Chăm sóc bệnh nhân hôn mê

2012-06-22 09:33 PM

Hôn mê là tình trạng mất ý thức, và mất sự thức tỉnh, không hồi phục lại hoàn toàn khi được kích thích.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Khái niệm về hôn mê

Hôn mê là tình trạng mất ý thức và mất sự thức tỉnh, không hồi phục lại hoàn toàn khi được kích thích.

Mất ý thức: mất khả năng tự nhận biết bản thân và nhận biết thế giới xung quanh - Khả năng nhận biết (ý thức) phụ thuộc vào trạng thái thức tỉnh.

Mất sự thức tỉnh: mất sự tỉnh táo và sự phản ứng với các kích thích.

Trạng thái thức tỉnh phụ thuộc vào cấu trúc lưới hoạt hoá đi lên nằm ở thân não (ARAS- Ascending Reticular Activating System).

Tất cả các bệnh lý gây tổn thương trực tiếp hay gián tiếp hoặc gây rối loạn hoạt động của cấu trúc lưới hoạt hóa này đều có thể dẫn đến hôn mê.

Các nguyên nhân thường gặp

Nguyên nhân mạch não:

Chấn thương sọ não, u não.

Tai biến mạch não (xuất huyết, nhũn não), viêm tắc tĩnh mạch não.

Nhiễm trùng não, màng não: viêm não-màng não, ápxe não,  sốt rét ác tính...

Động kinh (hôn mê sau cơn, tình trạng động kinh).

Các bệnh lý chuyển hoá:

Hạ đường huyết.

Hôn mê đái tháo đường (nhiễm toan xêtôn, tăng áp lực thẩm thấu, toan lactic).

Hôn mê gan.

Hôn mê do suy thận.

Bệnh não hô hấp.

Ngộ độc:

Ngộ độc thuốc ngủ, thuốc an thần.

Ngộ độc thuốc gây nghiện, ma tuý.

Bệnh não do rượu.

Triệu chứng

Giảm, mất thức tỉnh:

Lờ đờ, u ám, ngủ gà hoặc không còn thức tỉnh dù được kích thích.

Đáp ứng mở mắt (theo mức độ rối loạn tăng dần):

Mắt chỉ mở khi gọi to, tiếng động mạnh.

Mắt chỉ mở khi gây đau.

Mắt không mở dù được kích thích hoặc mắt mở tự nhiên vô thức, không định hướng. (phân biệt với  bình thường:  mắt mở tự nhiên và có định hướng).

Rối loạn ý thức:

Đáp ứng vận động và lời nói chậm chạp, lẫn lộn hoặc không đáp ứng. (cách khám: thầy thuốc đặt câu hỏi, ra các lệnh đơn giản hoặc gây kích thích đau, sau đó đánh giá đáp ứng trả lời của bệnh nhân (gồm: đáp ứng lời nói và đáp ứng vận động) về độ chính xác và độ nhanh nhạy:

Hỏi: tên, tuổi, nhận biết người thân - ngày, tháng(thời gian) - địa điểm, địa chỉ (không gian).

Lệnh đơn giản: nhắm, mở mắt, bắt tay...

Gây đau: nghiệm pháp Pierre Marie và Foix, ấn vào mặt trước xương ức, bóp vào các khối cơ, bóp vào ngón tay, móng tay...).

Triệu chứng của các tổn thương thần kinh phối hợp hoặc của bệnh nguyên nhân (khác nhau tuỳ theo nguyên nhân).

Nguy cơ:

Hôn mê sâu dẫn đến tụt não, rối loạn các chức năng sống.

Hô hấp:

Đường thở: tụt lưỡi, ứ đọng đờm giãi?.

Sặc vào phổi.

Rối loạn nhịp thở, ngừng thở.

Tuần hoàn:

Rối loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp (cơn tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp).

Rối loạn thân nhiệt.

Loét mục vùng tỳ đè.

Bội nhiễm, tắc mạch...

Đánh giá mức độ:

Kinh điển: 4 mức độ.

GĐ 1: Đáp ứng lời nói chậm và lẫn lộn.

Còn làm theo được các  lệnh đơn giản.

GĐ 2: Mất đáp ứng lời nói, mất đáp ứng vận động theo lệnh.  

Còn đáp ứng vận động phù hợp với kích thích đau.

GĐ 3: Mất đáp ứng lời nói và vận động.

Chỉ còn đáp ứng vận động duỗi cứng, rập khuôn.

Rối loạn thần kinh thực vật.

GĐ 4: Mất hết các đáp ứng  (hôn mê quá giai đoạn).

Điểm Glasgow:  3 - 15 điểm

Hôn mê sâu: Glasgow ~ 7 điểm.

Chăm sóc bệnh nhân hôn mê

Nhận định tình trạng bệnh nhân.

Mức độ hôn mê (điểm Glasgow).

Các chức năng sống

Hô hấp:

 Đường thở: tụt lưỡi, ứ đọng đờm giãi?.

Nhịp thở: rối loạn nhịp thở? ngừng thở?.

Triệu chứng suy hô hấp: tím, vã mồ hôi, SpO2 thấp...

Tuần hoàn:

Nhịp tim? Huyết áp?.

Nhiệt độ:

Hạ thân nhiệt? tăng thân nhiệt?.

Các biến chứng:

Bội nhiễm, sặc phổi, loét mục...

Các triệu chứng của tổn thương thần kinh phối hợp, triệu chứng của bệnh nguyên nhân:

Dấu hiệu chấn thương?.

Hội chứng nhiễm trùng? ổ nhiễm trùng đường vào?.

Bệnh cảnh và triệu chứng ngộ độc?.

Các bệnh lý rối loạn chuyển hoá:           

Suy thận? Suy gan?

Đái tháo đường?

Rối loạn cân bằng nước điện giải: mất nước, phù?

Kế hoạch chăm sóc

Đảm bảo hô hấp.

Đảm bảo tuần hoàn.

Phòng chống nhiễm khuẩn (đặc biệt là nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu, da).

Đảm bảo dinh dưỡng.

Chống loét.

Chống teo cơ, tắc mạch.

Thực hiện nghiêm túc các y lệnh.

Theo dõi tiến triển bệnh.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Đảm bảo hô hấp:

Theo dõi sát nhịp thở, SpO2- tình trạng tụt lưỡi, ứ đọng đờm dãi.

Nằm nghiêng an toàn, đặt canuyn miệng tránh tụt lưỡi.

Phải báo ngay cho bác sỹ nếu thấy bệnh nhân có phản xạ nuốt kém (để đặt xông dạ dày), ho kém hoặc ứ đọng đờm dãi (để đặt nội khí quản).

Hút đờm dãi họng miệng, mũi- hút dịch khí phế quản, chăm sóc ống nội khí quản nếu đã đặt nội khí quản .

Chuẩn bị dụng cụ và máy thở, hỗ trợ bác sỹ đặt nội khí quản  và cho bệnh nhân thở máy nếu có chỉ định bệnh nhân.

Đảm bảo tuần hoàn:

Theo dõi sát mạch, huyết áp (nhịp độ theo dõi tuỳ theo tình trạng bệnh nhân).

Dùng thuốc nâng huyết áp hoặc thuốc hạ huyết áp và truyền dịch theo y lệnh bác sỹ.

Cần thông báo cho bác sỹ nếu phát hiện thấy nhịp chậm (<60 nhịp/ph) hoặc nhanh (>120 nhịp/ph), rối loạn nhịp hoặc huyết áp tối đa tụt (<90 mmHg hoặc giảm quá 40 mmHg so với huyết áp nền) hoặc huyết áp quá cao (>160/90 mmHg hoặc tăng thêm trên 40 mmHg so với huyết áp nền). 

Phòng chống nhiễm khuẩn:

Đảm bảo tuyệt đối khi chăm sóc ống nội khí quản, canuyn mở khí quản.

Hút đờm nhẹ nhàng tránh gây thương tích cho khí phế quản.

Đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối khi đặt ống thông bàng quang, túi đựng nước tiểu phải kín, đặt ở thấp tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.

Chú ý giữ vệ sinh da (tắm, gội đầu, vệ sinh bộ phân sinh dục; thay ga trải giường và quần áo thường xuyên).

Chăm sóc mắt: thường xuyên rửa mắt, nhỏ mắt bằng các thuốc kháng sinh dùng cho mắt (chloramphenicol 0,4%, cipro nhỏ mắt...); băng mắt và dán mi nếu bệnh nhân không chớp mắt được.

Đảm bảo dinh dưỡng:

Đặt xông dạ dày cho ăn nếu bệnh nhân có rối loạn nuốt.

Chế độ ăn đủ calo phù hợp với bệnh nhân: 25-30 calo/kg/ngày chia 4-6 bữa (ăn nhạt nếu tăng HA, suy thận, suy tim).

Đảm bảo đủ nước

Chống loét:

Nằm đệm chống loét hoặc phao giường nếu bệnh nhân bị bất động nhiều ngày tại giường.

Giữ ga trải giường khô, sạch, không có nếp nhăn.

Thay đổi tư thế thường xuyên định kỳ (2-3 h/lần).

Xoa bóp và xoa bột talk vào các điểm tỳ đè.

Nếu đã có vết loét: cắt lọc, rửa sạch, đắp đường...

Nuôi dưỡng đủ calo và protit.

Chống teo cơ, cứng khớp, tắc mạch:

Thường xuyên xoa bóp, tập vận động cho các chi và cơ của bệnh nhân.

Đặt các khớp ở tư thế cơ năng.

Thực hiện y lệnh dùng thuốc chống đông dự phòng tắc mạch: fraxiparin, lovenox...

Thực hiện nghiêm túc các y lệnh một cách tự giác (vì bệnh nhân hôn mê hoàn toàn phó thác tính mạng cho y tá và các thầy thuốc).

Theo dõi tiến triển bệnh:  

Kịp thời báo cho các bác sỹ.

Theo dõi tiến triển của mức độ hôn mê và các chức năng sống.

Theo dõi các biến chứng.

Đánh giá quá trình chăm sóc

Kết quả tốt:

Bệnh nhân không bị các biến chứng do thiếu chăm sóc: nhiễm khuẩn, loét vùng tỳ đè, teo cơ, cứng khớp...

Bệnh nhân được nuôi dưỡng tốt, không bị suy kiệt.

Gia đình bệnh nhân yên tâm, hợp tác với nhân viên y tế để chăm sóc bệnh nhân.

Bài viết cùng chuyên mục

Các từ viết tắt thường dùng trong thông khí nhân tạo

AaDO2 Alveolo-Arterial O2 difference, Chênh lệch nồng độ O2 giữa phế nang và máu động mạch, ACCP American College of Chest Physicians, Hội các bác sỹ lồng ngực Mỹ

Vắc xin Covid-19 Sputnik V: Đức có kế hoạch mua của Nga

Người phát ngôn của Bộ Y tế Đức nói với AFP rằng bang miền nam nước này đã ký một lá thư dự định mua tới 2,5 triệu liều vắc-xin nếu nó được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) chấp thuận.

Chăm sóc bệnh nhân ngộ độc thuốc trừ sâu

Bệnh nhân uống thuốc trừ sâu, nôn, và thở có mùi thuốc trừ sâu. Mức độ trung bình, nhức đầu, nôn, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, vẫn tỉnh, huyết áp bình thường.

Hướng dẫn tiến hành thông khí nhân tạo (cơ học)

Đánh giá bệnh nhân về tổng trạng, về cơ quan hô hấp, về khí máu động mạch nhằm phân loại nhóm suy hô hấp cấp cần thông khí cơ học

Xuyên bối tỳ bà cao! Bài thuốc đông y trị ho lịch sử

Ô mai được nhân dân dùng làm thuốc trị ho, và được phối hợp trong nhiều bài thuốc đông y trị ho, nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho lâu năm khiến cổ họng ngứa rát, khản tiếng.

Đặc điểm giải phẫu sinh lý động mạch vành

Hai động mạch vành được tách ra từ động mạch chủ lên bởi 2 lỗ ở khoảng 1/3 trên của các xoang Valsalva, ngay phía dưới bờ tự do của lá van tổ chim tương ứng, ở thì tâm thu.

Tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Sự xuất hiện bệnh thận do đái tháo đường týp 2 sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành, đột quỵ não lên gấp 10 lần. Nếu bệnh nhân đái tháo đường týp 2 khi chưa có MAU thì nguy cơ bệnh tim mạch gia tăng 2-4 lần

Ngừng tuần hoàn

Mục đích của hồi sinh tim - phổi là cung cấp tạm thời tuần hoàn và hô hấp nhân tạo, qua đó tạo điều kiện phục hồi tuần hoàn và hô hấp tự nhiên có hiệu qủa.

Thực hành dinh dưỡng tốt trong nâng cao chất lượng điều trị

Với mong muốn cập nhật những chứng cứ mới nhất cũng như chia sẻ nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong thực hành dinh dưỡng lâm sàng từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực

LÀM DỊU HỌNG NGAY KHI BỊ NGỨA HỌNG

Ngứa họng là triệu chứng kích thích ở họng, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể thấy ngứa họng xuất hiện trong các bệnh lý viêm đường hô hấp như: viêm họng, viêm khí phế quản, viêm mũi xoang...

Quy trình khử khuẩn máy thở

Máy thở gồm 2 phần chính: phần thân máy và phần đường thở nối máy với bệnh nhân. Giữa 2 hệ thống này có các filter lọc khuẩn ngăn cách. Do vậy khi tiến hành côn gtác khử khuẩn máy thở chúng ta chỉ cần khử khuẩn hệ thống đường thở.

Các triệu chứng của bệnh gan

Sao lưu độc gan thực hiện các công việc hàng ngày của nó. Ngoài ra, các độc tố trong máu dễ dàng tích hợp vào não và tuyến nội tiết gây ra những vấn đề hệ thống thần kinh trung ương và sự mất cân bằng hormone.

Quy trình kỹ thuật khí dung thuốc

Khí dung trị liệu có thể được cụng cấp bằng bình phun thể tích nhỏ (SVN Small-Volume-Nebulizer) hoặc ống hít có phân liều (MDI Metered-Dose-Inhaler).

Vắc xin Covid-19 Sputnik V: Pháp có thể bắt đầu tiêm chủng vào tháng 6

Bộ trưởng Ngoại giao các vấn đề châu Âu cho biết việc Pháp sử dụng vắc xin do Nga sản xuất phụ thuộc vào việc liệu nước này có nhận được sự chấp thuận của EU hay không.

Bệnh cơ tim chu sản

Có nghiên cứu đã thấy trong huyết thanh của bệnh nhân có kháng thể với cơ trơn và actin kết quả là có sự giải phóng actin và myosin trong suốt thời kỳ tử cung thoái triển sau khi sinh con.

Sổ rau thường

Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, gọi tắt là tim nhanh trên thất là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh có cơ chế và nguồn gốc khác nhau.

Block nhánh

Bloc nhánh là 1 hình ảnh điện tâm đồ do những rối loạn dẫn truyền xung động trong các nhánh bó His gây ra.

Chảy máu liên quan đến điều trị tiêu huyết khối

Thời gian chảy máu như một chỉ dẫn chức năng tiểu cầu, có thể là một hướng dẫn hữu ích đối với điều trị bồi phụ tiểu cầu, nếu bệnh nhân có thời gian chảy máu kéo dài mặc dù đã bồi phụ các yếu tố đông máu.

Phòng bệnh phụ khoa: Dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất

Đây là kết quả được thông báo tại lễ công bố Sản phẩm đạt chứng nhận Tin và Dùng 2010 vừa diễn ra tại Khách sạn Melia-Hà Nội

Thở ô xy

Thở oxy hay liệu pháp thở oxy là cho bệnh nhân khí thở vào có nồng độ oxy cao hơn nồng độ oxy khí trời (FiO¬¬2 > 21%).

Nồng độ NT proBNP và hội chứng mạch vành cấp

Thiếu máu cơ tim và giảm oxy tế bào kích thích phóng thích NT-proBNP, Những yếu tố khác trong bệnh thiếu máu cơ tim gồm tăng tần số tim, những cytokin tiền viêm

Bệnh Ebola

Không thể nhiễm Ebola từ không khí, nước hoặc thực phẩm. Một người mang virus Ebola nhưng không có triệu chứng không thể lây lan căn bệnh này.

Các phản ứng truyền máu

Các triệu chứng sớm bao gồm bắt đầu đột ngột tình trạng lo lắng, đỏ bừng, nhịp nhanh và tụt huyết áp. Đau ngực, đau bụng, sốt và khó thở là các biểu hiện thường gặp.

Quá liều thuốc chống đông

Protamin sulfat hình thành một phức hợp heparin-protamin và trung hoà tác dụng chống động của heparin. Protamin trung hoà heparin trong vòng 5 phút.