- Trang chủ
- Thuốc A - Z
- Thuốc gốc và biệt dược theo vần V
- Vắc xin bạch hầu hấp phụ: Vaccinum diphtheriae adsorbatum
Vắc xin bạch hầu hấp phụ: Vaccinum diphtheriae adsorbatum
Vắc xin bạch hầu được điều chế từ độc tố vi khuẩn bạch hầu thu được từ môi trường nuôi cấy chủng vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae đã được xử lý bằng formaldehyd.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tên chung quốc tế: Vaccinum diphtheriae adsorbatum.
Loại thuốc: Vắc xin.
Dạng thuốc và hàm lượng
Lọ hoặc bơm tiêm chứa 0,5 ml hỗn dịch tiêm: Hàm lượng thay đổi theo độ tuổi đối tượng sử dụng. Thành phần vắc xin bạch hầu trong các vắc xin khác nhau là khác nhau thay đổi từ 2 - 25 Lf (đơn vị lên bông) và liều sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Các thành phần khác: Nhôm hydroxyd hoặc nhôm phosphat; methiolat (thimerosal) (chất bảo quản); dung dịch nước muối sinh lý.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Vắc xin bạch hầu được điều chế từ độc tố vi khuẩn bạch hầu thu được từ môi trường nuôi cấy chủng vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae đã được xử lý bằng formaldehyd. Chế phẩm được hấp phụ bằng nhôm hydroxyd hoặc nhôm phosphat dưới dạng hỗn dịch, vì thế cần lắc kỹ trước khi tiêm. Vắc xin bạch hầu thường tồn tại ở dạng phối hợp như: Vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván hoặc vắc xin bạch hầu - uốn ván và một số vắc xin khác. Lượng kháng nguyên của vắc xin được biểu hiện bằng đơn vị lên bông (Lf) hoặc đơn vị quốc tế (IU).
Vắc xin bạch hầu hấp phụ kích thích miễn dịch chống độc tố của Corynebacterium diphtheriae bằng cách sản sinh ra kháng thể đặc hiệu. Lượng độc tố bạch hầu (hàm lượng Lf) có thể thay đổi giữa các sản phẩm khác nhau. Bởi vì các phản ứng bất lợi khi dùng vắc xin bạch hầu thường liên quan đến nồng độ kháng nguyên và độ tuổi người tiêm vắc xin, những sản phẩm sử dụng cho người lớn thường có nồng độ độc tố bạch hầu thấp hơn. Miễn dịch cơ bản phòng bạch hầu làm giảm nguy cơ phát triển bệnh bạch hầu và mức độ nặng của bệnh nhưng không ngăn ngừa hoặc loại bỏ được vi khuẩn bạch hầu C. diphtheriae cư trú ở họng, mũi, da người.
Để gây miễn dịch phòng bệnh bạch hầu cần phải tiêm 3 liều vắc xin. Hoàn thành các mũi miễn dịch cơ bản với các vắc xin bạch hầu phù hợp với lứa tuổi là cần thiết để tạo nồng độ kháng thể tối ưu có tác dụng bảo vệ. Nồng độ có tác dụng bảo vệ của kháng độc tố bạch hầu (từ 0,1 IU/ml trở lên) có được ở hơn 95% số người đã tiêm đầy đủ các mũi tiêm chủng cơ bản. Sau miễn dịch cơ bản, nồng độ kháng độc tố có tác dụng bảo vệ có thể duy trì trong vòng 10 năm. Tuy nhiên nồng độ này giảm dần theo thời gian và xuống dưới nồng độ tối ưu 10 năm sau mũi tiêm cuối cùng.
Để có được miễn dịch trong cộng đồng, phải có 80 - 90% trẻ em được tiêm phòng.
Chỉ định
Gây miễn dịch chủ động phòng bệnh bạch hầu.
Chống chỉ định
Những người có tiền sử phản ứng thần kinh và phản vệ; rối loạn đông máu do giảm tiểu cầu hoặc các nguyên nhân khác; các phản ứng dị ứng tại chỗ hoặc toàn thân; mẫn cảm với vắc xin bạch hầu hoặc bất cứ một thành phần nào của chế phẩm (thiomersal); khi bệnh bại liệt đang bùng phát; người bệnh đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch.
Thận trọng
Thận trọng với những người có tiền sử dị ứng với mủ cao su tự nhiên do bao bì đóng gói có thể chứa cao su khô tự nhiên.
Liều sử dụng vắc xin ở những người suy giảm miễn dịch do bệnh hoặc do điều trị ức chế miễn dịch được khuyến cáo giống như liều ở người bình thường. Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch với vắc xin và tính hiệu quả khi sử dụng vắc xin có thể giảm.
Nên hoãn tiêm vắc xin ở những người đang mắc các bệnh cấp tính để tránh các phản ứng không mong muốn xảy ra đồng thời. Quyết định này phụ thuộc vào mức độ nặng và nguyên nhân của bệnh, các bệnh cấp tính nhẹ như nhiễm trùng hô hấp hoặc tiêu chảy nhẹ không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch.
Phải hết sức thận trọng khi tiêm bắp vắc xin cho bệnh nhân giảm tiểu cầu hoặc mắc các rối loạn chảy máu (bệnh hemophili) hoặc đang dùng liệu pháp chống đông máu vì có nguy cơ chảy máu. Nếu nhất định phải tiêm bắp có thể sử dụng kim tiêm cỡ nhỏ (số 23) và ấn mạnh vào vị trí tiêm trong ít nhất 2 phút, không day. Với những bệnh nhân đang điều trị rối loạn đông máu, vắc xin nên được tiêm ngay sau liều điều trị theo phác đồ điều trị rối loạn đông máu.
Thời kỳ mang thai
Vắc xin bạch hầu có thể được tiêm cho người đang mang thai.
Khuyến cáo nên đợi đến ba tháng thứ hai của thai kỳ (và trước 36 tuần) khi tiêm vắc xin bạch hầu cho phụ nữ mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Vắc xin bạch hầu có thể tiêm cho người đang cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Toàn thân: Sốt, đau đầu.
Da: Nổi ban đỏ, phản ứng tại chỗ (tại nơi tiêm có thể sưng tấy đỏ).
Liều lượng và cách dùng
Lắc kỹ trước khi dùng.
Tiêm sâu vào bắp vùng cơ delta ở cánh tay hoặc phần trước bên của đùi.
Với người lớn và trẻ em trên 6 tuổi:
Nên tạo miễn dịch cơ bản chống bạch hầu bằng vắc xin bạch hầu - uốn ván hấp phụ dành cho người lớn (Td). Các mũi cơ bản gồm 2 liều 0,5 ml Td tiêm cách nhau 1 - 2 tháng và 1 liều tiêm 6 - 12 tháng sau đó. Sau khi hoàn thành miễn dịch cơ bản, mũi tiêm nhắc lại nên được tiêm mỗi 10 năm.
Với trẻ em từ 6 tuần tuổi - 6 tháng tuổi:
Sử dụng vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván cho trẻ em (DTaP) hoặc các chế phẩm phối hợp vắc xin bạch hầu với các vắc xin khác để tạo miễn dịch cơ bản và nâng cao phòng bệnh bạch hầu cho trẻ em từ 6 tuần tuổi đến 6 tuổi. Miễn dịch cơ bản bao gồm 4 liều vắc xin: 3 liều đầu cách nhau 4 - 8 tuần (thường tiêm vào lúc 2, 4 và 6 tháng tuổi), liều thứ 4 tiêm sau liều thứ 3 là 6 - 12 tháng. Mũi nhắc lại được tiêm lúc 4 - 6 tuổi trước khi đi học (không cần tiêm nếu liều miễn dịch cơ bản thứ 4 tiêm sau 4 tuổi). Sau đấy vắc xin Td dùng cho người lớn nên được tiêm mỗi 10 năm kể từ mũi cuối cùng.
Cũng có thể tiêm 3 mũi liền cách nhau một tháng như chương trình tiêm chủng quốc gia.
Tương tác thuốc
Kháng độc tố bạch hầu có thể dùng đồng thời với vắc xin bạch hầu (tiêm ở vị trí tiêm khác nhau, không sử dụng bơm, kim tiêm chung), không làm giảm đáp ứng miễn dịch với vắc xin bạch hầu.
Vắc xin bạch hầu có thể dùng đồng thời hoặc tại bất cứ thời điểm nào trước hoặc sau khi sử dụng globulin miễn dịch (sử dụng bơm tiêm và vị trí tiêm khác nhau).
Những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (các thuốc alkyl hóa, kháng chuyển hóa, corticosteroid, xạ trị) có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch với vắc xin. Điều trị bằng corticoid liều thấp đến trung bình trong thời gian ngắn (dưới 14 ngày); hoặc corticoid có thời gian tác dụng ngắn, liệu pháp cách ngày, trong thời gian dài ở liều thấp đến trung bình; corticoid bôi ngoài; hoặc tiêm corticoid vào ổ khớp, túi cơ, gân không gây ức chế đáp ứng sinh kháng thể khi tiêm vắc xin. Có bằng chứng cho thấy ở trẻ em được điều trị bằng các liệu pháp ức chế miễn dịch vẫn có đáp ứng sinh kháng thể đầy đủ với vắc xin bạch hầu - uốn ván, các trẻ này có thể sử dụng vắc xin với liều thường dùng và khoảng cách dùng như khuyến cáo. Nếu sử dụng vắc xin tạo miễn dịch cơ bản ở những người đang điều trị ức chế miễn dịch, các xét nghiệm huyết thanh cần được thực hiện để đảm bảo đáp ứng kháng thể đầy đủ và có thể cần dùng thêm các liều bổ sung. Nếu có thể, các thuốc ức chế miễn dịch nên được tạm hoãn nếu mũi tiêm khẩn cấp vắc xin cần dùng.
Vắc xin chứa vắc xin bạch hầu có thể dùng đồng thời hoặc bất cứ thời điểm nào trước hoặc sau vắc xin virus sống bao gồm vắc xin sởi, quai bị, rubella; vắc xin bất hoạt như vắc xin viêm gan B, vắc xin viêm màng não và vắc xin bại liệt (sử dụng bơm kim tiêm khác nhau và vị trí tiêm khác nhau).
Độ ổn định và bảo quản
Vắc xin phải được bảo quản ở nơi lạnh có nhiệt độ từ 2 - 8 độ C.
Bài viết cùng chuyên mục
Viacoram: thuốc điều trị tăng huyết áp
Viacoram kết hợp hai thuốc chống tăng huyết áp với cơ chế hỗ trợ nhau để kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp vô căn: amlodipin thuộc nhóm thuốc đối kháng kênh canxi và perindopril thuộc nhóm thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
Valcyte
Ở các tế bào nhiễm virus cự bào, ganciclovir bước đầu được phosphoryl hóa thành ganciclovir monophosphate bởi men protein kinase UL 97 của virus.
Vancomycin
Vancomycin là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế quá trình sinh tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn, ở giai đoạn sớm hơn so với các kháng sinh nhóm beta - lactam.
Vaccin lao
Vì chủng Calmette Guerin của vi khuẩn M.bovis Calmette Guerin trong vaccin BCG có đặc tính miễn dịch học tương tự như chủng gây ra bệnh lao ở người là M.
Vomina
Say tàu xe người lớn 50 - 100 mg nửa giờ trước khi đi, sau đó 50 mg/4 giờ; trẻ 8 - 15 tuổi. 25 - 50 mg, trẻ 2 - 7 tuổi.12.5 - 25 mg. Nôn, buồn nôn người lớn 50-100 mg, trẻ em giảm liều.
Vắc xin bài liệt bất hoạt: Vaccinum poliomyelitidis inactivatum
Vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV), trước đây còn gọi là vắc xin Salk, là loại vắc xin bất hoạt bằng formaldehyd chứa kháng nguyên của 3 typ vắc xin bại liệt
Venlafaxin: thuốc chống trầm cảm, Efexor XR, Venlixor
Venlafaxin là một thuốc chống trầm cảm dẫn xuất từ phenylethylamin thuộc loại ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin, cơ chế tác dụng chính xác của thuốc chưa được đánh giá một cách đầy đủ
Vitamin D
Thuật ngữ vitamin D dùng để chỉ một nhóm các hợp chất sterol có cấu trúc tương tự, có hoạt tính phòng ngừa hoặc điều trị còi xương.
Vaccin thương hàn
Vaccin thương hàn dùng để kích thích tạo miễn dịch chủ động phòng chống bệnh thương hàn cho những người có nguy cơ phơi nhiễm cao.
Vitreolent
Vitreolent chứa iodide nên có thể gây cường giáp và nổi mụn kiểu trứng cá ở những bệnh nhân có yếu tố thuận lợi.
Vaxem Hib
Miễn dịch chủ động cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi chống lại vi khuẩn Haemophilus influenzae type b. Mặc dù được dung nạp rất tốt, việc tiêm chủng cũng có thể gây một số phản ứng.
Vaccin bại liệt uống
Vaccin Sabin phòng bệnh bại liệt là một hỗn dịch gồm có 3 typ 1, 2, 3 virus bại liệt sống, giảm độc lực. Các virus này được nhân lên trong môi trường nuôi cấy là các tế bào thận khỉ hoặc tế bào VERO.
Votrient: thuốc điều trị ung thư
Votrient được chỉ định điều trị ung thư biểu mô tế bào thận tiến triển và/hoặc di căn, bệnh nhân người lớn mắc một số phân nhóm chọn lọc của ung thư phần mềm (STS) tiến triển đã dùng hóa trị để điều trị di căn trước đó.
Vắc xin sởi quai bị rubella (MMR): Vaccinum morbillorum, parotiditis et rubella vivum
Vắc xin có thể chứa một lượng rất nhỏ kháng sinh neomycin hoặc kanamycin, cũng như protein trứng là phụ phẩm tồn dư của quá trình nuôi cấy virus giảm hoạt lực
Valsgim
Tăng huyết áp: khởi đầu 80 mg 1 lần ngày. Nếu huyết áp không được kiểm soát thỏa đáng: tăng tới 160 mg, hoặc thêm thuốc lợi tiểu. Bệnh nhân > 75 tuổi, giảm thể tích nội mạch.
Veragel DMS
Veragel DMS đươc điều chế đặc biệt để có thể kiểm soát chứng dư acide, viêm, loét dạ dày, chứng đầy bụng và chứng đau do co thắt dạ dày một cách hữu hiệu.
Vasobral
Được đề nghị trong trị liệu điều chỉnh các triệu chứng suy giảm trí tuệ và bệnh lý của người lớn tuổi (các rối loạn sự chú ý, trí nhớ ...). Điều trị hỗ trợ trong hiện tượng Raynaud.
Vincristine Richter
Vincristine là alcaloid nguồn gốc thực vật (cây dừa cạn). Nó ngăn chặn nhưng có thể phục hồi được sự phân chia gián phân ở giai đoạn trung kỳ.
Vaccin não mô cầu
Vaccin não mô cầu có tác dụng kích thích miễn dịch chủ động đối với Neisseria meningitidis; khả năng bảo vệ chỉ có đối với vi khuẩn thuộc nhóm huyết thanh nào có trong vaccin.
Volmax
Chất giải độc thường dùng trong trường hơp quá liều Volmax là tác nhân ức chế bêta chọn lọc trên tim, nhưng nên dùng các thuốc ức chế bêta cẩn thận trên bệnh nhân có tiền sử co thắt phế quản.
Vắc xin Covid-19 EpiVacCorona (Nga): hiệu quả liều lượng và cách sử dụng
Vào tháng Giêng, Nga đã khởi động một chiến dịch tiêm chủng hàng loạt bao gồm EpiVacCorona. Vào tháng Hai, Tass báo cáo rằng phản ứng miễn dịch từ EpiVacCorona kéo dài “trong khoảng một năm”.
Verospiron
Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Bù nước và chất điện giải : dùng thuốc lợi tiểu thải kali, tiêm glucose + insulin ; trong các trường hợp trầm trọng thì tiến hành thẩm phân.
Veybirol Tyrothricine
Người lớn: Súc miệng 3 - 4 lần/ngày. Ngậm trong vài giây. Trẻ em 6 - 12 tuổi: Súc miệng 2 - 3 lần/ngày. Điều trị tại chỗ có tác động sát khuẩn. Điều trị hỗ trợ tại chỗ trong các bệnh ở khoang miệng.
Vincristin
Vincristin, một alcaloid chống ung thư chiết xuất từ cây Dừa cạn Catharanthus roseus (L.) G. Don (Vinca rosea L.) có tác dụng kích ứng mạnh các mô.
Vaccin viêm gan B
Nhìn chung, cả 2 loại vaccin đều được xem là tương đương nhau về khả năng hình thành miễn dịch, mức độ bảo vệ và độ an toàn, loại vaccin tái tổ hợp thường được dùng nhiều hơn.