Tướng vào bộ, ngũ đoản, ngũ trường, ngũ lộ, ngũ tiểu, lục đại

2017-10-01 10:28 AM

Xương cốt không lộ, gân mạch lẩn mới tốt; nếu gân mạch quằn quại nổi lên như giun, xương cốt thô lộ là ác tướng, nếu tay ngắn, chân dài thì khổ cực.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Vào bộ nghĩa là nó đi cùng, hợp cùng với nhau - nói nôm na như bộ đồ trà. Vào bộ là tướng phú quý. Tướng cách vào bộ có mấy loại ghi ở dưới đây:

Ngũ đoản (năm thứ ngắn)

Đầu ngắn, mặt ngắn, thân ngắn, tay ngắn, chân ngắn.

Đủ bộ ấy mà xương thịt đẹp đẽ, ấn đường rộng, ngũ nhạc triều có thể làm tới bậc công khanh tể tướng nhưng nếu ngũ nhạc lệch lõm, ấn đường ám hãm thì lại là người hạ tiện.

Ngũ trường (năm thứ dài)

Đầu dài, mặt dài, thân dài, tay dài, chân dài.

Cần mặt sáng sủa, xương cốt không lộ, gân mạch lẩn mới tốt; nếu gân mạch quằn quại nổi lên như giun, xương cốt thô lộ là ác tướng, nếu tay ngắn, chân dài thì khổ cực.

Ngũ tiểu (năm thứ nhỏ)

Đầu nhỏ, mắt nhỏ, bụng nhỏ, tai nhỏ, miệng nhỏ.

Nhỏ nhưng phải ngay ngắn không khuyết hãm, cần đủ cả năm. Nếu chỉ có ba nhỏ, hai lớn hoặc bốn nhỏ một lớn cũng vứt đi.

Không khuyết hãm là thế nào? Là không héo hắt, sâu lõm đen ám hãm.

Ngũ lộ

Mắt lồi mũi hếch, tai lộ, môi cong, yết hầu lộ.

Nếu chỉ một hay hai lộ thì có quần không có áo hoặc chết ở ngoài đường lộ. Nếu đủ ngũ lộ thành đạt lớn.

Ông Khổng Tử mang tướng ngũ lộ.

Lục đại (sáu thứ to)

Đầu to, mặt to, tai to, mũi to, miệng rộng, bụng to. Phú quý anh hào.

Bát tiểu (tám thứ nhỏ)

Đầu nhỏ, mặt nhỏ, mắt nhỏ, tai nhỏ, miệng nhỏ, mũi nhỏ, tiếng nói nhỏ.

Quý cách.

Tướng vào từng bộ trông bên ngoài bao giờ cũng thấy xấu theo tục nhãn.

Đời vua Càn Long, ở đất Giang Nam có người học trò tên Nghiêm Sinh, thân hình cao lớn, chỉ hiềm trên mặt các bộ vị xấu xí, lại rỗ chằng rỗ chịt nên ai cũng khiếp.

Cùng thời có thầy tướng danh tiếng xem tướng cho Nghiêm Sinh, bảo rằng:

- Tướng cách Nghiêm Sinh mắt rồng, răng trâu, lưỡi đỏ, môi đỏ sau này sẽ đậu cao, tục nhãn không thể hiểu được.

Sự thật, mặt Nghiêm Sinh tuy xấu xí nhưng tài học lại vượt xa người, làm thơ phú chỉ trong khoảng khắc. Do đó, mới 20 tuổi đã nổi tiếng là Giang Nam tài tử.

Theo truyền thuyết năm ấy Nghiêm Sinh vào trọ trong đạo viện đọc sách; một ngày đầu thu, trời nóng bức, nằm trằn trọc không ngủ, mới ngồi dậy lững thững ra vườn dạo mát. Bỗng nghe có tiếng người nói chuyện, bụng nghĩ nơi tịch mịch vắng vẻ như thế này mà lại đêm hôm khuya khoắt ai còn ra đây làm gì? Sinh mới lắng tai nghe ông tượng đất nói: “Chiều mai có tám vị tiên tới chào Lý Lão Quân, chúng ta cùng phải chực chờ đón tiếp đấy”.

Ông tượng đất bên kia đáp: “Tôi biết bát tiên đến từ tạ đào Lý Lão Quân để đi về phương Tây, năm ngoái tôi cũng được các vị ấy cho một trái bàn đào”.

Nghiêm Sinh ho lên một tiếng thì các pho tượng đất im luôn.

Trở lại phòng, lòng bâng khuâng nghĩ đến số phận con người, như mình đây, văn chương tài học vào bậc khá nhưng chẳng hiểu có vận mạng công danh hay không? Mình phải trai giới tắm gội sạch sẽ chờ các đại tiên tới mà hỏi xem sao!

Đêm sau, Nghiêm Sinh nằm ẩn dưới gầm bàn thờ. Canh ba, bốn bề vắng lặng vẫn im phăng phắc không thấy ai hết. Mệt quá, Sinh ngủ thiếp đi chợt nghe tiếng huyên náo, nhìn ra các người đã ở ngoài đạo viện, Sinh đếm đúng tám vị, người đi sau chót hình dáng như lão ăn xin vai vác bị, tay cầm gậy sắt đi khập khà khập khiễng. Sinh nghĩ chính là Lý Thiết Quài nên vội vã đuổi theo. Bẩy vị kia đã đi xa, Sinh quỳ xuống lạy xin vị tiên chỉ bảo cho số phận mình tương lai thế nào?

Lý Thiết Quài lấy tay chỉ về phía trước mặt mà nói:

- Con hãy nhìn cảnh đẹp đằng kia mà xem.

Sinh theo ngón tay trỏ mà trông thì thấy có một người vừa đậu trạng nguyên, mặt mũi giống Sinh như lột, bên cạnh phòng trạng nguyên có một người đàn bà rất đẹp treo cổ tự ải.

Lý Thiết Quài trỏ về phía khác, Sinh trông thấy cung điện nguy nga, các quan văn võ đông đủ. Hoàng đế ngồi trước long án, dưới chân có người đang quỳ, mặt mũi giống Sinh như hệt, không rõ người có tấu khải điều gì, hốt nhiên sóng bể tràn vào cuốn trôi mọi vật. Lúc sóng rút có khoảng đất nổi lên trơ trụi, một người đứng đấy mặt mũi giống Sinh như đúc.

Lý Thiết Quài nói:

- Cuộc đời túc hạ là như thế đó.

Nói xong biến mất.

Từ khi Nghiêm Sinh gặp Lý Thiết Quài thì đầu óc thông tuệ khác thường, văn như suối chảy. Vào kinh thi trúng tiến sĩ, vào đình thi đỗ trạng nguyên.

Mẹ và vợ Nghiêm Sinh thấy chàng nay đã ngoài ba mươi tuổi mà chưa có con, nên muốn tìm cho chàng người thiếp. Vừa may, vùng Giang Nam có một nhà quan, trong phủ đầy con gái hầu. Bà mẹ liền ngỏ ý hỏi cô người hầu đẹp nhất trong phủ. Cô ta bằng lòng. Vốn theo hầu tiểu thư từ thuở nhỏ nên cô hầu ấy cũng thông hiểu thi thư kinh sử và rất ngưỡng mộ trạng nguyên. Trong tâm tưởng của cô, trạng nguyên chắc phải là chàng trai tuấn tú mặt đẹp như quan ngọc.

Đêm tân hôn, cô thấy một gã vạm vỡ, mặt mũi xấu xí, rỗ nhằng rỗ nhịt, rượu say mèm chạy vào buồng cô dâu nôn ọe tung tóe mà hắn lại là chồng mình. Cô hối hận, giận thân giận đời xé lụa tự treo cổ lên xà nhà.

Nghiêm Sinh tỉnh rượu, bàng hoàng không hiểu nguyên cớ làm sao? Đến lúc người nhà chạy vào lục trong hộp tư trang thấy có mảnh giấy đề hai câu thơ:

Quốc sắc thiên hương nan tác tế

Trạng nguyên tuy hảo khước phi lang.

Ý cô dâu nói dù mình là trang quốc sắc thiên hương nhưng cũng chẳng phải dễ lấy chồng, dù là trạng nguyên thực đấy nhưng cũng chưa xứng đáng làm chồng.

Nghiêm Sinh bấy giờ mới tỉnh ngộ, nhớ lại cái mộng gặp Lý Thiết Quài.

Làm quan trong triều Nghiêm Sinh thăng tới chức lễ bộ thượng thư. Ít lâu sau mắc bệnh tê thấp, đang chủ lễ trước mặt vua Càn Long bỗng ngã lăn ra đất. Nghiêm Sinh run sợ quỳ lạy hoàng đế xin tha tội bất kính. Thấy Nghiêm Sinh bệnh hoạn, vua Càn Long cho từ chức về quê nhà. Bấy giờ mẹ chết đã lâu, vợ cũng qua đời rồi nên Nghiêm Sinh sống cô đơn cho đến ngày cuối cùng, bên gối chỉ có vài đứa cháu họ xa nâng giấc.

Bài viết cùng chuyên mục

Tướng mái tóc của nữ nhân

Câu phú trên áp dụng cho cả nam lẫn nữ. Nếu tách rời ra thì đàn ông không nên có tóc quá rậm vì tóc rậm của đàn ông chỉ khỏe.

Tướng môi răng và lợi của nữ nhân

Môi trên, mội dưới phải bằng bặn, không được môi trên chùm môi dưới hoặc ngược lại nếu môi dưới quá thượng hay môi trên cái hạ đều là tướng cô khổ.

Tướng lông my

Xem chân mày có thể biết nhiều sự tương quan của đời người bao quát cá tính, trí tuệ, sự nghiệp, sinh mệnh thọ yểu, đắc ý sớm muộn, thân thuộc tốt xấu.

Tướng đôi mày của phụ nữ

Chân mày đàn bà càng về cuối sắc càng trắng bạch ra thì phải bị đàn ông ghét bỏ sau thời gian chung sống, hay sau một thời gian yêu thương.

Vài tích chuyện xưa về xem tướng

Cảnh ngộ cá nhân sở dĩ thịnh suy, vinh nhục là do vận mạng lúc thế này, lúc thế khác. Vận mạng cát hung hiện lên bộ vị tướng mạo.

Phụ nhân thập tiện ca tướng mệnh đàn bà

Tà ỷ môn như lập, Nhân lai trắc mục thùy, Thác tai tịnh giảo sỉ, Cô cố chỉnh thường y, Tọa lập tần giao thoái, Vô nhân khúc xướng đê, Thôi song dữ bác dũ.

Tướng pháp cổ đối với tướng phụ nữ

Chỗ dụng của thể nhu là nhuyễn nhược. Nay nếu nữ hình lại cương mà dũng, tính tình bạo mà cấp gọi là phản hình, không được cái đẹp trung hòa của lý và đạo.

Tướng tai và miệng

Tai cao hơn mắt, hơn chân mày không bao giờ khổ. Tai nở, sáng và tròn có chức vị. Dái tai mọng đỏ, tai sáng và sạch phú quý trường cửu.

Xem tướng đường chồng con

Người đàn bà đẹp thường bị lung lạc làm đĩ vì trong vẻ đẹp chứa chất một tướng cách cực xấu. Người đàn bà xấu thường lấy được chồng sang.

Tướng tai: nhĩ tướng

Tai bên trái thuộc hành Kim, tai bên phải thuộc hành Mộc. Vì thuộc Kim nên có màu trắng sáng, vì thuộc Mộc nên cần cứng cáp..

Câu chuyện về tướng mũi nữ nhân

Đoạn khước sơn căn tiêm khước tị. Hình phu vị liễu lưu hình nhĩ. Đàn bà mà sơn căn gẫy hãm, mũi nhọn là tướng hình phu khắc tử.

Tướng dâm ở phụ nữ

Đối với nữ nhân, mũi, mắt, lông mày, răng, miện tóc, tai không chỉ liên quan đến thân phận mà còn liên quan đến tình dục nữa.

Nữ nhân và tướng mệnh

Nếu không căn cứ vào triết lý của định mạng thì người ta không làm thế nào giải thích được hiện tượng Tây Thi.

Tướng tinh thần mạnh xương cốt khỏe: quý phú thọ khang ninh

Thần cường cốt tráng mới chịu được gió mưa, nóng rét, mệt nhọc, đói khổ. Có chịu được mới kiên trì chiến đấu mà tạo nên sự nghiệp.

Âm dương thiên địa trong tướng học

Nhật nguyệt phải rực rỡ, sấm sét phải ầm ầm, sông ngòi phải sạch thông, vàng đá phải rắn chắc. Núi non phải cao lớn, cây cỏ phải tươi tốt.

Phép phối hợp của thuật coi tướng

Thế gian cực hiếm người mười phân vẹn cả mười. Đa số được một hay hai điểm tốt. Những điểm tốt ấy sẽ thành xấu nếu nó không có sự phối hợp.

Tướng người có tứ độc, ngũ nhạc, ngũ quan

Sở dĩ phải phân ra như vậy là vì tai mắt mũi miệng được xem tướng trên hai bộ phận, hình bên ngoài và khoảng trống bên trong, khoảng trống ấy.

Cái mũi và đời người

Người quý vị tất đã giàu, người giàu không chắc đã thiện. Cho nên hai loại người này không chắc đã được vui sướng và thiện chung.

Tướng tam hàn và tứ thập nhất kỵ

Cân là gân, người mang tướng cân hàn hay ngồi co ro, rụt đầu, co lưng, so vai, bó gối mặc dầu trời nóng bức, rét ở trong rét ra.

Tướng cổ vai lưng ngực bụng và tay chân

Cổ như cổ heo, ngắn và rụt, tham lam ô trọc, hiếu dâm, mặt mũi đáng ghét, ngôn ngữ lộn xộn, ngày nào mập quá mức ngày ấy tất chết.

Tướng khắc phu

Con nhà giàu nếu tướng cách không ra gì thì đường chồng con cũng không ra gì, trái lại con nhà nghèo tướng cách tốt thì đường chồng con sẽ hay.

Đạt ma sư tổ tướng pháp

Phương pháp rất gọn ghẽ nhưng thâm ảo vô cùng, Chỉ căn cứ vào đó, có thể luận thành mấy pho sách cho tướng học.

Người có tướng cầm thú

Tướng cầm tướng thú đã thành hình cục thì tính chất phú quý, bần tiện thọ yểu càng rõ rệt, đồng thời ở trong hình cục, những tướng gì tách riêng ra.

Quan hệ tướng số giữa tập thể và cá nhân

Thế cả cái tàu chìm ở ngoài khơi, quả bom nguyên tử thả ở Hiroshima chết trong mười phút cả mấy trăm ngàn thì tướng với số ở đâu.

Tướng người không tước hình, tước hình, nhạn hình

Tước hình mâu cấp tính tham dâm Đa nhiếp đa kinh hỉ mậu lâm Y thực gian tân tùy phận độ Đắc y đại ha tích đôi kim.