- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Triệu chứng học tuyến cận giáp
Triệu chứng học tuyến cận giáp
Tuyến cận giáp trạng gồm 4 tuyến nhỏ bằng hạt đậu nằm sát ngay sau tuyến giáp trạng, Bởi che lấp bởi tuyến giáp trạng, nên không nhìn sờ thấy khi khám lâm sàng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tuyến cận giáp trạng là một tuyến nội tiết đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá canxi phốtpho.
Tuyến cận giáp trạng gồm 4 tuyến nhỏ bằng hạt đậu (có người có tới 6 - 7 tuyến) nằm sát ngay sau tuyến giáp trạng. Bởi che lấp bởi tuyến giáp trạng, nên không nhìn sờ thấy khi khám lâm sàng.
Vì thế trước khi đi vào biểu hiện lâm sàng của tuyến, cần biết vai trò sinh lý của tuyến để tìm ra các phương pháp thăm dò tuyến chức năng.
Sinh lý tuyến cận giáp trạng
Vì tuyến cận giáp trạng đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá canxiphotpho, nên nghiên cứu sinh lý tuyến cũng tức là nghiên cứu chuyển hoá canxi photpho.
Chuyển hoá canxi
Canxi được đưa vào cơ thể từ thức ăn, được ruột hấp thụ, chứa đựng chủ yếu ở xương, ở máu, thải trừ phần thừa ra nước tiểu và phân.
Bình thường mỗi ngày cần chừng 0,5g - 1g, ở người lớn, 1,5 - 2g ở thời kỳ đang phát triển và ở trẻ đang bú.
Trong những điều kiện bình thường, 75% canxi ăn vào được thải ra theo phân.
Canxi ở phân nhiều hơn ở nước tiểu. Trái lại trong cường cận giáp trạng, canxi ở nước tiểu nhiều hơn ở phân.
Dưới tác dụng điều chỉnh của tuyến cận giáp trạng, canxi máu luôn luôn giữ mức hằng định, khoảng 80 - 100mg% (4-5mEq%0). Phần lớn số canxi này nằm trong huyết tương, ở hồng cầu chỉ có rất ít. Bằng phương pháp siêu lọc người ta có thễ tách chúng ra hai phần:
Canxi siêu lọc (hay canxi khuếch tán) chiếm 50-60%.
Canxi không siêu lọc (canxi không khuếch tán): 40-50%.
Loại canxi siêu lọc phần lớn là loại canxi ion hoá. Lượng canxi này có tác dụng sinh hoá đối với cơ thể các mặt:
Tham gia vào chức năng của tim: Cơ tim mẫn cảm với sự thay đổi canxi máu, hạ canxi sẽ làm khoảng QT kéo dài trên điện tâm đồ.
Rất cần cho thẩm thấu màng tế bào và tham gia quá trình đông máu.
Chuyển hoá photpho
Photpho được phân chia rộng rãi ở nhiều bộ phận trong cơ thể, ở xương 80%, phần còn lại nằm ở trong nước gian bào, trong nguyên sinh chất tế bào.
Bình thường, 30% photpho ăn vào được thải ra qua nước tiểu, 70% được thải theo phân.
Ở đây chúng tôi không nói tới tác dụng sinh lý của loại photpho nằm trong phần lớn các hợp chất hữu cơ. Loại này đóng vai trò quan trọng trong quá trình photphoryl hoà và trong sự đìều chỉnh thăng bằng axit - bazơ nhờ hệ thống đệm phốtphat.
Ở đây chỉ nói tới vai trò sinh lý trong máu, loại này gồm hai phần:
Photpho hữu cơ: Khoảng 90mg%.
Phôtpho vô cơ: Khoảng 30-35mg% (1,7 - 2,6 mEq%0).
Trong giai đoạn phát triển của cơ thể, photpho kết hợp với canxi tham gia vào việc tạo cốt.
Trong huyết tương, lượng canxi ion hoá và photpho, ion hoá liên hệ rất mật thiết với nhau. Sự liên hệ này được biểu diễn bằng một công thức:
Ca x P = K (K là hằng số).
Khi canxi tăng thì photpho giảm và ngược lại.
Sự hiểu biềt về vai trò sinh lý của canxi và photpho, và sự liên quan giữa chúng sẽ giúp ta trong việc nghiên cứu chứng cường và suy cận giáp trạng.
Biểu hiện lâm sàng
Suy cận giáp trạng - chứng Tetani
Khi canxi máu hạ xuống dưới 70mg% thì có thể thấy các triệu chứng Tetani.
Nhưng sự xuất hiện cơn têtani con phụ thuộc vào các yếu tố khác: Tình trạng kiềm trong máu dễ gây ra Têtani,trái lại tình trạng axit trong máu ít gây têtani hơn. Vì khi máu bị kiềm thì tỷ lệ canxi ion hoá bị hạ thấp, khi máu axit thì ngược lại.
Về các biểu hiện của têtani, có thễ chia làm 2 loại:
Cơn Tetani rỏ rệt
Biểu hiện lâm sàng:
Cơn co thắt các đầu chi: Bắt đầu ở các ngón tay, ngón chân, đối xứng hai bên; người bệnh cảm giác buồn buồn như kiến bò, như kim châm. Rồi các sợi cơ lưng bàn tay giật giật làm các ngón tay run run. Sau đó các ngón tay co quắp lại như tay ngùơi đỡ đẻ. Trong cơn có khi kéo ngón tay ra được, có khi không. Sự tuần tự của các cơn này rất giống nhau. Mỗi cơn kéo dài chừng 3 phút đến hàng giờ.
Co thắt các tạng: Thường thấy nhất ở trẻ con. Có thể gây co thắt thanh môn trong thì thở vào, làm người bệnh ngạt thở. Cũng có thể gây co thắt dạ dày, làm đau vùng thượng vị.
Các phản xạ gan xương: Hơi tăng, nhưng không bao giờ có Bakinski.
Têtani tiềm tàng
Trường hợp này bình thường không thấy Têtani xuất hiện. Người ta phát hiện các trường hợp têtani tiềm tàng bằng các cách sau đây:
Hiện tượng kích thích điện quá mức: Khi người ta thăm dò các dây thần kinh bằng dòng Galvanic trên người bị têtani tiềm tàng, người ta thấy ở cực âm, thềm kích thích bị hạ thấp khi đóng dòng điện, và ở cực dương, thềm kích thích hạ thấp khi mở dòng điện (dấu hiệu Enb).
Mặt khác, lúc mở dòng điện gây co cứng mạnh hơn lúc đóng (ngược lại với bình thường). Ở người bình thường, khi dùng dòng điện galvanic 2 miliampe sẽ gây co cơ, ở người tetani, chỉ cần một dòng điện 1mA.
Các dấu hiệu này thường có sớm. Nếu các dấu hiệu này không rõ rệt; người ta có thể làm chúng xuất hiện bằng nghiệm pháp thở sâu.
Nghiệm pháp thở sâu. Bảo người bệnh thở sâu, chậm khoảng 13-15 nhịp trong một phút. Khoảng 2-3 phút đầu, người ta thấy trên người bị têtani tiềm tàng sẽ lên cơn têtani rõ rệt hoặc gây co cứng bàn tay giống như khi lên cơn têtani.
Trên người bình thường, nếu thở sâu quá lâu, gây tình trạng kiềm nhiều cũng có thể xuất hiện cơn têtani. Vì thế nghiệm pháp chỉ chỉ có giá trị khi cơn têtani xuất hiện (ngay ở 2-3 phút đầu hoặc sau 35 nhịp thở sâu).
Dấu hiệu Chvostek: Gõ nhẹ vào giữa đường nối nhân trung gò má, trong trường hợp bị têtani tiềm tàng, gây ra co cứng cơ quanh mép, làm cơ môi mép bên đó bị giật
Dấu hiệu Trousseau. Ít gặp hơn dấu hiệu Chvostek. Dùng một dây cao su buộc cánh tay lại như khi lấy máu tĩnh mạch (có thể lấy bao bọc tay của một máy đo huyết áp, bơm lên đến số tối đa), ngay 1-2 phút đầu sẽ gây co cứng bàn tay như trong cơn têtani.
Bệnh cường giáp trạng: Bệnh phôn rếchlinhaoden
Bệnh này thường gặp ở tuổi 30- 60. là một bệnh trường diễn. Lúc bắt đầu, các biểu hiện thường âm thầm. Có thể thấy các rối loạn tiêu hoá (buồn nôn,nôn mửa, đau bụng saukhi ăn, táo bón); các rối loạn tiết niệu (đái nhiều, ăn nhiều).
Trong giai đoạn toàn phát, bệnh biểu hiện trên các triệu chứng sau đây:
Các rối loạn về xương:
Đau xương: Lúc đầu đau nhẹ, chỉ khi đi lại mới đau, nhưng lúc sau đau liên tục hoặc có từng cơn đau dữ dội, làm cho người bệnh nằm liệt tại giường mất ăn, kém ngủ.
U các huỷ cốt bào: Thường thấy nhất ở xương hàm hay ở phía đầu ngoài các xương dài. Có khi đây là các dấu hiệu đầu tiên.
Gãy xương tự nhiên: Có khi một xương nào đó tự nhiên bị gãy, cũng có khi mộtva chạm nhỏ cũng gây xương gãy. Dấu hiệu này thấy muộn hơn.
Biến dạng xương: Ở chi dưới, có thể thấy một cục xương nhô ra. Cột sống có thể bị gù, vẹo và sụp
Suy nhược: Có thễ gây suy nhược toàn thân nặng, dẫn tới bại hai chi dưới, các phản xạ gân xương giảm. Cũng có thể thấy rối loạn tinh thần như hoang tưởng hoặc sầu uất.
Hội chứng thận: Có thể gây đái ra máu do sỏi thận hai bên. Có khi gây suy thận nặng.
Hội chứng tiêu hoá: Biếng ăn, nôn mửa, đôi khi có cơn đau bụng cấp.
Khám vùng tuyến giáp trạng: Ít khi thấy có khối u vùng này. Tuy nhiên cũng có thể thấy một khối u nhỏ bằng hạt dẽ nằm sát sau giáp trạng, tưởng là u giáp trạng, nhưng chính là u cận giáp trạng.
Các biểu hiện lâm sàng của suy và cường cận giáp trạng nhiều khi khá điển hình, giúp ích nhiều cho chẩn đoán, song muốn chắc chắn, và nhất là muốn biết rõ mức độ, cần phải thăm dò chức năng tuyến.
Thăm dò tuyến cận giáp
Chủ yếu là thăm dò chức năng tuyến và kiểm tra Xquang hệ thống xương để biết tình trạng mất chất vôi do cường tuyến gây ra.
Dấu hiệu về X quang
Phát hiện sự mất chất vôi hệ thống xương: Trong trường hợp cường cận giáp trạng hệ thống xương mất chất vôi rõ rệt: Lúc dầu ở các xương dài, xương chậu, xương sọ và các đầu chi, về sau toàn bộ xương đều bị.
Hình hang xương: Do mất chất vôi khu trú một nơi, tạo thành các hang xương. Thường thấy ở các xương dài, xương sọ, xương hàm. Chỉ bị ở xương, còn ngoại cốt thường không bị.
Hình sỏi ở nhiều bộ phận: Thường nhất là sõi thận hai bên. Có khi thấy vôi hoá ở phổi, tuỵ. Trong một số trường hợp, chụp Xquang vùng cổ có thể thấy vôi hoá tuyến cận giáp trạng.
Thăm dò chức năng
Định lượng canxi máu:
Bình thường: 80 - 100 mg% (4-45mEq%).
Giảm nhiều trong suy cận giáp trạng: 40-70%0
Tăng nhiều trong cường cận giáp trạng: 150 - 200mg%0
Định lượng photpho máu:
Bình thường 30-45%
Giảm trong cường cận giáp trạng: 10-25mg%0.
Tăng trong suy cận giáp trạng: 60 - 80 mg %0.
Định lượng canxi niệu:
Bình thường đào thải ra nước tiểu trong 24 giờ: 200mg.
Giảm nhiều trong suy cận giáp trạng, có thể giảm xuống 1 - 2 mg.
Tăng nhiều trong cường cận giáp trạng: từ 3 -5 lần hơn bình thường.
Định lượng photphotaza kiềm trong máu:
Bình thường 2- 4 đơn vị Bodalski.
Tăng trong cường cận giáp trạng: 10-20 đơn vị Bodalski.
Định lượng Kali máu:
Ion Kali có nhiệm vụ sinh lý tương kị với ion canxi, khi canxi máu tăng, kali máu giảm, và ngược lại. Khi có hạ canxi máu dễ bị lên cơn têtani.
Bình thường 200mg%0 (5mEq%0).
Có thể tăng trong suy cận giáp trạng.
Trong xét nghiệm trên, định lượng canxi máu có giá trị hơn cả.
Trong trường hợp các xét nghiệm ấy còn chưa rõ rệt, người ta làm thêm nghiệm pháp:
Nghiệm pháp Hoccar gây đái ra photpho. Tiêm chậm trong 4 giờ, 1 lít dung dịch sinh chứa 1,5g canxi cho mỗi cân nặng người bệnh.
Bình thường canxi máu tăng làm giảm hoạt động của cận giáp trạng và kéo theo việc giảm nhiều photphat trong nước tiểu ở giờ thứ 6, photpho máu giảm từ 10-15mg.
Khi cường cận giáp trạng, chỉ thấy photphat nước tiểu giảm nhẹ, lượng photpho máu không thay đổi.
Khi suy giáp trạng, trái lại, photphat nước tiểu rất tăng.
Nghiệm pháp với AT.110: Trên người bình thường, sau khi uống 7 ngày, mỗi người 40 giọt AT.10. canxi máu tăng từ 10 - 20mg.
Ở người bị têtani, canxi máu ít thay đổi.
Bài viết cùng chuyên mục
Mụn steroid trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Sự thừa steroid trong hội chứng Cushing có thể làm trầm trọng thêm các mụn sẵn có; tuy nhiên, thường gặp hơn là một tình trạng giống mụn gọi là viêm nang lông do malassezia (nấm pityrosporum).
Lồi mắt do bệnh Graves: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Trong bệnh Graves, kháng thể kháng thụ thể tuyến giáp được sản xuất như là 1 phần trong quá trình của bệnh. Những kháng thể hoạt động trên tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến nguyên bào sợi của hốc mắt.
Triệu chứng học gan mật
Mật được sản xuất liên tục từ gan 1, 2lít trên 24h, mật vận chuyển tới túi mật, mật có thể được cô đặc từ 5, 10 lần, dịch mật vô khuẩn
Xét nghiệm tìm vi khuẩn và ký sinh vật hệ tiết niệu
Muốn tìm vi khuẩn hoặc ký sinh vật, phải lấy nước tiểu vô khuẩn, nghĩa là phải thông đái, để tránh các tạp khuẩn bên ngoài lẫn vào nước tiểu đó đem cấy vào môi trường thường như canh thang.
Dấu hiệu Ewart: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Tràn dịch màng ngoài tim lượng lớn có thể chèn ép phổi trái, gây đông đặc hay xẹp phổi. Nếu lượng dịch tiếp tục tăng đủ để làm xẹp hay đông đặc phổi, sẽ nghe tăng tiếng vang âm thanh và tiếng thở phế quản.
Chứng rậm lông: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dù có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đa số các cơ chế gây ra chứng rậm lông đều là tăng quá mức androgen. Androgen làm tăng kích thước nang lông và đường kính sợi lông, và kéo dài pha tăng trưởng của sợi lông.
Dấu hiệu lưỡi dao nhíp: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu hiệu lưỡi dao nhíp là dấu hiệu neuron vận động trên và hiện diện khoảng 50% bệnh nhân có tính co cứng. Nó có liên quan đến loạn chức năng neuron vận động trên và tính co cứng.
Triệu chứng học tuyến giáp
Tuyến giáp trạng là một tuyến đơn, nằm sát khí quản, nặng chứng 30, 35g. tuyến có hai thuỳ hai bên, cao 6cm, rộng 3cm, dày 2 cm, nối với nhau bằng một eo giáp trạng.
Vàng da trước gan: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Trong vàng da trước gan, sự phá hủy hồng cầu làm tăng giải phóng hem, sau đó được vận chuyển tới gan để chuyển hóa. Số lượng hem quá tăng, làm cho gan quá tải và không có khả năng liên hợp và bài tiết tất cả bilirubin.
Thăm dò về hình thái hô hấp
Có nhiều trường hợp tổn thương phổi hoặc nhỏ, hoặc ở sâu chỉ nhờ có x quang mới phát hiện được, có những trường hợp lao phổi phát hiện cũng là do x quang.
Yếu cơ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Phân độ, phân bố và tiến triển của yếu cơ cùng các triệu chứng đi kèm (ví dụ: các dấu hiệu nơron vận động trên, nơron vận động dưới, khu trú ở vỏ não) rất quan trọng khi đánh giá nguyên nhân gây bệnh.
Liệt mặt (một bên): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Liệt mặt một bên được nhanh chóng đánh giá để loại trử tổn thương thần kinh vận động cao hoặc trung tâm, thường gặp nhất do nhồi máu hoặc xuất huyết não.
Phân ly ánh sáng gần: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Phân ly ánh sáng gần thường là biểu hiện của tổn thương mái trung não. Đồng tử Argyll Roberston và phân ly ánh sáng nhìn gần được tạo ra do tổn thương nhân trước mái ở phần sau não giữa đến các sợi phản xạ ánh sáng mà không cần đến những sợi của con đường điều tiết phân bổ đến nhân Edinger-Westphal.
Tổn thương Janeway: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Tổn thương Janeway có giá trị giới hạn của một dấu hiệu, chỉ gặp ở 4–10% bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Nếu xuất hiện, cần tầm soát thêm các dấu hiệu khác của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
Dấu hiệu Chvostek: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Có ít giá trị khi khám thấy dấu hiệu Chvostek dương tính. Tuy nhiên, nó vẫn được chấp nhận là một dấu hiệu trong hạ canxi máu và tăng kích thích thần kinh cơ.
Tăng thông khí: tại sao và cơ chế hình thành
Có nhiều yếu tố tâm thần và thể chất có thể gây tăng thông khí. Hình cho thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân làm tăng thông khí cùng lúc. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân then chốt cần phải biết.
Khám dinh dưỡng và cơ tròn
Các bệnh về thần kinh có thể gây rất nhiều rối loạn dinh dưỡng khác nhau ở da, xương, khớp, cơ, Trong nhiều trường hợp các rối loạn đó có giá trị chẩn đoán quyết định.
Hội chứng Horner: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Hội chứng Horner có thể do do đột quỵ vùng thân não, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp hoặc chấn thương vùng cổ, ngực, thần kinh gai sống, động mạch dưới đòn hay động mạch cảnh, đau nửa đầu phức tạp, gãy xương sọ.
Co kéo cơ hô hấp phụ: tại sao và cơ chế hình thành
Việc dùng cơ hô hấp phụ giúp tạo ra nhiều áp lực âm trong lồng ngực ở thì thở vào (kéo thêm nhiều khí vào phổi và có thể gây ra co kéo khí quản) và áp lực dương cao hơn ở thì thở ra (đẩy khí ra).
Ho: triệu chứng cơ năng hô hấp
Ho là phản xạ của cơ quan hô hấp, các thụ cảm thể gây ho bị kích thích, đây là phản xạ tích cực nhằm loại khỏi đường thở các chất tiết ra và vật lạ
Nốt Osler: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Nốt Osler khác mảng Janeway ở chỗ nó có lớp lót tạo ra từ quá trình miễn dịch và tăng sinh mạch máu; tuy nhiên, một số nghiên cứu mô học lại đưa ra bằng chứng ủng hộ cho quá trình thuyên tắc.
Đau ngực: triệu chứng cơ năng hô hấp
Trong bệnh lý hô hấp, các triệu chứng chính là Đau ngực, ho, khó thở, khạc đờm và ho máu. Đây là những triệu chứng có ý nghĩa quan trọng giúp cho chẩn đoán bệnh.
Sần da cam: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Các mô ung thư gây phá hủy và/ hoặc làm tắc các mạch bạch huyết. Chảy dịch ra ngoài khi da bị tổn thương và phù bạch huyết tiến triển, cùng với dày da và phù nề da.
Hội chứng tăng áp lực nội sọ
Hộp sọ là một cấu trúc cứng có một thể tích hữu hạn và hằng định, trong hộp sọ có tổ chức não, máu và dịch não tủy, các thành phần này có vai trò trong việc tạo nên áp lực nội sọ.
Bộ mặt Thalassemia: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Trong bệnh beta thalassemia, bất thường trong quá trình tạo các chuỗi beta của Hb, tạo thành các Hb bất thường. Điều đó dẫn đến giảm tổng hượp Hb và tăng phá hủy hồng cầu.