- Trang chủ
- Thông tin
- Thông tin y học nước ngoài
- Tổn thương não (Brain Injury)
Tổn thương não (Brain Injury)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bộ não là trung tâm điều khiển cho mọi chức năng của cơ thể kể cả những hoạt động có ý thức (đi và nói chuyện) và những hoạt động vô thức (hô hấp, nhịp tim, v.v.). Đồng thời bộ não cũng điều khiển suy nghĩ, nhận thức, lời nói và cảm xúc. Tình trạng tổn thương tới bộ não, dù do chấn thương đầu nghiêm trọng hay chấn thương gần đầu không để lại vết nứt hoặc xuyên thủng cũng có thể phá vỡ một số hoặc tất cả những chức năng này.
Tổn thương não có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và suốt đời đối với những chức năng của thể xác và tinh thần, bao gồm mất ý thức, trí nhớ và/hoặc tính cách thay đổi và bị liệt một phần hoặc liệt toàn thân.
Chấn thương sọ não (Traumatic brain injury - TBI) có nguyên nhân chủ yếu từ các vụ tai nạn xe gắn máy, ngã, hành động bạo lực và các chấn thương trong thể thao. Kiểu chấn thương này xảy ra ở nam giới nhiều hơn gấp hai lần so với phụ nữ. Theo ước lượng thì tỷ lệ người bị chấn thương sọ não là 100/100.000 và có 52.000 người chết mỗi năm. Độ tuổi bị tổn thương sọ não cao nhất là từ 15 đến 24 và từ 75 tuổi trở lên.
Được bao bọc trong khung xương của hộp sọ, não là một chất sệt lơ lửng trong một biển dịch não tủy. Chất dịch này đỡ bộ não và đóng vai trò như một lớp giảm sóc trong những cử động nhanh của đầu. Mặt ngoài của hộp sọ bằng phẳng, nhưng mặt trong thì lại gồ ghề – và cấu tạo này có thể gây nên tổn thương đáng kể trong những trường hợp chấn thương gần đầu vì bộ não bật lên nẩy lại vào cấu trúc nhiều xương trong hộp sọ.
Não có thể bị tổn thương do hộp sọ bị nứt hoặc đâm xuyên (ví dụ như trong trường hợp tai nạn xe cộ, rơi ngã hoặc trúng đạn), một diễn tiến bệnh tật (độc tố thần kinh, trường hợp nhiễm trùng, khối u, những bất thường trong quá trình trao đổi chất, v.v.) hoặc một chấn thương gần đầu ví dụ như trường hợp Hội chứng Trẻ Bị lắc (Shaken Baby Syndrome) hoặc đầu cử động theo chiều hướng tăng quá nhanh hoặc giảm quá nhanh.
Khi tổn thương có nguyên nhân do chấn thương thì tình trạng tổn thương tới bộ não có thể xảy ra vào thời điểm va chạm hoặc có thể diễn ra muộn hơn do bị sưng lên (phù não) và chảy máu vào não (xuất huyết trong não) hoặc máu chảy xung quanh não (xuất huyết ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng).
Khi đầu bị đập với một lực đủ mạnh, bộ não quay tròn và xoắn vào trục của nó (thân não), làm đứt các đường truyền thần kinh thông thường và gây nên tình trạng mất ý thức. Nếu trạng thái bất tỉnh này diễn ra trong một thời gian dài, người bị thương bị coi là đang hôn mê, một trạng thái do các sợi thần kinh chạy từ thân não tới vỏ não đã bị đứt gây nên.
Tình trạng chấn thương gần đầu thường xảy ra không để lại những biểu hiện bên ngoài rõ ràng nhưng sự khác nhau giữa những chấn thương gần đầu và chấn thương xuyên hộp sọ là rất rõ ràng. Ví dụ, nếu đầu bị một viên đạn xuyên thủng thì não có thể bị phá huỷ một vùng lớn nhưng hậu quả có thể là nhỏ vì vùng não đó không phải là vùng quan trọng.
Ngược lại, những chấn thương gần đầu thường để lại thương tổn trải rộng hơn và thiệt hại về hệ thần kinh lớn hơn, kể cả liệt một phần tới liệt hoàn toàn, sai lệch về nhận thức, hành vi và trí nhớ, tình trạng thực vật dai dẳng, và tử vong.
Mô của bộ não bị tổn thương có thể phục hồi trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, một khi mô não đã chết hoặc bị phá hủy thì không còn cách nào để có thể tin rằng những tế bào não mới có thể phát triển trở lại. Quá trình khôi phục lại thường tiếp tục ngay cả khi những tế bào mới không phát triển, có lẽ bởi vì những phần khác của bộ não đảm nhiệm chức năng của mô não đã bị phá hủy.
Tiến trình phục hồi bắt đầu ngay lập tức. Một khi trí nhớ bắt đầu được khôi phục lại, tỷ lệ hồi phục thường tăng lên. Tuy nhiên, nhiều vấn đề có thể vẫn diễn ra, bao gồm những vấn đề liên quan đến cử động, trí nhớ, sự chú ý, suy nghĩ phức tạp, lời nói và ngôn ngữ, và những thay đổi về hành vi.
Ngoài những hậu quả rõ ràng về thể xác do tổn thương não bộ gây nên, người chống chịu được qua tổn thương thường xuyên đối mặt với tâm lý chán nản, lo lắng, mất lòng tự trọng, tính cách thay đổi, và trong một số các trường hợp là bị mất khả năng tự nhận thức về mọi thiếu hụt hiện tại.
The sources: Resource Center on Brain Injury (Brain Injury Resource Center), the National Institute on Deafness and other Communication Disorders (National Institute on Deafness and Other Communication Disorders), the National Research Institute for System Disorders Neurology and Stroke (National Institute on Neurological Disorders and Stroke).
Bài viết cùng chuyên mục
Mức cholesterol: những độ tuổi nào nên kiểm tra?
Mọi người, nên kiểm tra cholesterol, trong độ tuổi 20, hoặc 30, để họ có thể cân nhắc thực hiện các bước để hạ thấp nó
Men chuyển angiotensine 2 (ACE2): làm trung gian lây nhiễm SARS-CoV-2
Sự xâm nhập vào tế bào vật chủ là bước đầu tiên của quá trình lây nhiễm virus. Một glycoprotein tăng đột biến trên vỏ virus của coronavirus có thể liên kết với các thụ thể cụ thể trên màng tế bào chủ.
Hội chứng sau viêm tủy xám (Bại liệt) (Post-Polio Syndrome)
Những người đã chống chịu qua được bệnh viêm tủy xám nên lắng nghe cơ thể của mình. Tránh những hoạt động gây đau nhức – đây là một dấu hiệu cảnh báo.
Khi mang thai: cách trị cảm lạnh cảm cúm
Nhiều loại thuốc có thể được sử dụng trong khi mang thai, vì vậy điều trị cảm lạnh hoặc cúm trong khi mang thai không phải là căng thẳng
Huyết áp cao: tất cả mọi điều cần biết
Những người được chẩn đoán bị cao huyết áp nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, ngay cả khi là bình thường, nên kiểm tra nó ít nhất một lần mỗi năm năm
Vi rút Corona 2019: xác định các trường hợp
Tất cả đang theo dõi chặt chẽ sự bùng phát của bệnh hô hấp do một loại coronavirus mới có tên 2019 nCoV, sự bùng phát đầu tiên bắt đầu ở Vũ Hán, Trung Quốc
Dịch truyền tĩnh mạch áp lực keo và phù nề mô: cuộc tranh cãi về tinh thể và keo
Các thay đổi trong mô hình, đã gợi ý rằng phần lớn các tổn thương tế bào, xảy ra trong quá trình hồi sức, và không phải trong thời kỳ thiếu máu cục bộ
Virus corona mới (2019-nCoV): cách lan truyền
Mức độ dịch bệnh sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả khi những người nhiễm bệnh trở nên truyền nhiễm, họ có thể lây bệnh, virus có thể tồn tại bên ngoài con người
Covid-19 thay đổi mạch máu phổi: kết quả từ chụp phim lồng ngực
Những tổn thương do Covid-19 gây ra đối với các mạch máu nhỏ nhất của phổi đã được ghi lại một cách phức tạp bằng cách sử dụng tia X năng lượng cao phát ra từ một loại máy gia tốc hạt đặc biệt.
Lọc máu: thận nhân tạo và lọc màng bụng, tất cả mọi thứ cần biết
Lọc máu là một thủ tục để loại bỏ các chất thải và chất dịch dư thừa từ máu khi thận ngừng hoạt động bình thường, nó thường liên quan đến việc chuyển máu đến một máy cần được làm sạch
Thuốc bổ não: trò bịp bợm người dân
Đầu tư nhiều hơn vào tập thể dục, và tuân theo chế độ ăn dựa trên thực vật, có thể giúp ích cho trí nhớ, và sức khỏe của não
Các chất dinh dưỡng hoạt động cùng nhau: nên ăn cùng nhau
Có thể đã từng nghe nói rằng ăn thực phẩm giàu vitamin thì tốt hơn so với việc bổ sung vitamin, vì thực phẩm có chứa một hỗn hợp các chất dinh dưỡng tương tác
Men chuyển angiotensine 2 (ACE2): có liên quan đến tổn thương đa cơ quan trong COVID-19
Cũng như SARS và COVID-19, tổn thương nội tạng cũng thường được quan sát thấy ở MERS, đặc biệt là đường tiêu hóa và thận, trong khi tỷ lệ tổn thương tim cấp tính ít phổ biến hơn.
Mất trinh tiết: những thay đổi cơ thể
Đối với một số người, quan hệ tình dục lần đầu tiên, là một cột mốc rất quan trọng, tình dục có thể gây ra một số thay đổi tạm thời cho cơ thể
Vắc xin Covid-19 Sputnik V: hiệu quả 97,8% chống lại Covid-19 ở UAE, 100% với các trường hợp nghiêm trọng
Đến nay, Sputnik V đã được đăng ký tại 67 quốc gia trên toàn cầu với tổng dân số hơn 3,5 tỷ người. Dữ liệu do các cơ quan quản lý của một số quốc gia thu được trong quá trình tiêm chủng cho người dân.
Nguyên nhân gây ngộ độc thủy ngân: những điều cần biết
Ngộ độc thủy ngân có thể được gây ra bởi nguyên tố, hơi, vô cơ và hữu cơ, ngộ độc có thể xảy ra do hít phải, nuốt phải hoặc tiếp xúc với da
Mức độ nghiêm trọng của đột quỵ giảm ở những người thường xuyên đi bộ
Có hai loại đột quỵ chính: thiếu máu cục bộ, xảy ra khi cục máu đông hoặc co thắt trong động mạch ngừng lưu lượng máu trong một phần của não và xuất huyết
Trầm cảm: cảm thấy như thế nào?
Mặc dù nhiều người bị trầm cảm cảm thấy buồn bã, nhưng nó cảm thấy nghiêm trọng hơn nhiều so với những cảm xúc đến và đi theo những sự kiện trong cuộc sống
Tiền tiểu đường: ngủ muộn có thể dẫn đến tăng cân
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh phổ biến với tác động đến chất lượng cuộc sống, xác định các yếu tố lối sống mới có thể giúp chúng tôi tư vấn cho bệnh nhân giai đoạn sớm
Kiểm soát huyết áp: vai trò không ngờ của nước
Mặc dù nước không làm tăng huyết áp đáng kể ở những đối tượng trẻ khỏe mạnh với các phản xạ baroreflexes còn nguyên vẹn, nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nó làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và co thắt mạch máu.
Sốt khi mang thai: những điều cần biết
Một số nghiên cứu cho rằng, sốt khi mang thai, có thể làm tăng khả năng mắc các bất thường bẩm sinh, và tự kỷ, cho đến nay là không kết luận
Vấn đề về tim trong tương lai: dễ mệt mỏi có thể là báo hiệu
Ăn uống tốt là quan trọng của việc có một hệ thống tim mạch khỏe mạnh, điều này có nghĩa là tiêu thụ thực phẩm ít chất béo bão hòa
Hành vi bốc đồng: điều gì xảy ra trong não?
Bốc đồng không phải lúc nào cũng là điều xấu, nhưng nó thường có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn, hoặc không lường trước được
Cholesterol HDL tăng có tốt không?
Một số thử nghiệm lâm sàng đã thử nghiệm các loại thuốc mới để tăng cholesterol HDL, nhưng cho đến nay kết quả đã thất vọng
Cảm xúc của ruột: thực phẩm ảnh hưởng đến tâm trạng
Những gì chúng ta ăn, đặc biệt là thực phẩm có chứa chất phụ gia, thực phẩm chế biến, ảnh hưởng đến môi trường đường ruột, và làm tăng nguy cơ mắc bệnh