- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Phát hiện tổn thương bệnh học hệ tiết niệu
Phát hiện tổn thương bệnh học hệ tiết niệu
Có thể biết được những tổn thương giải phẫu bệnh học đó qua những biểu hiện gián tiếp bằng xét nghiệm nước tiểu hoặc qua những biểu hiện trực tiếp bằng sinh thiết thận.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Những khám xét cận lâm sàng thuộc loại này có rất nhiều, nhưng đều nhằm một mục đích chủ yếu là phát hiện những tổn thương vè mặt phải giải phẫu bệnh học của bộ máy thận - tiết niệu hiện đang gây ra những triệu chứng cơ năng và thực thể mà ta khám xét thấy trên lâm sàng. Có thể biết được những tổn thương giải phẫu bệnh học đó qua những biểu hiện gián tiếp bằng xét nghiệm nước tiểu hoặc qua những biểu hiện trực tiếp bằng sinh thiết thận.
Khám nước tiểu
Tính chất lý học
Khối lượng:
Thay đổi từ 1,1 lít đến 1,8 lít. Đàn ông đái nhiều hơn đàn bà.
Trong suy thận, bệnh tim, xơ gan, mất nước, mồ hôi nhiều, huyết áp hạ, ăn uống ít nước, khối lượng giảm.
Trong đái tháo đường, đái tháo nhạt, tăng huyết áp, uống nhiều nước dùng các chất lợi niệu như đường, rau cải, râu ngô, chè, cà phê, thời kỳ lại sức sau viêm phổi, viêm gan do virút, thương hàn: khối lượng nước tiểu tăng.
Màu sắc:
Thường trong, không màu hoặc có màu vàng. Màu sắc nước tiểu thay đổi rất nhiều, do sinh lý hay bệnh lý.
Thay đổi sinh lý:
Lúc mệt nhọc, sốt nhiễm khuẩn, ăn uống thái quá: Nước tiểu màu nâu sẫm.
Uống quinin, axit picric, santonin - nước tiểu màu vàng.
Ăn nhiều rau, thịt, nước tiểu đục do có nhiều photphat.
Thay đổi bệnh lý:
Màu đỏ: Có máu.
Màu nâu: Đái ra Hemoglobin, pocphyrin.
Đục: Đái ra photphat, urat; nước tiểu có mủ hoặc dưỡng chấp.
pH:
Dùng pH kế để đo. Bình thường nước tiểu hơi axit (pH = 5,8 - 6,2) ăn nhiều rau, uống thuốc kiềm, pH trở nên kiềm
Suy thận, nôn nhiều, mất nước: pH axit.
Tỷ trọng:
Bình thường tỷ trọng nước tiểu: 1,018 - 1,020.
Giảm trong suy thận, đái tháo nhạt..
Tăng trong ăn nhiều protit, rau, đái tháo đường,
Phân tích về sinh hoá
Các chất bình thường không có trong nước tiểu:
Protein, đường, dưỡng chấp, hemoglobin, muối mật, sắc tố mật (nói kỹ ở phần sau), bình thường nước tiểu không có hoặc có rất ít, không đáng kể, các chất này. Nếu nước tiểu có các chất này, chứng ỏ có tổn thương của hệ thống thận hoặc tiết niệu.
Các chất bình thường có trong nước tiểu:
Các chất này luôn ở trong một giới hạn nhất định, ra ngoài giới hạn đó là bệnh lý:
Urê: Bình thường có 20 đến 30g/lít nước tiểu: giảm trong suy thận, tăng trong ăn nhiều thịt, một số bệnh nhiễm khuẫn cấp tính.
Axit uric: Bình thường 0,5g/lít tăng trong bệnh gút.
Tìm tế bào và các thành phần hữu hình qua kính hiễn vi
Tìm hồng cầu, bạch cầu:
Phải lấy nước tiểu còn mới. Bình thường có rất ít hồng cầu, bạch cầu, 2,3 vi trường mới có một, hai hồng cầu, bạch cầu.
Các loại tế bào:
Tế bào biểu mô của bàng quang, niệu đạo thường không có dấu hiệu bệnh lý. Các tế bào của ống thận thường có trong viêm thận. Các tế bào ung thư rất to, gặp trong ung thư thận - đường tiết niệu nhưng rất khó tìm.
Tìm trụ hình:
Có rất nhiều loại trụ hình:
Trụ hình đơn: Do protein, các hạt mỡ, các sợi huyết bị đọng lại tạo thành.
Trụ hình tế bào: Là những trụ hình protein và một số tế bào tạo nên như: trụ hình hạt, trụ hình hồng cầu, bạch cầu. Trụ hình hạt rất quan trọng nó chứng tỏ có tổn thương viêm thận…
Tìm thể chiết quang:
Phải soi trên kính hiển vi nền đen. Đó là những giọt mỡ rất nhỏ đứng riêng lẻ hoặc thành từng đám, óng ánh có một đường chữ thập ở giữa cắt làm 4. nó do các este của cholesterol tạo nên. Thường gặp trong hư thận nhiễm mỡ.
Tìm cặn kết tính:
Photphat, axit uric, lơxin, axalat…ít có giá trị.
Phương pháp đếm cặn của Addis:
Để tìm hồng cầu và bạch cầu, trụ hình được chính xác, ta áp dụng phương pháp đếm cặn của Addis. Sáng, người bệnh đi đái thật hết nước tiểu, nằm nghỉ trên giường, uống một cốc nước (200ml), 3 giờ sau, đái hết vào cốc thuỷ tinh có vạch. Ghi số lượng nước tiểu trong 3 giờ rồi tính khối lượng trong một phút (vml). lấy 10ml nước tiểu quay ly tâm hút bỏ 9ml phần trên, còn lại 1ml cặn, lắc đều cho lên buồng đếm như đếm máu. Kết đếm được phải chia cho 10 rồi nhân với v ml nước tiểu trong một phút. Do đó tính được số lượng hồng cầu, bạch cầu, trụ hình trong một phút.
Phương pháp này rất chính xác và rất có giá trị:
Bình thường: Mỗi phút đái ra 1000 hồng cầu; 2000 bạch cầu.
Bệnh lý:
2000-3000 hồng cầu, bạch cầu, 20-30 trụ hạt; chắc chắn có viêm thận nhưng ổn định. Nếu số lượng hồng cầu, bạch cầu, trụ hình nhiều, thì viêm thận đang tiến triển.
Trên 100.000 hồng cầu và bạch cầu: Nghi sỏi thận, ung thư.
Bạch cầu tăng nhiều (200.000), hồng cầu tăng ít (5.000): Viêm bể thận hay bàng quang.
Phương pháp này chỉ có giá trị khi khối lượng nước tiểu tương đối nhiều trến80 ml trong 3 giờ.
Tất cả những kết quả của các xét nghiệm nước tiểu trên đây, để đánh giá đúng tình trạng bệnh lý ở thận, thì bàng quang phải bình thường. Nếu bàng quang cũng có tổn thương (viêm, u…) sẽ làm sai kết quả. Lúc đó phải lấy nước tiểu từ trên thận xuống cách thông niệu quản trong khi soi bàng quang) thì xét nghiệm mới có giá trị.
Tìm vi khuẩn, ký sinh vật:
Phải thông nước tiểu vô khuẩn và đem cấy ngay, có thể quay ly tâm soi tươi. Cần tìm các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, lậu cầu khuẩn, vi khuẩn lao… (xem phần các xét nghiệm tìm nguyên nhân).
Sinh thiết thận
Là một phương pháp mới có giá trị chẩn đoán cao, chủ yếu cho bệnh thận, nó bổ sung cho những phương pháp x t nghiệm thông thường không phát hiện được tổn thương thì sinh thiết thận phát hiện được. Do đó mà ngày càng được áp dụng rộng rãi.
Kỹ thuật
Hiện nay có hai phương pháp:
Sinh thiết kín: Sau khi đã nhận định được chính xác vị trí của thận bằng chụp x quang thận không thuốc cản quang, dùng kim Vim -Silverman chọc ngang đốt TL1 bờ ngoài khối cơ lưng.
Sinh thiết mở: Rạch một vết mổ nhỏ tương ứng bờ ngoài thận, dùng kim Ducrot Montera cắt một miếng thận.
Mành sinh thiết tối thiểu phải lấy được ở cầu thận vùng trung gian và nhu mô thận mới có kết quả. Mảnh sinh thiết sẽ được xét nghiệm tấ bào học sinh hoá tế bào và kính hiển vi điện tử.
Chỉ định
Trong bệnh thận: là chỉ định chủ yếu. Thường được áp dụng trong các bệnh; bột thận, bệnh chất tạo keo, viêm thận do đái đường, tăng huyết áp thận cấp, lao thận, u thận.
Bệnh của đường tiết niệu: Viêm thận, bể thận.
Chống chỉ định
Bệnh chảy máu.
Tai biến
Tai biến nguy hiểm nhất là chảy máu nặng, nhưng ít gặp. Một số tai biến khác thường gặp hơn, nhưng ít nguy hiểm hơn: đái ra máu vi thể, cục máu quanh thận, cơn đau thận, đau hố chậu. Nếu sinh thiết mở theo Hamberger thì ít tai biến hơn.
Bài viết cùng chuyên mục
Tiếng tim thứ nhất mạnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Bình thường, các lá của van hai lá và van ba lá có thời gian để di chuyển về phía nhau trước khi tim co bóp. Với khoảng PR ngắn các lá này vẫn còn xa nhau vào lúc tim bắt đầu co bóp, vì vậy chúng tạo ra tiếng đóng rất mạnh từ một khoảng cách xa và làm cho T1 mạnh.
Xét nghiệm dịch não tủy
Ở bệnh nhân xuất huyết trong nhu mô não và ở sát khoang dưới nhện hoặc sát não thất thì dịch não tủy cũng có thể lẫn máu, tuy nhiên lượng máu ít
Âm thổi tâm trương: một số dấu hiệu của hở van động mạch chủ
Hở van động mạch chủ trước đây đã được gọi theo nhiều tên khác nhau. Mặc dù những tên gọi này có cách gọi tên và cách diễn đạt rất thú vị, cơ chế và ý nghĩa của chúng đến nay vẫn còn chưa rõ ràng.
Ho ra máu: triệu chứng cơ năng hô hấp
Hiện nay, phân loại mức độ nặng nhẹ của ho ra máu chưa thống nhất, trong thực tế, thường có 2 khả năng xảy ra đó là bệnh nhân đang ho, mới ho ra máu trong vài giờ hoặc đã ho ra máu trên 24 h
Thăm khám bộ máy vận động
Các bệnh về cơ tuy hiếm gặp so với các bệnh nội khoa khác, nhưng cũng không phải là hoàn toàn không gặp trong lâm sàng. Thực tế ở Việt Nam, hầu hết các bệnh về cơ đã được gặp với một số lượng không phải là ít.
Sóng mạch động mạch: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Giống như mạch tĩnh mạch cảnh, mạch động mạch có một dạng sóng. Dạng sóng và áp lực động mạch được tạo nên từ hai thành phần chính: sóng mạch (hay sóng áp lực) và sóng dội.
Khám một người bệnh tim mạch
Người bệnh khó thở, khi ho có thể khạc ra ít đờm nhầy lẫn máu, Khám phổi có thể thấy các rên ướt nhỏi hạt do thanh dịch thoát ra các phế nang, phế quản.
Triệu chứng bệnh van tim
Trong thì tâm thu hai tâm thất co bóp tống máu vào các động mạch chủ và động mạch phổi, khi ấy các van nhĩ thất, van hai lá và van ba lá, đều đóng kín
Tăng sắc tố và sạm da: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Tăng sắc tố là triệu chứng có giá trị, gặp ở 92% bệnh nhân có suy thượng thận nguyên phát và nó là một trong những biểu hiện sớm nhất của bệnh lý này. Nó cũng có giá trị trong việc phân biệt suy thượng thân nguyên phát hay thứ phát.
Hội chứng rối loạn cảm giác
Nơron cảm giác ngoại vi nằm ở hạch gai gian đốt sống, sợi trục của nó tạo thành những sợi cảm giác của dây thần kinh ngoại vi, nhận cảm giác dẫn truyền vào rễ sau.
Thăm dò hình thái quang học thận
X quang thận là một loại phương pháp được áp dụng phổ biến nhất và có giá trị lớn để thăm dò hình thái của thận. Ngày nay có nhiều phương pháp khác nhau.
Hội chứng suy thùy trước tuyến yên
Trong bệnh nhi tính, chiều cao của người bệnh phụ thuộc vào tuổi của họ vào đúng lúc bị suy tuyến yên. Nếu phát sinh lúc 8-9 tuổi, người bệnh sẽ bị lùn. Nếu bệnh phát sinh lúc 15 - 16 tuổi, người bệnh có chiều cao gần bình thường hoặc bình thường.
Liệt dây thần kinh ròng rọc (dây IV): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Thần kinh ròng rọc kích thích cơ chéo trên đối bên và bắt chéo ngay sau khi thoát ra khỏi phía sau trung não. Tổn thương dây IV gây hậu quả ở mắt bên đối diện.
Đau xương: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Đau xương mới xuất hiện là một dấu hiệu quan trọng cần chú ý ở cả bệnh nhân nghi ngờ ung thư và những bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư.
Hạt thấp dưới da: tại sao và cơ chế hình thành
Mô tổn thương lắng đọng các phức hợp miễn dịch ở thành mạch, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt hóa bổ thể kích thích các bạch cầu đơn nhân giải phóng IL-1, TNF, TGF-β, prostagandin và các yếu tố khác.
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và xuất huyết võng mạc
Tăng huyết áp kéo dài dẫn đến dày nội mạc và thiếu máu cục bộ. Làm thoái hóa mạch máu võng mạc đến độ làm rỉ huyết tương và chảy máu trên võng mạc.
Ứ huyết trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Ứ huyết trong bệnh nội tiết xuất hiện trong 70% bệnh nhân có hội chứng Cushing, ứ huyết có độ đặc hiệu thấp, do đó cần nhiều đến nhiều nguyên nhân có thể xảy ra trên bệnh nhân.
Sốt do ung thư: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Tế bào ung thư giải phóng các cytokine gây sốt. Các chất hoại tử u cũng giải phóng TNF và các chất gây sốt khác. Tủy xương hoại tử giải phóng các chất độc và cytokin phá hủy tế bào.
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và bắt chéo động tĩnh mạch
Một tiểu động mạch võng mạc dãn lớn bắt chéo một tĩnh mạch và có thể đè xẹp nó và gây phù nề đoạn xa chỗ bắt chéo. Tĩnh mạch sẽ có dạng đồng hồ cát ở mỗi bên chỗ bắt chéo.
Hội chứng Wallenberg (hội chứng tủy bên): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Nhồi máu vùng động mạch tiểu não sau dưới (PICA) có thể gây nên rối loạn chức năng các nhân ở thân não thuộc cột tủy bên. Nguyên nhân do nhồi máu vùng động mạch tiểu não sau dưới (PICA) hoặc suy động mạch đốt sống.
Tổn thương phản xạ hướng tâm đồng tử (RAPD) (Đồng tử Marcus Gunn)
Tổn thương phản xạ hướng tâm đồng tử gây ra bởi tín hiệu vào tới nhân Edinger-Westphal không đối xứng do cấu trúc dải thị hướng tâm. Các rối loạn có tính đối xứng không gây ra phản xạ hướng tâm đồng tử.
Triệu chứng cơ năng trong bệnh tim
Người mắc bệnh tim thường tìm đến thầy thuốc vì một số triệu chứng do rối loạn chức năng của tim khi suy. Trong các rối loạn đó có những triệu chứng có giá trị chỉ điểm nhưng cũng có vài triệu chứng không đặc hiệu cho bệnh tim.
Biến đổi hình thái sóng tĩnh mạch cảnh: mất sóng y xuống
Bất cứ bệnh lý nào làm hạn chế hoặc ngăn cản sự đổ đầy tâm thất trong kì tâm trương đều gây mất sóng y - xuống. Trong chèn ép tim, áp lực từ dịch trương, gây cản trở đổ đầy thất trong kì tâm trương và do đó làm mất sóng y xuống.
Co cứng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Co cứng là triệu chứng phổ biến nhất của các neuron vận động trên. Co cứng là sự tăng đối kháng khi vận động thụ động do sự tăng bất thường của trương lực cơ khi nghỉ.
Bệnh bạch biến nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Được tìm thấy ở 20% bệnh nhân mắc thiếu hormon tuyến vỏ thượng thận nguyên phát (bệnh Addison). Ngoài ra, triệu chứng này cũng gặp trong bệnh thiếu máu ác tính.