- Trang chủ
- Thuốc A - Z
- Thuốc gốc và biệt dược theo vần V
- Vancocin CP
Vancocin CP
Vancomycin hydrochloride là kháng sinh thuộc nhóm glycopeptide ba vòng, được làm tinh khiết bằng phương pháp sắc ký
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bột pha tiêm 500 mg: Hộp 1 lọ bột.
Thành phần
Mỗi 1 lọ: Vancomycine chlorhydrate 500mg.
Dược lực học
Vancomycin hydrochloride là kháng sinh thuộc nhóm glycopeptide ba vòng, được làm tinh khiết bằng phương pháp sắc ký, chiết xuất từ Amycolaptosis orientalis (trước đây gọi là Nocardia orientalis) có công thức hóa học là C66H75C12N9O24 . HCl. Phân tử lượng 1.486 ; 500 mg hoạt chất tương đương 0,34 mmol.
Vancomycin hydrochloride chứa trong lọ bột vô khuẩn có hàm lượng tương đương với hoạt tính của 500 mg vancomycin. Vancomycin hydrochloride ở dạng bột đông khô màu trắng ngà. Khi pha với nước, có dạng dung dịch trong suốt và pH từ 2,5 đến 4,5.
Vi sinh học: Tác dụng diệt khuẩn của vancomycin chủ yếu do ức chế sự sinh tổng hợp của vách tế bào.
Hơn nữa vancomycin còn làm thay đổi tính thấm của màng tế bào, làm thay đổi sự tổng hợp RNA của vi khuẩn. Không có đề kháng chéo giữa vancomycin và các kháng sinh khác. Vancomycin có hoạt tính chống : tụ cầu, bao gồm tụ cầu vàng và Staphylococcus epidermidis (kể cả các chủng kháng methicillin), liên cầu bao gồm Streptococcus pyogenes và Streptococcus pneumoniae (kể cả các chủng kháng penicilline), Streptococcus agalactiae, nhóm viridans, Streptococcus bovis, và cầu khuẩn ruột (ví dụ, Entercoccus faecalis *trước kia là Streptococcus faecalis]), Clostridium difficile (ví dụ, dòng vi khuẩn tiết ra độc tố, nguyên nhân của bệnh viêm ruột kết màng giả) và vi khuẩn gây bệnh bạch hầu. Các vi khuẩn khác nhạy cảm với vancomycin in vitro gồm Listeria monocytogenes, các dòng Lactobacillus, Actinomyces, Clostridium, Bacillus. Vancomycin không có hiệu quả "in vitro" đối với trực khuẩn gram âm, Mycobacteria, hoặc vi nấm.
Tác dụng hiệp đồng: Phối hợp vancomycin với kháng sinh nhóm aminoglycoside có tác dụng hiệp đồng in vitro chống lại nhiều dòng tụ cầu vàng, liên cầu nhóm D không ở ruột, cầu khuẩn ruột, dòng Streptococcus (nhóm viridans).
Kháng sinh đồ: Phương pháp dùng đĩa kháng sinh chuẩn mực để thử tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với vancomycin đã được mô tả bởi Ủy Ban Quốc Gia về các chuẩn mực phòng thí nghiệm lâm sàng (NCCLS). Kết quả đối với đĩa kháng sinh tẩm 30 mg vancomycin hydrochloride nên được biện luận theo tiêu chuẩn sau : Các vi khuẩn gọi là nhạy cảm khi tạo vòng đường kính vô khuẩn >= 12 mm, cho thấy vi khuẩn được nghiên cứu có thể đáp ứng với điều trị. Nếu đường kính vòng vô khuẩn 10 hay 11 mm thì là nhạy cảm trung gian, coi như vi khuẩn đáp ứng với sự trị liệu nếu nồng độ kháng sinh cao tại các mô hoặc dịch bị nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn đề kháng tạo vòng có đường kính <= 9 mm ; khi đó, phải chọn kháng sinh khác.
Nếu dùng phương pháp pha loãng, vi khuẩn phân lập được coi là nhạy cảm khi MIC của vancomycin <= 4 mg/L. Nếu MIC >= 16 mg/L, thì vi khuẩn xem như đề kháng với vancomycin. Nếu MIC có trị số thấp hơn 16 mg/L nhưng lớn hơn 4 mg/L thì được gọi là nhạy cảm trung gian. Các phương pháp chuẩn mực đòi hỏi phải sử dụng các vi khuẩn chứng ở phòng thí nghiệm. Đĩa vancomycin 30 mg phải cho vòng có đường kính từ 15 đến 19 mm đối với chủng S.aureus ATCC 25923. Tương tự, phương pháp pha loãng chuẩn mực cũng cần các vi khuẩn chứng ở phòng thí nghiệm. Bột vancomycin chuẩn phải cho trị số MIC 0,5 mg/L - 2,0 mg/L đối với chủng S. aureus ATCC 29213. Đối với E. faecalis ATCC 29212, thì trị số MIC phải từ 1,0 - 4,0 mg/L.
Dược động học
Vancomycin hấp thu kém khi uống. Dùng đường tĩnh mạch để chữa nhiễm khuẩn toàn thân. Tiêm bắp gây đau.
Khi truyền vancomycin nhiều liều 1 g (15 mg/kg thể trọng) liên tục trong 60 phút ở người bệnh có chức năng thận bình thường, thì nồng độ trung bình trong huyết tương đạt được 63 mg/L ngay sau khi ngừng truyền ; sau 2 giờ, nồng độ trung bình trong huyết tương là 23 mg/L ; sau 11 giờ, thì nồng độ là 8 mg/L Khi truyền nhiều liều 500 mg trong 30 phút, nồng độ trung bình trong huyết tương khoảng 49 mg/L ngay sau khi kết thúc truyền ; sau 2 giờ, nồng độ trung bình trong huyết tương là 19 mg/L ; sau 6 giờ, thì nồng độ trung bình trong huyết tương khoảng 10 mg/L. Nồng độ vancomycin trong huyết tương tiêm nhiều lần tương tự như khi tiêm liều duy nhất. Thời gian bán thải trung bình của vancomycin trong huyết tương là 4-6 giờ ở người có chức năng thận bình thường. Trong 24 giờ đầu tiên, 75% liều vancomycin thải qua nước tiểu do lọc cầu thận. Độ thanh thải trung bình trong huyết tương khoảng 0,058 L/kg/giờ và độ thanh thải trung bình của thận khoảng 0,048 L/kg/giờ. Khi chức năng thận suy giảm, thải trừ vancomycin chậm lại. Đối với người bệnh suy thận nặng, thì thời gian bán thải khoảng 7,5 ngày. Hệ số phân phối từ 0,3 đến 0,43 L/kg. Không thấy có sự chuyển hóa thuốc rõ rệt. Khoảng 60% lượng vancomycin khi tiêm qua màng bụng dùng trong thẩm tách màng bụng sẽ được hấp thu vào máu sau 6 giờ. Khi tiêm vancomycin qua màng bụng với liều 30 mg/kg, nồng độ thuốc trong huyết tương khoảng 10 mg/L. Mặc dầu vancomycin khó đào thải qua đường thẩm tách lọc máu hoặc thẩm tách màng bụng, nhưng những báo cáo cho thấy độ thanh thải vancomycin có tăng lên khi truyền và lọc máu.
Hệ số thanh thải toàn thân và thanh thải qua thận có thể giảm ở người bệnh cao tuổi. Khi nồng độ vancomycin trong huyết thanh khoảng từ 10 mg/L đến 100 mg/L, thì độ gắn kết vào protein huyết thanh khoảng 55%, đo được bằng phương pháp siêu lọc. Sau khi truyền tĩnh mạch vancomycin hydrochloride, thì nồng độ ức chế vi khuẩn sẽ đạt được tại dịch màng phổi, dịch màng tim, dịch báng, hoạt dịch, trong nước tiểu, trong dịch thẩm tách màng bụng và trong mô tiểu nhĩ. Vancomycin hydrochloride không khuyếch tán qua màng não bình thường để vào dịch não tủy, nhưng khi màng não bị viêm thì vancomycin thấm được vào dịch não tủy.
Chỉ định
Dùng vancomycin trong các bệnh nhiễm khuẩn nặng do các chủng tụ cầu kháng methicillin (kháng với b-lactam). Vancomycin còn có chỉ định trong trường hợp người bệnh dị ứng với penicillin, hoặc người không đáp ứng với trị liệu bằng kháng sinh khác bao gồm các penicillin và cephalosporin, và trong các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với vancomycin, nhưng đề kháng với các loại kháng sinh khác. Còn dùng vancomycin để điều trị khởi đầu khi nghi ngờ nhiễm tụ cầu kháng methicillin, sự điều chỉnh điều trị sau này tùy thuộc kết quả vi sinh học. Vancomycin có hiệu quả trong điều trị viêm màng trong tim do tụ cầu, ngoài ra tính hiệu quả còn được chứng minh trong các nhiễm khuẩn khác do tụ cầu, bao gồm : nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn xương, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da. Khi nhiễm tụ cầu khu trú và có mủ, cần phối hợp kháng sinh với phương pháp phẫu thuật thích hợp.
Vancomycin được báo cáo có hiệu quả khi dùng đơn độc hoặc phối hợp với aminoglycoside trong trường hợp viêm màng trong tim do Streptococcus viridans hay S. bovis. Trường hợp viêm màng trong tim do cầu khuẩn ruột (thí dụ E. faecalis), vancomycin được báo cáo chỉ có hiệu lực khi phối hợp với aminoglycoside. Vancomycin có hiệu quả trong điều trị viêm màng trong tim do vi khuẩn bạch hầu. Kết hợp vancomycin với rifampin, aminoglycoside hoặc với cả hai sẽ cho hiệu quả trong viêm màng trong tim giai đoạn sớm ở người bệnh có lắp van giả phục hình gây ra do S. epidermidis hay do vi khuẩn bạch hầu.
Cần lấy bệnh phẩm để phân lập, định danh vi khuẩn và xác định tính nhạy cảm với vancomycin. Dạng tiêm có thể dùng đường uống trong trường hợp viêm ruột kết màng giả liên quan đến kháng sinh gây ra bởi C. difficile hay viêm ruột non-ruột kết do tụ cầu. Không có hiệu quả trong chỉ định này, nếu dùng vancomycin đường tiêm. Ngoài chỉ định trên, không có hiệu quả nào khác khi dùng vancomycin đường uống.
Mặc dầu không có các nghiên cứu có kiểm soát về hiệu quả lâm sàng, Hiệp hội tim mạch và Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ đã đề nghị dùng vancomycin như một kháng sinh dự phòng bệnh viêm màng trong tim do vi khuẩn để thay thế penicillin khi người bệnh bị dị ứng với penicillin và có bệnh tim bẩm sinh, thấp tim, bệnh van tim mắc phải khi những người bệnh đó cần có những thủ thuật về nha khoa hoặc các phẫu thuật ở đường hô hấp trên.
Chú ý: Khi chọn lựa kháng sinh dự phòng bệnh viêm màng trong tim do vi khuẩn, thầy thuốc và nha sĩ cần đọc kỹ khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch và Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ.
Chống chỉ định
Chống chỉ định vancomycin với người bệnh có tiền sử mẫn cảm với thuốc này.
Chú ý
Tiêm tĩnh mạch nhanh trực tiếp (trong vài phút) có thể gây tụt huyết áp mạnh, choáng, và hiếm khi gây ngừng tim. Thuốc nên được pha loãng, truyền chậm không dưới 60 phút để tránh phản ứng do truyền nhanh. Khi ngừng truyền, những phản ứng trên thường hết ngay. Vancomycin hydrochloride độc với thính giác. Độc tính này có thể thoảng qua hoặc kéo dài, thường thấy ở người bệnh dùng quá liều, hoặc trước đó có bệnh về thính giác, hoặc trong chế độ điều trị có dùng đồng thời một loại thuốc độc với thính giác như aminoglycoside. Thận trọng khi dùng vancomycin cho người bệnh suy thận, vì nguy cơ gây độc càng tăng khi nồng độ trong máu càng cao và kéo dài. Cần điều chỉnh liều lượng vancomycin trong trường hợp suy thận (xin đọc phần Thận trọng lúc dùng và Liều lượng).
Thận trọng
Tổng quát
Một vài người bệnh uống nhiều liều vancomycin để chữa viêm ruột kết có màng giả do C. difficile có thể có nồng độ vancomycin trong huyết thanh có { nghĩa trên lâm sàng. Dùng vancomycin trong một thời gian dài có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận. Nếu có bội nhiễm trong quá trình điều trị, cần có các biện pháp điều trị thích hợp. Trong một số ít trường hợp, thấy người bệnh dùng vancomycin đường tĩnh mạch bị viêm ruột kết có màng giả do C. difficile. Để giảm bớt nguy cơ độc tính trên thận ở người bệnh có suy thận tiềm tàng hoặc có dùng kèm aminoglycoside, cần theo dõi chức năng thận liên tục và tuân thủ chặt chẽ chế độ liều lượng thích hợp (xin đọc phần Liều lượng).
Làm các xét nghiệm về chức năng thính giác nhiều lần có thể giúp phát hiện bệnh lý nhằm làm giảm nguy cơ độc tính với thính giác.
Giảm bạch cầu trung tính có hồi phục có thể xảy ra ở người bệnh dùng vancomycin hydrochloride. Người bệnh nào phải dùng vancomycin dài ngày hoặc phải dùng phối hợp với những thuốc gây giảm bạch cầu trung tính, thì nên được theo dõi định kz công thức bạch cầu. Vancomycin hydrochloride gây kích ứng mô, nên cần được truyền ở những tĩnh mạch an toàn.
Tiêm bắp hoặc khi truyền thuốc trệch khỏi đường truyền do sơ { sẽ gây viêm, đau tức và hoại tử ở nơi tiêm. Viêm tắc tĩnh mạch có thể xảy ra, tần số và mức độ nghiêm trọng có thể được giảm nhẹ bằng cách truyền chậm thuốc, pha loãng dung dịch (2,5 đến 5 g/L) và luôn thay đổi chỗ tiêm truyền.
Có những báo cáo cho thấy rằng tỷ lệ tai biến liên quan đến phản ứng tiêm truyền (gồm tụt huyết áp, đỏ bừng mặt, nổi ban, mề đay và ngứa) tăng lên khi dùng chung với các thuốc gây mê. Những phản ứng phụ này có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm truyền chậm vancomycin hydrochloride 60 phút trước khi khởi mê.
Chưa đánh giá được hiệu quả và tính an toàn của thuốc khi tiêm vào dịch não tủy (qua đường tủy sống hoặc não thất).
Sử dụng trong nhi khoa
Ở trẻ đẻ non và trẻ nhỏ, cần xác định nồng độ điều trị của vancomycin trong huyết thanh.
Sử dụng ở người cao tuổi
Sự suy giảm tự nhiên về độ lọc của cầu thận gia tăng theo tuổi dẫn đến gia tăng nồng độ vancomycin trong huyết thanh, nếu không chỉnh liều vancomycin thích hợp. Nên điều chỉnh liều lượng cho thích hợp ở người cao tuổi (xin đọc phần Liều lượng). Tính gây ung thư, gây đột biến và vô sinh : Chưa có những nghiên cứu dài hạn trên động vật để đánh giá tính gây ung thư, cũng chưa thấy có báo cáo nào về khả năng gây đột biến trên động vật thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Chưa có những nghiên cứu xác định ảnh hưởng trên tính sinh sản.
Có thai
Những nghiên cứu về tính gây quái thai được thực hiện trên chuột với liều gấp 5 lần ở người và trên thỏ với liều gấp 3 lần ở người, không thấy có chứng cứ gì nguy hại cho bào thai do dùng vancomycin. Trong một nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát, độc tính với thính giác, với thận của vancomycin ở trẻ em đã được đánh giá khi dùng thuốc cho mẹ bị nhiễm tụ cầu nặng biến chứng do lạm dụng thuốc đường tĩnh mạch. Vancomycin được tìm thấy trong máu của dây rốn. Không ghi nhận ở thai có suy giảm thính giác do tổn thương thần kinh hoặc độc tính với thận do vancomycin. Một sản phụ có dùng vancomycin trong 3 tháng cuối của thai kỳ, đã sinh ra trẻ bị điếc, nhưng không thể quy kết là do sử dụng vancomycin. Do số lượng người bệnh trong cuộc nghiên cứu này còn hạn chế và chỉ dùng vancomycin trong 6 tháng cuối của thai kỳ, nên không thể khẳng định vancomycin có gây hại cho bào thai hay không. Vì các nghiên cứu về khả năng sinh sản trên súc vật không thể luôn luôn suy diễn cho người, nên chỉ dùng vancomycin cho người mang thai khi thật cần thiết.
Cho con bú
Vancomycin bài tiết qua sữa mẹ. Cần thận trọng khi dùng vancomycin trong thời kỳ cho con bú. Vì có khả năng gây phản ứng có hại, nên tùy theo mức độ trầm trọng bệnh của người mẹ mà quyết định ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú.
Tương tác
Phối hợp vancomycin với các loại thuốc gây mê có thể gây ban đỏ, chứng đỏ bừng mặt giống phản ứng do histamin (xin đọc phần Thận trọng lúc dùng) và phản ứng dạng choáng phản vệ (xin đọc phần Tác dụng ngoại ý)
Cần theo dõi chặt khi dùng đồng thời vancomycin hoặc liên tiếp với các loại thuốc dùng trong hoặc bôi ngoài da mà có độc tính trên hệ thần kinh và/hoặc độc với thận như amphotericin B, aminoglycoside, bacitracin, polymyxin B, colistin, viomycin, cisplatin.
Tác dụng phụ
Phản ứng liên quan đến tiêm truyền
Trong hoặc sau khi tiêm truyền tĩnh mạch nhanh vancomycin hydrochloride, người bệnh có thể có phản ứng giống choáng phản vệ, bao gồm tụt huyết áp, thở khò khè, khó thở, nổi mề đay hoặc ngứa. Truyền dịch nhanh có thể gây chứng đỏ bừng phần trên của cơ thể ("cổ đỏ") hoặc đau, co cứng cơ ở ngực và lưng. Những phản ứng trên thường hết trong vòng 20 phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong vài giờ. Các thử nghiệm trên súc vật cho thấy tụt huyết áp, nhịp tim chậm xảy ra khi dùng một liều lớn vancomycin với nồng độ cao và truyền với tốc độ nhanh. Những hiện tượng trên ít xảy ra nếu truyền chậm, kéo dài hơn 60 phút. Trong các nghiên cứu ở người khỏe mạnh bình thường, những phản ứng liên quan đến tiêm truyền không xảy ra nếu truyền vancomycin hydrochloride ở tốc độ 10 mg/phút hoặc chậm hơn.
Độc tính trên thận
Rất hiếm khi xảy ra suy thận biểu hiện bằng gia tăng nồng độ creatinine hoặc BUN trong huyết thanh, kể cả khi người bệnh được truyền vancomycin liều cao. Hiếm khi thấy viêm thận kẽ. Phần lớn những trường hợp này là do người bệnh có dùng đồng thời aminoglycoside hoặc có bệnh thận kèm theo. Nitơ/huyết trở lại bình thường trong phần lớn trường hợp khi ngừng vancomycin.
Độc tính với thính giác
Một số trường hợp giảm thính giác có liên quan đến việc dùng vancomycin. Phần lớn trường hợp là do người bệnh có bệnh thận từ trước hoặc có kèm theo một bệnh về thính giác hoặc có dùng đồng thời thuốc có độc tính với thính giác. Chóng mặt, hoa mắt, ù tai hiếm khi xảy ra.
Ảnh hưởng trên hệ tạo máu
Giảm bạch cầu trung tính có thể hồi phục xuất hiện trung bình 1 tuần hoặc lâu hơn nữa sau khi dùng thuốc hoặc sau tổng liều quá 25 g, đã được ghi nhận trên hơn vài chục người bệnh. Giảm bạch cầu trung tính hồi phục nhanh chóng ngay sau khi ngừng dùng vancomycin. Hiếm khi giảm tiểu cầu. Chứng giảm bạch cầu hạt (đếm dưới 500/mm3) hiếm khi xảy ra, tuy nhiên có thể hồi phục, mối liên quan giữa thuốc và chứng này chưa được xác định rõ.
Viêm tĩnh mạch
Có thấy viêm tại nơi tiêm.
Các phản ứng khác
Rất hiếm xảy ra phản ứng phản vệ, sốt do thuốc, buồn nôn, lạnh run, tăng bạch cầu ưa eosin, phát ban (bao gồm viêm da tróc vẩy).
Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc và hiếm khi viêm mạch máu xảy ra khi dùng vancomycin.
Liều lượng
Các phản ứng liên quan đến tiêm truyền đều liên quan đến nồng độ và tốc độ truyền của thuốc. Đối với người lớn, thì nồng độ thuốc không nên quá 5mg/mL và tốc độ truyền không nên quá 10 mg/phút. Đối với những người bệnh cần hạn chế sử dụng nước, thì có thể dùng nồng độ cao đến 10 mg/mL. Nồng độ này sẽ làm tăng nguy cơ phản ứng do dịch truyền. Tuy nhiên, các phản ứng liên quan đến dịch truyền có thể xảy ra ở bất cứ nồng độ và tốc độ nào.
Ở người bệnh có chức năng thận bình thường
Người lớn: Liều truyền tĩnh mạch thông thường là 2 gam/24 giờ, chia ra 500 mg cho mỗi 6 giờ hoặc 1g mỗi 12 giờ. Tốc độ truyền mỗi liều không quá 10 mg/phút hoặc trong thời gian tối thiểu là 60 phút, có thể k o dài hơn. Với những yếu tố khác liên quan đến người bệnh như tuổi tác, béo phì, cần điều chỉnh lại liều lượng mỗi ngày.
Trẻ em: Liều truyền tĩnh mạch thông thường là 10 mg/kg cho mỗi 6 giờ. Mỗi liều nên truyền tối thiểu trong 60 phút.
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh: Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, tổng liều truyền tĩnh mạch hàng ngày có thể thấp hơn. Liều đề nghị khởi đầu là 15 mg/kg, sau đó 10 mg/kg trong mỗi 12 giờ cho trẻ sơ sinh một tuần lễ tuổi, và mỗi 8 giờ cho trẻ lớn hơn 1 tuần đến 1 tháng tuổi. Mỗi liều nên truyền trên 60 phút. Cần theo dõi chặt chẽ nồng độ thuốc trong huyết thanh ở những loại người bệnh này.
Người bệnh suy thận và người bệnh cao tuổi
Cần chỉnh liều ở người bệnh có bệnh về thận. Ở trẻ sinh thiếu tháng và người cao tuổi, có thể cần phải giảm liều nhiều hơn, do chức năng thận giảm. Đo nồng độ vancomycin trong huyết thanh rất cần để có phương pháp điều trị tối ưu, đặc biệt ở người bệnh có bệnh nặng trầm trọng và chức năng thận kém. Nồng độ vancomycin trong huyết thanh có thể đo được bằng phương pháp vi sinh học, phóng xạ miễn dịch học, miễn dịch huznh quang phân cực, miễn dịch huznh quang, hoặc sắc ký lỏng cao áp.
Nếu độ thanh thải creatinine có thể đo được hay ước đoán chính xác, thì liều thuốc đối với người bệnh suy thận có thể tính được dựa vào bảng sau đây. Liều lượng vancomycin hydrochloride (tính theo mg) sử dụng hàng ngày gấp khoảng 15 lần tốc độ lọc cầu thận tính bằng mL/phút.
Bảng liều dùng vancomycin cho người bệnh suy thận (Theo Moellering và cộng sự)
Độ thanh thải creatinine (mL/phút) |
Liều lượng (mg/24 giờ) |
100 |
1545 |
90 |
1390 |
80 |
1235 |
70 |
1080 |
60 |
925 |
50 |
770 |
40 |
620 |
30 |
465 |
20 |
310 |
10 |
155 |
Liều khởi đầu không nên 15 mg/kg, ngay cả ở người bệnh suy thận nhẹ hoặc trung bình. Bảng liều dùng này không nên áp dụng cho người bệnh thận câm chức năng. Đối với những người bệnh này, nên dùng liều khởi đầu 15 mg/kg để đạt nồng độ trị liệu nhanh trong huyết thanh. Liều dùng đòi hỏi luôn duy trì nồng độ ổn định là 1,9 mg/kg/24giờ. Đối với người bệnh suy thận nặng, liều duy trì từ 250 đến 1 000 mg mỗi lần và cách nhiều ngày có lẽ thuận tiện hơn cho thuốc với liều hàng ngày. Đối với người bệnh vô niệu, nên dùng liều 1 000 mg cách 7 đến 10 ngày. Nếu chỉ biết được nồng độ creatinine trong huyết thanh, có thể tính được độ thanh thải creatinine dựa theo công thức sau đây (căn cứ vào giới, thể trọng và tuổi của người bệnh). Độ thanh thải creatinine tính được cũng chỉ là số ước lượng. Cần đo lường trị số chính xác.
Cho nam giới: Thể trọng (kg) x (140 - số tuổi) / 72 x nồng độ creatinine trong huyết thanh (mg/dl) Cho nữ giới : 0,85 x trị số trên.
Nồng độ creatinine trong huyết thanh phải thể hiện tình trạng ổn định của chức năng thận, nếu không thì trị số ước lượng độ thanh thải creatinine không có giá trị. Độ thanh thải creatinine ước lượng theo công thức trên đây nếu cao hơn trị số thật của người bệnh, thì là do những nguyên nhân sau : (1) Tình trạng giảm chức năng thận do những nguyên nhân như choáng, suy tim nặng, thiểu niệu ; (2) Không có sự tương quan bình thường giữa khối lượng cơ và thể trọng, thí dụ như ở người béo phì, có bệnh về gan, phù nề, cổ trướng và (3) kèm suy dinh dưỡng, suy kiệt, nằm bất động lâu ngày.
Hiệu quả và tính an toàn khi dùng vancomycin qua đường dịch não tủy (qua tủy sống hoặc não thất) chưa được xác định. Nên dùng thuốc bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt cách quãng.
Cách pha thuốc và tính ổn định
Khi sử dụng, pha loãng chai thuốc chứa 500 mg bột khô vô khuẩn với 10 mL nước cất pha tiêm, với chai chứa 1 g thì pha với 20 mL nước cất pha tiêm. Với cách pha này, sẽ được dung dịch có nồng độ 50 mg/mL. Sau đó, cần pha loãng thêm nữa.
Sau khi pha xong, lọ thuốc có thể bảo quản trong tủ lạnh 14 ngày mà không mất hiệu quả tác dụng. Dung dịch chứa 500 mg cần được pha loãng thêm với 100 mL dung môi hoặc nếu chai 1 g cần pha thêm 200 mL dịch pha loãng. Sau đó, thuốc được truyền nhỏ giọt ít nhất trong thời gian 60 phút.
Sự tương hợp với các dịch tiêm truyền
Dung dịch được pha loãng với dextrose 5% hoặc nước muối sinh lý 0,9% có thể bảo quản trong tủ lạnh 14 ngày mà không mất hiệu quả tác dụng. Thuốc có thể để trong tủ lạnh trong 96 giờ, khi pha loãng với các chất pha loãng sau đây:
Dextrose 5% và sodium chloride 0,9%.
Dung dịch Lactate Ringer.
Dung dịch Lactate Ringer và Dextrose 5% - Normosol-M và Dextrose 5%.
Isolyte E.
Dung dịch Acetate Ringer.
Dung dịch vancomycin có pH thấp, có thể không ổn định về mặt vật lý hoặc hoá học khi trộn lẫn với các hợp chất khác.
Trước khi dùng, các loại thuốc tiêm cần được kiểm tra bằng mắt thường, để xem dung dịch có bị biến màu, vẩn đục hoặc có vật lạ không.
Loại dùng để uống - Vancomycin dạng uống được chỉ định trong viêm ruột kết màng giả do C. difficile và trong chỉ định viêm ruột non - ruột kết do tụ cầu. Vancomycin dạng uống không có hiệu quả trong các loại nhiễm khuẩn khác. Liều uống tổng cộng trong 24 giờ cho người lớn là từ 500 mg đến 2 g, chia 3-4 lần ; dùng trong 7-10 ngày. Liều tổng cộng trong 24 giờ cho trẻ em là 40 mg/kg, chia 3-4 lần ; uống trong 7-10 ngày. Liều tổng cộng không quá 2 gam trong 24 giờ. Thuốc có thể pha loãng với 1 oz nước để cho người bệnh uống. Chất tạo mùi có thể trộn thêm vào cho dễ uống. Dung dịch pha loãng có thể cho qua đường ống thông mũi dạ dày.
Quá liều
Cần dùng biện pháp hỗ trợ cho người bệnh cùng với duy trì độ lọc cầu thận. Vancomycin được thải trừ rất ít qua thẩm tách màng bụng. Lọc máu và truyền máu với nhựa polysulfone làm tăng độ thanh thải của vancomycin. Liều trung bình gây chết qua đường tĩnh mạch là 319 mg/kg ở chuột cống và 400 mg/kg ở chuột nhắt. Khi xử trí quá liều, cần quan tâm đến khả năng quá liều của nhiều loại thuốc, tương tác giữa các thuốc và dược động học bất thường của người bệnh.
Bảo quản
Thuốc ở dạng bột khô, trước khi pha cần bảo quản ở nhiệt độ 15 - 30 độ C.
Bài viết cùng chuyên mục
Visceralgine Forte
Thuốc này đựơc bán riêng cho bạn trong một tình huống cụ thể do đó - không thể tự ý áp dụng cho trường hợp khác - Không đưa thuốc cho người khác sử dụng.
Vitamin D và các thuốc tương tự
Thuật ngữ vitamin D dùng để chỉ một nhóm các hợp chất sterol có cấu trúc hóa học tương tự nhau và có hoạt tính phòng ngừa hoặc điều trị còi xương
Vasopressin
Vasopressin là một hormon polypeptid của thùy sau tuyến yên, có tác dụng trực tiếp chống lợi tiểu, nên được gọi là hormon chống bài niệu (ADH).
Vắc xin sởi quai bị rubella (MMR): Vaccinum morbillorum, parotiditis et rubella vivum
Vắc xin có thể chứa một lượng rất nhỏ kháng sinh neomycin hoặc kanamycin, cũng như protein trứng là phụ phẩm tồn dư của quá trình nuôi cấy virus giảm hoạt lực
Vitamine D3 Bon
Thuốc dạng dầu, dùng đường tiêm bắp. Tuy nhiên đối với trẻ nhũ nhi và người lớn không dung nạp với thuốc chích dạng dầu, có thể dùng thuốc bằng đường uống.
Vaccin tả
Vaccin tả được dùng để thúc đẩy quá trình miễn dịch chủ động, đối với bệnh tả ở người có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh này.
Veybirol Tyrothricine
Người lớn: Súc miệng 3 - 4 lần/ngày. Ngậm trong vài giây. Trẻ em 6 - 12 tuổi: Súc miệng 2 - 3 lần/ngày. Điều trị tại chỗ có tác động sát khuẩn. Điều trị hỗ trợ tại chỗ trong các bệnh ở khoang miệng.
Vincristine Richter
Vincristine là alcaloid nguồn gốc thực vật (cây dừa cạn). Nó ngăn chặn nhưng có thể phục hồi được sự phân chia gián phân ở giai đoạn trung kỳ.
Vancomycin
Vancomycin là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế quá trình sinh tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn, ở giai đoạn sớm hơn so với các kháng sinh nhóm beta - lactam.
Voltaren
Voltaren Emulgel là một thuốc chống viêm và giảm đau có hiệu quả, được sử dụng ngoài da. Thuốc có thành phần hoạt chất tương đương với 1% diclofénac sodique.
Vincarutine
Thuốc được hấp thu nhanh và đạt nồng độ tối đa trong máu sau 2 giờ. Thuốc được đào thải qua thận gồm 5 chất chuyển hóa và vicamine không bị biến đổi.
Vinblastin
Vinblastin là một alcaloid chiết xuất từ cây Dừa cạn Catharanthus roseus (L.) G. Don có tác dụng chống ung thư. Mặc dù cơ chế tác dụng của thuốc còn chưa thật sáng tỏ, nhưng có lẽ vinblastin thể hiện tác dụng độc tế bào.
Ventolin Inhaler
Thận trọng. Bệnh nhân cường giáp. Khi điều trị đồng thời dẫn xuất xanthin, steroid, thuốc lợi tiểu. Khi thiếu oxy mô. Phụ nữ có thai, cho con bú: cân nhắc sử dụng khi lợi ích vượt trội nguy cơ.
Vaccin sởi
Vaccin virus sởi sống kích thích cơ thể tạo miễn dịch chủ động chống sởi bằng cách sinh kháng thể đặc hiệu: Các globulin miễn dịch IgG và IgM.
Vigamox
Không đeo kính áp tròng nếu có dấu hiệu và triệu chứng viêm kết mạc do vi khuẩn. Phụ nữ có thai (chỉ dùng khi lợi ích cao hơn nguy cơ), cho con bú.
Vắc xin Covid-19 Comirnaty (Pfizer-BioNTech): hiệu quả liều lượng và cách sử dụng
Vào ngày 9 tháng 11, Pfizer có trụ sở tại NewYork và công ty BioNTech của Đức đã làm nên lịch sử bằng cách thông báo rằng vắc-xin coronavirus của họ có tỷ lệ hiệu quả hơn 90%, vượt xa mong đợi.
Volsamen Cream
Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh nhờ các hoạt chất kết hơp với tá dươc chon loc, giúp thuốc đươc hấp thu qua da mau chóng và hoàn hảo.
Vascam
Các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng phụ trên thai, gây quái thai hoặc thai chết hoặc các tác động khác và không có các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ.
Voluven
Trong vòng 10 - 20 mL dịch truyền đầu, truyền chậm và theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu của phản ứng dạng phản vệ. Theo dõi liên tục huyết động và ngừng truyền ngay khi đạt mục tiêu phù hợp.
Victoza
Không cần tự theo dõi glucose huyết để điều chỉnh liều Victoza®. Khởi đầu điều trị bằng Victoza® phối hợp sulphonylurea: tự theo dõi glucose huyết có thể cần thiết để chỉnh liều sulphonylurea.
Velcade
Phản ứng phụ. Thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm lympho bào, giảm toàn bộ huyết cầu, loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, rung nhĩ, hồi hộp, suy tim đợt kịch phát, phù phổi, nhìn mờ.
Valsartan: thuốc chống tăng huyết áp, Amfatim, Cardival, Diovan
Valsartan có tác dụng dược lý tương tự losartan; tuy nhiên, khác với losartan, valsartan không phải tiền thuốc nên tác dụng dược lý của thuốc không phụ thuộc vào phản ứng thủy phân ở gan
Vaccin rubella
Vaccin rubella là loại vaccin virus sống, giảm độc lực, dạng đông khô. Ðã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để sản xuất vaccin này.
Vinorelsin
Phản ứng phụ nhiễm trùng, giảm bạch cầu, thiếu máu, giảm tiểu cầu, dị ứng, táo bón, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, bất thường chức năng gan, dị cảm, rối loạn vận động, khó thở.
Vaccin viêm não nhật bản
Vaccin VNNB bất hoạt có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch đối với loại virus gây bệnh bằng cách tạo kháng thể trung hòa đặc hiệu.