Ngón tay và ngón chân dùi trống: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2021-01-10 01:42 PM

Ngón tay chân dùi trống có nhiều chẩn đoán phân biệt. Đa số có ở hai bên. Ngón tay chân dùi trống một bên thì rất hiếm và được gặp ở bệnh nhân liệt nửa người, dò động-tĩnh mạch do lọc thận và dị dạng động-tĩnh mạch động mạch trụ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Sự phồng lên đặc trưng của đầu ngón tay và giường móng, thường được mô tả trong các giai đoạn:

Mềm giường móng, gây cảm giác xốp khi ấn lên móng.

Mất góc bình thường <165° giữa giường móng và nếp móng.

Móng mọc lồi.

Dày phần đầu ngón tay.

Nếp sọc và độ bóng của da và móng.

Ngón tay và ngón chân dùi trống

Hình. Ngón tay và ngón chân dùi trống

Nguyên nhân

Ngón tay (chân) dùi trống có nhiều chẩn đoán phân biệt. Đa số ngón tay (chân) dùi trống có ở hai bên. Ngón tay (chân) dùi trống một bên thì rất hiếm và được gặp ở bệnh nhân liệt nửa người, dò động-tĩnh mạch do lọc thận và dị dạng động-tĩnh mạch động mạch trụ.

Nguyên nhân thường gặp nhất là do phổi và ung thư.

Những nguyên nhân của ngón tay (chân) dùi trống:

Ung thư

Carcinôm phế quản.

Ung thư hạch lympho.

U màng phổi.

Phổi

Xơ hóa nang.

Bệnh phổi a-mi-ăng.

Xơ hóa phổi.

Sarcoidosis.

Bệnh xương khớp phì đại do phổi (HPOA).

Tim

Bệnh tim có tím.

Viêm nội tâm mạc.

Tiêu hóa

Bệnh ruột viêm.

Bệnh gan.

Bệnh tiêu chảy mỡ.

Nhiễm trùng

Lao.

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

HIV.

Nội tiết

Bệnh tuyến giáp.

Cơ chế

Nhiều giả thiết đã được đưa ra để cố gắng giải thích ngón tay (chân) dùi trống; tuy nhiên, cơ chế cho từng nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng. Giải thích được chấp nhận nhiều nhất hiện nay liên quan đến tiểu cầu và yếu tố tăng trưởng từ tiểu cầu (PDGF). Luôn nhớ rằng, thuyết này không giải thích được ngón tay (chân) dùi trống một bên và rõ ràng không áp dụng cho tất cả các tình huống có ngón tay (chân) dùi trống.

Giả thuyết rằng, ở những người khỏe mạnh, mẫu tiểu cầu vỡ thành nhiều mảnh ở phổi và những mảnh này trở thành tiểu cầu. Nếu sự vỡ mảnh này không xảy ra, toàn bộ mẫu tiểu cầu, có thể bám chặt vào những mạch máu nhỏ ở đầu chi. Một khi bị kẹt, chúng giải phóng PDGFs, nó kết tập nhiều tế bào và thúc đẩy sự tăng sinh của tế bào cơ và nguyên bào sợi. Sự tăng sinh tế bào này gây ra biểu hiện đặc trưng của ngón tay (chân) dùi trống.

Bởi vậy, bất cứ bệnh nào ảnh hưởng đến tuần hoàn phổi bình thường (ví dụ shunt tim hoặc bệnh phổi) đều có thể cho phép toàn bộ mẫu tiểu cầu đi vào tuần hoàn ngoại biên mà không bị vỡ mảnh.

Trong bệnh đường ruột, người ta chỉ ra rằng bệnh đa hồng cầu và dị dạng động-tĩnh mạch của phổi gặp ở vài trường hợp góp phần vào quá trình này. Thêm vào đó, yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) đã được cô lập ở vài bệnh nhân bị ung thư phổi và HPOA và có thể góp phần vào tăng sản đầu ngón.

Cơ chế gợi ý ngón tay (chân) dùi trống

Hình. Cơ chế gợi ý ngón tay (chân) dùi trống

Ý nghĩa

Ngón tay (chân) dùi trống hầu như luôn luôn là bệnh lý và nên được khảo sát, tuy nhiên không có nó cũng không loại trừ được bệnh nền.

Bài viết cùng chuyên mục

Điện não đồ

Điện não đồ, electro encephalo gram, EEG có giá trị lớn trong chẩn đoán một số bệnh thần kinh, đặc biệt là chẩn đoán và theo dõi những cơn co giật

Bàn chân Charcot: tại sao và cơ chế hình thành

Sự biểu hiện của chính triệu chứng là không đặc hiệu. Tuy nhiên, mới khởi phát đau, ở một bệnh nhân tiểu đường được biết đến với bệnh thần kinh là một chẩn đoán không thể bỏ qua.

Ho ra máu: tại sao và cơ chế hình thành

Dù không đặc trưng cho bất kì bệnh lý nào, và cần nhớ phải phân biệt lâm sàng với nôn ra máu và những chảy máu có nguồn gốc từ mũi miệng, ho ra máu luôn luôn cần thêm những thăm dò cận lâm sàng khác.

Dáng đi núng nính (dáng đi Trendelenburg hai bên): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dáng đi núng nính gây nên bởi yếu cơ gốc chi. Yếu cơ gốc chi và mất vững đai chậu gây nên tư thế đứng đặc trưng do yếu đai chậu và ưỡn thắt lưng quá mức để duy trì thăng bằng trong suốt quá trình thăm khám tư thế.

Triệu chứng cơ năng trong bệnh tim

Người mắc bệnh tim thường tìm đến thầy thuốc vì một số triệu chứng do rối loạn chức năng của tim khi suy. Trong các rối loạn đó có những triệu chứng có giá trị chỉ điểm nhưng cũng có vài triệu chứng không đặc hiệu cho bệnh tim.

Bong tróc móng (móng tay Plummer): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có ít bằng chứng về tỉ lệ hiện mắc bong tróc móng ở bệnh nhân cường giáp. Những triệu chứng khác dường như sẽ xuất hiện trước dấu hiệu bong tróc móng.

Khám hệ vận động, tiền đình, tiểu não

Khám vận động bao gồm Nhận xét tư thế và vận động của bệnh nhân, khám sức cơ, khám trương lực cơ và nhận xét về các động tác không chủ ý

Yếu gốc chi: tại sao và cơ chế hình thành

Các nguyên nhân gây nên yếu gốc chi có độ nhậy thấp. Trong khi các nghiên cứu về yếu gốc chi còn hạn chế. Tuy nhiên nếu dấu hiệu dương tính thì thường là bệnh lý cần thăm khám kĩ càng.

Khám bệnh và chẩn đoán nội khoa

Công tác khám bệnh có làm được tốt mới phát hiện được đúng và đầy đủ các triệu chứng để có thể làm được một chẩn đoán thật chính xác và đầy đủ.

Viêm mạch mạng xanh tím: tại sao và cơ chế hình thành

Mặc dù có nhiều nguyên nhân tiềm năng, viêm mạng mạch xanh tím vẫn là một dấu hiệu có giá trị, là một chẩn đoán loại trừ và các nguyên nhân khác cần được loại trừ đầu tiên.

Gan to trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong suy tim sung huyết, cung lượng tim thấp hay suy giảm đổ đầy thất phải dẫn đến dồn áp lực ngược vào tĩnh mạch chủ dưới và các tĩnh mạch gan. Do tăng áp lực tĩnh mạch, gan trở nên ứ máu và to ra.

Rối loạn chuyển hóa protein

Chuyển hoá protein có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cơ thể sinh vật : protein là thành phần chủ yếu của mọi tế bào tổ chức người và động vật. Các men, các hormon cần thiết cho sự sống cũng như các chất cần cho vận chuyển các chất khác.

Khám dinh dưỡng và cơ tròn

Các bệnh về thần kinh có thể gây rất nhiều rối loạn dinh dưỡng khác nhau ở da, xương, khớp, cơ, Trong nhiều trường hợp các rối loạn đó có giá trị chẩn đoán quyết định.

Đái ra protein

Nếu đái ra protein nhiều, thường kèm theo cả đái ra lipit với thể chiết quang. Đái protein kéo dài và nhiều, sẽ làm thay đổi thành phần protein trong máu.

Phát hiện tổn thương bệnh học hệ tiết niệu

Có thể biết được những tổn thương giải phẫu bệnh học đó qua những biểu hiện gián tiếp bằng xét nghiệm nước tiểu hoặc qua những biểu hiện trực tiếp bằng sinh thiết thận.

Mức cảm giác: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Việc xác định mức cảm giác có ý nghĩa khu trú vị trí các tổn thương tủy sống. Tổn thương tủy sống khiến khiếm khuyết cảm giác xảy ra ở ngang mức, và dưới mức tổn thương.

Nhịp đập mỏm tim: bình thường và tăng gánh thể tích

Sờ vùng trước tim, mỏm tim đập lan tỏa (nghĩa là diện đập >3 cm2), một nhát biên độ lớn đập vào tay và biến mất nhanh chóng.

Giảm thị lực: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Thị lực là dấu hiệu quan trọng của mắt. Thị lực đo được nhờ sử dụng bảng Snellen. Bệnh nhân mắc tật khúc xạ sử dụng kính hoặc sử dụng kính khúc xạ lõm trong suốt quá trình thăm khám để bù lại tật khúc xạ.

Mạch động mạch lên dội: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Giống như mạch chậm, mạch lên dội của hẹp động mạch chủ có thể được cho là do tống máu tâm thất kéo dài và hiệu ứng Venturi trong động mạch chủ. Hẹp van động mạch chủ nghĩa là kéo dài thời gian tống máu ra khỏi thất trái.

Co kéo cơ hô hấp phụ: tại sao và cơ chế hình thành

Việc dùng cơ hô hấp phụ giúp tạo ra nhiều áp lực âm trong lồng ngực ở thì thở vào (kéo thêm nhiều khí vào phổi và có thể gây ra co kéo khí quản) và áp lực dương cao hơn ở thì thở ra (đẩy khí ra).

Yếu cơ ức đòn chũm và cơ thang (Liệt thần kinh phụ [CNXI])

Liệt thần kinh phụ hầu hết là do tổn thương thần kinh ngoại biên thứ phát sau chấn thương hoặc do khối u. Liệt thần kinh phụ có thể không ảnh hưởng đến cơ ức đòn chũm vì các nhánh tới cơ này tách sớm ra khỏi thân chính của dây thần kinh.

U hạt vòng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trước đây, u hạt vòng được xem như có mối liên hệ với đái tháo đường typ 1, và mức độ liên quan giữa chúng đã được xem xét nhiều lần, tuy nhiên vẫn không xác định được một mối liên hệ rõ ràng.

Khám một người bệnh tim mạch

Người bệnh khó thở, khi ho có thể khạc ra ít đờm nhầy lẫn máu, Khám phổi có thể thấy các rên ướt nhỏi hạt do thanh dịch thoát ra các phế nang, phế quản.

Yếu cơ gốc chi trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng này xuất hiện ở 60-80% bệnh nhân cường giáp, ngoài ra nó cũng xuất hiện trong nhiều bệnh lý nội tiết và các rối loạn khác. Hiếm khi yếu cơ gốc chi là biểu hiện đầu tiên của bệnh cường giáp.

Khó thở khi đứng: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Thông thường, nối tắt mạch máu từ hệ thống tĩnh mạch sang hệ thống động mạch gây nên khó thở ở tư thế đứng. Có nhiều cơ chế sinh lý cho điều này.