- Trang chủ
- Thông tin
- Thông tin y học tiếng Việt
- Block nhánh
Block nhánh
Bloc nhánh là 1 hình ảnh điện tâm đồ do những rối loạn dẫn truyền xung động trong các nhánh bó His gây ra.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Bloc nhánh là 1 hình ảnh điện tâm đồ do những rối loạn dẫn truyền xung động trong các nhánh bó His gây ra.
Khử cực thất bình thường
Khử cực thất bắt đầu ở mặt trái (phần giữa) vách liên thất, vectơ khử cực hướng sang phải ra trước (vectơ 1): (V1 nhánh lên r, V6 nhánh xuống q).
Từ vách liên thất, khử cực lan ra toàn bộ 2 thất, vectơ khử cực hướng sang trái, ra sau, xuống dưới (vectơ 2):V1 – S, V6 - R.
Cuối cùng khử cực vùng sau đáy thất trái, vectơ khử cực hướng lên trên và ra sau: V6 – S.
Nhánh nội điện (NNĐ)
Là nhánh xuống của sóng dương cuối cùng trong phức bộ QRS, là sự 1khử cực của vùng cơ tim ngay dưới điện cực: chỉ có ở chuyển đạo điện cực đặt trực tiếp lên tim hoặc rất gần tim.
Nhánh nội điện có điểm đầu là đỉnh của sóng R và điểm cuối là chân sau của sóng R: Khi sóng R có hình M thì lấy đỉnh sau R, khi nhiều sóng R phải lấy sóng R sau cùng có độ dốc đứng nhất.
Thời gian xuất hiện nhánh nội điện được đo từ khởi điểm của sóng Q (hay sóng R nếu không có Q) tới điểm hình chiếu của đỉnh R xuống đường đồng điện.
Bình thường thời gian xuất hiện nhánh nội điện ở V1V2 tối đa là 0,035s.
Thời gian xuất hiện Nhánh nội điện ở V5V6 tối đa là 0,045s.
Chẩn đoán
Để chẩn đoán bloc nhánh, phải chắc chắn là xung động chỉ huy tim đập xuất phát từ phía trên (nhĩ hay nút Tawava) rồi truyền xuống thất qua thân chung của bó His (nhưng bị tắc ở 1 nhánh) chứ không phải xung động xuất phát ở 1 điểm nào đó trong thất. Nhịp trên thất này chỉ có thể là:
Nhịp xoang
Với RR ≥ 0,12s (để loại trừ hội chứng tiền kích thích thất) hoặc nhịp xoang với bloc A-V không hoàn toàn.
Nhịp nhĩ
Nhịp nhanh nhĩ, flutter nhĩ, rung nhĩ với nhịp thất không đều (đều – bloc A-V hoàn toàn).
Nhịp bộ nối
Phân loại
Các bloc nhanh phải và trái – hoàn toàn và không hoàn toàn.
Bloc xa (bloc dưới phân nhánh): khử cực chậm trễ khu trú ở 1 phần của thành thất.
Bloc phân nhánh trái trước và sau.
Bloc nhánh phải hoàn toàn (BBD)
Chẩn đoán dựa vào 3 tiêu chuẩn chủ yếu sau:
Nhịp trên thất với khoảng PR ≥ 0,12s.
Giãn rộng nhiều phức bộ QRS ≥ 0,12s (đo ở chuyển đạo có QRS rộng nhất).
Hình dạng QRS thay đổi đặc biệt ở V1 (có thể ở V3R – V2 đôi khi V3) 3 dấu hiệu phối hợp:
Nhánh nội điện rất muộn ≥ 0,08s.
Hình ảnh rSR’, rsR’, rR’, chủ yếu đặc trưng bởi R’ xuất hiện chậm và giãn rộng.
Rối loạn tái cực thứ phát:
Điểm J hạ thấp, đoạn ST giảm.
Sóng T (-) và không đối xứng.
QT kéo dài.
Các tiêu chuẩn phụ cơ thể giúp chẩn đoán ở các chuyển đạo trước tim trái V5, V6:
Sóng S rộng.
Hình dạng QRS, qRS, Rs.
NNĐ bình thường
Sóng T bình thường , (+)
Khử cực thất trong bloc nhánh phải:
Nhánh phải bị đứt xung động chỉ xuống được thất theo nhánh trái, đầu tiên khử cực nửa trái vách liên thất, vectơ khử cực hướng sang phải và ra trước, làm phát sinh sóng Q ở D1, V5, V6... và sóng R ở D3, V1, V2...
Sau đó xung động khử cực thất trái, vectơ khử cực hướng sang trái và ra sau, làm phát sinh sóng R ở D1, V5, V6 và S ở D3, V1, V2.
Cuối cùng khử cực rất chậm chạp quanh co đi từ nửa trái sang nửa phải vách liên thất rồi xuống thất phải, vectơ khử cực hướng sang phải, làm phát sinh 1 sóng rất giãn rộng, khúc khuỷu và trát đậm (S ở D1, V5, V6 và R ở D3, V1, V2).
Phân loại bloc nhánh phải hoàn toàn dựa vào phức bộ QRS ở các chuyển đạo ngoại biên:
Bloc Wilson (bloc nhánh phải thông thường):
D1& aVL:
R cao, hẹp (có thể có sóng q đi trước).
S rộng (không sâu lắm).
Sóng T (+).
D3:
R hoặc R’ rộng.
T(-).
Bloc nhánh phải với trục phải (bloc hiếm):
Trục QRS phải.
D1: r nhỏ hẹp, S rộng và sâu.
Có thể do phối hợp HBPG, HVD, giãn phế nang.
Bloc nhánh phải với trục trái (bloc không điển hình):
Trục QRS trái.
D1: qRS với R cao rộng (q&s nhỏ hoặc không có).
D2D3: S rộng và rất sâu.
Trục trái này có thể do HBAG phối hợp BBD.
Các hội chứng phối hợp
Phối hợp với dày thất phải:
RV1 > 15 mm.
Trục QRS lệch phải (nửa đầu phức bộ QRS) +90°,+120°.
SD1 rộng và sâu.
Nhánh nội điện V1 rất muộn ~ 0,12s.
Phối hợp với dày thất trái:
Dày thất trái mạnh làm thay đổi phần đầu của phức bộ QRS, phần này không bị thay đổi trong bloc nhánh phải.
Trục trái vừa phải (0° - 30°).
R rất cao ở D1, aVR, V5, V6.
Phối hợp với nhồi máu cơ tim:
BBD chỉ làm thay đổi nửa sau của khử cực thất, không làm thay đổi sóng hoại tử nên:
Sóng Q hoại tử củacủa nhồi máu cơ tim sau dưới vẫn thấy ở D2 D3 aVF.
Sóng Q của nhồi máu cơ tim trước vách vẫn thấy ở V1V2V3 hình ảnh QR
Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán phân biệt với hội chứng tiền kích thích thất WPW: giống QRS ³ 0,12s nhưng khác là PR < 0,12s; hình thái QRS đặc biệt khác: sóng D
Nguyên nhân BBD
Người bình thường: hiếm, thường sau 50 tuổi, do thoái hoá tổ chức dẫn truyền.
Các bệnh tim gây ảnh hưởng thất phải: Hở hai lá, tâm phế mãn hoặc cấp, (BBD thoáng qua – NMF), CIA-Ebstein, ống nhĩ thất.
Bệnh tim ảnh hưởng thất trái: Hẹp chủ, bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim mới /cũ.
Ngoại khoa: phẫu thuật tim: hẹp phễu động mạch phổi, CIV.
Bloc nhánh phải không hoàn toàn (BID)
Chẩn đoán dựa trên những tiêu chuẩn sau:
Nhịp trên thất với PR ≥ 0,12s.
QRS rộng vừa phải từ 0,08 – 0,11s (đo ở chuyển đạo có QRS rộng nhất).
Hình dạng QRS ở V1 (V3R, V2).
Nhánh nội điện chậm vừa phải: 0,04 – 0,07s..
Hình ảnh QRS: rSr/, rsr/, hình M (với r/ >r).
Rối loạn tái cực thứ phát:
Điểm J hạ thấp, ST giảm.
T(-), không đối xứng.
Tiêu chuẩn phụ:
V5V6: S hơi rộng.
Có sóng S ở D1và aVL.
R chậm ở aVR.
Hai loại bloc nhánh phải không hoàn toàn
Bloc nhánh phải nhỏ:
Trong phức bộ rSr/ ở V1: r / ≤ r.
Biểu hiện khử cực chậm trễ vùng mai trên thất phải.
BID kiểu HVD:
V1 rSR/: R/ > r , R/ ³ 5mm.
Nếu HVD tăng gánh tâm thu sóng T(+) (HF).
Nếu HVD tăng gánh tâm trương sóng T(-) (CIA).
Nguyên nhân BID
BID nhỏ: người bình thường.
BID kiểu HVD: HHL, TPM, NMF, CIA, ống nhĩ thất.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ: hiếm khi BID Þ BBD. BID không phải do tổn thương một phần nhánh phải (vì nhánh phải rất mảnh) mà thường do tăng gánh thất phải
Bloc nhánh trái hoàn toàn (BBG)
Chẩn đoán dựa vào 3 tiêu chuẩn sau
Nhịp trên thất với PR ≥ 0,12s.
QRS gián rộng ³ 0,12s (đo ở chuyển đạo có QRS rộng nhất).
Hình dạng đặc biệt của QRS ở V6 (V5, V7).
Nhánh nội điện muộn ≥ 0,08s.
R rộng đỉnh hình cao nguyên trơn hoặc có móc (hình ảnh RR/) và chỉ có sóng R đặt trong hình thái điển hình có nghĩa là không có sóng q và s.
Rối loạn tại cực thứ phát
Điểm J hạ thấp ST giảm.
T(-) và không đối xứng.
QT kéo dài.
Tiêu chuẩn phụ V1V2V3:
rS, qrS, QS: sóng r rất nhỏ / không có.
Sóng S rộng và sâu.
Nhánh nội điện bình thường.
Điểm J cao, T(+) (hình ảnh soi gương của tại cực ở chuyển đạo trước tim trái).
Khử cực thất trong BBG
Nhánh trái bị đứt -> xung động chỉ xuống được thất theo nhánh phải, khử cực gần như đồng thời với vách liên thất phải và thất phải, sau đó xung động tiến 1 cách khó khăn chậm chạp qua ranh giới giữa 2 vách liên thất để khử cực vách liên thất trái theo hướng ngược hẳn với hướng bình thường, tạo nên vectơ tổng hợp đi từ phải sang trái và phát sinh ra:
Một sóng R ở các chuyển đạo trước tim trái, chú ý do hướng vectơ khử cực đi từ P -> T nên mất sóng Q V5V6.
Một sóng R rồi 1 sóng S ở các chuyển đạo trước tim phải.
Sau đó xung động bắt vào nhánh phải ở mé dưới chỗ đứt và truyền xuống khử cực thất trái, vectơ này hướng hẳn sang trái và làm:
Sóng R ở các chuyển đạo trước tim trái tiếp tục phát triển trở thành 1 sóng R giãn rộng, có móc.
Sóng S ở các chuyển đạo trước tim phải tiếp tục phát triển trở thành 1 sóng S giãn rộng, có móc.
Phân loại BBG dựa vào hình dạng phức bộ QRS ở các chuyển dạo ngoại biên
BBG thông thường:
Trục QRS trái, giữa -30 và +300.
Đôi khi có q (loại trừ nhồi máu cơ tim trước), D1+ avL: chỉ có sóng R (không có q và s), T(-).
D3 + avF: rS – S rộng có móc, đôi khi qrS/Qs (loại trừ NMCT sau).
BBG với trục QRS lệch trái mạnh:
Trục QRS từ –30 tới –900.
D1, avL, V5, V6: Rs hoặc RS với R rộng.
Vì vectơ khử cực chính của thất trái lệch mạnh sang trái lên cao và ra sau, muốn tìm ra hình dạng đặc trưng của phức bộ QRS (R hình cao nguyên /có móc) phải đặt điện cực V6, V7 lên cao 1 hoặc 2 khoảng liên sườn (X6, X7, Y6, Y7).
QRS giãn rộng hơn BBG thông thường (~0,15s).
Loại bloc này được quy là do HVG phối hợp hoặc là do tổn thương tập trung ở phân nhánh trái trước.
BBG với trục QRS lệch phải:
Trục QRS vượt quá +600, có khi quá +900.
D1 ,aVL sóng S lớn: rS hoặc rSr/.
D3, aVF sóng R lớn có móc.
Trục trái này do tư thế tim đứng, HVD mạnh, tổn thương tập trung ở phần nhánh trái sau.
Các hội chứng phối hợp
BBG + HVG
Rất khó chẩn đoán các chỉ số White-Bock, Sokolow- Lyon, Blondeau – Heller – Lenegre, không có ý nghĩa
Klein cho rằng chẩn đoán BBG + HVG dựa vào 2 tiêu chuẩn sau:
SV2 + RV6 > 45mm.
QRS > 0,16s.
Một số tác giả khác: trục trái và tăng nhiều biên độ R ở D1, aVL, V5, V6.
Tóm lại: chưa có sự thống nhất, 90% BBG + HVG được chẩn đoán bằng siêu âm.
Nhồi máu cơ tim + BBG
BBG hoàn toàn làm đảo lộn toàn bộ các vectơ khử cực thất, nó làm mất sóng hoại tử nhất là ở D1, aVL và các chuyển đạo trước tim trái. Chẩn đoán NMCT dựa trên các tiêu chuẩn sau:
Nhồi máu cơ tim sau dưới: QS – D2, D3 , aVF.
Nhồi máu cơ tim bên: S sâu ở D1, aVL, V6 V7 với điều kiện trục QRS không lệch trái quá 00.
Nhồi máu cơ tim trước:
rsR/ hoặc qR: D1, aVL, V6, V7.
Hoặc sóng r giảm dần biên độ từ V1 -> V4 (QS V1 ® V4 trong BBG hoàn toàn mà không có nhồi máu cơ tim trước vách).
Nhồi máu cơ tim vách sâu: ở các chuyển đạo trước tim phải hoặc trung gian sóng S có móc ở phần cuối của nhánh lên rộng ít nhất là 0,05s (dấu hiệu Cabrera).
Chẩn đoán phân biệt
WPW
Nhưng PR < 0,12s (QRS > 0,12s).
Trường hợp rung nhĩ: WPW không có hình ảnh R độc nhất hình cao nguyên ở các chuyển đạo trước tim trái.
HVG
QRS có thể = 0,12s (ngoại lệ) nhưng không có hình ảnh như trên
Nguyên nhân:
Người bình thường ít gặp.
Thường gặp ở bệnh thất trái mắc phải: Hẹp hoặc hở chủ, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim tiên phát.
Bloc nhánh trái không hoàn toàn (BIG)
Chẩn đoán dựa vào những tiêu chuẩn sau
Nhịp trên thất với PR ≥ 0,12s.
QRS giãn rộng vừa phải 0,08 – 0,11s. đo ở chuyển đạo có QRS rộng nhất.
Hình dạng đặc biệt của QRS ở V5, V6, V7.
Nhánh nội điện muộn vừa phải 0,06 – 0,07s.
Thay đổi phần đầu của QRS: mất sóng Q, giãn rộng chân của nhánh lên R đôi khi có móc ở nhánh lên R.
Hiếm rsR.
Tại cực bình thường/ có thay đổi thứ phát.
Tiêu chuẩn phụ
Ở các chuyển đạo trước tim phải (V1, V2): rS, qrS hoặc QS (loại trừ NMCT trước vách phối hợp)
Ở các chuyển đạo ngoại biên:
D1, aVL ~ V6 (không có sóng q, giãn rộng chân của nhánh lên R). Trục QRS bình thường (nếu trục trái mạnh -> nghi có HBAG phối hợp).
Nguyên nhân BIG và BBG
Do cắt đứt một phần dẫn truyền nhánh trái bó His, thường tiến triển về BBG
Bloc phân nhánh trái trước (HBAG)
Chẩn đoán dựa vào 3 tiêu chuẩn sau
Trục trái: giữa – 400 và – 900 (một số tác giả – 300 -> - 900).
qR (D1) aVL, rS (D2, D3) aVF.
QRS bình thường / hơi rộng không quá 0,12s.
Khử cực thất trong HBAG
Nhánh trái trước bị bloc, xung động truyền xuống thất trái theo nhánh trái sau, vectơ đầu tiên phát sinh từ thành sau dưới thất trái hướng sang phải, ra trước và xuống dưới tạo nên.
q ở D1 và r ở D2, D3.
(±) q ở V1 -> V4.
Sau đó xung động khử cực lan ra thành sau dưới, rồi ngược lên thành trước bên, xung động khử cực lan toả trong thất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ -> vectơ khử cực chính hướng lên trên, sang trái và ra sau tạo nên:
Trục trái.
R – D1, S – D2 D3.
S - chuyển đạo trước tim trái.
Nguyên nhân
Vô căn.
Bệnh tim bẩm sinh: teo van 3 lá, CIV, 1 thất.
Bệnh van động mạch chủ, tăng huyết áp, bệnh cơ tim tiên phát có/không tắc nghẽn.
Bệnh động mạch vành (tổn thương IVA, nhồi máu cơ tim trước vách).
Chẩn đoán phân biệt
Nhồi máu cơ tim sau dưới:
Trục trái mạnh.
D2 D3: QS/Qr (không có ảnh hưởng rS).
HBAG giống nhồi máu trước vách và mỏm do có sóng q ở V1 -> V4
Nhưng không phải sóng Q hoại tử, nó được tạo ra do vectơ đầu tiên khử cực VLT hướng xuống dưới, đi ra xa. Các điện cực và thăm dò V1-> V4 , nếu đặt điện cực tham dò này thấp xuống 1- 2 khoang liên sườn, sóng q mất thay bằng r bình thường vì điện cực thăm dò giờ đây được đặt ở đầu vectơ khử cực (nếu đặt điện cực cao lên 1-2 khoang liên sườn(KLS), sóng q còn và tăng biên độ).
Chú ý
Chỉ só Wb/Lewis vượt quá +17 mà không có dầy thất trái phối hợp.
Hình dạng QRS ở aVL ~ D1 (qR) ; ở avF ~ D3 (rS).
Ở chuyển đạo trước tim phải : rS hoặc qrS.
Ở chuyển đạo trước tim trái: Bình thường (qR/qRs); hoặc qRS (sóng S lớn) hoặc RS (sóng S lớn).
Trong hai thường hợp sau (qRS/RS) đặt các điện cực trước tim trái lên cao 1-3 KLS Þ có qR/qRs bình thường.
Bloc phân nhánh trái sau
Chẩn đoán dựa vào 3 tiêu chuẩn sau:
Trục QRS lệch phải giữa +90 và +1200 (tới +1300, thậm chí +1600).
Hình ảnh đặc biệt của QRS: D1, aVL: rS và D2 D3, aVF: qR.
Thười gian QRS hơi dài không qúa 0,12s.
Nhánh nội điện aVF > 0,045s.
Tăng biên độ QRS ở chuyển đạo các chi.
To HVD.
Khử cực thất trong HBPG
Nhánh trái sau bị tổn thương -> xung động khử cực truyền xuống thất trái theo nhánh trái trước, vectơ khử cực đầu tiên phát sinh từ thành trước trên của thất trái hướng sang trái, ra trước và lên cao tạo nên.
r ở D1 , q – D2 và D3.
(±) q ở chuyển động trước tim phải và mỏm.
Sau đó xung động khử cực lan toả trong thành trước trên rồi xuống thành sau dưới, xung động khử cực lan toả trong thất trái theo chiều kim đồng hồ, vectơ khử cực chính hướng xuống dưới, sang phải và ra sau tạo nên.
S - D1, R ở D2 D3.
(±) S ở chuyển đạo trước tim trái.
Nguyên nhân
Rất hiếm gặp, do thiểu năng vành (tổn thương đ/m IVP và IVA, NMCT sau dưới).
Chẩn doán phân biệt
Trục trái QRS có thẻ gặp ở
Tư thế tim đứng: chỉ có bệnh cảnh lâm sàng cho phép chẩn đoán.
HVD: nếu có 1 bệnh gây HVD trên lâm sàng -> không thể D HBPG ngay cả khi có đủ các tiêu chuẩn như trên của HBPG.
Chẩn đoán phân biệt HBPG với NMCT trước vách hoặc mỏm
Chú ý
Chỉ số White – Bock/ Lewis vượt quá -14 mà không có dầy thất phải phối hợp.
Hình dạng QRS ở aVL ~ D1 (rS); ở avF ~ D3 (qR).
Ở chuyển đạo trước tim phải: rS, hoặc đôi khi qrS.
Ở chuyển đạo trước tim trái: bình thường / RS.
Bài viết cùng chuyên mục
Thông khí không xâm nhập áp lực dương
CPAP ( Continuous Positive Airway Pressure, áp lực dương tính liên tục): bệnh nhân tự thở trên nền áp lực đường thở dương tính liên tục.
Sổ rau thường
Sổ rau là giai đoạn thứ 3 của cuộc chuyển dạ, tiếp theo sau giai đoạn mở cổ tử cung và giai đoạn sổ thai. Nếu 2 giai đoạn trước diễn ra bình thường thì tiên lượng của sản phụ lúc này phụ thuộc vào diễn biến của giai đoạn này.
Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, gọi tắt là tim nhanh trên thất là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh có cơ chế và nguồn gốc khác nhau.
Chăm sóc bệnh nhân hôn mê
Hôn mê là tình trạng mất ý thức, và mất sự thức tỉnh, không hồi phục lại hoàn toàn khi được kích thích.
Ô mai! Món quà phương đông
Có thể nói, một trong những đóng góp thiết thực của văn hóa phương đông là biến một thứ quả rất chua, tưởng chừng không thể ăn được (quả mơ) thành một món ăn, vị thuốc quý ( ô mai).
Dung dịch vệ sinh phụ nữ chất lượng cao
Cùng với hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Dạ Hương tiếp tục góp mặt tại hội chợ lần thứ 9 Hàng Việt Nam chất lượng cao, tổ chức tại thủ đô Phnompenh, Campuchia.
Thở ô xy
Thở oxy hay liệu pháp thở oxy là cho bệnh nhân khí thở vào có nồng độ oxy cao hơn nồng độ oxy khí trời (FiO¬¬2 > 21%).
Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ mà khởi điểm là từ đường sinh dục (Âm đạo, cổ tử cung, tử cung).
Sốc phản vệ (dị ứng)
Sốc phản vệ là tình trạng lâm sàng xuất hiện đột ngột do hậu quả của sự kết hợp kháng nguyên với các thành phần miễn dịch IgE trên bề mặt tế bào ưa kiềm và các đại thực bào gây giải phóng các chất như histamin.
Các loại thảo mộc tốt nhất cho gan
Nhân trần được trường đại học Y Hà nội dùng điều trị bệnh viêm gan do vi rút tại bệnh viện Bạch mai và các bệnh viện tuyến trung ương khác.
TRỨNG CÁ - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ TRỊ MỤN VÀO MÙA HÈ!
Trứng cá là bệnh rất thường gặp, gặp ở cả hai giới nam và nữ, hay gặp hơn cả ở tuổi dậy thì, nguyên nhân là do vào lúc dậy thì nội tiết tố sinh dục được tiết ra nhiều
Gánh nặng đột quỵ sẽ giảm khi huyết áp được kiểm soát tối ưu
Với tần suất mắc cao nhưng không được nhận biết và kiểm soát tốt, tăng huyết áp đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật do đột qụy ở Việt Nam
Biến chứng tim do tăng huyết áp
Người ta cho rằng sự tăng quá mức collagene của cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp do 2 qúa trình tăng tổng hợp và giảm thoái hóa collagene
Các triệu chứng của bệnh gan
Sao lưu độc gan thực hiện các công việc hàng ngày của nó. Ngoài ra, các độc tố trong máu dễ dàng tích hợp vào não và tuyến nội tiết gây ra những vấn đề hệ thống thần kinh trung ương và sự mất cân bằng hormone.
Rau bong non
Tại cơ sở và địa phương: Tuyên truyền, giáo dục để mọi người, đặc biệt là chị em biết cách tự phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường để tự giác đi khám lý thai tại các và quản cơ sở y tế.
Vệ sinh phụ nữ - Phòng bệnh phụ khoa
Ngày 19/06/2010, Lễ Trao Giải thưởng và cúp Vàng “ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Quốc Gia “ đã được long trọng tổ chức tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Số 57 Phạm Hùng, Hà Nội.
Thông khí nhân tạo trong tổn thương phổi cấp và hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển
Đặc điểm chủ yếu của tình trạng bệnh lý này là tiến triển cấp tính, tổn thương thâm nhiễm cả 2 bên phổi, áp lực mao mạch phổi bít nhỏ hơn 18 mmHg.
Thực hành dinh dưỡng tốt trong nâng cao chất lượng điều trị
Với mong muốn cập nhật những chứng cứ mới nhất cũng như chia sẻ nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong thực hành dinh dưỡng lâm sàng từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực
Co giật và động kinh
Co giật cũng được phân loại là cục bộ hoặc toàn thân dựa trên mức độ ảnh hưởng lên giải phẫu thần kinh hoặc được phân loại là đơn giản hay phức tạp dựa trên ảnh hưởng của co giật lên tình trạng ý thức.
Nhiễm khuẩn đường sinh sản
Bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, còn gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục, đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý phụ khoa vì là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khoẻ
Làm gì khi bị sốt cao, cảm cúm?
Khi nhiễm virus đặc biệt là virus cúm bệnh nhân cần nghỉ ngơi, có thể dùng thuốc hạ sốt giảm đau… đặc biệt phải bù nước và điện giải nhằm dự phòng và giảm đáng kể thời gian các triệu chứng.
Phương thuốc quý trị ho được lưu truyền hơn 300 năm (Xuyên bối tỳ bà cao)
Bài thuốc mà vị thần y sử dụng có tên là Xuyên bối tỳ bà cao, do có 2 vị thuốc chính yếu là Xuyên bối mẫu và tỳ bà diệp, kết hợp cùng hơn chục vị thuốc khác.
Khái niệm về thông khí nhân tạo trong điều trị tích cực
Đảm bảo thay thế chức năng của phổi: PaO2, PaCO2, pH phải thay đổi tuỳ theo từng tình trạng bệnh lí, từng chỉ định thở máy.
Mất đồng bộ cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp
Trong hoạt động điện học, do sự bất thường của xung động, và sự dẫn truyền, trình tự hoạt động điện học của cơ tim mất sinh lý, và mất đồng bộ
Thông khí nhân tạo với thể tích lưu thông tăng dần
Mục đích của phương thức thông khí nhân tạo Vt tăng dần nhằm hạn chế tình trạng xẹp phế nang do hiện tượng giảm thông khí phế năng gây ra.