Trào ngược dạ dày thực quản

2011-10-24 02:42 PM

Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease - GERD) là tình trạng thực quản trở nên viêm tấy dưới tác dụng của aci đi từ dạ dày lên.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease - GERD) là tình trạng thực quản trở nên viêm tấy dưới tác dụng của aci đi từ dạ dày lên. Thực quản là một ống kéo dài từ họng đến dạ dày. Khi thức ăn được nuốt vào miệng sẽ đi xuống thực quản.

Dạ dày sản xuất ra acid chlohyric (HCl) sau bữa ăn để giúp tiêu hóa thức ăn.

Lớp niêm mạc ở phía trong dạ dày có tác dụng chống lại sự ăn mòn của acid. Các tế bào của lớp này tiết ra một số lượng lớn chất nhầy có tính chất bảo vệ.

Lớp niêm mạc của thực quản không có những tính chất này do đó có thể bị acid của dạ dày làm tổn thương.

Bình thường, vòng cơ ở dưới cùng của thực quản được gọi là cơ vòng thực quản dưới, có tác dụng ngăn sự trào ngược lên của acid.

Cơ vòng này giãn ra trong khi nuốt để thứ ăn đi qua. Sau đó nó sẽ xiết lại để ngăn không cho thức ăn quay ngược trở lại.

Tuy nhiên trong bệnh GERD, cơ vòng thực quản giãn ra giữa các lần nuốt và làm cho các chất trong dạ dày và acid ăn mòn trào lên và gây tổn thương cho lớp niêm mạc của thực quản.

GERD ảnh hưởng gần 1/3 người trưởng thành ở Mỹ với nhiều mức độ khác nhau, ít nhất là 1 tháng 1 lần. Hầu hết 10% người trưởng thành bị GERD hằng tuần hay hằng ngày.

Không chỉ người lớn mà thậm chí trẻ nhỏ và trẻ lớn cũng đều có thể bị GERD.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác thì chưa được biết, nhưng người ta thấy rằng Những yếu tố sau góp phần làm yếu hoặc giãn cơ thắt thực quản dưới làm hiện tượng trào ngược trở nên nặng hơn:

Lối sống - sử dụng rượu, bia, thuốc lá, b o phì, đi khom lưng.

Thuốc ức chế Calci, theophylline (Tedral, Hydrophed, Marax, Brochial, Quibron),
nitrates, kháng histamine.

Chế độ ăn - nhiều mỡ và thức ăn chiên, sô cô la, tỏi, hành và thức uống có chứa caffein, thức ăn chua như trái cây thuộc giống cam quít, cà chua, thức ăn có nhiều gia vị, hương liệu bạc hà.

Thói quen ăn uống - ăn một lượng lớn thức ăn cùng một lúc, ăn trước khi đi ngủ.

Và một số tình trạng khác như thoát vị hoành, mang thai, đái tháo đường, tăng cân nhanh.

Thoát vị hoành là một tình trạng một phần trên của dạ dày chui lên trên cơ hoành (một cơ vững chắc ngăn lồng ngực với ổ bụng).

Bình thường, cơ hoành hoạt động như một hàng rào hỗ trợ  giúp cơ thắt thực quản dưới giữ acid ở trong dạ dày không bị trào ngược lên thực quản.

Thoát vị hoành làm cho acid đi lên trên một cách dễ dàng.

Thoát vị hoành có thể là do ho dai dẳng, ói, căng thẳng hoặc tăng áp lực (rặn) đột ngột.

Béo  phì và mang thai có thể làm cho tình trạng này xấu đi.

Thoát vị hoành rất thường gặp ở những người trên 50 tuổi.

Thoát vị hoành thường không cần điều trị, trong trường hợp nặng, khi thoát vị hoành xoắn hoặc làm trào ngược nặng hơn thì cần phải phẫu thuật.

Triệu chứng

Chứng ợ nóng dai dẳng là triệu chứng thường thấy nhất của GERD

Ợ nóng là cảm giác đau rát ở giữa ngực, sau xương ức. Nó thường xuất hiện ở thượng vị và lan lên cổ.

Đau có thể kéo dài đến khoảng 2 giờ.

Ợ nóng thường nặng hơn sau khi ăn.

Nằm xuống hoặc gập người xuống có thể gây ra ợ nóng họăc làm cho nó nặng thêm.

Đau thường không bẳt đầu hoặc nặng hơn khi hoạt động thể lực.

Chứng ợ nóng đôi khi được cho là do có sự tăng tiết quá mức của dạ dày.

Không phải tất cả mọi người bị GERD đều bị ợ nóng.

Những triệu chứng khác của GERD:

Ợ ra acid đắng trong khi ngủ hoặc cuối gập người.

Thấy vị đắng trong miệng.

Ho khan dai dẳng

Khàn giọng (đặc biệt vào buổi sáng)

Cả thấy khó chịu trong cổ họng, như có một mẫu thức ăn nằm ở đó.

Thở khò khè.

Những triệu chứng thường gặp ở trẻ em là nôn nhiều lần, ho và những vấn đề về đường hô hấp.

Bài viết cùng chuyên mục

Sự thuận tay: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong các bệnh nhân có triệu chứng bán cầu não ưu thế hay không ưu thế, tay thuận có giá trị xác định. Bên tay thuận có tương quan với bên bán cầu não ưu thế và vì vậy có giá trị định khu.

Liệt thần kinh vận nhãn (dây III): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dây thần kinh vận nhãn chi phối cho tất cả các cơ ngoài ổ mắt ngoại trừ cơ chéo trên và cơ thẳng ngoài. Việc yếu cơ co đồng tử và cơ nâng mi lần lượt gây ra tình trạng dãn đồng từ và sụp mi.

Nghiệm pháp Finkelstein: tại sao và cơ chế hình thành

Chấn thương lặp đi lặp lại hoặc các rối loạn viêm làm viêm, dẫn đến sưng mặt quay cổ tay, thu hẹp không gian mà gân cơ dạng dài ngón cái, cơ duỗi ngắn ngón cái đi qua.

Rối loạn chuyển hóa lipid

Lipit là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất của cơ thể (ở người bình thường, lipit có thể chiếm tới 40% thể trọng). lipit còn tham gia vào cấu trúc tế bào (màng bào tương), đặc biệt là tổ chức thàn kinh và nội tiết.

Xét nghiệm tìm vi khuẩn và ký sinh vật hệ tiết niệu

Muốn tìm vi khuẩn hoặc ký sinh vật, phải lấy nước tiểu vô khuẩn, nghĩa là phải thông đái, để tránh các tạp khuẩn bên ngoài lẫn vào nước tiểu đó đem cấy vào môi trường thường như canh thang.

Mất khứu giác: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Mất khứu giác là một dấu hiệu quan trọng có liên quan đến thùy trán (ví dụ. u màng não) hoặc thoái háo thần kinh (ví dụ. bệnh Alzheimer), nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là rối lọan trong mũi.

Xét nghiệm các bệnh phẩm hô hấp

Các tác nhân bệnh lý của đường hô hấp thường gây một phản ứng toàn thân, do đó cần thiết phải tìm những phản ứng này ngoài các xét nghiệm bệnh phẩm trực tiếp

Triệu chứng học ruột non

Ruột non là phần ống tiêu hoá nối tiếp dạ dày và đại tràng, dài khoảng 7m,  đường kính khoảng 3cm. Phần này gồm có: Tá tràng là đoạn cố định nằm sâu phía sau, bao quanh và dính vào đầu tụy, ống dẫn tụy và ống mật đổ vào đoạn II tá tràng.

Dấu hiệu run vẫy (Flapping Tremor): tại sao và cơ chế hình thành

Cơ chế của dấu hiệu run vẫy trong những trường hợp trên vẫn chưa rõ. Chuỗi dẫn truyền cũng khá mơ hồ; tuy nhiên, một số cơ chế bệnh học cũng được đưa ra.

Thoái hóa khớp gối: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đau khớp thường liên quan đến vận động đau âm ỉ, tăng khi vận động, khi thay đổi tư thế, giảm đau về đêm và khi nghỉ ngơi. Đau diễn biến thành từng đợt, dài ngắn tuỳ trường hợp, hết đợt có thể hết đau.

Rối loạn huyết áp động mạch

Máu chảy trong mạch luôn luôn ma sát vào thành mạch, huyết áp động mạch, nhất là huyết áp tối thiểu chịu ảnh hưởng của sức cản thành mạch này rất nhiều.

Thăm khám cận lâm sàng tim

Bằng phương pháp chiếu thông thường, các tia x quang toả từ bóng ra nên khi chiếu hình ảnh của tim có kích thước to hơn kích thước thực sự.

Triệu chứng bệnh hậu môn trực tràng

Bệnh hậu môn trực tràng có thể là bệnh tại chỗ, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh ở nơi khác như Trĩ trong tăng áp lực tĩnh mạch gánh, ngứa hậu môn.

Hội chứng Porphyrin niệu

Sự thiếu hụt một trong những men trên sẽ dẫn đến porphyrin niệu, bệnh có tính chất di truyền, thường hay thiếu men proto-oxidase.

Tạo đờm: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Dịch nhầy được sản sinh ra từ các tuyến bên trong cây khí phế quản. Các chất kích thích như khói thuốc lá hoặc tình trạng viêm làm tăng sản xuất chất nhầy.

Âm thổi tâm trương: âm thổi hẹp van hai lá

Khi lỗ van bị hẹp, lượng máu lưu thông qua nó trong kì tâm trương trở nên rối loạn và tạo nên tâm thổi đặc trưng. Rất đặc hiệu cho hẹp van hai lá và cần được tầm soát thêm nếu nghe được.

Đau bụng

Đau bụng là một dấu hiệu cơ năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hóa và các tạng trong ổ bụng. Dấu hiệu đau có tính chất gợi ý đầu tiên khiến người thầy thuốc có hướng hỏi bệnh, thăm khám bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng là gì.

Đái nhiều đái ít và vô niệu

Cầu thận muốn lọc được nước tiểu bình thường thì áp lực máu ở động mạch thận phải vừa đủ, khối lượng máu đến thận cũng phải đủ

Khó thở khi nằm nghiêng: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Có bằng chứng hạn chế về độ nhạy và độ đặc hiệu; tuy nhiên, chứng dễ thở khi nằm nghiêng bên là một bệnh lý và cần thiết phải thăm khám.

Thăm dò chức năng hô hấp

Giữa phổi và tim có liên quan chặt chẽ tim phân phối O2 cho cơ thể và đưa CO2 lên phổi, nên những biến đổi của quá trình thông khí và trao đổi khi đều ảnh hưởng lên tim mạch.

Thăm dò chức năng tim

Tuỳ mức độ thích ứng mà chúng ta đánh giá khả năng làm việc của tim, vì thể người ta tìm ra các phương pháp để thăm dò chức năng tim.

Triệu chứng học bệnh khớp

Bệnh khớp có các biểu hiện không chỉ ở khớp mà còn ở các cơ quan khác, do vậy việc thăm khám phải toàndiện bao gồm hỏi bệnh, khám thực thể, X quang và các xét nghiệm.

Rối loạn chuyển hóa nước điện giải

Trong cơ thể, các chất điện giải có một vai trò vô cùng quan trọng duy trì áp lực thẩm thấu, cân bằng axit bazơ, chi phối tính chịu kích thích thần kinh cơ.

Rối loạn cân bằng acid bazơ

Để duy trì nồng độ H ở các khu vực nội và ngoại bào trong phạm vi phù hợp với điều kiện sống và hoạt động của tế bào, các axit này luôn luôn được trung hoà.

Co cứng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Co cứng là triệu chứng phổ biến nhất của các neuron vận động trên. Co cứng là sự tăng đối kháng khi vận động thụ động do sự tăng bất thường của trương lực cơ khi nghỉ.