- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Tổn thương phản xạ hướng tâm đồng tử (RAPD) (Đồng tử Marcus Gunn)
Tổn thương phản xạ hướng tâm đồng tử (RAPD) (Đồng tử Marcus Gunn)
Tổn thương phản xạ hướng tâm đồng tử gây ra bởi tín hiệu vào tới nhân Edinger-Westphal không đối xứng do cấu trúc dải thị hướng tâm. Các rối loạn có tính đối xứng không gây ra phản xạ hướng tâm đồng tử.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mô tả
Sự giãn nghịch thường của cả hai đồng tử xảy ra khi nguồn sáng di chuyển từ mắt thường sang mắt bệnh (mắt có tổn thương phản xạ hướng tâm đồng tử) trong khi làm nghiệm pháp xoay nguồn sáng. Tổn thương phản xạ đồng tử hướng tâm là một rối loạn dải thị hướng tâm của con đường đáp ứng ánh sáng đồng tử (ví dụ. thần kinh thị giác, võng mạc).
Nguyên nhân
Phổ biến
Viêm thần kinh thị (ví dụ. bệnh đa xơ cứng).
Thiếu máu đầu thần kinh thị (AION).
Ít phổ biến
Xuất huyết dịch kính.
Bong võng mạc.
U nguyên bào võng mạc.
Tổn thương khối (ví dụ. khối u, abscess).
Hình. Mô tả tổn thương phản xạ đồng tử hướng tâm bên phải với nghiệm pháp xoay nguồn sáng. A, Chiếu đèn vào mắt phải; đồng tử co nhỏ kém và có phản ứng đồng cảm; B, đồng tử co tốt và có phản ứng đồng cảm khi chiếu đèn vào mắt trái; C, chuyển nguồn sáng từ trái sang phải làm hai nhãn cầu lại giãn ra.
Hình. Đáp ứng đồng tử liên quan tới RAPD.
CG = Hạch mi; EW = Nhân Edinger-Westphal; LGN = Nhân thể gối ngoài; PTN = Nhân trước mái; RN = Nhân đỏ; SC = Củ trung não trên.
Cơ chế
Tổn thương phản xạ hướng tâm đồng tử gây ra bởi tín hiệu vào tới nhân Edinger-Westphal không đối xứng do cấu trúc dải thị hướng tâm (ví dụ. thần kinh thị giác, võng mạc). Các rối loạn có tính đối xứng (bệnh lý thần kinh thị giác đối xứng hai bên) không gây ra phản xạ hướng tâm đồng tử. Nghiệm pháp xoay nguồn sáng chỉ có thể xác định sự khác nhau của hai dải hướng tâm. Cơ chế của RAPD gồm:
Các rối loạn thần kinh thị giác.
Các rối loạn võng mạc (hiếm gặp).
Các rối loạn thần kinh thị giác
Các rối loạn không đối xứng của thần kinh thị là nguyên nhân hay gặp nhất cuả phản xạ hướng tâm đồng tử. Bệnh nhân có thể có các bằng chứng về lâm sàng liên quan tới rối loạn chức năng thần kinh thị giác (ví dụ. phù gai thị, giảm thị lực, mất thị trường, mù màu). Các nguyên nhân gồm viêm thần kinh thị giác, thiếu máu ở đầu thần kinh thị (AION) và các khối u của thần kinh thị giác (ví dụ. u thần kinh đệm thị giác). Tăng áp lực nội sọ vô căn và các nguyên nhân khác của tăng áp lực nội sọ có thể gây ra RAPD nếu rối loạn chức năng thần kinh thị không đối xứng.
Các rối loạn võng mạc (hiếm gặp)
Bệnh lý võng mạc một bên nặng ít khi là nguyên nhân của tổn thương phản xạ đồng tử hướng tâm. Điển hình, mức độ giãn đồng tử nghịch thường thường kém hơn là rối loạn chức năng thần kinh thị. Các nguyên nhân gồm bệnh thoái hóa điểm vàng do lão hóa, bệnh lý võng mạc do đái tháo đường, bệnh võng mạc do tăng huyết áp và tắc nghẽn động mạch võng mạc trung tâm.
Ý nghĩa
Độ nhạy của RAPD trong việc xác định bệnh lý thần kinh thị một bên là 92 –98%.
Bài viết cùng chuyên mục
Nghiệm pháp bàn tay ngửa: tại sao và cơ chế hình thành
Trong nghiệm pháp Yergason, khi cơ nhị đầu và gân bị gấp, bất kì phản ứng viêm hoặc tổn thương cũng có thể làm giảm khả năng chống lại lực cản.
Sự khác biệt độ dài hai chân: tại sao và cơ chế hình thành
Về mặt giải phẫu, sự mất cân xứng về chiều dài hai chân liên quan đến chiều dài thực sự của xương và các cấu trúc giải phẫu tạo lên hông và chi dưới.
Rối loạn chuyển hóa Gluxit
Gan có vai trò rất quan trọng trong điều hoà đường máu vì gan tổng hợp glycogen dự trữ, tân tạo glucoza, đồng thời thoái biến glycogen để giữ cho nông độ đường máu luôn luôn hằng định.
Biến đổi hình thái sóng: sóng v nhô cao
Sự vắng mặt của sóng v lớn và tăng áp tĩnh mạch cảnh đặc hiệu cho việc không tồn tại hở van ba lá mức độ trung bình hoặc nặng. Tuy nhiên, sự có mặt của các dấu hiệu này cũng không cần thiết cho tiên lượng hở van ba lá trung bình hoặc nặng.
Dấu Hoffman: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu Hoffman gây ra bởi sự hoạt hoá phản xạ căng cơ đơn synap. Phản xạ được khuếch đại do sự tăng phản xạ xuất hiện khi rối loạn chức năng neuron vận động trên.
Hội chứng Brown-Séquard: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Hội chứng Brown-Séquard là hội chứng lâm sàng hiếm có liên quan đến cắt ngang tủy sống. Yếu cùng bên dưới mức tổn thương. Mất cảm giác sờ nông, rung, sự nhận cảm cảm giác cùng bên dưới mức tổn thương.
Biến dạng ngón tay hình cổ ngỗng: tại sao và cơ chế hình thành
Có một loạt sự thay đổi có thể dẫn đến biến dạng này, cơ sở là sự gián đoạn quá trình viêm dây chằng bao khớp, diện khớp bao hoạt dịch hoặc xâm lấn gân gấp.
Tiếng gõ màng ngoài tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dòng máu chảy bị chậm đột ngột vào tâm thất đầu thì tâm trương tạo ra tiếng động, xảy ra do tâm thất không giãn được vì bị màng ngoài tim co thắt chặn lại.
Khoảng ngừng quay đùi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Giống như trong hẹp van động mach chủ, hẹp động mạch chủ sẽ làm giảm phân suất tống máu do mạch máu hẹp và hiệu ứng Venturi, hút thành động mạch vào trong và góp phần làm giảm dòng chảy và biên độ mạch sau hẹp.
Phản xạ cằm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Phản xạ cằm tăng là triệu chứng của tổn thương neuron vận động trên hai bên, phía trên cầu não. Mất chi phổi thần kinh trên nhân vận động thần kinh sinh ba làm tăng tính nhạy cảm của các neuron vận động alpha chi phối cho cơ nhai.
Liệt dây thần kinh ròng rọc (dây IV): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Thần kinh ròng rọc kích thích cơ chéo trên đối bên và bắt chéo ngay sau khi thoát ra khỏi phía sau trung não. Tổn thương dây IV gây hậu quả ở mắt bên đối diện.
Khám và chẩn đoán phù
Phù là hiện tượng ứ nước ở trong các tổ chức dưới da hoặc phủ tạng, Sự ứ nước đó có thể gây bởi nhiều cơ chế, cho nên phù là triệu chứng của rất nhiều bệnh.
Nghiệm pháp thomas: tại sao và cơ chế hình thành
Nâng đầu gối một bên và duỗi bên kia hông xoay xương chậu lên trên. Để giữ chân sát mặt giường, các cơ duỗi hông và cơ đùi chậu phải dẻo dai và giãn ra đủ để cho phép các chân thẳng sát mặt giường.
Mất cảm giác: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Các phương thức hoặc hình thức của mất cảm giác và phân vùng giải phẫu là quan trọng khi xem xét các nguyên nhân của mất cảm giác. Mất cảm giác thể hiện qua việc ảnh hưởng tới các loại cảm giác và các phân vùng giải phẫu.
Hội chứng rối loạn tiêu hoá
Hội chứng rối loạn tiêu hoá rất hay gặp ở các phòng khám đa khoa. Nguyên nhân: do nhiều nguyên nhân: nhiễm trùng, nhiễm độc, thay đổi thời tiết hoặc do ăn những thức ăn lạ.
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và xuất huyết võng mạc
Tăng huyết áp kéo dài dẫn đến dày nội mạc và thiếu máu cục bộ. Làm thoái hóa mạch máu võng mạc đến độ làm rỉ huyết tương và chảy máu trên võng mạc.
Run sinh lý: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Run sinh lý không có ý nghĩa trên lâm sàng. Run sinh lý tăng lên có thể liên quan tới một số rối loạn (ví dụ. cường giáp, ngộ độc các chất giống giao cảm, tình trạng cai).
Phủ nhận không gian bên bệnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Hội chứng phủ nhận bên bệnh có giá trị định khu ở bán cầu không ưu thế. Nguyên nhân hay gặp nhất của hội chứng phủ nhận một bên là tổn thương vùng thái dương - đỉnh của bán cầu không ưu thế.
Nghiệm pháp gắng sức
Hiện nay, nhiều cơ sở đâ áp dụng nghiệm pháp này trong các kỹ thuật thăm dò mới, gắng sức với siêu âm, gắng sức với xạ tưới máu cơ tim
Thăm dò chức năng thận
Theo Ludwig, Cushny thì cầu thận là một màng lọc bán thẩm thấu, lọc các chất có trọng huyết tương, trừ protein và mỡ. Oáng thận sẽ tái hấp thu một số lớn nước để thành nước tiểu thực sự.
Tạo đờm: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Dịch nhầy được sản sinh ra từ các tuyến bên trong cây khí phế quản. Các chất kích thích như khói thuốc lá hoặc tình trạng viêm làm tăng sản xuất chất nhầy.
Dấu hiệu Ewart: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Tràn dịch màng ngoài tim lượng lớn có thể chèn ép phổi trái, gây đông đặc hay xẹp phổi. Nếu lượng dịch tiếp tục tăng đủ để làm xẹp hay đông đặc phổi, sẽ nghe tăng tiếng vang âm thanh và tiếng thở phế quản.
Phản xạ giác mạc: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Khám phản xạ giác mạc có ích trong mất thính giác một bên và yếu nửa mặt một bên, và trong đánh giá chức năng cuống não. Mất phản xạ giác mạc gặp ở 8% các bệnh nhân cao tuổi bình thường theo một nghiên cứu.
Ho ra máu: triệu chứng cơ năng hô hấp
Hiện nay, phân loại mức độ nặng nhẹ của ho ra máu chưa thống nhất, trong thực tế, thường có 2 khả năng xảy ra đó là bệnh nhân đang ho, mới ho ra máu trong vài giờ hoặc đã ho ra máu trên 24 h
Dấu hiệu Chvostek: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Có ít giá trị khi khám thấy dấu hiệu Chvostek dương tính. Tuy nhiên, nó vẫn được chấp nhận là một dấu hiệu trong hạ canxi máu và tăng kích thích thần kinh cơ.