- Trang chủ
- Thông tin
- Thông tin y học nước ngoài
- Kiểm soát bàng quang (Bladder management)
Kiểm soát bàng quang (Bladder management)
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Hầu như bệnh tê liệt dù ở cấp độ nào cũng gây ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang và đại tràng. Vì các dây thần kinh điều khiển các cơ quan nội tạng này đều xuất phát từ tủy sống (các mức S2 đến 4) và do đó bị ngắt liên lạc với tín hiệu từ bộ não.
Mặc dù khó có thể phục hồi lại khả năng điều khiển như trước khi bị mắc bệnh, nhưng hàng loạt các phương pháp kỹ thuật và công cụ đa dạng có sẵn để giúp người bệnh có thể điều khiển được chức năng của bàng quang và đại tràng.
Bàng quang làm việc như thế nào
Nước tiểu gồm có nước dư thừa và lượng muối được thận lọc ra từ dòng máu trong cơ thể. Từ các quả thận, nước tiểu được bơm xuống những ống nhỏ được gọi là các niệu quản, mà thường thì chỉ cho phép nước tiểu chảy theo một chiều. Các niệu quản nối tới bàng quang với chức năng căn bản là một túi chứa. Khi bàng quang đầy, các dây thần kinh gửi tín hiệu đến não thông qua tủy sống.
Khi nhận được tín hiệu gửi lên, não gửi một tín hiệu xuống bàng quang qua đường tủy sống, lệnh cho cơ bức niệu (thành bàng quang) co lại, và cơ thắt, một van nằm ở gần đầu niệu đạo, thả lỏng và mở ra. Sau đó nước tiểu chảy xuống dọc theo niệu đạo và thoát ra ngoài cơ thể. Nói một cách lịch sự hơn đó là một quá trình phối hợp cơ chỉ để đi tiểu.
Do đó sau khi bị liệt, hệ thống điều khiển bàng quang bình thường của cơ thể trở nên bối rối; các tín hiệu không còn được truyền đi giữa các cơ của bàng quang và não bộ.
Việc những người mắc bệnh MS gặp một số vấn đề với khả năng điều khiển bàng quang là điều khá bình thường. Những vấn đề đó có thể như bị rỉ một chút nước tiểu sau một cái hắt xì hơi hoặc sau khi cười, hoặc có thể bị mất hết khả năng kiểm soát. Để đối phó với tình trạng thiếu khả năng kiếm soát, người bệnh nên mặc quần áo, sử dụng đệm lót và các thiết bị phụ trợ phù hợp.
Sau khi chấn thương cột sống, bàng quang thường bị ảnh hưởng theo một trong hai kiểu sau:
Bàng quang co cứng (phản xạ) là khi bàng quang của quý vị chứa đầy nước tiểu và khả năng phản xạ tự động kích hoạt bàng quang để thoát nước tiểu. Tình trạng rối loạn co cứng ở bàng quang thường xảy ra khi chấn thương cột sống ở trên mức T12. Người bệnh bị rối loạn co cứng ở bàng quang thường không biết khi nào, hoặc nếu có biết thì bàng quang vẫn sẽ trút nước tiểu.
Bàng quang mềm (không phản xạ) là khi những phản xạ của các cơ bàng quang chậm chạp hoặc không có. Nếu quý vị không cảm nhận được khi bàng quang đầy, nó có thể bị phồng quá mức, hoặc giãn ra. Nước tiểu có thể dâng ngược vào thận qua các niệu quản (gọi là hiện tượng trào ngược). Tình trạng giãn cũng gây ảnh hưởng đến trương lực cơ của bàng quang.
Chứng loạn đồng vận (Dyssynergia) xảy ra khi các cơ thắt không thả lỏng lúc bàng quang co lại. Nước tiểu không thể chảy qua niệu đạo gây nên hiện tượng nước tiểu trào ngược lại thận. Bàng quang cũng không thể tháo cạn hết nước tiểu. Các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc hoặc thực hiện phẫu thuật để mở cơ thắt.
Những phương pháp thông dụng nhất để tháo nước tiểu là thông tiểu ngắt quãng (intermittent catheterization - ICP); đặt ống thông đường tiểu (ống thông foley); và một ống thông đường tiểu bao dương vật ngoài dành cho nam giới.
Cũng có một số phẫu thuật khác để xử lý tình trạng rối loạn chức năng bàng quang. Thủ thuật Mitrofanoff tạo một đường dẫn mới cho nước tiểu bằng cách sử dụng ruột thừa. Thủ thuật này cho phép việc thông tiểu được thực hiện qua bụng tới bàng quang, đây là một lợi thế lớn đối với phụ nữ và những người bị hạn chế chức năng tay.
Mở rộng bàng quang là một thủ thuật làm rộng bàng quang qua phẫu thuật (sử dụng một phần ruột) để làm giảm nhu cầu thông tiểu thường xuyên.
Thủ thuật cắt cơ thắt làm giảm áp lực lên van và do đó cho phép nước tiểu thoát ra ngoài bàng quang được dễ dàng hơn. Phẫu thuật này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng cương cứng theo phản xạ của nam giới. Thường thì phẫu thuật này không được thực hiện đối với phụ nữ.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Những người mắc bệnh tê liệt có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary Tract Infection - UTI) cao. Nguyên nhân gây nên nhiễm trùng là do vi khuẩn -- một nhóm hay một cụm các sinh dạng đơn bào rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường sống trong cơ thể và có khả năng gây bệnh.
Vi khuẩn từ da và niệu đạo dễ dàng được đưa vào bàng quang qua những lần thông tiểu ngắt quãng ICP, ống thông foley và các phương pháp kiểm soát bàng quang trên mu. Đồng thời, nhiều người không có khả năng làm thoát hết nước tiểu ra khỏi bàng quang; vi khuẩn có thể phát triển trong nước tiểu còn đọng lại ở bàng quang.
Một số triệu chứng của UTI là sốt, ớn lạnh, nôn mửa, đau đầu, các lần co thắt tăng lên và tăng phản xạ tự phát (AD). Có thể quý vị cũng cảm thấy rát khi đi tiểu, và/hoặc không thỏa mái ở vùng chậu dưới, bụng và thắt lưng.
Biện pháp chính để ngăn ngừa UTI là phải ngăn chặn sự lan truyền của vi khuẩn vào bàng quang. Vệ sinh sạch sẽ đúng mức các vật dụng chăm sóc tiết niệu có thể giúp ngăn ngừa được nhiễm trùng. Chất cặn trong nước tiểu có thể đọng lại trong đường ống và các đầu nối. Những chất này có thể làm cho việc thoát nước tiểu khó khăn hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lan truyền. Vệ sinh sạch sẽ da cũng là một bước quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Uống lượng chất lỏng vừa phải giúp "tống sạch" vi khuẩn và những chất cặn lắng khác ra khỏi bàng quang. Việc này có thể giúp ngăn ngừa UTI và làm giảm đi nguy cơ gặp phải những vấn đề khác về hệ tiết niệu.
Nên đi khám y khoa toàn diện ít nhất mỗi năm một lần. Trong lần khám nên yêu cầu kiểm tra hệ tiết niệu, bao gồm xạ hình thận hoặc siêu âm để biết các quả thận có hoạt động bình thường hay không. Quá trình kiểm tra cũng có thể bao gồm KUB, một phương pháp chụp tia X bụng để dò tìm những bất thường của thận hoặc sỏi thận.
Cho dù thực hiện đúng theo chương trình kiểm soát thận đều đặn và các phương pháp ngăn ngừa đúng nhưng vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Quá trình điều trị UTI hầu như luôn kèm theo việc uống thuốc kháng sinh theo toa của bác sĩ.
Ung thư bàng quang là một nỗi quan ngại khác đối với một số người bị tổn thương tủy sống. Nghiên cứu khoa học cho thấy có sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang ở những người đã sử dụng các ống thông tiểu trong một thời gian dài. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ phát triển căn bệnh ung thư bàng quang.
The sources:
The National MS Society (National MS Society), Network Information on spinal cord injury (Spinal Cord Injury Information Network), Department of Rehabilitation Medicine (Department of Rehabilitation Medicine) from the University of Washington School of Medicine.
Bài viết cùng chuyên mục
Vắc xin Covid-19 Pfizer-BioNTech (BNT162b2): tính miễn dịch hiệu quả và an toàn
Vắc xin Covid-19 Pfizer-BioNTech (BNT162b2) được phân phối dưới dạng hạt nano lipid để biểu hiện một protein đột biến có chiều dài đầy đủ. Nó được tiêm bắp với hai liều cách nhau ba tuần.
Ngay cả một điếu thuốc mỗi ngày cũng là quá nhiều
Sử dụng dữ liệu từ 141 nghiên cứu khác nhau, liên quan đến hàng triệu người tham gia, các nhà nghiên cứu so sánh những người hút thuốc lá một, năm, hoặc 20 điếu thuốc mỗi ngày
Bệnh tiểu đường tuýp 2: các dấu hiệu ban đầu là gì?
Trong bài viết này, chúng tôi xem xét các dấu hiệu và triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2 và tầm quan trọng của chẩn đoán sớm
Insulin hàng tuần: điều trị tiểu đường loại 2 kiểm soát lượng đường trong máu
Giảm số lần tiêm insulin hàng tuần có thể cải thiện sự tuân thủ điều trị, có thể mang lại kết quả tốt hơn với tiêm insulin nền hàng ngày, dùng liều một lần mỗi tuần cũng có thể làm tăng mức độ sẵn sàng bắt đầu điều trị bằng insulin của bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Chăm sóc da tránh loét (Skin care)
Có thể người bệnh phải nhập viện vài tuần hoặc nằm nghỉ lâu trên giường để chỗ loét lành lại. Với những điểm loét tỳ phức tạp, có thể người bệnh phải trải qua phẫu thuật hoặc ghép da.
Tập thể dục có thể tăng cường trí nhớ và kỹ năng suy nghĩ
Tập thể dục cũng có thể tăng trí nhớ và suy nghĩ gián tiếp bằng cách cải thiện tâm trạng và giấc ngủ, và bằng cách giảm căng thẳng và lo âu
Dùng paracetamol trong thai kỳ: dẫn đến các vấn đề về hành vi của trẻ
Sử dụng paracetamol trong khi mang thai, có liên quan đến việc tăng điểm số nghiên cứu, chủ yếu là xung quanh sự hiếu động hoặc sự chú ý
Vắc xin Covid-19: biến chứng viêm cơ tim sau khi tiêm chủng
Trong một loạt nghiên cứu, bảy nam giới từ 14 đến 19 tuổi bị đau ngực trong vòng bốn ngày sau khi họ dùng liều thứ hai BNTb162b và có ST chênh lên trên điện tâm đồ và nồng độ troponin tăng cao.
Đột quỵ: tắm xông hơi thường xuyên giúp giảm nguy cơ
Nhóm các nhà khoa học từ các trường Đại học Đông Phần Lan, Bristol, Leicester, Atlanta, Cambridge và Innsbruck đã tìm ra nguy cơ giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc tắm trong phòng tắm hơi.
Covid-19: hai phần ba số ca nhập viện Covid-19 do bốn bệnh lý
Bốn vấn đề được lựa chọn dựa trên các nghiên cứu khác đã được công bố trên khắp thế giới cho thấy mỗi vấn đề là một yếu tố dự báo độc lập về kết quả nghiêm trọng, bao gồm cả việc nhập viện, ở những người bị nhiễm COVID-19.
Các loại bệnh tiểu đường và phương pháp điều trị
Không phải tất cả các dạng bệnh tiểu đường đều xuất phát từ một người bị thừa cân hoặc lối sống không hoạt động dẫn đến, trong thực tế, một số có mặt từ thời thơ ấu.
Nguyên nhân gây chóng mặt và nôn mửa?
Chóng mặt và nôn mửa là cả hai triệu chứng không đặc hiệu, có nghĩa là chúng có thể có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn
Con chó có thể giúp người sống lâu hơn
Công bằng để nói rằng, phần lớn các chủ sở hữu chó sẽ xem con chó là một phần của gia đình; nó mang lại cho chúng tôi hạnh phúc và tình bạn
Chảy máu sau mãn kinh: hãy kiểm tra
Phân tích cho thấy hầu hết chảy máu sau mãn kinh là do tình trạng không ung thư, chẳng hạn như teo âm đạo, u xơ tử cung hoặc polyp
Gừng: lợi ích sức khỏe và mẹo để ăn
Hiệu quả và tác dụng phụ của chất bổ sung gừng sẽ khác nhau tùy theo thương hiệu và công thức, nhưng mọi người khuyên không nên uống nhiều hơn 4 g gừng khô mỗi ngày
Phụ nữ eo hình bánh mỳ: có thể tăng nguy cơ đau tim
Vòng eo và nguy cơ đau tim: Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ mạnh mẽ giữa việc tăng kích thước vòng eo, đặc biệt là tỷ lệ eo/hông lớn, và nguy cơ mắc bệnh đau tim, đặc biệt ở phụ nữ.
Đau lưng: điều gì gây ra cơn đau này?
Đau lưng dưới có thể liên kết với xương sống thắt lưng, đĩa giữa đốt sống, dây chằng quanh cột sống và đĩa, tủy sống và dây thần kinh, cơ lưng dưới, bụng và các cơ quan nội
Nhiễm cúm A (H7N9) ở người
Như vậy đến nay, hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm virus này đã phát triển viêm phổi nặng, các triệu chứng bao gồm sốt, ho và khó thở, thông tin vẫn còn hạn chế về toàn bộ về bệnh nhiễm virus cúm A có thể gây ra.
Bệnh tiểu đường loại 2: những người cao ít có khả năng mắc hơn
Nghiên cứu mới từ Đức đã phát hiện ra rằng những người cao hơn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn
Kích thích điện chức năng (Functional electrical stimulation)
Parastep là một hệ thống “thần kinh giả” được lập trình điện toán. Người bệnh dựa người vào khung tập đi có bánh phía trước với một bàn phím được nối vào bộ vi xử lý đeo ở thắt lưng.
Ngăn ngừa đột quỵ: bảy điều có thể làm
Phòng ngừa đột quỵ có thể bắt đầu ngày hôm nay, bảo vệ bản thân và tránh đột quỵ, bất kể tuổi tác hoặc lịch sử gia đình
Đau răng: nguyên nhân và những điều cần biết
Không bao giờ nên bỏ qua đau răng, đau răng do sâu răng có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị, đau răng thường không đe dọa đến tính mạng
Bác sỹ đông y: bị bỏ tù vì thay thế thuốc tiểu đường bằng đông y
Timothy Morrow, 84 tuổi, đã bị kết án vì hành nghề đông y, cũng như một số vụ lạm dụng trẻ em có khả năng gây tổn thương hoặc tử vong
Điều trị ung thư: thuốc mới tấn công gen gây ung thư
Một nghiên cứu tập trung vào ung thư vú và phổi, và nghiên cứu kia tập trung vào các bệnh ung thư, liên quan đến béo phì
Vắc xin Covid-19 Novavax (NVX-CoV2373): tính sinh miễn dịch hiệu quả và an toàn
Trong một thông cáo báo chí liên quan đến thử nghiệm hiệu quả giai đoạn III ở Hoa Kỳ và Mexico, Novavax có 90,4 phần trăm hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19 có triệu chứng bắt đầu vào hoặc sau bảy ngày sau liều thứ hai.