Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan lớn ở người của bộ y tế

2014-09-28 10:03 AM
Ở người, sán ký sinh trong gan mật, trường hợp bất thường sán có thể ký sinh trong cơ, dưới da, ký sinh lạc chỗ, Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3240/QĐ/BYT ngày 13 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

l. Nguyên nhân gây bệnh

Sán lá gan lớn (SLGL) có hai loài: Fasciola hepattca a Fasciola gigantlca gây nên.

Loài Fasciola hepatica phân bố chủ yếu ở Châu Âu (Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ),Nam Mỹ (Ác-hen-ti-na. Bô-li-vi-a, Ê-cu-a-đo, Pê-ru). Châu Phi (Ai Cập, Ê-ti-ô-pia), Châu Á (Hàn Quốc, Pa-pua-niu-ghi-nê, I-ran và một số vùng của Nhật Bản).

Loài Fasciolagigantica phân bố chủ yếu ở Châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam.

Vật chủ chính là động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu. Người là vật chủ ngẫu nhiên, tình cờ mắc bệnh.

Vật chủ trung gian: ốc họ Lymnaea.

Người bị nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (như rau ngổ, rau rút/nhút, rau cần, cải xoong...) hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán chưa nấu chín.

2.Chu kỳ phát triển của sán lá gan lớn

Sán lá gan lớn có kích thước 30 ´ 10-12mm. Ở người, sán ký sinh trong gan mật, trường hợp bất thường sán có thể ký sinh trong cơ, dưới da... (ký sinh lạc chỗ). Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Trứng sán lá gan lớn có kích thước 140 ´ 80mm. Trứng xuống nước, nở ra ấu trùng lông và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi, ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các loại rau mọc dưới nước tạo nang trùng hoặc bơi tự do trong nước. Người hoặc trâu bò ăn phải thực vật thủy sinh hoặc uống nước lã có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn.

3. Sinh bệnh học của Sán lá gan lớn

3.1. Giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan

Khi người ăn sống rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán, ấu trùng sán vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng vào khoang phúc mạc đến gan, đục thủng bao gan và xâm nhập vào nhu mô gan gây tổn thương gan. Đây cũng chính là giai đoạn kích thích cơ thể phản ứng miễn dịch mạnh nhất.

Kháng thể xuất hiện trong máu 2 tuần sau khi sán xâm nhập, sự tồn tại kháng thể trong máu là cơ sở của các phản ứng miễn dịch giúp cho chẩn đoán bệnh. Các kháng thể trong giai đoạn này chủ yếu là IgG.

Sán lá gan lớn ký sinh chủ yếu ở mô gan, nhưng trong giai đoạn xâm nhập sán có thể đi chuyển lạc chỗ và gây các tổn thương ở các cơ quan khác như thành ruột, thành dạ dày, thành bụng, đôi khi có trong bao khớp.

3.2. Giai đoạn xâm nhập vào đường mật

Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán xâm nhập vào đường mật trưởng thành và đẻ trứng. Tại đây sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm (có thể tới 10 năm) nếu không được phát hiện và điều trị.

Tại đường mật: sán gây tổn thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hoá đường mật thứ phát, có thể gây ung thư biểu mô đường mật.

Viêm tụy cấp.

Là yếu tố gây bội nhiễm.

4. Triệu chứng

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh do sán lá gan lớn gây nên thường không đặc hiệu, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và vị trí sán ký sinh, cũng như số lượng ấu trùng sán xâm nhập vào cơ thể người.

4.1. Lâm sàng

a) Triệu chứng toàn thân:

Mệt mỏi, biếng ăn, gầy sút.

Sốt: sốt thất thường, có thê sốt cao, rét run hoặc sốt chỉ thoáng qua rồi tự hết, đôi khi sốt kéo dài.

Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt gặp ở các trường hợp nhiễm kéo dài đặc biệt ở trẻ em.

b) Các triệu chứng tiêu hoá: là các triệu chứng thường gặp nhất.

Đau bụng: đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc vùng thượng vị-mũi ức. Tính chất đau không đặc hiệu, có thể đau âm ỉ, đôi khi dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.

Bệnh nhân có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn.

Một số bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của một số biến chứng: tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hoá...

Khám lâm sàng:

Gan to hoặc bình thường, mật độ mềm, ấn đau, có dấu hiệu ấn kẽ liên sườn.

Có thể có dịch trong ổ bụng, đôi khi có viêm phúc mạc.

c) Các triệu chứng khác (hiếm gặp):

Phản ứng viêm: đau nhiều khớp, đau cơ, đỏ da.

Ho, khó thở hoặc có ban dị ứng mẩn ngứa ngoài da (biểu hiện nhiễm ký sinh trùng).

Tràn dịch màng phổi.

Các triệu chứng biểu hiện sự tổn thương tổ chức nơi sán ký sinh lạc chỗ như khớp vú, hoặc các cơ quan khác.

4.2. Cận lâm sàng:

a) Xét nghiệm công thức máu: số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi có thể tăng hoặc bình thường nhưng tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao.

b) Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm cho thấy hình ảnh tổn thương gan là những ổ âm hỗn hợp hình tổ o­ng hoặc có thể thấy hình ảnh tụ dịch dưới bao gan. Trong một số trường hợp cần thiết có thể chụp cắt lớp vi tính gan (những hình ảnh này chỉ có tính chất gợi ý).

c) Phát hiện kháng thể kháng sán lá gan lớn (chủ yếu bằng kỹ thuật ELISA) .

d) Xét nghiệm phân:

Tìm trứng sán lá gan lớn trong phân hay dịch mật (tuy nhiên tỷ lệ phát hiện được trứng sán rất thấp và còn phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm). Cần xét nghiệm phân trong 3 ngày liên tục.

 Chú ý phân biệt trứng sán lá gan lớn với trứng sán lá ruột lớn.

5. Chẩn đoán

5.1. Chẩn đoán xác định

Yếu tố dịch tễ: người bệnh sống trong vùng sán lá gan lớn lưu hành.

Lâm sàng: có một hoặc nhiều dấu hiệu lâm sàng nêu trên.

Cận lâm sàng:

Tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao trên 8% (có thể tới 80%)

Chẩn đoán hình ảnh cho các trường hợp nghi có áp xe gan: siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) ổ bụng thấy gan có các ổ âm hỗn hợp hình tổ o­ng hoặc hình ảnh dày bao gan tương ứng với vị trí tổn thương hoặc hình ảnh ni dịch dưới bao gan.

Chẩn đoán miễn dịch học: ELISA phát hiện có kháng thể kháng SLGL trong huyết thanh (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

Xét nghiêm phân hoặc dịch mật tìm thấy trứng SLGL.

5.2 Chẩn đoán phân biệt

Áp xe gan do các loại ký sinh trùng khác (amip, giun đũa, toxocara...) hoặc do vi khuẩn (áp xe đường mật...).

Ung thư gan (u gan).

6. Điều trị

6.1. Điều trị đặc hiệu

Thuốc được lựa chọn để điều trị đặc hiệu SLGL là Triclabendazole 250mg

Liều lượng: 10 mg/kg cân nặng. Liều duy nhất. Uống với nước đun sôi để nguội. Uống sau khi ăn no.

Chống chỉ định: người đang bị bệnh cấp tính khác; phụ nữ có thai; phụ nữ đang cho con bú; người có tiền sử mẫn cảm với thuốc hoặc một trong các thành phần của thuốc; người đang vận hành máy móc, tàu xe; người bệnh trong giai đoạn cấp của các bệnh mạn tính về gan, thận, tim mạch. . .

Tác dụng không mong muốn của thuốc: ngay sau uống thuốc (ngày điều trị đầu tiên) có thể gặp các triệu chứng:

Đau bụng vùng hạ sườn phải, có thể đau âm ỉ hoặc thành cơn.

Sốt nhẹ

Đau đầu nhẹ.

Buồn nôn, nôn

Nổi mẩn, ngứa.

Xử trí tác dụng không mong muốn.

Sử dụng thuốc giảm đau khi đau dữ dội.

Thuốc hạ sốt.

Thuốc chống dị ứng.

Xử trí tuỳ theo các triệu chúng lâm sàng xuất hiện.

Tuy nhiên hầu hết các triệu chứng trên chỉ thoáng qua, không phải xử trí.

6.2. Điều trị hỗ trợ

Sử dụng kháng sinh nếu có bội nhiễm. .

Với các trường hợp có ổ áp xe gan kích thước lớn trên 6 cm mà điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn không có hiệu quả, có thể phối hợp với chọc hút ổ áp xe.

6.3. Theo dõi và đánh giá kết quả

Thời gian theo dõi: người bệnh được theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh ít nhất 03 ngày kể từ ngày uống thuốc; khám lại sau 3 tháng, 6 tháng điều trị.

Các chỉ số đánh giá sau 3, 6 tháng điều trị:

Lâm sàng: các triệu chứng lâm sàng giảm hoặc hết.

Số lượng bạch cầu ái toan trở về bình thường hoặc giảm

Siêu âm gan: kích thước ổ tổn thương gan giảm.

Xét nghiệm phân hoặc dịch mật không còn trứng SLGI~

Các triệu chứng trên không giảm:

Cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khác. Nếu xác định là SLGL, cần điều trị bằrlg Triclabendazole lần thứ 2 với liều 20mg/kg cân nặng, chia 2 lần uống cách nhau 12 đến 24 giờ.

Chú ý: kháng thể có thể tồn tại lâu dài sau điều trị.

7. Phòng chống bệnh sán lá gan lớn

Nhiễm SLGL liên quan đến thói quen và tập quán ăn uống của người dân, vì vậy phòng bệnh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.

Truyền thông, giáo dục sức khoẻ:

Không ăn sống các loại rau nọc dưới nước;

Không uống nước lã;

Người nghi ngờ nhiễm SLGL phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chủ động phát hiện và điều trị sớln bệnh SLGL tại vùng lưu hành bệnh.

Bài viết cùng chuyên mục

Thông tư hướng dẫn quy trình kiểm dịch y tế

Thông tư hướng dẫn quy trình kiểm dịch y tế. Bộ y tế, Số 46 2014 TT BYT, Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2014, Căn cứ Nghị định số 63 2012 NĐ CP ngày 31 tháng 8 năm 2012

Quyết định Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai

Quyết định Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai Số: 46/2014/QĐ-TTg.

Điều trị sốt rét

Các trường hợp sốt rét ác tính, phải chuyển về đơn vị hồi sức cấp cứu, từ tuyến huyện trở lên, theo dõi chặt chẽ và hồi sức tích cực.

Hướng dẫn thực hiện pháp lệnh hành nghề y, dược cổ truyền tư nhân

BỘ Y TẾ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÁP LỆNH HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 7 CP NGÀY 29 01 1994 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CỤ THỂ HOÁ

Thông tư ban hành danh mục dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng

Thông tư ban hành danh mục dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng và số ngày bình quân một đợt điều trị của một số bệnh, nhóm bệnh được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán Số: 11/2009/TT-BYT.

Chẩn đoán, điều trị sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue

Phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.

Thông tư quy định đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Ngày 16 tháng 11 năm 2015.

Phòng chống sốt rét

Đối tượng người vào vùng sốt rét lưu hành nặng trên 1 tuần, khách du lịch, người đi rừng, ngủ rẫy, người qua lại biên giới vùng sốt rét lưu hành

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao

Kết quả xét nghiệm đờm AFB âm tính qua 2 lần khám mỗi lần xét nghiệm 03 mẫu đờm cách nhau khoảng 2 tuần và có tổn thương nghi lao tiến triển trên phim Xquang phổi và được hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa lao.

Quy định chức năng, nhiệm vụ khoa y, dược cổ truyền trong bệnh viện nhà nước

Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của khoa y, dược cổ truyền trong bệnh viện nhà nước. Thông tư Số: 01/2014/TT-BYT.

Chẩn đoán và điều trị Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân

Cần chú ý phát hiện những biến chứng và các bệnh kèm theo: nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, sốt mò, sốt rét, viêm phổi, leptospira, viêm màng não, hôn mê, co giật.

Thông tư hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến bảo hiểm y tế

Thông tư hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Chỉ thị an toàn tiêm chủng và giám sát phản ứng sau tiêm chủng

Chỉ thị về việc tăng cường an toàn tiêm chủng và giám sát các phản ứng sau tiêm chủng Số: 01 /CT-BYT. Ngày 18 tháng 01 năm 2013.

Chẩn đoán và điều trị Rubella

Nhiễm rubella ở phụ nữ có thai, đặc biệt trong 18 tuần đầu thai kỳ, có thể gây sẩy thai, thai lưu, đẻ non và các tổn thương nặng nề cho thai nhi (hội chứng rubella bẩm sinh).

Chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút C

Phần lớn không có biểu hiện lâm sàng, các triệu chứng nếu có thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng

Chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Corona mới

Người tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh đã được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm, bao gồm những người chăm sóc bệnh nhân: nhân viên y tế

Thông tư quy định về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo

Thông tư quy định về khám chữa bệnh nhân đạo Số: 30/2014/TT-BYT.

Thông tư ban hành danh mục thuốc không kê đơn

Thông tư ban hành danh mục thuốc không kê đơn 2014

Hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV/ AIDS tại cơ sở y tế

Thông tư Số 01 2015 TT BYT - Hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV, AIDS tại cơ sở y tế

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa của bộ y tế

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp

Bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Số: 170/2008/QĐ-TTg.

Chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn. Ngày 27 tháng 10 năm 2015.

Quy định về ứng xử của công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở y tế

Thông tư quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế. Số: 07/2014/TT-BYT, ngày 25 tháng 02 năm 2014.

Quy định về quản lý thực phẩm chức năng

Thông tư này không áp dụng đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức dùng cho trẻ nhỏ

Phác đồ điều trị bệnh do virus Ebola của Bộ Y tế

Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chuẩn đoán bệnh. Các ca bệnh xác định cần phải nhập viện điều trị và cách ly hoàn hoàn.