Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc cấp

2012-06-22 11:44 AM

Đảm bảo chức năng hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, điều chỉnh các RL nước điện giải, toan kiềm...

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

BỆNH HỌC

Các ngộ độc cấp thường gặp

Thuốc ngủ, an thần:  seduxen, gardenal.

Thuốc liệt hạch thần kinh: aminazin.

Thuốc phiện, ma tuý.

Thuốc chuột.

Thuốc trừ sâu.

Triệu chứng: khác nhau tuỳ loại ngộ độc

Thuốc ngủ, an thần:

Hôn mê yên tĩnh, tụt HA,  thở yếu hoặc ngừng thở nếu ngộ độc nặng.

Thuốc liệt hạch thần kinh:

Hôn mê, kích thích- tăng trương lực cơ, có thể co giật, tụt HA.

Thuốc phiện:

Hôn mê - thở chậm hoặc ngừng thở- đồng tử hai bên co nhỏ - vết tiêm chích.

Thuốc chuột tầu:

Co giật, suy tim, RL nhịp tim.

Thuốc trừ sâu PPHC: 

Da tái lạnh, ẩm- mạch chậm-đồng tử hai bên co nhỏ-tăng tiết(nước bọt, dịch phế quản, nôn...).

Máy cơ, co giật-có thể hôn mê.

Mùi thuốc trừ sâu.

Xử trí

Hồi sức:

Đảm bảo chức năng hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, điều chỉnh các RL nước điện giải, toan kiềm...

Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể:

Rửa dạ dày (nếu ngộ độc đường uống) và bơm than hoạt. Tắm rửa, gội đầu, thay quần áo (nếu ngộ độc qua da).

Truyền dịch và cho thuốc lợi tiểu.

Chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng. 

Thuốc kháng độc đặc hiệu: tuỳ theo từng loại NĐ.

CHĂM SÓC

Nhận định

Các chức năng sống

Hô hấp:

Đường thở: ứ đọng đờm dãi, tụt lưỡi

Nhịp thở (nhanh,chậm,ngừng thở), biên độ thở (nông, yếu)

Đo SpO2 (độ bão hoà oxy máu động mạch)

Dấu hiệu suy hô hấp: tím, vã mồ hôi, vật vã hoảng hốt...

Tuần hoàn:

Mạch, HA, nhịp tim (nghe tim, máy monitoring, ghi điện tim)

Dấu hiệu sốc: da lạnh,ẩm, vân tím- đái ít- vật vã,lo lắng                    

Các dấu hiệu khác: nhiệt độ, ý thức...

Hỏi bệnh sử và nhận định các dấu hiệu của ngộ độc:

Hoàn cảnh ngộ độc: tự tử, đầu độc, tai nạn, ngộ độc nhiều lần

Số lượng và thời gian bị ngộ độc

Dấu hiệu đặc trưng của các ngộ độc:  mùi thuốc sâu, đồng tử co, co giật, tăng trương lực cơ...

*Thảo luận với bác sỹ để hiểu rõ hơn tình trạng và xu hướng diễn biến của ngộ độc

Lập kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm hô hấp.

Bảo đảm tuần hoàn.

Chống co giật.

Điều trị thải chất độc.

Điều trị thuốc đặc hiệu.

Bilan xét nghiệm.

Bilan theo dõi.

Chăm sóc cơ bản(vệ sinh, ăn uống, tư thế ...)

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Đảm bảo hô hấp:

Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu BN nôn, HM

Móc họng, hút đờm dãi, đặt canuyn miệng nếu tụt lưỡi

Bóp bóng Ambu nếu ngừng thở hoặc thở yếu

Thở oxy nếu khó thở, suy hô hấp

Hỗ trợ đặt NKQ và thở máy nếu suy hô hấp nặng: chuẩn bị dụng cụ đặt NKQ, máy thở.

Đảm bảo tuần hoàn:

Đặt đuờng truyền tĩnh mạch

Nếu tụt HA: truyền dịch hoặc kết hợp truyền thuốc nâng HA tuỳ theo từng trường hợp cụ thể .

Nếu cần đặt ống thông TMTT: chuẩn bị dụng cụ và hỗ trợ BS làm thủ thuật.

Điều trị co giật:

Đặt canuyn miệng tránh cắn vào lưỡi

Thuốc chống co giật: valium, thiopental

Điều trị thải chất độc:

Rửa dạ dày (NĐ đường uống, đến trước 6 giờ):

Chuẩn bị dụng cụ và thực hiện rửa dạ dày đúng kỹ thuật.

Than hoạt và thuốc nhuận tràng (sorbitol).

Gội đầu, tắm, thay quần áo (nếu NĐ qua da).

Dùng thuốc lợi tiểu hoặc chuẩn bị chạy TNT đối với một số ngộ độc: seduxen, gardenal.

Điều trị thuốc đặc hiệu: tuỳ theo loại NĐ:

Seduxen:                    Anexat

Thuốc phiện:              Nalorxon

Thuốc trừ sâu PPHC:  PAM, atropin 

Bilan xét nghiệm:

Xét nghiệm cơ bản: CTM, ĐGĐ, ure, đường máu và một số xét nghiệm khác tuỳ loại NĐ.

Xét nghiệm độc chất: lấy bệnh phẩm xét nghiệm (dịch dạ dày, nước tiểu, máu...)

Bilan theo dõi: tuỳ theo từng tình trạng BN:

M, HA, nhịp thở, SpO2, nhiệt độ

Theo dõi nước tiểu 24 h

Các dấu hiệu ngộ độc

Chăm sóc cơ bản:

Nếu BN hôn mê:

.Phòng chống loét

.Chú ý vệ sinh thân thể, mắt, các hốc tự nhiên

Chế độ ăn uống: kiêng mỡ, sữa với NĐ PPHC.

Đánh giá kết quả

Tốt:

BN tỉnh, hô hấp và huyết áp ổn định.

Cải thiện và hết các dấu hiệu ngộ độc.

Xấu:

Tình trạng hô hấp và HA không ổn định.

Dấu hiệu ngộ độc kéo dài hoặc nặng thêm.

Xuất hiện các biến chứng: sặc vào phổi, nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải...

Bài viết cùng chuyên mục

Diễn biến lâm sàng bệnh động mạch vành

Số lượng hoạt động đòi hỏi để sinh cơn đau thắt ngực, có thể là tương đối hằng định trong những hoàn cảnh thể lực hoặc cảm xúc có thể so sánh được

Đặt nội khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản

Đặt nội khí quản khí quản đường miệng có đèn soi thanh quản là thủ thuật luồn qua miệng một ống nội khí quản, vượt qua thanh môn vào khí quản một cách an toàn.

Hướng dẫn xử trí một số tình huống trong thực hành tiêm chủng

Trong thực hành tiêm chủng, nhân viên y tế có thể gặp phải nhiều tình huống như người tiêm chủng sai lịch hẹn, nguy cơ thiếu hụt vắc-xin, khả năng thay đổi vắc xin

Quy trình kỹ thuật khí dung thuốc

Khí dung trị liệu có thể được cụng cấp bằng bình phun thể tích nhỏ (SVN Small-Volume-Nebulizer) hoặc ống hít có phân liều (MDI Metered-Dose-Inhaler).

Quá liều thuốc chống đông

Protamin sulfat hình thành một phức hợp heparin-protamin và trung hoà tác dụng chống động của heparin. Protamin trung hoà heparin trong vòng 5 phút.

Đại cương về suy thận mạn tính

Nguyên nhân suy thận mạn tính có nhiều loại khác nhau,thường do một trong số các nguyên nhân bao gồm bệnh cầu thận, bệnh ống kẽ thận, bệnh mạch máu thận, bệnh bẩm sinh và di truyền.

Các phác đồ kiểm soát đường huyết trong hồi sức cấp cứu

Tiêm tĩnh mạch insulin loại tác dụng nhanh khi kết quả xét nghiệm đường huyết mao mạch lớn hơn 11 mmol trên lít, liều bắt đầu là 5 hoặc 10 đơn vị.

Chảy máu liên quan đến điều trị tiêu huyết khối

Thời gian chảy máu như một chỉ dẫn chức năng tiểu cầu, có thể là một hướng dẫn hữu ích đối với điều trị bồi phụ tiểu cầu, nếu bệnh nhân có thời gian chảy máu kéo dài mặc dù đã bồi phụ các yếu tố đông máu.

Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân thở máy

Theo dõi bệnh nhân thở máy cần được theo dõi toàn diện, kết hợp giữa theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng, cũng như theo dõi sát các thông số trên máy thở, trên monitor theo dõi.

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan

Theo dõi sát tình trạng ý thức, đặc biệt trong các trường hợp có nhiều nguy cơ hôn mê gan: nôn,ỉa chảy, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm khuẩn, dùng thuốc độc gan.

Sử dụng hiệu quả insulin điều trị đái tháo đường

Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường có thể trở nên cần điều trị bằng insulin một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn khi tụy không tiết đủ lượng insulin cần thiết.

Gánh nặng đột quỵ sẽ giảm khi huyết áp được kiểm soát tối ưu

Với tần suất mắc cao nhưng không được nhận biết và kiểm soát tốt, tăng huyết áp đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật do đột qụy ở Việt Nam

TRỨNG CÁ - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ TRỊ MỤN VÀO MÙA HÈ!

Trứng cá là bệnh rất thường gặp, gặp ở cả hai giới nam và nữ, hay gặp hơn cả ở tuổi dậy thì, nguyên nhân là do vào lúc dậy thì nội tiết tố sinh dục được tiết ra nhiều

Các phản ứng truyền máu

Các triệu chứng sớm bao gồm bắt đầu đột ngột tình trạng lo lắng, đỏ bừng, nhịp nhanh và tụt huyết áp. Đau ngực, đau bụng, sốt và khó thở là các biểu hiện thường gặp.

Thủ thuật Helmlich

Là thủ thuật dùng tay người cứu hộ gây một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy một dị vật gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên.

Tổn thương phổi và viêm phổi do hít phải

Sặc phổi là nguyên nhân quan trọng gây các hình thái bệnh nặng và tử vong khi chăm sóc người bệnh tại nhà cũng như trong bệnh viện

Dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất

Thêm một nghiên cứu kiểm chứng về tác dụng, tính an toàn của dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC)

Ban xuất huyết và bầm máu toàn thân, chảy máu từ các vị trí chọc tĩnh mạch ngoại vi, catheter tĩnh mạch trung tâm, vết thương và rỉ máu từ lợi là các biểu hiện thường gặp.

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thở máy

Theo dõi tình trạng lâm sàng và SpO2 trong khi hút: nếu Bn xuất hiện tím hoặc SpO2 tụt thấp <85-90% phải tạm dừng hút: lắp lại máy thở với FiO2 100% hoặc bóp bóng oxy 100%.

Sinh lý kinh nguyệt

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột Estrogen hoặc Estrogen và Progesteron trong cơ thể.

Nguyên nhân của bệnh gan

Mặc dù gan có khả năng xúc tiến tái sinh, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại có thể gây ra nghiêm trọng - và đôi khi không thể đảo ngược tác hại.

Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch não

Tai biến mạch não, là dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng, của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24giờ

Bệnh Ebola

Không thể nhiễm Ebola từ không khí, nước hoặc thực phẩm. Một người mang virus Ebola nhưng không có triệu chứng không thể lây lan căn bệnh này.

Chăm sóc bệnh nhân rắn cắn

Buộc ga rô 5cm trên chỗ cắn, nặn máu, rửa sạch, đưa đi bệnh viện, Rửa sạch vết cắn bằng nước muối sinh lý và cồn iode 700 Betadin, Nặn sạch máu tại vết cắn, rửa vết cắn.

Hậu sản thường

Sau khi sổ rau, tử cung co chắc thành khối an toàn, trọng lượng tử cung lúc đó nặng khoảng 1.000g, sau 1 tuần, tử cung còn nặng khoảng 500g, cuối tuần lễ thứ 2 còn khoảng 300g, các ngày sau đó nặng 100g.