Vắc xin bài liệt bất hoạt: Vaccinum poliomyelitidis inactivatum

2019-05-21 10:51 PM
Vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV), trước đây còn gọi là vắc xin Salk, là loại vắc xin bất hoạt bằng formaldehyd chứa kháng nguyên của 3 typ vắc xin bại liệt

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tên chung quốc tế: Vaccinum poliomyelitidis inactivatum.

Loại thuốc: Vắc xin bất hoạt.

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc tiêm dạng hỗn dịch 0,5 ml hoặc 5 ml, mỗi 0,5 ml chứa 40 đơn vị kháng nguyên D của virus bại liệt typ 1, 8 đơn vị kháng nguyên D của virus typ 2 và 32 đơn vị kháng nguyên typ 3.

Thành phần khác: Streptomycin < 200 mg, neomycin < 5 mg, polymyxin B < 25 mg, phenoxymethanol tối đa 0,5%, formaldehyd tối đa 0,02%, môi trường 199.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV), trước đây còn gọi là vắc xin Salk, là loại vắc xin bất hoạt bằng formaldehyd chứa kháng nguyên của 3 typ vắc xin bại liệt (typ 1, typ 2 và typ 3). Hiện nay, ngoài IPV, trên thị trường còn có loại vắc xin hiệu lực tăng cường (e IPV).

Vắc xin bại liệt bất hoạt thúc đẩy miễn dịch chủ động bằng cách tạo ra kháng thể trong huyết thanh kháng lại virus bại liệt. Các kháng thể trong huyết thanh ngăn chặn virus bại liệt xâm nhập hệ thần kinh trung ương, bảo vệ 85 - 90% người được tiêm chủng.

Ngoài ra, IPV còn tạo miễn dịch tại chỗ bằng kháng thể IgA, chủ yếu ở họng. Đáp ứng miễn dịch tại chỗ tạo bởi IPV không mạnh như khi dùng vắc xin bại liệt sống. IPV có thể chỉ đủ làm hạn chế sự lây truyền virus hoang dại từ họng, ít có tác dụng đối với virus lây truyền qua đường phân. Do đó, khi có dịch bùng nổ, IPV không ngăn chặn được virus bại liệt hoang dại phát triển ở ruột và lây truyền qua phân. Nhưng IPV có ưu điểm là không gây bại liệt do tiêm vắc xin.

Khi tiêm 2 liều (vào lúc 2 và 4 tháng tuổi), hoặc 3 liều (vào lúc 2, 4, 12 hoặc 18 tháng tuổi), tỷ lệ kháng thể đặc hiệu kháng virus bại liệt typ 1, 2, 3 đạt tới 98 - 100% ở trẻ nhỏ khỏe mạnh. Nếu tiêm liều duy nhất, tỷ lệ tạo kháng thể phụ thuộc vào tuổi của trẻ và vào việc có kháng thể từ mẹ hay không. Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, nếu chỉ tiêm 1 liều IPV duy nhất, tỷ lệ tạo kháng thể biến đổi rất nhiều (27 - 90%) và khó đánh giá vì còn có kháng thể nhận từ mẹ. Nếu tiêm liều duy nhất cho trẻ 6 tháng tuổi hoặc lớn hơn, tỷ lệ kháng thể là trên 90%.

Thời gian miễn dịch: Sau khi tiêm vắc xin bại liệt bất hoạt IPV, thời gian miễn dịch kéo dài có thể suốt đời. Một nghiên cứu đánh giá trước đây cho thấy nồng độ kháng thể huyết thanh có khuynh hướng giảm trong năm đầu sau khi tiêm phòng nhưng sau đó lại duy trì ở mức thấp trong ít nhất 6 - 12 năm. Khi bổ sung thêm 1 liều IPV hoặc OPV (vắc xin bại liệt uống) cho người đã được tiêm phòng bằng IPV hoặc OPV trước đây, thường có tác dụng tăng cường nhanh nồng độ kháng thể huyết thanh.

Chỉ định

Phòng bệnh bại liệt cho trẻ nhỏ (6 tuần tuổi trở lên) và cho tất cả các trẻ em và thiếu niên độ tuổi 18 chưa được tiêm chủng, cho khách du lịch đến vùng có virus bại liệt hoang dại thành dịch hay lưu hành, cho một số cán bộ y tế và cho những cá nhân suy giảm miễn dịch.

Độ an toàn của vắc xin đối với trẻ dưới 6 tuần tuổi chưa được xác định.

Chống chỉ định

Có tiền sử mẫn cảm với các thành phần có trong vắc xin như neomycin, streptomycin và polymyxin B.

Bị nhiễm khuẩn cấp có sốt, nên hoãn tiêm vắc xin.

Thận trọng

Nếu xảy ra sốc phản vệ trong vòng 24 giờ sau khi tiêm 1 liều IPV, nên ngưng dùng tiếp.

Chưa có đủ dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả khi dùng IPV cho trẻ dưới 6 tuần tuổi.

Vì IPV là vắc xin bất hoạt nên có thể dùng cho những người bị suygiảm miễn dịch nhưng có khả năng những người này sẽ không sản xuất đủ lượng kháng thể cần thiết để có được miễn dịch đủ bảo vệ.

Nên tiêm vắc xin này trước khi bắt đầu đợt trị liệu ức chế miễn dịch hoặc ngưng dùng vắc xin cho đến khi kết thúc đợt trị liệu ức chế miễn dịch.

Thận trọng khi tiêm bắp cho người bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu vì có nguy cơ gây huyết khối. Nếu có thể, nên tiêm dưới da. Đối với người bị hemophilia, khi tiêm bắp phải dùng kim nhỏ, ấn chặt tại chỗ tiêm trong 2 phút hoặc hơn, không day, và tiêm ngay sau liều điều trị hemophilia theo phác đồ thông thường.

Đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, cho dù cân nặng lúc sinh là bao nhiêu, cần tiêm phòng bại liệt vào đúng thời điểm và đúng liều thông thường được khuyến cáo.

Thời kỳ mang thai

Chỉ nên dùng vắc xin cho người đang mang thai nếu thực sự có nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây.

Thời kỳ cho con bú

Mặc dù chưa có dẫn liệu về vấn đề này nhưng cho con bú không phải là chống chỉ định của việc dùng vắc xin bại liệt bất hoạt vì các vi sinh vật đã bất hoạt trong những vắc xin này không nhân lên trong cơ thể và vắc xin này không làm nảy sinh những vấn đề đặc biệt đối với người mẹ hoặc trẻ đang bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

IPV thường được dung nạp tốt. Không có tài liệu nào đề cập đến tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi dùng vắc xin phòng bại liệt bất hoạt. Không như vắc xin bại liệt uống (OPV), chưa có trường hợp nào bị bệnh bại liệt do tiêm IPV, kể cả ở người bị suy giảm miễn dịch.

Vì vắc xin có chứa kháng sinh như streptomycin, neomycin và polymyxin B nên có thể xảy ra các phản ứng quá mẫn đối với các kháng sinh này.

Thường gặp (ADR > 10/100)

Trên hệ thần kinh trung ương: Khó chịu, mệt mỏi, sốt trên 39 độ C.

Trên hệ tiêu hóa: Chán ăn.

Tại chỗ tiêm: Cứng, đau, sưng tấy.

Ít gặp (1/100 < ADR < 10/100)

Trên hệ tiêu hóa: Nôn.

Tại chỗ tiêm: Ban đỏ xuất hiện trong vòng 6 giờ - 48 giờ sau khi tiêm. Tuy nhiên, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các phản ứng này tương tự như thuốc vờ.

Các ADR khác

Khóc ngặt nghẽo trong vòng 72 giờ sau khi tiêm.

Hội chứng Guillain Barré, tử vong có liên quan đến công thức IPV trước đây, khác với công thức IPV hiện nay.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Luôn chuẩn bị sẵn một số thuốc như adrenalin, corticoid và kháng histamin, những trang bị cần thiết cho điều trị sốc phản vệ nếu xảy ra (oxygen, máy trợ hô hấp).

Nếu sốt cao có thể dùng paracetamol.

Liều lượng và cách dùng

Thuốc tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Không dùng tiêm tĩnh mạch.

Lịch tiêm phụ thuộc vào tuổi và tình trạng hệ miễn dịch của bệnh nhân:

Người lớn

Đối với người chưa từng dùng vắc xin bại liệt: Cần tiêm 3 mũi, mỗi mũi 0,5 ml (đối với Ipol), hai mũi đầu cách nhau 1 - 2 tháng, mũi thứ ba cách mũi thứ hai 6 - 12 tháng (thông thường là 12 tháng).

Nếu không có điều kiện theo lịch trên, có thể thực hiện như sau:

Nếu thời gian < 3 tháng nhưng > 2 tháng: Tiêm 3 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng.

Nếu thời gian < 2 tháng nhưng > 1 tháng: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng.

Nếu thời gian < 1 tháng: 1 mũi tiêm duy nhất.

Những người chưa dùng vắc xin bại liệt sẽ có nguy cơ bị bại liệt khi dùng vắc xin bại liệt uống. Vì vậy, những người này nên dùng vắc xin bại liệt bất hoạt.

Những người chưa được tiêm chủng đầy đủ lộ trình tiêm phòng bại liệt và có nguy cơ tiếp xúc với virus bại liệt cần tiêm bổ sung những mũi tiêm còn thiếu, không kể khoảng cách với lần tiêm trước là bao lâu.

Những người đã tiêm phòng bại liệt đầy đủ nhưng có gia tăng nguy cơ tiếp xúc với virus bại liệt có thể dùng thêm 1 liều vắc xin bại liệt bổ sung (loại bất hoạt hay loại vắc xin bại liệt uống).

Trẻ em

Lịch tiêm phòng bại liệt ở trẻ em là 4 mũi (0,5 ml/mũi) để tạo miễn dịch cơ bản: 1 mũi lúc 2 tháng, 1 mũi lúc 4 tháng, 1 mũi lúc 8 – 18 tháng và 1 mũi lúc 4 - 6 tuổi. Liều cuối cùng trong lịch tiêm nên vào lúc 4 tuổi trở lên. Khoảng cách tối thiểu giữa mũi 1 và mũi 2 cũng như giữa mũi 2 và mũi 3 là 4 tuần; giữa mũi 3 và mũi 4 là 6 tháng. Nếu mũi thứ ba được tiêm vào lúc tròn 4 tuổi hoặc sớm hơn, đồng thời cách mũi thứ hai ít nhất 6 tháng thì không cần tiêm tiếp mũi thứ 4. Tuy nhiên nếu cả 4 mũi tiêm đều được thực hiện trước khi tròn 4 tuổi, cần tiêm thêm 1 mũi vào lúc 4 - 6 tuổi. Chỉ áp dụng tuổi tối thiểu và khoảng cách liều tối thiểu trên đây trong vòng 6 tháng đầu đời khi trẻ em có nguy cơ phơi nhiễm với virus bại liệt (như đi du lịch, ở nơi đang có dịch).

Tương tác thuốc

Có thể dùng đồng thời IPV với vắc xin bạch hầu - uốn ván và ho gà hấp phụ (vắc xin DTP). Vắc xin phối hợp cố định bạch hầu - uốn ván - ho gà - IPV đã được dùng rộng rãi ở một số nước.

Có thể dùng đồng thời IPV với vắc xin cộng hợp polysacarid Haemophilus b (Hib). Nói chung, IPV có thể tiêm đồng thời nhưng khác vị trí với các vắc xin bất hoạt khác. Tiêm đồng thời với đa số các vắc xin sống và bất hoạt không ảnh hưởng đến đáp ứng tạo kháng thể hoặc tăng tỷ lệ ADR.

Những người đang dùng liệu pháp ức chế miễn dịch (thí dụ corticotropin, corticoid, tác nhân alkyl hóa, chất kháng chuyển hóa, liệu pháp phóng xạ) có thể giảm đáp ứng miễn dịch với IPV.

Thường phải hoãn tiêm vắc xin cho tới khi ngừng liệu pháp ức chế miễn dịch.

Vắc xin bại liệt IPV có thể dùng đồng thời với các chế phẩm globulin miễn dịch nhưng lưu ý dùng bơm tiêm riêng và tiêm tại các vị trí khác nhau.

Độ ổn định và bảo quản

Vắc xin IPV cần được lưu giữ ở nhiệt độ lạnh trong khoảng từ 2 - 8 độ C và không để đông lạnh. Nếu đã để đông lạnh, không được dùng, vì hoạt lực của IPV đã bị mất.

Nếu bảo quản đúng theo hướng dẫn, IPV ổn định trong vòng 1 năm.

Bài viết cùng chuyên mục

Verorab

Việc tiêm chủng phải được khởi sự ngay lập tức khi có bất cứ nguy cơ lây nhiễm dại nào và bắt buộc phải được thực hiện tại một trung tâm chống dại.

Votrient: thuốc điều trị ung thư

Votrient được chỉ định điều trị ung thư biểu mô tế bào thận tiến triển và/hoặc di căn, bệnh nhân người lớn mắc một số phân nhóm chọn lọc của ung thư phần mềm (STS) tiến triển đã dùng hóa trị để điều trị di căn trước đó.

Vitreolent

Vitreolent chứa iodide nên có thể gây cường giáp và nổi mụn kiểu trứng cá ở những bệnh nhân có yếu tố thuận lợi.

Vắc xin Covid-19 mRNA-1273 (Moderna): hiệu quả liều lượng và cách sử dụng

Vào ngày 18 tháng 12, FDA đã cho phép sử dụng khẩn cấp một loại vắc-xin do công ty Moderna có trụ sở tại Boston sản xuất. Vắc-xin Moderna là vắc-xin thứ hai được FDA cho phép, ra mắt một tuần sau vắc-xin do Pfizer và BioNTech.

Vascam

Các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng phụ trên thai, gây quái thai hoặc thai chết hoặc các tác động khác và không có các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ.

Viartril S

Tất cả các bệnh thoái hóa xương khớp, thoái khớp nguyên phát và thứ phát như thoái khớp gối, háng tay, cột sống, vai, viêm quanh khớp, loãng xương, gãy xương teo khớp, viêm khớp mãn và cấp.

Valsartan: thuốc chống tăng huyết áp, Amfatim, Cardival, Diovan

Valsartan có tác dụng dược lý tương tự losartan; tuy nhiên, khác với losartan, valsartan không phải tiền thuốc nên tác dụng dược lý của thuốc không phụ thuộc vào phản ứng thủy phân ở gan

Ventolin Inhaler

Thận trọng. Bệnh nhân cường giáp. Khi điều trị đồng thời dẫn xuất xanthin, steroid, thuốc lợi tiểu. Khi thiếu oxy mô. Phụ nữ có thai, cho con bú: cân nhắc sử dụng khi lợi ích vượt trội nguy cơ.

Venlafaxin: thuốc chống trầm cảm, Efexor XR, Venlixor

Venlafaxin là một thuốc chống trầm cảm dẫn xuất từ phenylethylamin thuộc loại ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin, cơ chế tác dụng chính xác của thuốc chưa được đánh giá một cách đầy đủ

Vắc xin Covid-19 Vaxzevria (AstraZeneca): hiệu quả liều lượng và cách sử dụng

Một loại vắc xin được nghiên cứu bởi Đại học Oxford và được sản xuất bởi công ty AstraZeneca của Anh-Thụy Điển đã nổi lên như một yếu tố quan trọng trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu toàn cầu về các loại vắc-xin phòng ngừa covid-19.

Vaccin tả

Vaccin tả được dùng để thúc đẩy quá trình miễn dịch chủ động, đối với bệnh tả ở người có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh này.

Vắc xin Covid-19 Sputnik V (Nga): hiệu quả liều lượng và cách sử dụng

Vào ngày 11 tháng 8, Tổng thống Vladimir V. Putin thông báo rằng một cơ quan quản lý chăm sóc sức khỏe của Nga đã phê duyệt loại vắc-xin này, được đổi tên thành Sputnik V.

Ventolin Nebules

Người lớn và trẻ em: khởi đầu 2.5 mg. Có thể tăng 5 mg. Có thể dùng đến 4 lần/ngày. Điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí nặng ở người lớn: liều có thể đến 40 mg/ngày dưới sự giám sát y khoa nghiêm ngặt tại bệnh viện.

Vastarel

Trimétazidine, bằng cách giữ cho sự chuyển hóa năng lượng của tế bào ổn định trước tình trạng thiếu oxy hoặc thiếu máu, tránh cho hàm lượng ATP trong tế bào giảm.

Voriconazol: thuốc chống nấm Vorican 200

Voriconazol vào dịch não tủy, uống thuốc cùng bữa ăn giàu mỡ làm giảm mạnh nồng độ tối đa và diện tích dưới đường cong nồng độ thời gian

Vasopressin

Vasopressin là một hormon polypeptid của thùy sau tuyến yên, có tác dụng trực tiếp chống lợi tiểu, nên được gọi là hormon chống bài niệu (ADH).

Vitacic

Nhỏ 1 giọt Vitacic vào trong túi kết mạc phía dưới của bên mắt (hoặc 2 mắt) bị bệnh, khi nhỏ mắt phải nhìn hướng lên trên và dùng tay kéo nhẹ mi mắt phía dưới về phía dưới.

Visine Original

Visine là tên thương mại của tetrahydrozolin hydrochloride, là dung dịch đệm, vô khuẩn, đẳng trương, dùng nhỏ mắt chứa tetrahydrozolin HCl 0,05%, boric acid, sodium borate, sodium chloride và nước.

Verapamil

Verapamil là một thuốc chẹn kênh calci, ngăn cản dòng Ca2+ đi qua kênh, chậm vào tế bào thần kinh dẫn truyền và tế bào cơ tim (tác dụng chống loạn nhịp) và vào tế bào cơ trơn thành mạch (tác dụng giãn mạch).

Vitamin E

Vitamin E là thuật ngữ chỉ một số các hợp chất thiên nhiên và tổng hợp, chất quan trọng nhất là các tocopherol, trong đó alphatocopherol có hoạt tính nhất và được phân bố rộng rãi trong tự nhiên; các chất khác của nhóm tocopherol.

Vaccin liên hợp Haemophilus tuyp B

Vaccin được sử dụng để kích thích miễn dịch chủ động đối với nhiễm khuẩn Haemophilus influenzae typ b (Hib) bằng cách tạo kháng thể đặc hiệu.

Vắc xin Covid-19 Convidecia (Trung Quốc): hiệu quả liều lượng và cách dùng

Công ty CanSino Biologics của Trung Quốc đã phát triển Convidecia hợp tác với Viện Sinh học thuộc Viện Khoa học Quân y của nước này. Vắc xin một mũi dựa trên một loại virus adenovirus có tên là Ad5.

Valsgim

Tăng huyết áp: khởi đầu 80 mg 1 lần ngày. Nếu huyết áp không được kiểm soát thỏa đáng: tăng tới 160 mg, hoặc thêm thuốc lợi tiểu. Bệnh nhân > 75 tuổi, giảm thể tích nội mạch.

Vitabact

Picloxydine là một chất sát khuẩn có tác động kìm khuẩn phổ rộng. Thuốc nhỏ mắt sát trùng, được dùng trong điều trị một số bệnh nhiễm ở mắt, kể cả mắt hột. Mỗi 1 lọ:  Picloxydine dichlorhydrate 5mg. 

Velcade

Phản ứng phụ. Thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm lympho bào, giảm toàn bộ huyết cầu, loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, rung nhĩ, hồi hộp, suy tim đợt kịch phát, phù phổi, nhìn mờ.