- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định giá trị của tăng áp lực tĩnh mạch cảnh. Nếu áp lực tăng, áp lực tĩnh mạch cảnh có thể giúp tiên lượng áp lực của tĩnh mạch trung tâm và tình trạng thể tích dịch.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mô tả
Điều này muốn nói tới sự tương quan giữa mực dao động cao nhất của tĩnh mạch cảnh so với góc ức. Áp lực tĩnh mạch cảnh được gọi là tăng khi mực cao nhất của dao động lớn hơn 3cm so với góc ức ở tư thế bệnh nhân nằm nghiêng 45°.
Áp lực tĩnh mạch cảnh là một phép đo gián tiếp áp lực đổ đầy của thất phải. Nếu áp lực đổ đầy tăng, áp lực tĩnh mạch cảnh tăng.
Nó cũng có một mối liên quan có giá trị tiên lượng với áp lực mạch máu phổi và rất hữu ích trong trong đánh giá thể tích dịch và chức năng thất trái.
Nguyên nhân
Suy tim.
Quá tải thể tích dịch.
Chèn ép tim.
Tràn dịch màng ngoài tim.
Tăng áp động mạch phổi.
Cơ chế
Các yếu tố đóng góp bao gồm:
Ở bệnh nhân suy tim, các tĩnh mạch ngoại biên bị co thắt bất thường do phù mô xung quanh và do kích thích hệ giao cảm. Nó gây hậu quả tăng thể tích máu ở hệ tĩnh mạch trung tâm – ví dụ hệ tĩnh mạch chủ ngực đổ vào tim phải.
Quá tải thể tích dịch: như bất cứ hệ thống bơm nào, chức năng tâm thất không thể đảm đương tình trạng quá tải dịch trong lòng mạch một cách hiệu quả. Do đó, sự quá tải thể tích sẽ dẫn đến tăng thể tích và áp lực cuối tâm thu và tâm trương, lượng dịch này sẽ ứ ngược trở lại tâm nhĩ và sau đó là tĩnh mạch cảnh – hoặc trực tiếp do sự rối loạn chức năng tim phải hay là từ phổi do suy tim trái.
Suy chức năng tâm thu thất phải: giảm tống máu thất phải dẫn đến tăng áp lực cuối tâm thu, dẫn đến tăng áp lực của nhĩ phải. Áp lực này sau đó được truyền ngược trở lại vào hệ tĩnh mạch trung tâm, làm tăng áp tĩnh mạch và áp lực tĩnh mạch cảnh.
Suy chức năng tâm trương thất phải (ví dụ viêm màng ngoài tim co thắt, chèn ép tim): cứng thành cơ tâm thất hoặc giảm khả năng đổ đầy kì tâm trương thất phải cao hơn đối với một thể tích nhất định trong khi làm đầy.Áp lực này sau đó sẽ ứ trệ ngược trở lại vào hệ tĩnh mạch trung tâm.
Ý nghĩa
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định giá trị của tăng áp lực tĩnh mạch cảnh.
Nếu áp lực tăng, áp lực tĩnh mạch cảnh có thể giúp tiên lượng áp lực của tĩnh mạch trung tâm và tình trạng thể tích dịch:
Dự đoán CVP >8 cmH2O: độ nhạy 47–92%, độ đặc hiệu 93–96%, LR nếu có 9.0.
Phát hiện CVP >12 cmH2O: độ nhạy 78–95%, độ đặc hiệu 89–93%, LR nếu có 10.4 và nếu không có 0.1. Một nghiên cứu khác cho thấy có ý nghĩa khi không tăng áp lực tĩnh mạch cảnh:
Dự đoán PCWP >18 mmHg: độ nhạy 57%, PPV 95%, NPV 47%.
Tuy nhiên, nếu không có tăng áp lực tĩnh mạch cảnh, độ đặc hiểu là 93% cho PCWP <18 mmHg.
Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh cho tiên lượng âm tính trong trường hợp:
Dự đoán suy tim mới phát hiện: RR 1.32.
Dự đoán tử vong do suy tim: RR 1.37.
Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh là một dấu hiệu cốt lõi trong các bệnh lý màng ngoài tim:
Gặp trong chèn ép tim cấp trong 100% trường hợp.
Gặp trong 98% bệnh nhân viêm màng ngoài tim co thắt.
Bài viết cùng chuyên mục
Kiểu thở ức chế (apneusis): tại sao và cơ chế hình thành
Thở ức chế được cho là do các neuron ở cầu não dưới, không bị ức chế làm cho sự thở vào dễ dàng hơn. Kiểu thở này gặp ở bệnh nhân có tổn thương cầu não trên sau khi cắt dây phế vị 2 bên.
Sần da cam: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Các mô ung thư gây phá hủy và/ hoặc làm tắc các mạch bạch huyết. Chảy dịch ra ngoài khi da bị tổn thương và phù bạch huyết tiến triển, cùng với dày da và phù nề da.
Thăm dò chức năng tim
Tuỳ mức độ thích ứng mà chúng ta đánh giá khả năng làm việc của tim, vì thể người ta tìm ra các phương pháp để thăm dò chức năng tim.
Táo bón và kiết lỵ
Bình thường số lần đại tiện từ một đến hai lần trong một ngày, phân mềm đóng thành khuôn, lượng phân từ 200g đến 400g. khi bị táo bón thì quá hai ngày mới đại tiện, mỗi lần đại tiện rất khó hoặc lượng phân mỏi lần ra ít hơn bình thường hoặc khô cứng.
Giảm trương lực cơ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Giảm trương lực cơ là triệu chứng thường gặp nhất của neuron vận động dưới. Do tổn thương tiểu não một bên, ít phổ biến hơn, đây có thể là một triệu chứng của bệnh lý tiểu não hay bệnh lý cấp tính của neuron vận động trên.
Nốt Osler: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Nốt Osler khác mảng Janeway ở chỗ nó có lớp lót tạo ra từ quá trình miễn dịch và tăng sinh mạch máu; tuy nhiên, một số nghiên cứu mô học lại đưa ra bằng chứng ủng hộ cho quá trình thuyên tắc.
Chẩn đoán bệnh học hoàng đản
Chẩn đoán hoàng đản thường dễ nhưng phải chẩn đoán được nguyên nhân là do bệnh lý của gan hay của hệ thống đường mật, vì thái độ xử trí có khác nhau.
Hội chứng phế quản
Tổn thương viêm cấp hoặc mạn tính của phế quản hay xảy ra nhất ở phế quản lớn và trung bình, nhiều khi cả ở trong khí quản. Nếu tình trạng viêm đó đến nhanh và sớm kết thúc sau vài ngày, thì gọi là viêm cấp, nếu kéo dài nhiều năm gọi là viêm mạn tính.
Hội chứng nội khoa Guillain Barre
Hội chứng Guillain - Barre nằm trong nhóm viêm đa rễ dây thần kinh, là một hội chứng với các biểu hiện: Tổn thương lan toả nơron thần kinh ngoại vi cả vận động và cảm giác.
Rối loạn chuyển hóa Phospho
Phospho là một anion chủ yếu của nội bào, tham gia vào cấu trúc màng tế bào, vận chuyển các chất, dự trữ năng lượng. Với pH = 7,4, phospho tồn tại dưới dạng ion hữu cơ: HPO42-và H2PO4-, HPO42-/H2PO4- = 4/1.
Thở mím môi: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Mím môi cho phép bệnh nhân thở chống lại lực kháng, do đó duy trì một áp lực thở ra chậm trong phổi và giữ cho tiểu phế quản và đường dẫn khí nhỏ luôn mở rộng, rất cần thiết cho sự trao đổi oxy.
Hội chứng đau đầu
Đau đầu là một trong những chứng bệnh thần kinh mà loài người sớm biết tới nhất. Bản thân đau đầu có thể là một căn bệnh, nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nội khoa cũng như bệnh thần kinh khác nhau.
Chẩn đoán cổ chướng
Bình thường, trong ổ bụng không có nước giữa lá thành và lá tạng của màng bụng, vì một nguyên nhân nào đó, xuất hiện nước, ta có hiện tượng cổ chướng.
Dáng đi parkinson: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Sự thay đổi tư thế trong hội chứng Parkinson khiến trọng tâm bệnh nhân về phía trước, cân bằng kém trong quá trình vận động. Khi bắt đầu vận động, bệnh nhân có thể có một loạt các bước đi nhanh và nhỏ.
Đau ngực: triệu chứng cơ năng hô hấp
Trong bệnh lý hô hấp, các triệu chứng chính là Đau ngực, ho, khó thở, khạc đờm và ho máu. Đây là những triệu chứng có ý nghĩa quan trọng giúp cho chẩn đoán bệnh.
Lồng ngực lõm: tại sao và cơ chế hình thành
Ban đầu người ta cho rằng là do sự phát triển quá mức của sụn, nhưng những nghiên cứu gần đây đã nghi ngờ điều này. Vẫn chưa xác định được một khiếm khuyết gen đặc hiệu.
Bệnh bạch biến nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Được tìm thấy ở 20% bệnh nhân mắc thiếu hormon tuyến vỏ thượng thận nguyên phát (bệnh Addison). Ngoài ra, triệu chứng này cũng gặp trong bệnh thiếu máu ác tính.
Dấu hiệu run vẫy (Flapping Tremor): tại sao và cơ chế hình thành
Cơ chế của dấu hiệu run vẫy trong những trường hợp trên vẫn chưa rõ. Chuỗi dẫn truyền cũng khá mơ hồ; tuy nhiên, một số cơ chế bệnh học cũng được đưa ra.
Nhịp đập mỏm tim: ổ đập bất thường thất trái
Ổ đập bất thường thất trái dùng để mô tả một nhịp đập mỏm tim toàn thì tâm thu (nghĩa là kéo dài từ đầu tâm thu đến T2).
Các phương pháp khám cận lâm sàng gan mật
Phương pháp lâm sàng bằng sờ, gõ chỉ cho ta nhận định được tình trạng của gan khi nó to, nhô ra khỏi bờ sườn, ngay cả trong trường hợp đấy, chúng ta cũng chỉ sờ.
Bộ mặt Thalassemia: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Trong bệnh beta thalassemia, bất thường trong quá trình tạo các chuỗi beta của Hb, tạo thành các Hb bất thường. Điều đó dẫn đến giảm tổng hượp Hb và tăng phá hủy hồng cầu.
Khám 12 dây thần kinh sọ não
Rối loạn về ngửi có thể do nguyên nhân địa phương viêm mạn tính niêm mạc mũi, thịt thừa, polypes nasaux), vì thế, trước khi kết luận rối loạn ngửi do thần kinh.
Liệt liếc dọc: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Liệt liếc dọc là dấu hiệu tổn thương trung năo. Đường dẫn truyền nhìn lên trên có nguồn gốc từ nhân kẽ đoạn phía ngọn bó dọc giữa và phức hợp phía sau để phân bố tới dây vận nhãn và dây ròng rọc, đi xuyên qua mép sau.
Run vô căn: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Run vô căn tương đối lành tính và nên được phân biệt với các dạng khác của run. Cơ chế của run vô căn chưa được biết rõ. Run vô căn có thể xuất phát từ rối loạn chức năng của tiểu não.
Dấu hiệu khăn quàng: tại sao và cơ chế hình thành
Dấu hiệu khăn quàng rất đặc trưng cho bệnh viêm da cơ. Có rất ít bằng chứng về độ nhậy và độ đặc hiệu trong chuẩn đoán.