một hướng dẫn hữu ích đối với điều trị bồi phụ tiểu cầu, nếu bệnh nhân có thời gian chảy máu kéo dài mặc dù đã bồi phụ các yếu tố đông máu.

Gánh nặng đột quỵ sẽ giảm khi huyết áp được kiểm soát tối ưu

Với tần suất mắc cao nhưng không được nhận biết và kiểm soát tốt, tăng huyết áp đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật do đột qụy ở Việt Nam

LÀM DỊU HỌNG NGAY KHI BỊ NGỨA HỌNG

Ngứa họng là triệu chứng kích thích ở họng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể thấy ngứa họng xuất hiện trong các bệnh lý viêm đường hô hấp như: viêm họng, viêm khí phế quản, viêm mũi xoang...

Hướng dẫn xử trí một số tình huống trong thực hành tiêm chủng

Trong thực hành tiêm chủng, nhân viên y tế có thể gặp phải nhiều tình huống như người tiêm chủng sai lịch hẹn, nguy cơ thiếu hụt vắc-xin, khả năng thay đổi vắc xin

Đại cương về suy thận mạn tính

Nguyên nhân suy thận mạn tính có nhiều loại khác nhau,thường do một trong số các nguyên nhân bao gồm bệnh cầu thận, bệnh ống kẽ thận, bệnh mạch máu thận, bệnh bẩm sinh và di truyền.

Rối loạn kinh nguyệt

Là triệu chứng nhưng đôi khi cần phải điều trị mặc dù chưa rõ nguyên nhân bệnh nhưng gây băng kinh, băng huyết, rong kinh kéo dài...

Chức năng đầy đủ của gan

Gan có nhiều vai trò thiết yếu trong việc giữ cho chúng ta sống.

Nguyên lý cấu tạo máy thở

Các máy thở đều dựa vào nguyên lý tạo ra chênh lệch áp lực nhằm đưa khí vào trong và ra ngoài phổi của bệnh nhân để thực hiện quá trình thơng khí.

Sốc do tim

Chênh lệch oxy giữa máu mao mạch và máu tĩnh mạch cao do rối loạn trong sốc tim là do tổn thương chức năng tim, không phải do rối loạn ở ngoại vi.

Các bệnh da tăng sắc tố (hyperpigmentation)

Các bệnh có biểu hiện tăng sắc tố ở da bao gồm một số bệnh có căn nguyên di truyền hay bẩm sinh, do rối loạn chuyển hoá, nguyên nhân do nội tiết, do hoá chất hoặc thuốc, do dinh dưỡng.

Thông khí nhân tạo điều khiển ngắt quãng đồng thì (SIMV)

Trước đây là một phương thức thở được sử dụng nhiều, kể cả trong cai thở máy. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu gần đây không ủng hộ việc sử dụng phương thức này trong cai thở máy.

Vệ sinh phụ nữ - Phòng bệnh phụ khoa

Ngày 19/06/2010, Lễ Trao Giải thưởng và cúp Vàng “ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Quốc Gia “ đã được long trọng tổ chức tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Số 57 Phạm Hùng, Hà Nội.

Các phản ứng truyền máu

Các triệu chứng sớm bao gồm bắt đầu đột ngột tình trạng lo lắng, đỏ bừng, nhịp nhanh và tụt huyết áp. Đau ngực, đau bụng, sốt và khó thở là các biểu hiện thường gặp.