Táo bón và kiết lỵ

2011-10-24 02:30 PM

Bình thường số lần đại tiện từ một đến hai lần trong một ngày, phân mềm đóng thành khuôn, lượng phân từ 200g đến 400g. khi bị táo bón thì quá hai ngày mới đại tiện, mỗi lần đại tiện rất khó hoặc lượng phân mỏi lần ra ít hơn bình thường hoặc khô cứng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Táo bón

Bình thường số lần đại tiện từ một đến hai lần trong một ngày, phân mềm đóng thành khuôn, lượng phân từ 200g đến 400g. khi bị táo bón thì quá hai ngày mới đại tiện, mỗi lần đại tiện rất khó hoặc lượng phân mỏi lần ra ít hơn bình thường hoặc khô cứng.

Bình thường thành phần nước có trong phân là 75%; phân khô không bón, thành phần nước ≤ 70%.

Táo bón do rất nhiều yếu tố khác nhau gây nên, có thể do những tổn thương thực thể, do phản xạ, do thói quen, do chế độ ăn uống để giải thích các nguyên nhân,ta cần nhắc lại sơ bộ quá trình tạo thành phân và thải tiết phân.

Qúa trình thải tiết phân bình thường

Thức ăn sau khi được tiêu hoá và hấp thụ ở ruột non, tới đại tràng phần lớn nước được hấp thụ  lại phân khô và đóng thành khuôn sẽ đi xuống đại tràng sicma, được tích chứa ở đó. Khi lượng phân nhiều đến một mức nào đó sẽ đi xuống trực tràng và kích thích  niêm mạc trực tràng, gây nên phản xạ mót rặn: co cơ nâng hậu môn, mở cơ vòng hậu môn, đại tràng co bóp mạnh, đồng thời cơ hoành và các cơ thành bụng co, làm tăng áp lực trong ổ bụng, tất cả dẫn đến hiện tượng tống phân ra ngoài.

Đại tiện vừa là một phản xạ tự động vừa là một phản xạ có ý thức, để điều hoà sự hoạt động của đại tiện, có sự tham gia của dây thần kinh X và của hệ giao cảm.

Như vậy, táo bón có thể do: những cản trở cơ giới ngăn sự lưu thông của phân (khối u, hen…; đại tràng hút lại quá nhiều nước làm phân khô, cơ ở đại tràng, trực tràng và hậu môn bị liệt hoặc quá tăng trương lực, rối loạn phản xạ và rối sự điều hoà thần kinh  thực vật.

Triệu chứng

Đi đại tiện khó khăn, nhiều ngày mới đi một lần, mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều, phải vận dụng nhiều cơ thành bụng và cơ hoành để tống phân ra ngoài. phân rắn thành cục, mật độ cứng có thể tính theo máu tươi do cọ xát vào niêm mạc hậu môn làm rách những mạch máu nhỏ, có khi dính theo những chất nhầy niêm dịch của đại tràng, trực tràng.

Nếu táo bón kéo dài có thể gây nên những biến loạn toàn thân như nhức đầu, đánh trống ngực, thay đổi tính nết (hay cáu gắt…).

Khám người bệnh ta có thể thấy nhiều cục phân cứng lổn nhổn ở vùng đại tràng xuống và đại tràng sichma, thăm trực tràng có khi sờ thấy phân rất cứng.

Nguyên nhân

Như trên ta đã biết, táo bón có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên, tuz theo mỗi loại nguyên nhân khác nhau, táo bón sẽ kết hợp với các triệu chứng  khác nhau, do đó trước một người bị táo bón muốn tìm nguyên nhân cần phải:

Hỏi kỹ người đó về tiền sử nghề nghiệp, thói quen, chế độ làm việc và ăn uống;  rối loạn chức năng của tiêu hoá và toàn thân.

Thăm khám bộ máy tiêu hoá và toàn than, chú ý thăm trực tràng.

Tuỳ theo nguyên nhân và điều kiện làm xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm phân, soi trực tràng chụp khung đại tràng có thuốc cản quang.

Ta có thể chia nguyên nhân tào bón làm hai loại chính:

Táo bón chức năng. Khi không có tổn thương ở đại tràng, trực tràng và hậu môn, loại nguyên nhân này rất hay gặp.

- Táo bón trong thời gian ngắn:

Những bệnh toàn thân: Tình trạng nhiễm khuẩn sốt nhiều, sau phẫu thuật mất nhiều máu, những nguyên nhân này gây mất nước trong cơ thể do đó phân khô và táo.

Do thuốc: Một số thuốc làm giảm nhu động của ruột hoặc làm phân khô lại như: thuốc phiện tanin, thuốc an thần, thuốc có chất sắt.

Do phản xạ: Những cơn đau dữ dội ở bụng làm mất phản xạ đại tiện cơn đau quặn thận, quặn gan.

- Táo bón mạn tính:

Do chế độ ăn uống: Ăn ít ra, uống ít nước, ăn sữa bò (trẻ còn ăn sữa), thiếu vitamin B1.

Do nghề nghiệp và thói quen: Những nghề phải ngồi nhiều ít hoạt động, nghề tiếp xúc với chì, ngộ độc chì mạn tính, ảnh hưởng đến sự hoạt động của ruột. Do thói quen không đại tiện đúng giờ giấc, quên đại tiện làm  rối loạn phản xạ mót rặn.

Do suy nhươc: Những người già, suy nhược, mắc bệnh mạn tính phải nằm lâu. Tất cả những nguyên nhân kể trên là nhu động ruột  và trương lực các cơ thành bụng giảm gây nên táo bón.

Rối loạn tâm thần: Lo lắng, buồn rầu không để ý đến đến đại tiện, mất phản xạ mót rặn…

Táo bón do tổn thương thực thể:

Tổn thương ở trong ống tiêu hoá:

Những cản trở đường đi của phân: Những khối u của trực tràng, đại tràng… ngoài dấu hiệu táo bón có thể  đại tiện ra mũi, máu, có hội chứng bán tắc ruột, thăm trực tràng, soi trực tràng và chụp đại tràng tháy khối u.

Những tổn thương bẫm sinh của đại tràng: Bệnh đại tràng dài, đại tràng lớn, phân tích chứa lại trong đại tràng nhiều và bị lậu nên bị hút nước lại nhiều làm cho phân khô và táo bón. Ta có thể xác định bằng cách chụp khung đại tràng.

Viêm đại tràng mạn tính: Nhất là có thể co thắt và đau quặn bụng từng cơn.

Những tổn thương của trực tràng và hậu môn

Trĩ và nứt hậu môn: Mỗi lần đại tiện rất đau, người bệnh không giám đại tiệnvà gây nên táo bón.

Hẹp trực tràng và hậu môn, di chứng của bệnh Nicolas Favre:  Đại tiện rất khó, phân nhỏ.

Tổn thương ở ngoài ống tiêu hoá:

Từ ngoài đè vào làm cản trở đại tiện:

Phụ nữ có thai, nhất là những tháng cuối, thai to đè vào trực tràng.

Khối u của cổ tử cung, khối u tiền liệt tuyến, khối u của các phần tiểu khung.

Các dây chằng dính sau mổ, hay sau viêm xung quanh đại, trực tràng làm co hẹp, đại trực tràng.

Tổn thương ở não, màng não:

Hội chứng màng não: Táo bón do rối loạn thần kinh thực vật.

Tăng áp lực sọ não: Cũng giống như hội chứng màng não.

Tổn thương ở tuỵ: Táo bón do mất phản xạ mót rặn, người bệnh không đại tiện được.

Hội chứng kiết lỵ

Kiết lỵ là một thể đặc biệt của táo bón, một hội chứng tiêuhoá gồm những rối loạn gồm những rối loạn về đại tiện và những cơn đau đặc biệt. Nguyên nhân phần lớn là do những tổn thương thực thể ở đại tràng và trực tràng gây nên.

Triệu chứng

Rối loạn về đại tiện: Người bệnh đại tiện rất nhiều lần, mỗi lần ra rất ít phân,  có khi không có phân, mót rặn nhiều nhưng rất khó đại tiện. Vì vậy, ta có thể coi kiết lỵ là một thể đặc biệt của táo bón.

Tính chất của phân: Phân thường rất ít, lẫn với chất nhầy niêm dịch mủ nhầy, máu tươi, máu lẫn niêm dịch, bọt và hơi; có khi chỉ có máu và niêm dịch không có phân.

Đau và mót rặn: Một lần đại tiện thấy đau quặn từng cơn ở dọc theo khung đại tràng, nhất là vùng đại tràng, sichma và trực tràng, kèm theo đau có phản xạ mót rặn, đau buốt mót rặn ở hậu môn bắt người bệnh phải đại tiện ngay. Sau khi đại tiện thì đau và mót rặn hết, trong một ngày có rất nhiều cơn, gây nên đại tiện nhiều lần.

Các triệu chứng khác:

Triệu chứng tiêu hoá: Tùy theo nguyên nhân, có thể có những dấu hiệu như nôn, sôi bụng, bán tắc ruột…

Về thăm khám: Chú ý phải thăm trực tràng cho tất cả những người bệnh có hội chứng kiết lỵ, và coi như là một thủ thuật bắt buộc để phát hiện sớm nguyên nhân kiết lỵ do ung thư trực tràng. Ngoài ra thăm khám chung về tiêu hoá để  phát hiện các nguyên nhân khác như khối u đại tràng, viêm đại tràng…

Triệu chứng toàn thân: Tùy theo nguyên nhân, có thể có dấu hiệu, nhiễm khuẩn…

Xét nghiệm:

Đứng trước một người bệnh có hội chứng kiết lỵ,ta cần làm các xét nghiệm sau:

Các xét nghiệm về phân tìm ký sinh vậ, vi khuẩn, tế  bào.

Soi trực tràng và nếu cần thì sinh thiết niêm mạc trực tràng.

Chụp khung đại tràng, trực tràng có thuốc cản quang.

Nguyên nhân

Lỵ do amip:

Là nguyên nhân thông thường nhất, do ký sinh vật amip gây nên những ổ loét ở đại, trực tràng, kích thích niêm mạc đại trực tràng nên có những dấu hiệu rất điển hình.

Dấu hiệu nhiễm khuẩn nhẹ.

Đau  quặn và mót rặn, phân nhiều, lẫn nhiều niêm dịch.  Trong phân có amip (soi tươi). Rất hay táiphát, kéo dài.

Lỵ trực khuẩn:

Dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ rệt.

Đau quặn và mót rặn, phân nhiều, lẫn nhiều niêm dịch, ít khi có máu (đại tiện giống như khạc đờm).

Phân có trực khuẩn lỵ (cấy).

Ung thư trực tràng: Chú ý khi hội chứng kiết lỵ kéo dài những người bệnh già. Ung thư kích thích niêm mạc trực tràng gây nên:

Ít khi đau nhưng mót rặn nhiều.

Phân có máu và niêm dịch, có khi ra máu tươi.

Thăm trực tràng thấy khối u cứng, chảy máu, nếu nghi ngờ nên sờ trực tràng và làm sinh thiết.

Ung thư đại trang sichma:

Mót rặn nhiều có khi đại tiện có máu và niêm dịch.

Có dấu hiệu bán tắc hoặc tắc ruột.

Khám thấy khối u, soi và chụp đại tràng sẽ phát hiện được chính xác.

Các khối u xung quanh trực tràng. U tiền liệt tuyến, u cổ tử cung… có thể kích thích niêm mạc trực tràng gây nên phản xạ mót rặn và tiết nhiều niêm dịch.

Bài viết cùng chuyên mục

Gõ đục khi thăm khám: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Dịch màng phổi làm giảm sự cộng hưởng âm thanh trong phế trường, cung cấp nên đặc tính “cứng như đá” trong gõ đục.

Huyết áp kẹt: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong thực hành, điều này có nghĩa là bất kỳ một tình trạng nào làm giảm cung lượng tim (huyết áp tâm thu) với kháng lực động mạch được giữ nguyên sẽ gây ra huyết áp kẹt.

Triệu chứng cơ năng trong bệnh tim

Người mắc bệnh tim thường tìm đến thầy thuốc vì một số triệu chứng do rối loạn chức năng của tim khi suy. Trong các rối loạn đó có những triệu chứng có giá trị chỉ điểm nhưng cũng có vài triệu chứng không đặc hiệu cho bệnh tim.

Rối loạn chuyển hóa Gluxit

Gan có vai trò rất quan trọng trong điều hoà đường máu vì gan tổng hợp glycogen dự trữ, tân tạo glucoza, đồng thời thoái biến glycogen để giữ cho nông độ đường máu luôn luôn hằng định.

Giãn mao mạch: tại sao và cơ chế hình thành

Rất khó để đưa ra cơ chế riêng của từng loại giãn mao mạch trong cuốn sách này. Cơ chế chủ yếu do giãn mao mạch mãn tính. Ngoại lệ hội chứng giãn mao mạch xuất huyết di truyền là do có sự tổn thương thực sự của mạch máu.

Khó thở khi nằm nghiêng: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Có bằng chứng hạn chế về độ nhạy và độ đặc hiệu; tuy nhiên, chứng dễ thở khi nằm nghiêng bên là một bệnh lý và cần thiết phải thăm khám.

Dấu hiệu Hutchinson: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Nhận biết sớm dấu hiệu Hutchinson giúp dự đoán manh khả năng liên quan đến mắt (zona mắt). Virus Herpes Zoster thường tái hoạt động tại các nhánh thần kinh liên quan đến mắt (còn gọi là zona mắt).

Âm thổi tâm thu: âm thổi hở van hai lá

Đặc điểm của âm thổi hở van hai lá có ý nghĩa tương đối trong việc phát hiện hở van hai lá với độ nhạy là 56–75%, độ đặc hiệu 89–93% và LR 5.4. Tuy nhiên, nó không tương quan với độ nặng của hở van.

Thất ngôn Wernicke (thất ngôn tiếp nhận): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Thất ngôn Wernicke gây nên bởi tổn thương hồi sau trên thùy thái dương của bán cầu ưu thế. Vùng này được cấp máu bởi các nhánh của động mạch não giữa. Nguyên nhân hay gặp nhất là nhồi máu não nhánh dưới động mạch não giữa.

Cơ bản về điện tâm đồ

Bình thường xung động đầu tiên xuất phát ở nút xoang nên nhịp tim gọi là nhịp xoang, Trường hợp bệnh lý, xung động có thể phát ra từ nút Tawara hay ở mạng Purkinje.

Chẩn đoán túi mật to

Để khám túi mật, dùng các phương pháp lâm sàng mà chủ yếu là sờ và trong những trường hợp cần thiết sử dụng phối hợp các phương pháp cận lâm sàng.

Triệu chứng bệnh hậu môn trực tràng

Bệnh hậu môn trực tràng có thể là bệnh tại chỗ, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh ở nơi khác như Trĩ trong tăng áp lực tĩnh mạch gánh, ngứa hậu môn.

Thở chậm: tại sao và cơ chế hình thành

Giảm tín hiệu từ thần kinh trung ương. vd: thiếu hoặc giảm tín hiệu từ trung tâm hô hấp và do đó giảm những tín hiệu “nhắc nhở” cơ thể hít thở.(vd: tổn thương não, tăng áp lực nội sọ, dùng opiate quá liều).

Bàn tay gió thổi: tại sao và cơ chế hình thành

Bàn tay gió thổi là một triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp và có ý nghĩa phân biệt với các viêm xương khớp khác. Giá trị chuẩn đoán còn hạn chế do xuất hiện muốn, như ngón tay cổ ngỗng.

Dáng đi chân gà (dáng đi bước cao): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dáng đi chân gà có liên quan tới bàn chân rủ. Bàn chân rủ gây nên do yếu nhóm cơ khoang trước cẳng chân (ví dụ: cơ chày trước, cơ duối dài ngón cái và cơ duỗi ngắn ngón cái).

Khám hội chứng màng não

Màng não (meninx) gồm có 3 lớp: Màng cứng (dura mater): Là một màng xơ dày, dính chặt vào mặt trong xương sọ và gồm có hai lá. Trong khoang sọ hai lá này dính với nhau, chúng chỉ tách ra ở những chỗ tạo thành xoang tĩnh mạch.

Hội chứng hạ Glucose (đường) máu

Người ta nhận thấy nói chung glucoza máu từ 60mg%, trở xuống chắc chắn có triệu chứng, glucoza máu càng hạ, triệu chứng càng nặng. Nhưng không nhất thiết có sự hạ glucoza máu và sự nặng nhẹ của các biểu hiện lâm sàng.

Thăm dò về hình thái hô hấp

Có nhiều trường hợp tổn thương phổi hoặc nhỏ, hoặc ở sâu chỉ nhờ có x quang mới phát hiện được, có những trường hợp lao phổi phát hiện cũng là do x quang.

Cổ có màng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Một dấu hiệu ít gặp và nếu thật sự hiện hữu thì triệu chứng này luôn mang ý nghĩa bệnh lý. Trong hội chứng Turner, có đến 40% bệnh nhân sẽ có triệu chứng này.

Dấu Hoffman: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dấu Hoffman gây ra bởi sự hoạt hoá phản xạ căng cơ đơn synap. Phản xạ được khuếch đại do sự tăng phản xạ xuất hiện khi rối loạn chức năng neuron vận động trên.

Thở rên: tại sao và cơ chế hình thành

Ở những bệnh nhân bị bệnh trong lồng ngực và bao gồm cả đường hô hấp dưới, tắc nghẽn hay xẹp phổi, thở rên là cách để làm tăng lượng khí cặn chức năng.

Liệt mặt (một bên): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Liệt mặt một bên được nhanh chóng đánh giá để loại trử tổn thương thần kinh vận động cao hoặc trung tâm, thường gặp nhất do nhồi máu hoặc xuất huyết não.

Rối loạn chuyển hóa Magie

Các rối loạn nhịp tim thường xuất hiện ở những bệnh nhân vừa giảm magiê vừa giảm kali máu. Những biểu hiện trên điện tim giống với giảm kali máu

Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định giá trị của tăng áp lực tĩnh mạch cảnh. Nếu áp lực tăng, áp lực tĩnh mạch cảnh có thể giúp tiên lượng áp lực của tĩnh mạch trung tâm và tình trạng thể tích dịch.

Phân ly ánh sáng gần: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Phân ly ánh sáng gần thường là biểu hiện của tổn thương mái trung não. Đồng tử Argyll Roberston và phân ly ánh sáng nhìn gần được tạo ra do tổn thương nhân trước mái ở phần sau não giữa đến các sợi phản xạ ánh sáng mà không cần đến những sợi của con đường điều tiết phân bổ đến nhân Edinger-Westphal.