Mất cảm giác: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2020-11-05 03:50 PM

Các phương thức hoặc hình thức của mất cảm giác và phân vùng giải phẫu là quan trọng khi xem xét các nguyên nhân của mất cảm giác. Mất cảm giác thể hiện qua việc ảnh hưởng tới các loại cảm giác và các phân vùng giải phẫu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Mất cảm giác thể hiện qua việc ảnh hưởng tới các loại cảm giác (ví dụ. đau, nhiệt độ, sờ nông, rung, cảm giác bản thể) và các phân vùng giải phẫu.

Con đường dẫn truyền cảm giác

Hình. Con đường dẫn truyền cảm giác. A: Bó cột sau, và B: Bó gai đồi thị.

Mất cảm giác mặt và tay

Hình. Mất cảm giác mặt và tay. Nhồi máu động mạch não giữa (MCA); Khối u, vỏ não cảm giác.

Mất cảm giác chân

Hình. Mất cảm giác chân. Bệnh lý rễ cột sống thắt lưng cùng bên; khối u, vỏ não cảm giác; nhồi máu động mạch não trước (ACA); tổn thương tủy sống cùng bên dưới T1, trên L1/L2.

Mất cảm giác mặt tay chân

Hình. Mất cảm giác mặt tay chân. Tổn thương đồi thị; tổn thương nhánh trước bao trong; nhồi máu động mạch cảnh trong (ICA=MCA+ACA).

Mất cảm giác mặt cùng bên

Hình. Mất cảm giác mặt cùng bên + tay và chân đối bên. Hội chứng hành não bên (Hội chứng Wallenberg).

Mất cảm giác đau và nhiệt độ 2 tay kiểu áo choàng

Hình. Mất cảm giác đau và nhiệt độ 2 tay kiểu áo choàng. Hội chứng tủy trung tâm, bệnh lý tủy cổ.

Mất cảm giác chi trên chi dưới

Hình. Mất cảm giác chi trên chi dưới. Tổn thương tủy cổ.

Mất cảm giác hai chi dưới

Hình. Mất cảm giác hai chi dưới. Tổn thương tủy dưới T1, trên L1/ L2.

Mất cảm giác theo sự phân vùng thần kinh ngoại biên

Hình. Mất cảm giác theo sự phân vùng thần kinh ngoại biên. Bệnh lý chèn ép đơn dây thần kinh ngoại biên.

Mất cảm giác

Hình. Mất cảm giác phân vùng kiểu tất và gang tay. Bệnh lý thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài (length-dependent peripheral neuropathy).

Mất cảm giác phân vùng theo các khoanh da

Hình. Mất cảm giác phân vùng theo các khoanh da. Bệnh lý rễ.

Cảm giác sờ nông, rung, và bản thể

Cảm giác sờ nông, rung và bản thể được dẫn truyền chủ yếu qua bó cột sau.

Cảm giác đau và nhiệt độ

Cảm giác đau và nhiệt độ được dẫn truyền bởi bó gai đồi thị.

Nguyên nhân

Phổ biến

Bệnh lý chèn ép đơn dây thần kinh (ví dụ. hội chứng đường hầm cổ tay).

Bệnh lý thần kinh ngoại biên (ví dụ. đái tháo đường biến chứng thần kinh).

Nhồi máu não.

Xuất huyết não.

Tổn thương tủy.

Bệnh lý rễ thần kinh.

Ít phổ biến

Viêm tủy cắt ngang.

Hội chứng hành não bên (hội chứng Wallenberg).

Hội chứng khoang.

Bệnh rỗng tủy sống.

Các khối (ví dụ. u, abscess).

Cơ chế

Các nguyên nhân gây mất cảm giác gồm:

Tổn thương vỏ não cảm giác.

Tổn thương nhánh trước của bao trong.

Tổn thương đồi thị.

Tổn thương thân não.

Tổn thương tủy sống.

Bệnh lý rễ.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên.

Tổn thương vỏ não cảm giác

Các tổn thương vỏ não cảm giác một bên gây mất cảm giác nửa người đối bên bởi sự phân bố các cấu trúc cơ thể trên vùng xuất chiếu cảm giác. Các tổn thương đơn độc hồi sau trung tâm có thể gây ra mất cảm giác nhiều hơn mất vận động.

Tổn thương nhánh trước bao trong

Một tổn thương ở nhánh trước bao trong gây ra mất cảm giác thuần túy nửa người đối bên ở mặt, tay, và chân vì sự phân bố dày đặc các sợi cảm giác ở các vùng này. Yếu cơ có thể cùng tồn tại nếu có sự liên quan tới nhánh sau của bao trong. Nguyên nhân hay gặp nhất là đột quỵ lỗ khuyết.

Tổn thương đồi thị

Nguyên nhân phổ biến nhất của mất cảm giác nửa người thuần túy mà không kèm mất vận động là nhồi máu đồi thị. Các nguyên nhân của tổn thương đồi thị gồm nhồi máu ổ khuyết, xuất huyết não và khối u.

Tổn thương thân năo

Tổn thương thân não đặc trưng bởi những khiếm khuyết phối hợp vận động cảm giác và / hoặc chỉ vận động. Rối loạn chức năng nhân của thần kinh sọ não gây ra những bất thường thần kinh sọ não cùng bên. Rối loạn chức năng các bó dài (ví dụ. Bó tháp, bó cột sau, bó gai đồi thị) tạo nên các bất thường cảm giác vận động đối bên ở dưới tổn thương. Hội chứng thân não được mô tả đầu tiên với tổn thương cảm giác bắt chéo là hội chứng Wallenberg.

Tổn thương tủy sống

Các tổn thương tủy sống gây mất cảm giác sờ nông, rung, bản thể cùng bên bởi con đường dẫn truyền ở cột sau bắt chéo ở hành tủy (phía trên tổn thương). Mất cảm giác đau và nhiệt đối bên bởi vì bó gai đồi thị bắt chéo ở mỗi mức tủy sống (bên dưới tổn thương). Sẽ có một khoanh hẹp mất hoàn toàn cảm giác ở ngang mức tổn thương. Một tầng suy giảm cảm giác (gián đoạn cảm giác ở dưới một mức khoanh da nhất định) là dấu hiệu đặc trưng.

Bệnh lý rễ

Rối loạn rễ thần kinh gây ra cảm giác dương tính (ví dụ. đau) và âm tính (ví dụ. giảm cảm giác nhận đau, vô cảm) điển hình phát hiện ở những phân vùng rễ thần kinh chi phối (khoanh cảm giác da). Các bất thường về cảm giác thường xảy ra trước các bất thường về vận động. Nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh đĩa đệm và gai cột sống.

Bệnh thần kinh ngoại biên

Cơ chế hay gặp nhất của bệnh lý thần kinh ngoại biên là: 1) bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài và 2) bệnh lý chèn ép đơn dây thần kinh.

Bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài

Bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài gây ra bởi sự thoái hóa các sợi trục đặc biệt là ở phần xa của thần kinh và tiến triển hướng vào thân tế bào. Nguyên nhân của bệnh lý thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài gồm đái tháo đường, rượu và các bệnh lý thần kinh di truyền.

Bệnh lý chèn ép đơn dây thần kinh

Bệnh lý chèn ép thần kinh ngoại biên gây ra bởi tổn thương cơ học dẫn đến sự thoái hóa của các sợi trục và myelin xa nơi tổn thương (Thoái hóa Wallerian). Các khiếm khuyết về vận động và cảm giác ở vùng mà thần kinh ngoại biên chi phối là các dấu hiệu đặc trưng.

Các dây thần kinh ngoại biên nhạy cảm hay bị chèn ép hoặc chấn thương (ví dụ. thần kinh giữa, thần kinh mác chung).

Ý nghĩa

Các phương thức hoặc hình thức của mất cảm giác và phân vùng giải phẫu là quan trọng khi xem xét các nguyên nhân của mất cảm giác.

Bài viết cùng chuyên mục

Mạch loạn nhịp xoang: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tần số tim được điều hòa chủ yếu bởi tủy sống và hệ thần kinh phó giao cảm thông qua nhân mơ hồ và sau đó, thông qua thần kinh phế vị (thần kinh sọ X) vào nút xoang nhĩ.

Mạch động mạch mạch đôi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có vài bằng chứng chứng minh rằng mạch đôi được phát hiện sau phẫu thuật van tim đem lại tiên lượng xấu hơn. Nếu cảm nhận được thường bị nhầm lẫn với mạch dội đôi và vì thế, có thể làm giảm ý nghĩa của dấu hiệu.

Thăm dò hình thái quang học thận

X quang thận là một loại phương pháp được áp dụng phổ biến nhất và có giá trị lớn để thăm dò hình thái của thận. Ngày nay có nhiều phương pháp khác nhau.

Nghiệm pháp thomas: tại sao và cơ chế hình thành

Nâng đầu gối một bên và duỗi bên kia hông xoay xương chậu lên trên. Để giữ chân sát mặt giường, các cơ duỗi hông và cơ đùi chậu phải dẻo dai và giãn ra đủ để cho phép các chân thẳng sát mặt giường.

Phù ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Cơ chế chính gây phù dưới da ngoại biên phụ thuộc vào tăng áp lực thủy tĩnh, giảm áp lực thủy tĩnh mô kẽ, giảm thể tích huyết tương, tăng áp lực dịch kẽ, tăng tính thấm thành mạch, tắc mạch bạch huyết.

Rối loạn chuyển hóa Magie

Các rối loạn nhịp tim thường xuất hiện ở những bệnh nhân vừa giảm magiê vừa giảm kali máu. Những biểu hiện trên điện tim giống với giảm kali máu

Triệu chứng học tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp trạng gồm 4 tuyến nhỏ bằng hạt đậu nằm sát ngay sau tuyến giáp trạng, Bởi che lấp bởi tuyến giáp trạng, nên không nhìn sờ thấy khi khám lâm sàng.

Dáng đi chân gà (dáng đi bước cao): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dáng đi chân gà có liên quan tới bàn chân rủ. Bàn chân rủ gây nên do yếu nhóm cơ khoang trước cẳng chân (ví dụ: cơ chày trước, cơ duối dài ngón cái và cơ duỗi ngắn ngón cái).

Khám thắt lưng hông

Hội chứng thắt lưng hông gồm có hai hội chứng thành phần là hội chứng cột sống và hội chứng dây rễ thần kinh, Khám lâm sàng nhằm mục đích phát hiện.

Hạ huyết áp trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hạ huyết áp là một triệu chứng phổ biến trong suy thượng thận nguyên phát cấp tính – có tới 88% số bệnh nhân có hạ huyết áp. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây hạ áp, vì thế chỉ đơn độc một triệu chứng thì không có giá trị nhiều.

Hội chứng phế quản

Tổn thương viêm cấp hoặc mạn tính của phế quản hay xảy ra nhất ở phế quản lớn và trung bình, nhiều khi cả ở trong khí quản. Nếu tình trạng viêm đó đến nhanh và sớm kết thúc sau vài ngày, thì gọi là viêm cấp, nếu kéo dài nhiều năm gọi là viêm mạn tính.

Phản xạ cơ khép chéo: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Phản xạ cơ khép chéo, tương tự các phản xạ lan tỏa khác, là một triệu chứng của tăng phản xạ trong rối loạn chức năng nơ ron vận động trên. Đây là một phản xạ lan tỏa.

Âm thổi tâm trương: âm thổi Graham Steell

Tăng áp động mạch phổi (thường trên 55–60 mmHg) dẫn đến tăng áp lực trên các lá van và vòng van của động mạch phổi. Dãn vòng van làm cho các lá van không còn đóng kín với nhau.

Triệu chứng thực thể bệnh cơ xương khớp

Khám có thể bắt đầu bằng các dấu hiệu sinh tồn: Nhiệt độ, nhịp thở, mạch, huyết áp, cân nặng. Sự sút cân tự nhiên không rõ nguyên nhân thường là dấu hiệu của viêm mãn tính, hoặc nhiễm khuẩn mãn tính hoặc của bệnh ác tính.

Lồng ngực nở không đều: tại sao và cơ chế hình thành

Sự giãn nở đều 2 bên của lồng ngực phụ thuộc vào hệ thống cơ, sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh và sự đàn hồi của phổi. Vì thế, bất kì sự bất thường nào ở thần kinh, đều có thể gây nên lồng ngực nở ra không đều.

Gõ đục khi thăm khám: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Dịch màng phổi làm giảm sự cộng hưởng âm thanh trong phế trường, cung cấp nên đặc tính “cứng như đá” trong gõ đục.

Giảm phản xạ và mất phản xạ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong một vài nghiên cứu trên các bệnh nhân chưa được chẩn đoán bệnh thần kinh trước đó, 6-50% bệnh nhân mất phản xạ gân gót hai bên mặc dù đã dùng các nghiệm pháp tăng cường.

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và bắt chéo động tĩnh mạch

Một tiểu động mạch võng mạc dãn lớn bắt chéo một tĩnh mạch và có thể đè xẹp nó và gây phù nề đoạn xa chỗ bắt chéo. Tĩnh mạch sẽ có dạng đồng hồ cát ở mỗi bên chỗ bắt chéo.

Áp lực tĩnh mạch cảnh (JVP): Dấu hiệu Kussmaul

Ít hơn 40% trường hợp viêm màng ngoài tim co thắt có dấu hiệu Kussmaul; tuy nhiên, độ đặc hiệu cho bệnh lý nền khá cao. Nếu dấu hiệu này xuất hiện, cần phải thực hiện tầm soát thêm.

Mạch động mạch nảy yếu: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hẹp động mạch chủ làm giảm tốc độ tống máu từ thất trái trong khi cùng lúc đó thời gian tống máu bị kéo dài. Do đó, biên độ giảm dần tạo ra mạch nhỏ hơn.

Triệu chứng loạn nhịp tim

Mạng Purkinje gồm rất nhiều sợi nhỏ tỏa ra từ các nhánh nói trên phủ lớp trong cùng của cơ tim hai thất rồi lại chia thành nhiều sợi nhỏ hơn xuyên thẳng góc bề dày cơ tim.

Dấu hiệu Ewart: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tràn dịch màng ngoài tim lượng lớn có thể chèn ép phổi trái, gây đông đặc hay xẹp phổi. Nếu lượng dịch tiếp tục tăng đủ để làm xẹp hay đông đặc phổi, sẽ nghe tăng tiếng vang âm thanh và tiếng thở phế quản.

Dấu hiệu Buerger: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân bệnh tim mạch

Tắc một phần hay toàn bộ các động mạch cẳng chân do vật nghẽn mạch hoặc huyết khối dẫn đến hạn chế dòng máu chảy đến phần xa của cẳng chân và bàn chân.

Bong tróc móng (móng tay Plummer): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có ít bằng chứng về tỉ lệ hiện mắc bong tróc móng ở bệnh nhân cường giáp. Những triệu chứng khác dường như sẽ xuất hiện trước dấu hiệu bong tróc móng.

Tiếng thổi tâm thu: thông liên thất

Sự chênh lệch về áp lực qua lỗ thông và dòng chảy rối là các yếu tố chính trong cơ chế. Tâm thất trái có áp lực cao hơn tâm thất phải. Lỗ thông cho phép máu đi từ nơi có áp lực cao sang nơi có áp lực thấp ở thất phải.