- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Triệu chứng học dạ dày
Triệu chứng học dạ dày
Dung lượng dạ dày có thể chứa được 1, 1,5 lít, gồm 2 phần, phần đứng là thân dạ dày, phần ngang là hang vị
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đặc điểm giải phẫu, sinh lý
Giải phẫu
Dạ dày là túi đựng thức ăn nối thực quản với tá tràng. Dung lượng dạ dày có thể chứa được 1-1,5 lít, gồm 2 phần, phần đứng là thân dạ dày, phần ngang là hang vị.
Cấu tạo thành dạ dày: Gồm 4 lớp, kể từ ngoài vào trong gồm:
Thanh mạc.
Lớp cơ: Gồm 3 lớp nhỏ (cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo).
Hạ niêm mạc.
Niêm mạc: Phân cách với lớp hạ niêm mạc bởi lớp cơ trơn.
Cấu tạo niêm mạc (3 phần):
Lớp liên bào trụ phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày, lớp này có những khe sâu gọi là khe dạ dày (crypte).
Tuyến dạ dày cấu tạo bởi các tế bào chế tiết, tuyến hình ống phía trên hơi thắt vào gọi là cổ, nối liền với Crypte.
Lamina propria là lớp tổ chức đệm rất giàu mạch máu. Các ống tuyến nằm trong tổ chức đệm này.
Tế bào chế tiết (gồm 4 loại tế bào):
Tế bào bìa: Chiếm nhiều nhất, bài tiết HCl, nó thay đổi tùy sự kích thích. Ở giai đoạn không bài tiết nó được cấu tạo bởi những hạt hình ống và túi nhỏ. Sang giai đoạn bài tiết những hạt đó biến mất.
Tế bào tiết pepsin hay tế bào chính.
Tế bào bài tiết chất nhầy.
Tế bào G.
Cấu tạo bởi các hạt và cũng thay đổi rất nhiều tùy theo giai đoạn kích thích. ở thân dạ dày các crypte nhiều, ngắn và hẹp, tuyến dài thẳng sát nhau, cấu tạo chủ yếu bởi tế bào bìa và tế bào chính. Ở phần hang vị các crypte dài và hẹp, tuyến ngắn và chia nhánh, các tuyến ở đây cấu tạo đặc biệt bởi các tế bào nội tiết mà nổi bật nhất là tế bào G.
Mạch máu của dạ dày:
Dạ dày được nuôi dưỡng bởi động mạch từ thân tạng tới tạo nên hai vòng cung:
Vòng cung nhỏ dọc theo bờ cong nhỏ.
Vòng cung lớn dọc theo bờ cong lớn.
Thần kinh chi phối dạ dày:
Đám rối Meissner va Auerbach.
Thần kinh phó giao cảm cholinergic (thần kinh X).
Thần kinh giao cảm adrenergic (thần kinh tạng).
Sinh lý dạ dày
Chức năng vận động:
Trương lực dạ dày: Áp lực trong lòng dạ dày khoảng 8-10 cm H2O. Có áp lực là nhờ sự co thường xuyên của lớp cơ dạ dày. Khi dạ dày đầy, trương lực giảm đi chút ít, khi dạ dày vơi trương lực tăng lên, tăng lên cao nhất khi dạ dày rỗng.
Nhu động của dạ dày: khi thức ăn vào dạ dày thì 5-10 phút sau dạ dày mới có nhu động, nhu động bắt đầu từ phần giữa của thân dạ dày, càng đến gần tâm vị nhu động càng mạnh và sâu.
Cứ 10-15 giây có 1 sóng nhu động. Nhu động của dạ dày chịu sự tác động của hệ thần kinh nhưng còn phụ thuộc vào các chất trong dạ dày, vào yếu tố thể dịch: gastrin, CCK, motiline làm tăng co bóp; secretin, glucagon GIP, VIP, somatostatin làm giảm co bóp dạ dày.
Kết quả co bóp của dạ dày là nhào trộn thức ăn với dịch vị, nghiền nhỏ thức ăn và tống xuống ruột.
Chức năng bài tiết:
Dạ dày mỗi ngày bài tiết 1-1,5 lít dịch vị: protein của huyết tương (đặc biệt là albumin, globulin miễn dịch), enzym (pepsinozen và pepsin), glycoprotein, yếu tố nội (glycoprotein chứa ít glucid) và axid. Sự bài tiết dịch vị cũng chịu ảnh hưởng:
Tác động của thần kinh phế vị: nó tác động trực tiếp đến vùng thân dạ ày, làm tăng tự mẫn cảm của các tế bào dạ ày đối với gastrin; kết quả làm bài tiết dịch giàu pepsin.
Yếu tố thể dịch: chủ yếu gastrin. Gastrin kích thích bài tiết HCl và yếu tố nội gastrin có tác dụng chọn lọc lên niêm mạc vùng thân dạ dày và ruột đầu bằng cách làm tăng sự phát triển tế bào.
Ngoài gastrin một số nội tiết tố khác cũng kích thích bài tiết axid: CCK, PZ, GGRP (gastrin dạ dày giải phóng polypepti ), secretin, glucagon, calcitonin đều có tác dụng ức chế bài tiết dịch vị.
Sự bài tiết dịch diễn ra qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn vỏ não: Vai trò thần kinh-thể dịch.
Giai đoạn dạ dày: Dạ dày bị kích thích bởi thức ăn, bởi sự căng vùng thân và hang vị. Hoặc dạ dày bị ức chế, H+ kìm hãm sự giải phóng gastrin.
Giai đoạn ruột: Giãn tá tràng sẽ gây tăng bài tiết.
Chức năng tiêu hoá:
HCl có tác dụng hoạt hoá các men tiêu hoá, điều chỉnh đóng mở môn vị và kích thích bài tiết dịch tụy.
Chất nhầy có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của chính dịch vị.
Pepsinogen với sự có mặt của HCl sẽ phân chia protein thành các polypepti và làm đông sữa. Yếu tố nội sinh có tác dụng làm hấp thu vitamin B12. Dạ dày cũng sản xuất secretin, một nội tiết tố kích thích bài tiết dịch tụy.
Triệu chứng học dạ dày
Triệu chứng lâm sàng:
Đau bụng vùng thượng vị:
Đau có chu kỳ (loét dạ dày, lóet tá tràng), đau không chu kỳ (đau do viêm dạ dày-tá tràng hoặc ung thư dạ dày).
Đau có lan xuyên (loét dạ dày lan lên trên và sang trái), loét hành tá tràng (lan ra sau lưng và sang phải).
Liên quan đến bữa ăn: Loét dạ dày đau khi no, lo t hành tá tràng đau khi đói, ăn vào hết đau.
Kém ăn: Là một triệu chứng không đặc hiệu (ăn mất ngon, ăn ít hơn), cũng có thể do nguyên nhân khác (bệnh gan, bệnh thận …).
Lâm sàng chia 2 loại: Loại kém ăn giảm lực (dyspepsie hyposthenique), cảm giác tiêu hoá chậm, bụng chướng, cảm giác nặng nề…Loại kém ăn tăng lực (dyspepsie hypersthenique), có cảm giác đau vùng thượng vị, rát bỏng, nôn…
Ợ: Ợ không phải là triệu chứng quan trọng, ợ là biểu hiện của: Rối loạn vận động dạ dày, lỗ tâm vị không đóng kín. Thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu nên sinh hơi. Thức ăn và hơi có thể lên tận trên họng mà người có bệnh cảm thấy vị chua.
Ợ có thể gặp ở các bệnh dạ dày:
Viêm loét dạ dày tá tràng.
Hẹp môn vị.
Rối loạn chức năng cơ vòng tâm vị.
Ợ có thể gặp ở các bệnh ngoài dạ dày: Suy gan do bất cứ nguyên nhân gì. Hội chứng bán tắc ruột.
Nôn và buồn nôn:
Các bệnh của dạ dày gây nôn và buồn nôn:
Bệnh viêm dạ dày.
Đợt tiến triển của loét dạ dày-tá tràng.
Ung thư dạ dày.
Hẹp môn vị do bất cứ nguyên nhân gì.
Chảy máu dạ dày.
Các nguyên nhân ngoài dạ dày (viêm não, u não…).
Chảy máu: Có thể là một triệu chứng, có thể là một biến chứng:
Viêm dạ dày cấp do thuốc.
Ung thư dạ dày.
Loét dạ dày-tá tràng.
U lành dạ dày (polip, u mạch).
Hội chứng Mallory- Weiss.
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Triệu chứng thực thể: Trong cơn đau loét dạ dày - tá tràng thăm khám thấy:
Điểm thượng vị ấn đau (loét dạ dày).
Điểm môn vị-hành tá tràng ấn đau (lo t hành tá tràng).
Dấu hiệu óc ách lúc đói (+), Bouveret (+): gặp trong hẹp môn vị.
Gõ thượng vị đau: gặp trong viêm dạ ày…
Triệu chứng xét nghiệm
Chụp X quang dạ dày-tá tràng (hiện nay có nội soi, X quang ít sử dụng):
Một số hình ảnh bệnh lý:
Thay đổi niêm mạc: To, nhỏ hoặc không đều.
Thay đổi ở thành dạ dày: Có ổ đọng thuốc ở bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, có đoạn cứng, hành tá tràng biến dạng (quân bài nhép).
Các dấu hiệu khác mà X quang phát hiện:
Rối loạn vận động: Co thắt, xoắn.
Rối loạn trương lực: Tăng hoặc giảm.
Thoát vị hoành.
Các khối u dạ dày (hình khuyết).
Nội soi dạ dày tá tràng: Hiện là xét nghiệm đầu tiên giúp nhìn trực tiếp các tổn thương thực quản, dạ dày, tá tràng:
Phát hiện được các tổn thương mà X quang bỏ sót, chẩn đoán sớm các tổn thương nhỏ.
Biết số lượng tổn thương, vị trí tổn thương, mức độ tổn thương.
Qua nội soi: sinh thiết, siêu âm nội soi làm chẩn đoán chính xác hơn.
Nội soi cho ta biết có trào ngược dịch mật không hoặc trào ngược dạ dày-thực quản.
Qua nội soi có thể điều trị bệnh, cầm máu, tiêm xơ, thắt…
Sinh thiết và xét nghiệm tế bào:
Xét nghiệm tế bào: Tìm tế bào trong dịch vị.
Sinh thiết trong khi soi: Chỗ nghi ngờ có tổn thương để làm mô bệnh học, tế bào học để giúp cho chẩn đoán chính xác.
Giá trị của sinh thiết:
Chẩn đoán viêm dạ dày cấp, mạn.
Chẩn đoán các khối u.
Tìm vi khuẩn Helicobacter pylori bằng các test Urease, xét nghiệm mô bệnh học…
Thăm dò chức năng dạ dày:
Lấy dịch vị: bệnh nhân nhịn đói cho bệnh nhân nuốt ống thông Einhorn vào tới dạ dày (khoảng 45 cm) rồi hút dịch vị.
Dịch vị bình thường:
Khối lượng lúc đói không quá 100ml.
Màu sắc: Trong, không màu.
Độ quánh: Hơi quánh dính và dính do có chất nhầy.
Cặn thức ăn: Sau một đêm cặn thức ăn còn lại rất ít hoặc không còn.
Thành phần hoá học của dịch vị:
HCl: Đậm độ tối đa 145 mmol/lít, tồn tại dưới 2 dạng HCl tự do và phối hợp với protein. . Ion cacbonat: chỉ có khi dịch vị vô toan với đậm độ 1-10 mmol/l.
Chlorua bao gồm Cl- của HCl và Clo tự o, đậm độ 50-170 mmol/l.
Các chất điện giải: Na: 10-120 mEq/l; 5-10mEq/l; Ca: 1-5mmol/l, ngoài ra còn: So4, Po4… . Chất nhầy bao gồm: mucoprotein: 30-700mg%; mucus.
Pepsin: Do pepsinogen, pepsin được đào thải qua nước tiểu dưới dạng uropepsin.
Cathepsin: Cũng là enzym phân giải protein nhưng bền vững hơn pepsin.
Lap- ferment hoặc presure: kết tủa sữa.
Các thành phần khác: Yếu tố nội, chất xác định nhóm dịch vị A và H…
Bài tiết kiềm tiên phát:
K+ : 19mEq/l.
Na+ : 90mEq/l.
Cl- : 80mEq/l.
Mucin : 22,5 mEq/l.
Bài tiết axid tiên phát:
HCl: 143mEq/l.
Bài tiết dịch vị cơ bản [dịch vị lúc đói BAO (basal acid out put)+:
Đó là dịch vị lúc đói, dịch vị được tiết ra sau khi nhịn ăn ít nhất 12 giờ, nó đánh giá sự bài tiết tế bào thành khi nghỉ ngơi. Sự bài tiết này chịu ảnh hưởng của dây thần kinh phế vị.
Định lượng bài tiết acid ngay trong dạ dày:
Đây là một phương pháp sinh lý nhất, cho phép đánh giá các nội tiết tố và thời gian lưu thức ăn trong dạ dày.
Kỹ thuật: Đặt ống thông dạ dày và hút liên tục từng phút một để định lượng hoặc đặt một điện cực do pH bằng CIK vào dạ dày và định lượng HCl ngay trong dạ dày.
Ngoài ra còn xét nghiệm dịch vị dựa trên các phương pháp kích thích tiết acid với histamin, pentagastrin.
Đo pepsinnogenes I và II trong máu.
Đo gastrin máu: Trong hội chứng Zollinger - Ellison.
Test Schilling: Dùng vitamin B12 đánh dấu, đo yếu tố nội sinh.
Bài viết cùng chuyên mục
Nghiệm pháp phalen: tại sao và cơ chế hình thành
Bất kể các nguyên nhân nào gây nên hội chứng ống cổ tay đều làm tăng áp lực trong đường hầm cổ tay. Khi cổ tay bị gấp, các dây chằng vòng hoạt động như một dòng dọc trượt lên các sợi gân, ép vào dây thần kinh giữa.
Cổ có màng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Một dấu hiệu ít gặp và nếu thật sự hiện hữu thì triệu chứng này luôn mang ý nghĩa bệnh lý. Trong hội chứng Turner, có đến 40% bệnh nhân sẽ có triệu chứng này.
Phì đại lợi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Một dấu hiệu tương đối phổ biến, chủ yếu gặp ở bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Nó được cho rằng, nguyên nhân từ sự lan tràn của các tế bào bạch cầu vào mô lợi.
Ngực ức gà: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Sự co lặp đi lặp lại của cơ hoành (vd: nhiễm trùng gây ho kéo dài) trong khi thành ngực vẫn dễ uốn đẩy xương mềm dẻo ra ngoài. Theo thời gian, điều này sẽ làm lồng ngực biến dạng không hồi phục.
Bệnh bạch biến nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Được tìm thấy ở 20% bệnh nhân mắc thiếu hormon tuyến vỏ thượng thận nguyên phát (bệnh Addison). Ngoài ra, triệu chứng này cũng gặp trong bệnh thiếu máu ác tính.
Sự thuận tay: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Trong các bệnh nhân có triệu chứng bán cầu não ưu thế hay không ưu thế, tay thuận có giá trị xác định. Bên tay thuận có tương quan với bên bán cầu não ưu thế và vì vậy có giá trị định khu.
Khoảng ngừng quay quay: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Đoạn hẹp của động mạch chủ trước nơi xuất phát của động mạch dưới đòn trái xuất phát, hạn chế dòng máu chảy và gây giảm huyết áp vùng xa sau hẹp. Sóng mạch đến chậm hơn bên tay trái và biên độ mạch trái phải cũng khác nhau.
Âm thổi tâm trương: âm thổi Graham Steell
Tăng áp động mạch phổi (thường trên 55–60 mmHg) dẫn đến tăng áp lực trên các lá van và vòng van của động mạch phổi. Dãn vòng van làm cho các lá van không còn đóng kín với nhau.
Viêm góc miệng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến cản trở sự bảo vệ, sửa chữa và tái tạo của các tế bào biểu mô ở vị trí ranh giới giữa da và niêm mạc miệng, dẫn đến viêm teo niêm mạc miệng.
Khám lâm sàng hệ thống thận tiết niệu
Mỗi người có hai thận nằm hai bên cột sống, trong hố thận, bờ trong là bờ ngoài cơ đài chậu, cực trên ngang mỏm ngang đốt sống lưng 11, cực dưới ngang mỏm ngang đốt sống lưng 3, thận phải thấp hơn thận trái.
Nghiệm pháp gắng sức
Hiện nay, nhiều cơ sở đâ áp dụng nghiệm pháp này trong các kỹ thuật thăm dò mới, gắng sức với siêu âm, gắng sức với xạ tưới máu cơ tim
Nhịp đập mỏm tim: bình thường và lệch chỗ
Bình thường mỏm tim sờ được ở khoang liên sườn V đường giữa đòn trái. Mỏm tim lệch chỗ thường gợi ý rằng xung động sờ được lệch về cạnh bên hay lệch xa hơn đường giữa đòn.
Phản xạ nắm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Phản xạ nắm dương tính dự đoán tổn thương vùng thùy trán, nhân sâu hoặc chất trắng dưới vỏ, phản xạ nắm xuất hiện ở trẻ sơ sinh bình thường từ khoảng 25 tuần đến 6 tháng tuổi.
Rãnh Harrison (Rút lõm lồng ngực): tại sao và cơ chế hình thành
Bệnh còi xương là bệnh của xương đặc trưng của trẻ em và trẻ vị thành niên, ở đây, những xương đang phát triển bị thiếu calci khoáng hóa cần thiết để chắc khỏe và cứng cáp (vd: xương không được calci hóa đầy đủ).
Nốt Osler: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Nốt Osler khác mảng Janeway ở chỗ nó có lớp lót tạo ra từ quá trình miễn dịch và tăng sinh mạch máu; tuy nhiên, một số nghiên cứu mô học lại đưa ra bằng chứng ủng hộ cho quá trình thuyên tắc.
Hội chứng nội khoa Guillain Barre
Hội chứng Guillain - Barre nằm trong nhóm viêm đa rễ dây thần kinh, là một hội chứng với các biểu hiện: Tổn thương lan toả nơron thần kinh ngoại vi cả vận động và cảm giác.
Khám thắt lưng hông
Hội chứng thắt lưng hông gồm có hai hội chứng thành phần là hội chứng cột sống và hội chứng dây rễ thần kinh, Khám lâm sàng nhằm mục đích phát hiện.
Tiếng click giữa tâm thu: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Trong sa van hai lá, các lá van, đặc biệt là lá trước, bật ngược vào trong tâm nhĩ ở kì tâm thu. Tiếng click giữa tâm thu xảy ra khi lá trước của van hai lá bật ngược vào trong tâm nhĩ, tạo ra sức căng trên các thừng gân.
Dấu hiệu đường rãnh (Sulcus sign): tại sao và cơ chế hình thành
Trên nền một khớp vai không ổn định, khi kéo cánh tay xuống, đầu của xương cánh tay sẽ di chuyển tương đối xuống dưới so với khớp vai. Đây cũng là nguyên nhân làm xuất hiện “rãnh” trên da.
Gan to trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Trong suy tim sung huyết, cung lượng tim thấp hay suy giảm đổ đầy thất phải dẫn đến dồn áp lực ngược vào tĩnh mạch chủ dưới và các tĩnh mạch gan. Do tăng áp lực tĩnh mạch, gan trở nên ứ máu và to ra.
Yếu cơ ức đòn chũm và cơ thang (Liệt thần kinh phụ [CNXI])
Liệt thần kinh phụ hầu hết là do tổn thương thần kinh ngoại biên thứ phát sau chấn thương hoặc do khối u. Liệt thần kinh phụ có thể không ảnh hưởng đến cơ ức đòn chũm vì các nhánh tới cơ này tách sớm ra khỏi thân chính của dây thần kinh.
Thở ngắt quãng: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Một số mô hình đã được đề xuất để giải thích các thay đổi bất thường đã được mô tả, nhưng cơ chế chủ yếu là pCO2 giảm thoáng qua xuống dưới ngưỡng kích thích hô hấp.
Sẩn Gottron: tại sao và cơ chế hình thành
Sẩn Gottron được cho là hình ảnh đặc trưng cho viêm bì, tuy nhiên, có bằng chứng hạn chế để hỗ trợ độ nhạy chính xác và độ đặc hiệu.
Hội chứng gai đen (AN): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Tính phổ biến của hội chứng không rõ ràng và khác nhau rõ rệt giữa các quần thể. Hội chứng gai đen là dấu hiệu có giá trị của tình trạng tăng insulin và kháng insulin ở người lớn và trẻ em.
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay được James Paget mô tả từ giữa thế kỷ 18. Đây là một rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất, khoảng 3% người trưởng thành ở Mỹ có biểu hiện hội chứng này.