- Trang chủ
- Thông tin
- Thông tin y học tiếng Việt
- Chảy máu liên quan đến điều trị tiêu huyết khối
Chảy máu liên quan đến điều trị tiêu huyết khối
Thời gian chảy máu như một chỉ dẫn chức năng tiểu cầu, có thể là một hướng dẫn hữu ích đối với điều trị bồi phụ tiểu cầu, nếu bệnh nhân có thời gian chảy máu kéo dài mặc dù đã bồi phụ các yếu tố đông máu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Biểu hiện lâm sàng
Chảy máu sau điều trị tiêu fibrin có biểu hiện lâm sàng rất biến đổi, từ tình trạng khiếm khuyết thần kinh xẩy ra đột ngột (chảy máu nội sọ) đến tình trạng mất một thể tích máu lớn (như trong chảy máu đường tiêu hoá) hay giảm sút dần dần hemoglobin mà không có bằng chứng chảy máu rõ rệt.
Các nguồn gốc mất máu ẩn phải luôn được xem xét, như một chảy máu vào khoang sau phúc mạc, vào vùng đùi (thường liên quan với chọc tĩnh mạch hay động mạch đùi ), hoặc vào phúc mạc hay lồng ngực.
Đánh giá cận lâm sàng
Tăng thời gian thrrombin và PTT giúp nhận diện tình trạng tiêu sợi huyết kéo dài; Tuy vậy, cả hai thời gian này bị kéo dài khi đang dùng heparin.
Kéo dài thời gian reptilase giúp nhận diện tình trạng tiêu sợi huyết kéo dài khi đang dùng heparin.
Giảm nồng độ fibrinogen trong tình trạng tiêu fibrin sẽ được phản ánh bằng tăng PTT, thời gian thrombin hay thời gian reptilase. Nồng độ fibrinogen sau truyền máu là một chỉ dẫn hữu ích cho đáp ứng đối với điều trị bồi phụ các yếu tố đông máu.
Tăng các sản phẩm giáng hoá fibrin giúp khẳng định có tình trạng tiêu fibrin.
Thời gian chảy máu như một chỉ dẫn chức năng tiểu cầu, có thể là một hướng dẫn hữu ích đối với điều trị bồi phụ tiểu cầu, nếu bệnh nhân có thời gian chảy máu kéo dài mặc dù đã bồi phụ các yếu tố đông máu bằng chất kết tủa lạnh và huyết tương tươi đông lạnh.
Xử trí
Ngừng dùng ngay chất gây tan cục huyết khối, aspirin, và heparin, và xét dùng protamin để trung hoà tác dụng của heparin.
Đặt 2 catheter khẩu kính lớn vào tĩnh mạch để bồi phụ thể tích tuần hoàn. Nếu có thể, ấn tại chỗ đối với các vị trí chảy máu.
Gửi các mẫu máu để xét nghiệm PT/PTT, fibrinogen và thời gian thrombin. Kiểm tra thời gian reptilase nếu bệnh nhân đang dùng heparin.
Bệnh nhân phải được định nhóm máu và làm phản ứng chéo do có thể cần phải truyền máu cấp cứu.
Truyền máu
Chất kết tủa lạnh (10 đơn vị trong vòng 10 min) nên được truyền như biện pháp đầu tay để điều chỉnh tình trạng tiêu fibrin. Có thể cần truyền máu nhắc lại tới khi nồng độ fibrinogen > 100 mg/dl hay đạt được tình trạng cầm máu thoả đáng.
Truyền huyết tương tươi đông lạnh cũng rất quan trọng để bồi phụ các yếu tố VIII và V. Tuỳ mức độ chảy máu, cần áp dụng môt cách thận trọng điều trị truyền máu để tránh tăng gánh thể tích. Nếu tình trạng chảy máu tiếp tục sau khi đã bồi phụ yếu tố kết tủa lạnh và huyết tương tươi đông lạnh, kiểm tra thời gian chảy máu và xét truyền tiểu cầu nếu thời gian chảy máu kéo dài > 9 min. Nếu thời gian chảy máu < 9min, khi đó thuốc chống tiêu fibrin có lẽ nên được dùng.
Thuốc chống tiêu fibrin
Acid aminocaproic (EACA) ức chế gắn của plasmin với fibrin và plasminogen với fibrinogen. Xét dùng thuốc này khi bồi phụ lại các yếu tố đông máu không đủ để đạt được tình trạng cầm máu thoả đáng. Nguy cơ tiềm tàng là bị các biến chứng huyết khối nghiêm trọng.
Liều tấn công: 5g hay 0,1 g/kg truyền tĩnh mạch (pha trong 250 ml NaCl 0,9%) trong vòng 30-60 min, sau đó là truyền liên tục tốc độ 0,5-1,0 g/h tới khi kiểm soát được tình trạng chảy máu. Cần sử dụng một cách thận trọng trong chảy máu đường tiết niệu trên do nguy cơ gây tắc nghẽn đường dẫn tiểu. Chống chỉ định trong DIC.
Nếu tình trạng chảy máu bị nghi vấn trên cơ sở thấy giảm hemoglobin song không có các bằng chứng mất máu rõ rệt: Các nguồn gốc ấn phải được xem xét như khoang sau phúc mạc, đùi (thường liên quan với chọc động mạch hay tĩnh mạch bẹn), chảy máu vào các khoang rỗng của cơ thể (phúc mạc, lồng ngực).
Bài viết cùng chuyên mục
Block nhánh
Bloc nhánh là 1 hình ảnh điện tâm đồ do những rối loạn dẫn truyền xung động trong các nhánh bó His gây ra.
Hậu sản thường
Sau khi sổ rau, tử cung co chắc thành khối an toàn, trọng lượng tử cung lúc đó nặng khoảng 1.000g, sau 1 tuần, tử cung còn nặng khoảng 500g, cuối tuần lễ thứ 2 còn khoảng 300g, các ngày sau đó nặng 100g.
Đặt nội khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản
Đặt nội khí quản khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản là thủ thuật luồn qua miệng một ống nội khí quản, vượt qua thanh môn vào khí quản một cách an toàn.
Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung).
Sổ rau thường
Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.
Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân thở máy
Theo dõi bệnh nhân thở máy cần được theo dõi toàn diện, kết hợp giữa theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, cũng như theo dõi sát các thông số trên máy thở, trên monitor theo dõi.
Tổng quan về hội chứng mạch vành cấp
Hình thành mảng xơ vữa động mạch là kết quả của một quá trình sinh bệnh học kéo dài, mà thường bắt đầu vào giai đoạn sớm ở tuổi trưởng thành
Thăm dò thông khí phổi và khí máu động mạch
Đánh giá chức năng phổi của bệnh nhân trước khi mổ phổi (Ung thư phế quản, áp xe phổi, giãn phế quản, các can thiệp tim mạch, ổ bụng).
Kháng insulin và cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2
Kháng insulin là một khái niệm thể hiện sự gia tăng nồng độ insulin và giảm nhạy cảm insulin của cơ quan đích, Chính vì vậy, kháng insulin còn gọi là cường insulin
CÁCH NÀO LÀM GIẢM NGỨA HỌNG VÀ HO HIỆU QUẢ?
Ngứa rát họng thường là kích thích đầu tiên tại cổ họng, có thể làm phát sinh triệu chứng tiếp theo là ho. Để ngăn chặn cơn ho xuất hiện, thì ngay khi có dấu hiệu ngứa họng, phải có biện pháp nhanh chóng làm dịu kích thích này.
Hướng dẫn tiến hành thông khí nhân tạo (cơ học)
Đánh giá bệnh nhân về tổng trạng, về cơ quan hô hấp, về khí máu động mạch nhằm phân loại nhóm suy hô hấp cấp cần thông khí cơ học
Thấp tim
Thấp tim là một bệnh viêm dị ứng xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A gây nên, bệnh tổn thương ở hệ thống tổ chức liên kết theo cơ chế miễn dịch dị ứng
Vai trò của beta2 microglobulin ở bệnh nhân suy thận mạn tính
Vai trò của β2M trong chẩn đoán phân biệt những rối loạn chức năng thận và theo dõi động học quá trình tiến triển bệnh lý thận được lưu ý một cách đặc biệt.
Chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp
Phù phổi là tình trạng suy hô hấp nặng do thanh dịch từ các mao mạch phổi tràn vào các phế nang gây cản trở sự trao đổi khí.
Thông khí nhân tạo hỗ trợ áp lực (PSV)
PSV cung cấp dòng khí thở vào sinh lý hơn cho bệnh nhân, giảm công hô hấp của bệnh nhân. Dòng khí thở vào kết thúc khi đạt mức khoảng 25% dòng đỉnh ban đầu.
Mất đồng bộ cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp
Trong hoạt động điện học, do sự bất thường của xung động, và sự dẫn truyền, trình tự hoạt động điện học của cơ tim mất sinh lý, và mất đồng bộ
TRỨNG CÁ - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ TRỊ MỤN VÀO MÙA HÈ!
Trứng cá là bệnh rất thường gặp, gặp ở cả hai giới nam và nữ, hay gặp hơn cả ở tuổi dậy thì, nguyên nhân là do vào lúc dậy thì nội tiết tố sinh dục được tiết ra nhiều
Các phác đồ kiểm soát đường huyết trong hồi sức cấp cứu
Tiêm tĩnh mạch insulin loại tác dụng nhanh khi kết quả xét nghiệm đường huyết mao mạch lớn hơn 11 mmol trên lít, liều bắt đầu là 5 hoặc 10 đơn vị.
Phương thuốc quý trị ho được lưu truyền hơn 300 năm (Xuyên bối tỳ bà cao)
Bài thuốc mà vị thần y sử dụng có tên là Xuyên bối tỳ bà cao, do có 2 vị thuốc chính yếu là Xuyên bối mẫu và tỳ bà diệp, kết hợp cùng hơn chục vị thuốc khác.
Thông khí không xâm nhập áp lực dương
CPAP ( Continuous Positive Airway Pressure, áp lực dương tính liên tục): bệnh nhân tự thở trên nền áp lực đường thở dương tính liên tục.
Khái niệm về thông khí nhân tạo trong điều trị tích cực
Đảm bảo thay thế chức năng của phổi: PaO2, PaCO2, pH phải thay đổi tuỳ theo từng tình trạng bệnh lí, từng chỉ định thở máy.
Các phản ứng truyền máu
Các triệu chứng sớm bao gồm bắt đầu đột ngột tình trạng lo lắng, đỏ bừng, nhịp nhanh và tụt huyết áp. Đau ngực, đau bụng, sốt và khó thở là các biểu hiện thường gặp.
Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc cấp
Đảm bảo chức năng hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, điều chỉnh các RL nước điện giải, toan kiềm...
Thông khí nhân tạo trong tổn thương phổi cấp và hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển
Đặc điểm chủ yếu của tình trạng bệnh lý này là tiến triển cấp tính, tổn thương thâm nhiễm cả 2 bên phổi, áp lực mao mạch phổi bít nhỏ hơn 18 mmHg.
Thông khí nhân tạo trong các bệnh phổi tắc nghẽn
Cơn hen phế quản cấp và đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là các tình trạng bệnh lý hay gặp trong lâm sàng, và trong trường hợp nặng có thể phải chỉ định thông khí nhân tạo.