- Trang chủ
- Thông tin
- Thông tin y học tiếng Việt
- Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thức ăn
Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thức ăn
Đây là một tình trạng bệnh lý hay gặp, đa dạng, nếu xử trí không đúng có thể nguy hiểm cho bệnh nhân.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Đây là một tình trạng bệnh lý hay gặp, đa dạng, nếu xử trí không đúng có thể nguy hiểm cho bệnh nhân.
Định nghĩa: Nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn do thức ăn gây ra.
Nguyên nhân có thể chia thành 3 loại lớn:
Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm khuẩn. Đây là loại ngộ độc đề cập đến trong bài này. Ngộ độc có thể do vi khuẩn hay độc tố vi khuẩn có trong thức ăn.
Ngộ độc do thức ăn có chứa chất độc (thuốc sâu, hóa chất độc,...).
Ngộ độc do ăn phải thức ăn độc (nấm độc, thịt cóc, cá độc,...).
Lâm sàng
Thay đổi tùy từng loại vi khuẩn và độc tố.
Rối loạn tiêu hóa
Thường xuất hiện 2 - 6 giờ sau khi ăn.
Đau bụng: Thường là triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn. Có thể có cảm giác mót rặn. Thường kèm theo sôi bụng.
Ỉa chảy: DDi ngoài phân nhiều nước, màu vàng, hoặc có khi màu hồng (máu) - riêng trong tả phân đục như nước vo gạo. Có thể đi 1 -2 lần, cũng có thể đi rất nhiều lần, liên tục.
Có thể có buồn nôn và nôn. Thường nôn ra thức ăn, dịch vàng, nước, cũng có khi nôn ra dịch đen nâu.
Triệu chứng của nhiễm khuẩn
Bệnh nhân có thể có sốt cao, ớn lạnh.
Triệu chứng của mất nước
Mất nước do ỉa chảy, nôn, sốt cao. Tùy mức độ nặng của các triệu chứng đó mà mất nước có thể nhẹ hay nặng.
Nhẹ: khát nước, môi khô, huyết áp vẫn bình thờng.
Nặng: huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, đái ít hoặc vô niệu.
Các dấu hiệu khác
Có thể thấy cảm giác tê bì đầu chi, quanh miệng.
Có thể thấy có yếu cơ, nhìn mờ, nhìn đôi, khó nuốt, khó thở. Đây có thể là các dấu hiệu của ngộ độc thịt (thường là thực phẩm đóng hộp), rất nặng, phải chuyển đi bệnh viện ngay.
Xử trí
Việc đầu tiên phải làm là bù nước cho bệnh nhân
Đường uống: Nếu bệnh nhân không nôn nên cho uống. Tốt nhất là dùng dung dịch Oresol, nếu không có ORS có thể dùng nước cháo loãng có pha thêm muối ăn. Cho uống nước theo nhu cầu, đến khi bệnh nhân hết cảm giác khát, hết ỉa chảy.
Đường truyền tĩnh mạch: Khi bệnh nhân có tụt huyết áp, đái ít, hoặc nôn nhiều, ỉa chảy nhiều lần cần chuyển đến bệnh viện để truyền dịch cho bệnh nhân.
Dùng thuốc kháng sinh
Nếu bệnh nhân chỉ đi ỉa chảy 1 - 2 lần rồi khỏi: Không cần dùng thuốc kháng sinh.
Nếu có sốt, hoặc đi ỉa chảy nhiều lần cần đi khám bệnh (y sĩ hoặc bác sĩ). Có thể cho dùng Biseptol 0,48g x 4 viên/ngày. Nếu không hết sốt, ỉa chảy cần chuyển đến trạm Y tế hoặc bệnh viện.
Thuốc cầm ỉa chảy
Không nên dùng thuốc cầm ỉa chảy khi có xuất hiện ỉa chảy nghi do ngộ độc thức ăn. Thông thường sau một vài lần đi bệnh nhân sẽ tự khỏi. Trường hợp không khỏi nên đa đến trạm Y tế hoặc bệnh viện. Nếu ỉa chảy nhiều lần, nguy cơ mất nước nặng mới dùng các thuốc để cầm ỉa chảy.
Cần nhập viện khi
Có các dấu hiệu như yếu cơ, nhìn mờ, tê bì...
Mất nước nhiều gây tụt huyết áp.
Đi ỉa chảy nhiều lần. Hoặc phân màu nâu đen, phân đục như nước vo gạo, phân lẫn máu, nhày.
Sốt cao.
Nôn nhiều kèm theo ỉa chảy.
Có rối loạn ý thức.
Dự phòng
Không ăn thức ăn không đảm bảo chất lượng, nấu ăn bằng nước sạch.
Giữ vệ sinh tốt.
Biến chứng
Truỵ mạch, shock.
Suy thận cấp.
Chăm sóc
Nhận định tình trạng bệnh nhân
Tình trạng tiêu chảy - nôn mửa:
Màu sắc, tính chất.
Số lượng dịch mất.
Tình trạng mất nước:
Tình trạng shock: Hamax < 90, biểu hiện giảm tưới máu tổ chức,
nước tiểu không có.
Suy thận cấp: Ure máu tăng.
RL nước điện giải: Na, K.
Lập kế hoạch chăn sóc
Quan sát theo dõi màu sắc, tính chất chất thải tiết.
Đánh giá mức độ mất nước
LS: da khô, nhăn nheo, casper (+), nhãn cầu lõm, niêm mạc khô.
Số lượng nước mất: hứng chất nôn, phân theo dõi số lượng.
Đánh giá tình trạng shock: Đo HA, mạch, số lượng nước tiểu, t0.
Xét nghiệm: ure, ĐGĐ, Hct, cấy phân.
Thực hiện y lệnh điều trị.
Nuôi dưỡng bệnh nhân.
Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Động viên, an ủi bệnh nhân. Giải thích bệnh nhân.
Theo dõi RL tiêu hóa
Cấy phân.
Đặt bô dẹt (chậu đái) ở mông, đệm mông cho khỏi đau.
Chuẩn bị sẵn vịt đái nếu là nam.
Ghi lại số lượng dịch tiêu hóa mất đi.
Bô cho bệnh nhân nôn.
Theo dõi tình trạng shock.
Đo HA, M, nhiệt độ 1giờ/lần-báo cáo BS.
Làm XN ngay khi vào viện. Báo cáo ngay KQ cho BS.
Thực hiện y lệnh điều trị
Chuẩn bị dụng cụ đặt cathter, đo CVP theo y/cầu BS.
Chuẩn bị dụng cụ truyền TM.
Chuẩn bị các loại thuốc cần thiết cho y lệnh.
Chú ý tốc độ truyền dịch, lượng dịch truyền.
TD HA, M trong khi truyền dịch 1h/lần.
Phát hiện các biến chứng truyền dịch.
Nuôi dưỡng bệnh nhân
Bảo đảm chế độ ăn lỏng 1600-2000 calo/ngày.
Không bắt bệnh nhân nhịn.
Kiêng sữa, đường quá đặc.
Uống nước cháo muối, ORS, trứng, thịt nạc.
Đánh giá kết quả chăm sóc
Diễn biến tốt
Cầm đi ỉa,hết các dh mất nước, hết khát.
Hết sốt.
Mạch, HA trở lại bình thường.
Nước tiểu > 500ml/24h.
Ure huyết trở lại bình thường.
Không khó thở.
Diễn biến xấu
Tiếp tục ỉa chảy.
Vẫn sốt, trụy mạch.
Vô niệu, áp lực TMTT tăng cao.
Ure huyết tăng cao.
Nhịp thở nhanh hoặc liệt cơ hô hấp.
Cần báo cho BS ngay để:
Điều chỉnh lượng dịch.
Dùng thuốc vận mạch.
Thay đổi kháng sinh.
Bài viết cùng chuyên mục
Gánh nặng đột quỵ sẽ giảm khi huyết áp được kiểm soát tối ưu
Với tần suất mắc cao nhưng không được nhận biết và kiểm soát tốt, tăng huyết áp đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật do đột qụy ở Việt Nam
Xuyên bối tỳ bà cao! Bài thuốc đông y trị ho lịch sử
Ô mai được nhân dân dùng làm thuốc trị ho, và được phối hợp trong nhiều bài thuốc đông y trị ho, nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho lâu năm khiến cổ họng ngứa rát, khản tiếng.
Nguyên nhân của bệnh gan
Mặc dù gan có khả năng xúc tiến tái sinh, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại có thể gây ra nghiêm trọng - và đôi khi không thể đảo ngược tác hại.
Sinh lý kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột Estrogen hoặc Estrogen và Progesteron trong cơ thể.
Soi phế quản ống mềm
Dùng ống soi đưa vào đường hô hấp, hệ thống khí phế quản giúp quan sát tổn thương và can thiệp điều trị.
Các từ viết tắt thường dùng trong thông khí nhân tạo
AaDO2 Alveolo-Arterial O2 difference, Chênh lệch nồng độ O2 giữa phế nang và máu động mạch, ACCP American College of Chest Physicians, Hội các bác sỹ lồng ngực Mỹ
Thực hành dinh dưỡng tốt trong nâng cao chất lượng điều trị
Với mong muốn cập nhật những chứng cứ mới nhất cũng như chia sẻ nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong thực hành dinh dưỡng lâm sàng từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực
Ảnh hưởng sinh lý của thông khí nhân tạo
Trong điều kiện tự thở, AL trong lồng ngực luôn âm. AL dao động từ -5 cmH2O (thở ra) đến -8 cmH2O (hít vào). AL phế nang dao động từ +1 cmH2O (thở ra) đến -1 cmH2O (hít vào).
CÁCH NÀO LÀM GIẢM NGỨA HỌNG VÀ HO HIỆU QUẢ?
Ngứa rát họng thường là kích thích đầu tiên tại cổ họng, có thể làm phát sinh triệu chứng tiếp theo là ho. Để ngăn chặn cơn ho xuất hiện, thì ngay khi có dấu hiệu ngứa họng, phải có biện pháp nhanh chóng làm dịu kích thích này.
Sinh lý bệnh và hậu quả của bệnh động mạch vành
Xơ vữa động mạch vành tiến triển và tắc hoàn toàn có thể vẫn không biểu hiện lâm sàng. Chỉ có một mối tương quan giữa triệu chứng lâm sàng và mức độ lan rộng về mặt giải phẫu của bệnh.
Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch não
Tai biến mạch não, là dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng, của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24giờ
Đặt nội khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản
Đặt nội khí quản khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản là thủ thuật luồn qua miệng một ống nội khí quản, vượt qua thanh môn vào khí quản một cách an toàn.
Mở khí quản
Phầu thuật viên dùng tay trái cố định khí quản ở giữa, tay phải cầm dao mổ rạch da theo đường dọc giữa cổ từ điểm cách hõm ức khoảng 1cm lên trêm tới sát sụn nhẫn, dài khoảng 2,5 đến 3cm.
Phương thuốc quý trị ho được lưu truyền hơn 300 năm (Xuyên bối tỳ bà cao)
Bài thuốc mà vị thần y sử dụng có tên là Xuyên bối tỳ bà cao, do có 2 vị thuốc chính yếu là Xuyên bối mẫu và tỳ bà diệp, kết hợp cùng hơn chục vị thuốc khác.
Thông khí nhân tạo trong tổn thương phổi cấp và hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển
Đặc điểm chủ yếu của tình trạng bệnh lý này là tiến triển cấp tính, tổn thương thâm nhiễm cả 2 bên phổi, áp lực mao mạch phổi bít nhỏ hơn 18 mmHg.
Bệnh Ebola
Không thể nhiễm Ebola từ không khí, nước hoặc thực phẩm. Một người mang virus Ebola nhưng không có triệu chứng không thể lây lan căn bệnh này.
Thăm dò thông khí phổi và khí máu động mạch
Đánh giá chức năng phổi của bệnh nhân trước khi mổ phổi (Ung thư phế quản, áp xe phổi, giãn phế quản, các can thiệp tim mạch, ổ bụng).
Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)
Ban xuất huyết và bầm máu toàn thân, chảy máu từ các vị trí chọc tĩnh mạch ngoại vi, catheter tĩnh mạch trung tâm, vết thương và rỉ máu từ lợi là các biểu hiện thường gặp.
Thông khí nhân tạo trong các bệnh phổi tắc nghẽn
Cơn hen phế quản cấp và đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là các tình trạng bệnh lý hay gặp trong lâm sàng, và trong trường hợp nặng có thể phải chỉ định thông khí nhân tạo.
Chức năng của gan
Trước khi cuộc hành trình của mình trên khắp cơ thể người, máu từ dạ dày và ruột được lọc bởi gan. Để ngăn chặn các chất gây ô nhiễm lưu thông trong máu, gan loại bỏ rất nhiều chất thải độc hại lưu hành.
Quy trình kỹ thuật thở ô xy
Tất cả các bệnh nhân thở Oxy phải làm ẩm khộng khí thở vào để đảm bảo tối ưu chức năng của nhung mao tiết nhầy đường hô hấp, đồng thời đảm bảo độ ấm.
Vệ sinh phụ nữ - Phòng bệnh phụ khoa
Ngày 19/06/2010, Lễ Trao Giải thưởng và cúp Vàng “ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Quốc Gia “ đã được long trọng tổ chức tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Số 57 Phạm Hùng, Hà Nội.
Tràn khí màng phổi toàn bộ
Tràn khí màng phổ toàn bộ là một bệnh lý cấp tính của khoang màng phổi đặc trưng bởi xuất iện khí trong từng khoang màng phổi ở các mức độ khác nhau
Liệu pháp insulin trong điều trị đái tháo đường týp 2
Do tỷ lệ người cao tuổi mắc đái tháo đường týp 2 là phổ biến, thời gian mắc bệnh kéo dài, nhiều bệnh đi kèm, nguy cơ hạ đường huyết cao khi áp dụng khuyến cáo
Sốc do tim
Chênh lệch oxy giữa máu mao mạch và máu tĩnh mạch cao do rối loạn trong sốc tim là do tổn thương chức năng tim, không phải do rối loạn ở ngoại vi.