Chăm sóc bệnh nhân nặng

2012-06-21 11:26 PM

Rối loạn nặng một hoặc nhiều các chức năng sống: hô hấp, tuần hoàn, não, thận, điện giải, thăng bằng kiềm toan

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khái niệm bệnh nhân nặng: Rối loạn một hoặc nhiều các chức năng sống cơ bản, có nguy cơ gây tử vong.

Các bệnh nhân nặng và diễn biến cấp tính cần được cấp cứu và hồi sức tích cực.

Tiêu chuẩn đánh giá bệnh nặng:

Rối loạn nặng một hoặc nhiều các chức năng sống: hô hấp, tuần hoàn, não, thận, điện giải, thăng bằng kiềm-toan.

Bảng tiêu chuẩn định nghĩa MOFS của Knaus.

Bảng điểm đánh giá độ nặng: APACHE, SAPS, IGS...

Chức năng hô hấp

Chức năng quan trọng nhất, luôn cần phải được đánh giá và xử trí cấp cứu trước tiên.

Đánh giá và theo dõi:

Lâm sàng: Tìm triệu chứng suy hô hấp và nguyên nhân bệnh.

Tím, vã mồ hôi, rối loạn ý thức, dấu hiệu flapping tremor.

Nhịp thở, kiểu thở, co kéo cơ hô hấp, tiếng thở rít.

Khám phổi.

SpO2, khí máu động mạch.

Xquang phổi (tại giường nếu có điều kiện).

Phát hiện các tình huống nguy hiểm:

Tím rõ hoặc tím toàn thân.

Suy hô hấp có rối loạn ý thức, rối loạn nhịp tim hoặc truỵ mạch.

Rối loạn nhịp thở nguy hiểm: cơn ngừng thở, thở chậm < 10.

Phổi im lặng, tràn khí màng phổi hai bên, tràn khí màng phổi áp lực.

Khó thở thanh quản cấp. 

SpO2 < 92%, PaO2  < 60 mmHg, PaCO2 tăng cấp > 50 mmHg.

Các biện pháp xử trí:

Khai thông đường thở:

Hút đờm dãi, đặt canuyn Guedel chống tụt lưỡi.

Đặt tư thế nằm nghiêng an toàn nếu có nguy cơ sặc.

Nghiệm pháp Heimlich nếu có dị vật đường thở.

Thở oxy:

Qua xông mũi: FiO2  tối đa # 0,4 (6 l/ph).

Qua mặt nạ: FiO2 tối đa # 0,6 (8 l/ph).

Qua mặt nạ có bóng dự trữ: FiO2 tối đa  # 0,8  (9 l/ph).

Chú ý: Nguy cơ tăng CO2 do thở oxy nồng độ cao ở Bn  BPCO chưa TKNT.

Cần theo dõi SpO2 và khí máu.   

Đặt ống nội khí quản (hoặc mở khí quản):

Là biện pháp hữu hiệu khai thông và bảo vệ đường thở.

Chỉ định:

Tắc nghẽn đường thở.

Ứ đọng đờm hoặc có nguy cơ ứ đọng đờm, nguy cơ sặc.

Suy hô hấp cần thở máy.

Chú ý theo dõi và chăm sóc ống NKQ, MKQ:

Hút đờm, đảm bảo vô khuẩn khi hút đờm.

Áp lực bóng (cuff). Vị trí ống.

Thông khí nhân tạo:

Bóp bóng, thổi ngạt: chú ý tư thế đầu, cổ của Bn nếu chưa đặt ống NKQ.

Thở máy: 2 kiểu thở:

Thở máy qua mặt nạ (không xâm nhập).

Thở máy qua ống NKQ hoặc MKQ (xâm nhập).

Chú ý theo dõi:

SpO2 - khí máu động mạch.

Tình trạng chống máy.

Nguy cơ tràn khí màng phổi.

Nguy cơ nhiễm khuẩn phổi bệnh viện.

Phát hiện và chọc, dẫn lưu TKMP nguy hiểm:

Tràn khí màng phổi áp lực.

Tràn khí màng phổi hai bên.

Tràn khí màng phổi trên nền bệnh lý phổi lan toả hoặc bên đối diện.

Đặc biệt chú ý 2 tình huống rất cấp cứu:

Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân hen phế quản nặng.

Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân đang thở máy.

Chức năng tuần hoàn

Đánh giá và theo dõi: LS + ECG + CVP (hoặc Swan-Ganz).

Nhịp tim: Nhịp nhanh: > 120, nhịp chậm: < 60. Loạn nhịp.

Cần xác định các loạn nhịp có triệu chứng:

Ngất.

Đau thắt ngực.

Tụt huyết áp.

Suy tim.

Huyết áp: Tăng huyết áp  > 140/90 mmHg.

Cơn tăng huyết áp: Huyết áp tâm trương > 120 mmHg.

Tụt huyết ápHuyết áp tâm thu < 90 hoặc giảm quá 40 mmHg so với số đo cơ bản.

Phát hiện và đánh giá độ suy tim.

Phát hiện dấu hiệu giảm tưới máu ngoại biên:

Da lạnh, ẩm, nổi vân tím.

Nước tiểu < 30 ml/h ( < 100 ml/3h)

Rối loạn ý thức.

A. lactic máu động mạch > 2 mmol/L.

Các biện pháp xử trí:

Nhịp tim: Các rối loạn nhịp tim có triệu chứng cần được nhanh chóng điều trị, đưa về nhịp bình thường hoặc gần bình thường: nhịp xoang, 60- 120 l/phút.

Chú ý điều trị các yếu tố nguyên nhân hoặc phối hợp gây rối loạn nhịp tim:

Thiếu oxy, sốt, hạ nhiệt độ.

Rối loạn nước-điện giải (chú ý: Kali).

Rối loạn toan- kiềm.

Điều trị cấp cứu cơn tăng huyết áp. Thận trọng điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân tai biến mạch não.

Phân biệt xử trí cơn tăng huyết áp emergency (thuốc đường tĩnhmachj) - urgency (thuốc uống).

Điều trị truỵ mạch và sốc:

Truyền dịch: NaCl 0,9%, Ringer lactate - dung dịch keo.

Thuốc vận mạch: Dobutamin, Dopamin -  Noradrenalin, Adrenalin.

Điều trị suy tim:

Biện pháp chung: oxy, đầu cao, ăn nhạt.

Điều trị nguyên nhân:

Lợi tiểu (lasix) - trợ tim (dobutamine) - giãn mạch (nitroglycerine).   

Chức năng thần kinh, tâm thần (xem bài chẩn đoán và xử trí hôn mê).

Đảm bảo cung cấp tốt oxy, glucose cho não.

Đảm bảo tưới máu não tốt:  Áp lực tưới máu não = Huyết áp trung bình – Apa lực nội sọ.

Điều trị tăng áp lực nội sọ:

Mannitol  0,5 - 1/kg/30 phút mỗi 4- 6 giờ.

Barbituric (thiopental): 2g/24 h.

Nằm đầu cao 30-400.

Thông khí nhân tạo, cho thở tăng thông khí để duy trì PaCO2 = 30-35 mmHg.

Cocticoit nếu tăng áp lực nội sọ do u não.

Dẫn lưu não thất.

Điều trị tăng huyết áp.

Điều chỉnh các rối loạn nước và điện giải (c/ý tình trạng thừa nước, hạ natri máu).

Chức năng thận và thăng bằng nước điện giải, thăng bằng kiềm toan

 (xem bài suy thận cấp, RL nước-điện giải, kiềm-toan).

Phát hiện và xử trí suy thận cấp.

Theo dõi lưu lượng nước tiểu, urê và creatinin máu, điện giải máu.

Chẩn đoán phân biệt suy thận cấp trước thận -sau thận- tại thận và xử trí tuỳ theo loại suy thận.

Chú ý các chỉ định lọc máu cấp cứu:

Phù phổi cấp.

Toan máu nặng.

Tăng Kali máu > 5,5 hoặc tăng Kali có triệu chứng trên điện tim.

 Phát hiện và điều chỉnh các RL nước điện giải:

Đánh giá và theo dõi về lâm sàng:

Triệu chứng mất nước, thừa nước.

Tính bilan nước vào-ra hàng ngày.

Theo dõi cân nặng của BN.

Điện giải máu. (nếu có điều kiện: ALTT máu, ALTT niệu, điện giải niệu)

Điện tâm đồ.

Phát hiện và điều chỉnh RL thăng bằng kiềm toan:

Đánh giá lâm sàng và cơ bản là xét nghiệm phân tích khí máu động mạch. 

Điều trị nguyên nhân là cơ bản.

Vệ sinh, chống loét và dinh dưỡng

Chú ý công tác vệ sinh cho bệnh nhân để tránh nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác.

Phòng chống loét:

Thay đổi tư thế thường xuyên.

Nằm đệm nước cho các BN phải nằm liệt giường.

Xoa bóp vùng tỳ đè. Xoa bột talc vào vùng da tấy đỏ.

Đảm bảo dinh dưỡng đủ cho BN, đặc biệtchú ý lượng protein.

Chăm sóc, vệ sinh, cắt lọc vết loét (bôi xanh methylen, đắp đường).

Dinh dưỡng: (xem bài dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng).

Bài viết cùng chuyên mục

Biến chứng tim do tăng huyết áp

Người ta cho rằng sự tăng quá mức collagene của cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp do 2 qúa trình tăng tổng hợp và giảm thoái hóa collagene

Các loại thảo mộc tốt nhất cho gan

Nhân trần được trường đại học Y Hà nội dùng điều trị bệnh viêm gan do vi rút tại bệnh viện Bạch mai và các bệnh viện tuyến trung ương khác.

Nhiễm khuẩn đường sinh sản

Bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục, đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý phụ khoa vì là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khoẻ

LÀM DỊU HỌNG NGAY KHI BỊ NGỨA HỌNG

Ngứa họng là triệu chứng kích thích ở họng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể thấy ngứa họng xuất hiện trong các bệnh lý viêm đường hô hấp như: viêm họng, viêm khí phế quản, viêm mũi xoang...

Nguyên nhân của bệnh gan

Mặc dù gan có khả năng xúc tiến tái sinh, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại có thể gây ra nghiêm trọng - và đôi khi không thể đảo ngược tác hại.

Mất đồng bộ cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp

Trong hoạt động điện học, do sự bất thường của xung động, và sự dẫn truyền, trình tự hoạt động điện học của cơ tim mất sinh lý, và mất đồng bộ

Chảy máu liên quan đến điều trị tiêu huyết khối

Thời gian chảy máu như một chỉ dẫn chức năng tiểu cầu, có thể là một hướng dẫn hữu ích đối với điều trị bồi phụ tiểu cầu, nếu bệnh nhân có thời gian chảy máu kéo dài mặc dù đã bồi phụ các yếu tố đông máu.

Thấp tim

Thấp tim là một bệnh viêm dị ứng xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết β nhóm A gây nên, bệnh tổn thương ở hệ thống tổ chức liên kết theo cơ chế miễn dịch dị ứng

Dung dịch vệ sinh phụ nữ chất lượng cao

Cùng với hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Dạ Hương tiếp tục góp mặt tại hội chợ lần thứ 9 Hàng Việt Nam chất lượng cao, tổ chức tại thủ đô Phnompenh, Campuchia.

Ô mai! Món quà phương đông

Có thể nói, một trong những đóng góp thiết thực của văn hóa phương đông là biến một thứ quả rất chua, tưởng chừng không thể ăn được (quả mơ) thành một món ăn, vị thuốc quý ( ô mai).

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong bệnh hô hấp

Mặc dù chụp cắt lớp vi tính ngày càng phát triển nhưng phim chụp chuẩn thẳng và nghiêng vẫn là những tài liệu cung cấp nhiều thông tin quý báu để chẩn đoán định hướng bệnh phổi.

Thủ thuật Helmlich

Là thủ thuật dùng tay người cứu hộ gây một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy một dị vật gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên.

Hậu sản thường

Sau khi sổ rau, tử cung co chắc thành khối an toàn, trọng lượng tử cung lúc đó nặng khoảng 1.000g, sau 1 tuần, tử cung còn nặng khoảng 500g, cuối tuần lễ thứ 2 còn khoảng 300g, các ngày sau đó nặng 100g.

Sử dụng hiệu quả insulin điều trị đái tháo đường

Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường có thể trở nên cần điều trị bằng insulin một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn khi tụy không tiết đủ lượng insulin cần thiết.

Thông khí nhân tạo trong tổn thương phổi cấp và hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển

Đặc điểm chủ yếu của tình trạng bệnh lý này là tiến triển cấp tính, tổn thương thâm nhiễm cả 2 bên phổi, áp lực mao mạch phổi bít nhỏ hơn 18 mmHg.

Rối loạn kinh nguyệt

Là triệu chứng nhưng đôi khi cần phải điều trị mặc dù chưa rõ nguyên nhân bệnh nhưng gây băng kinh, băng huyết, rong kinh kéo dài...

Thông khí nhân tạo điều khiển ngắt quãng đồng thì (SIMV)

Trước đây là một phương thức thở được sử dụng nhiều, kể cả trong cai thở máy. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu gần đây không ủng hộ việc sử dụng phương thức này trong cai thở máy.

Các từ viết tắt thường dùng trong thông khí nhân tạo

AaDO2 Alveolo-Arterial O2 difference, Chênh lệch nồng độ O2 giữa phế nang và máu động mạch, ACCP American College of Chest Physicians, Hội các bác sỹ lồng ngực Mỹ

Thông khí nhân tạo và chỉ định (thở máy)

Thông khí nhân tạo có thể thay thế một phần hoặc thay hoàn toàn nhịp tự thở của bệnh nhân.

Liệu pháp insulin trong điều trị đái tháo đường týp 2

Do tỷ lệ người cao tuổi mắc đái tháo đường týp 2 là phổ biến, thời gian mắc bệnh kéo dài, nhiều bệnh đi kèm, nguy cơ hạ đường huyết cao khi áp dụng khuyến cáo

Chức năng của gan

Trước khi cuộc hành trình của mình trên khắp cơ thể người, máu từ dạ dày và ruột được lọc bởi gan. Để ngăn chặn các chất gây ô nhiễm lưu thông trong máu, gan loại bỏ rất nhiều chất thải độc hại lưu hành.

Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thuốc trừ sâu

Bệnh nhân uống thuốc trừ sâu, nôn, và thở có mùi thuốc trừ sâu. Mức độ trung bình, nhức đầu, nôn, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, vẫn tỉnh, huyết áp bình thường.

Block nhánh

Bloc nhánh là 1 hình ảnh điện tâm đồ do những rối loạn dẫn truyền xung động trong các nhánh bó His gây ra.

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan

Theo dõi sát tình trạng ý thức, đặc biệt trong các trường hợp có nhiều nguy cơ hôn mê gan: nôn,ỉa chảy, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm khuẩn, dùng thuốc độc gan.

Phòng bệnh phụ khoa: Dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất

Đây là kết quả được thông báo tại lễ công bố Sản phẩm đạt chứng nhận Tin và Dùng 2010 vừa diễn ra tại Khách sạn Melia-Hà Nội