- Trang chủ
- Thông tin
- Văn bản y tế Việt Nam
- Phác đồ điều trị bệnh do virus Ebola của Bộ Y tế
Phác đồ điều trị bệnh do virus Ebola của Bộ Y tế
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Trước tình hình dịch bệnh Ebola tại 4 nước Tây Phi tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Ebola, một bệnh nhiễm trùng nặng, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu với virus Ebola.
Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh trung bình là 2 – 21 ngày.
Các triệu chứng gồm: sốt cấp tính, đau đầu, đau mỏi cơ, nôn, buồn nôn
Phát ban: Ban đầu ban nhú đỏ sẫm màu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh.
Triệu chứng xuất huyết:
Đi ngoài phân đen.
Chảy máu nơi tiêm truyền.
Ho máu, cháy máu chân răng.
Đái ra máu.
Chảy máu âm đạo.
Xét nghiệm:
Công thức máu: thường có giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
Hóa sinh máu: tăng AST, ALT. Creatinin máu và ure có thể tăng trong thời gian tiến triển của bệnh.
Đông máu: rối loạn đông máu nội quản rải rác.
Xét nghiệm phát hiện căn nguyên: tìm kháng nguyên, kháng thể, PCR và nuối cấy virus. Bệnh phẩm sử dụng để chẩn đoán là máu được bảo quản trong môi trường vận chuyển và tuân theo quy định an toàn vận chuyển virus lây truyền qua đường máu.
Chẩn đoán ca bệnh Ebola
Các yếu tố dịch tễ trong vòng 3 tuần trước khi khởi phát triệu chứng:
Tiếp túc với máu hay dịch cơ thể của bệnh nhân được xác định hoặc nghi nhiễm Ebola.
Sống hay đi tới vùng dịch Ebola đang lưu hành: Trực tiếp xử lý, tiếp xúc với dơi, chuột hoặc động vật linh trưởng từ các vùng dịch tễ.
Có biểu hiện lâm sàng của bệnh.
Ca bệnh xác định
Là ca bệnh nghi ngờ và được khẳng định bằng xét nghiệm PCR dương tính.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh do virus Ebola cần phải phân biệt với:
Sốt xuất huyết Dengue
Bệnh do Streptococcus suis.
Nhiễm trùng huyết do não mô cầu
Nhiễm khuẩn huyết do sốc nhiễm khuẩn.
Leptospira
Sốt rét có biến chứng.
Điều trị
Nguyên tắc điều trị:
Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ.
Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chuẩn đoán bệnh. Các ca bệnh xác định cần phải nhập viện điều trị và cách ly hoàn hoàn.
Điều trị hỗ trợ:
Triệu chứng |
Xử trí |
Sốt > 38oC |
- Hạ nhiệt bằng Paracetamol: 10 – 15 mg/kg cân nặng mỗi 4 – 6 giờ, không quá 60mg/kg cân nặng/ngày. - Tránh dùng các NSAIDs (Diclofenac, Ibuprophen…) hoặc thuốc nhóm Salicylate vì làm nặng rối loạn đông máu. |
Đau |
- Giảm đau bằng Paracetamol (nếu mức độ nhẹ) hoặc Morphin (nếu mức độ trung bình hoặc nặng. - Tránh dùng các NSAIDs (Diclofenac, Ibuprophen…) hoặc thuốc nhóm Salicylate vì làm nặng rối loạn đông máu. |
Tiêu chảy, nôn, có dấu hiệu mất nước |
- Cho uống Oresol ngay cả khi không có dấu hiệu mất nước. - Theo dõi sát các dấu hiệu mất nước và bù dịch tương ứng theo phác đồ. - Buồn nôn và nôn rất thường gặp. Các thuốc chống nôn có thể làm giảm triệu chứng giúp bệnh nhân uống được Oresol. Đối với người lớn: Chlorpromazine25 – 50mg, tiêm bắp 4 lần/ngày hoặc Metoclopramide 10mg, tiêm tĩnh mạch/uống 3 lần/ngày đến khi bệnh nhân hết nôn. Đối với trẻ em trên 2 tuổi: dùng Promethazin, chú ý theo dõi các dấu hiệu ngoại tháp. |
Co giật |
- Dùng Diazepam để cắt cơn giật, người lớn: 20mg, trẻ em: 0,1 – 0,3mg/kg, tiêm tĩnh mạch chậm. Sau đó khống chế cơn giật bằng Phenobacbital, người lớn: 10mg/kg, trẻ em: 10 – 15 mg/kg, truyền tĩnh mạch chậm trong 15 phút. |
Dấu hiệu của chảy máu cấp/tái nhợt mức độ trung bình đến nặng/ Các dấu hiệu cấp cứu của sốc giảm khối lượng tuần lượng tuần hoàn |
- Truyền máu và các chế phẩm của máu |
Sốc, suy đa tạng (nếu có |
- Đảm bảo khổi lượng tuần hoàn, cân bằng dịch, duy trì hợp ký lợi tiểu. - Lọc máu, hỗ trợ ECMO khi có chỉ định |
Lưu ý với một số nhóm bệnh nhân:
Phụ nữ mang thai: có nguy cơ sảy thai/đẻ non, chảy máu sau sinh rất cao. Việc chỉ định dùng oxytocin và các can thiệp sau sinh cần tuân thủ đúng các hướng dẫn nhằm giúp bệnh nhân cầm máu.
Phụ nữ cho con bú: virus Ebola có thể truyền qua sữa mẹ. Khi nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh. Mẹ nên ngừng cho con bú.
Tiêu chuẩn xuất viện
Bệnh nhân được xuất viện khi:
≥ 3 ngày không sốt và không có các dấu hiệu gợi ý có sự đào thải vi rút ra môi trường như: đi ngoài phân lỏng, lo, chảy máu….
Phòng lây nhiễm virus Ebola
Nguyên tắc: Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẫn nghiêm ngặt; khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm virus Ebola cần phải khám và cách ly kịp thời.
Đối với người bệnh:
Cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng để hạn chế lây truyền dịch bệnh
Virus Ebola tiếp tục được bài tiết qua tinh dịch và sữa mẹ vì vậy cần tư vấn cho bệnh nhân cách phòng tránh lây truyền sau khi xuất viện.
Đối với người tiếp xúc gần:
Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo) rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng.
Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh Ebola. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Bài viết cùng chuyên mục
Chẩn đoán và điều trị Rubella
Nhiễm rubella ở phụ nữ có thai, đặc biệt trong 18 tuần đầu thai kỳ, có thể gây sẩy thai, thai lưu, đẻ non và các tổn thương nặng nề cho thai nhi (hội chứng rubella bẩm sinh).
Thông tư hướng dẫn quy trình kiểm dịch y tế
Thông tư hướng dẫn quy trình kiểm dịch y tế. Bộ y tế, Số 46 2014 TT BYT, Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2014, Căn cứ Nghị định số 63 2012 NĐ CP ngày 31 tháng 8 năm 2012
Quyết định Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai
Quyết định Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai Số: 46/2014/QĐ-TTg.
Chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn. Ngày 27 tháng 10 năm 2015.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa của bộ y tế
Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp
Thông tư hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm
Thông tư hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm Số: 13/2013/TT-BYT, ngày 17 tháng 4 năm 2013.
Chẩn đoán, xử trí và phòng lây nhiễm viêm phổi do vi rút
Ở nước ta gần đây đã có một số bệnh nhân nhập viện do cúm týp A chủng H5N1, Bệnh diễn biến nặng lên nhanh, không đáp ứng với các phương pháp điều trị
Chẩn đoán, điều trị sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue
Phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.
Phòng chống sốt rét
Đối tượng người vào vùng sốt rét lưu hành nặng trên 1 tuần, khách du lịch, người đi rừng, ngủ rẫy, người qua lại biên giới vùng sốt rét lưu hành
Thông tư hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến bảo hiểm y tế
Thông tư hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Chẩn đoán và điều trị Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân
Cần chú ý phát hiện những biến chứng và các bệnh kèm theo: nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, sốt mò, sốt rét, viêm phổi, leptospira, viêm màng não, hôn mê, co giật.
Quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non
Thông tư liên tịch quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non. Số: 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT.
Quy định chức năng, nhiệm vụ khoa y, dược cổ truyền trong bệnh viện nhà nước
Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của khoa y, dược cổ truyền trong bệnh viện nhà nước. Thông tư Số: 01/2014/TT-BYT.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan lớn ở người của bộ y tế
Ở người, sán ký sinh trong gan mật, trường hợp bất thường sán có thể ký sinh trong cơ, dưới da, ký sinh lạc chỗ, Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống
Chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Corona mới
Người tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh đã được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm, bao gồm những người chăm sóc bệnh nhân: nhân viên y tế
Chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh sốt rét
Trường hợp xác định mắc sốt rét, là trường hợp có ký sinh trùng sốt rét trong máu, được xác định bằng xét nghiệm lam máu nhuộm giêm sa
Bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Số: 170/2008/QĐ-TTg.
Thông tư ban hành danh mục thuốc không kê đơn
Thông tư ban hành danh mục thuốc không kê đơn 2014
Thông tư quy định về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo
Thông tư quy định về khám chữa bệnh nhân đạo Số: 30/2014/TT-BYT.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì của bộ y tế
Thực phẩm: đồ hộp có chất hàn gắn hộp sử dụng chì, đồ nấu ăn bằng chì, các nguồn thực phẩm bị ô nhiễm từ môi trường do không được kiểm soát tốt.
Quyết định về việc phê duyệt danh mục dự án do tổ chức y tế thế giới tài trợ
Quyết định về việc phê duyệt danh mục dự án do tổ chức y tế thế giới tài trợ Số: 1073/QĐ-TTg.
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi của bộ y tế
Giai đoạn khởi phát 2, 4 ngày, Bệnh nhân sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ
Chỉ thị an toàn tiêm chủng và giám sát phản ứng sau tiêm chủng
Chỉ thị về việc tăng cường an toàn tiêm chủng và giám sát các phản ứng sau tiêm chủng Số: 01 /CT-BYT. Ngày 18 tháng 01 năm 2013.
Hướng dẫn thực hiện pháp lệnh hành nghề y, dược cổ truyền tư nhân
BỘ Y TẾ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÁP LỆNH HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 7 CP NGÀY 29 01 1994 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CỤ THỂ HOÁ
Quy định về ứng xử của công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở y tế
Thông tư quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế. Số: 07/2014/TT-BYT, ngày 25 tháng 02 năm 2014.