- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Lồi mắt do bệnh Graves: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Lồi mắt do bệnh Graves: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Trong bệnh Graves, kháng thể kháng thụ thể tuyến giáp được sản xuất như là 1 phần trong quá trình của bệnh. Những kháng thể hoạt động trên tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến nguyên bào sợi của hốc mắt.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mô tả
Lồi mắt do bệnh Graves là một số thay đổi về mắt và thấy thường xuyên trong bệnh Graves.
Sự phát triển trong mức độ trầm trọng được phân loại trong bảng.
Điểm |
Dấu hiệu |
0 |
Không có dấu hiệu hay triệu chứng. |
1 |
Dấu hiệu nghèo nàn (ví dụ: co nâng cơ mi, nhìn chằm chằm). |
2 |
Có dấu hiệu ở mô mềm: phù hốc mắt, sung huyết đỏ kết mạc, phù kết mạc. |
3 |
Lồi mắt. |
4 |
Tổn thương thâm nhiễm các cơ vận nhãn, thường gặp nhất là cơ thẳng trong gây hạn chế nhìn lên, tiếp đến là cơ thẳng ngoài hạn chế nhìn sang bên. |
5 |
Tổn thương giác mạc: viêm giác mạc. |
6 |
Mất thị lực: do tổn thương thần kinh thị giác. |
Bảng: Những thay đổi của mắt có trong bệnh Graves.
Nguyên nhân
Bệnh graves.
Hình. Cơ chế triệu chứng lồi mắt trong bệnh Graves
Cơ chế
Nhiều đánh giá cụ thể đã được thực hiện để xác định cơ chế cụ thể trong bệnh Graves. Chìa khóa cho sự phát triển của một số triệu chứng bao gồm phản ứng miễn dịch chống lại receptorthyrotropin, bao gồm các tự kháng thể, và rối loạn chức năng bình thường của các nguyên bào sợi ở hốc mặt bởi phản ứng tự miễn này. Một loạt các quá trình xảy ra, cuối cùng dẫn đến sưng và xơ hóa các cơ mắt.
Trong bệnh Graves, kháng thể kháng thụ thể tuyến giáp được sản xuất như là 1 phần trong quá trình của bệnh. Những kháng thể hoạt động trên tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến nguyên bào sợi của hốc mắt. Khi được kích thích bởi tự kháng thể tuyến giáp và các cytokines, nguyên bào sợi tăng sinh và sản xuất ra lượng lớn phân tử hyaluronan ưu nước, một loại glycoaminoglycan có tác dụng giữ nước. Đồng thời, 1 nhóm nguyên bào sợi biệt hóa thành tế bào mỡ trưởng thành. Hai quá trình thay đổi này (cùng với sự thâm nhập của các lympho bào) dẫn đến sự to ra của các cơ mắt và góp phần vào sự xuất hiện các mảng mỡ trong hốc mắt ở bệnh nhân có bệnh mắt do bệnh Graves.
Thêm vào đó, sự kích thích của insulingiống như yếu tố tăng trương vào nguyên bào sợi của hốc mắt dẫn đến việc bổ sung thêm các tế bào T hoạt động và các tế bào miễn dịch khác. Điều này tiếp tục kích thích các nguyên bào sợi sản xuất ra prostaglandin E2 và hyaluronan nhiều hơn, tích tụ giữa các sợi cơ và làm cơ mắt to hơn.
Hoạt động của các tế bào miễn dịch làm tăng sản xuất các proadipogenic chất kích thích sự trưởng thành của các tế bào tạo mỡ, làm tăng kích thước mô.
Với sự gia tăng kích thước của mô và các cơ liên quan tới hốc mắt (do sự kết hợp của các tế bào mỡ, hylauronan và sự thâm nhập của các tế bào viêm), áp lực trong hốc mắt tăng lên– cuối cùng ảnh hưởng tới chức năng của mắt.
Chú ý rằng, trái ngược với bệnh mắt do bệnh Graves, dấu hiệu mi mắt chậm chạm trên trong bệnh cường giáp là do sự hoạt động quá mức của cơ nâng mi.
Tóm tắt cơ chế xuất hiện các dấu hiệu ở mắt
Có nhiều dấu hiệu về mắt trong bệnh Graves. Một số dấu hiệu được mô tả tương tự nhau, và thường có cùng cơ chế.
Dấu hiệu |
Mô tả |
Cơ chế |
Co mi lên trên |
Mí mắt trên bị nâng lên, làm lộ những phần bất thường màng cứng của mắt. Có thể tạo thành dấu hiệu Dalrymple. |
Bao gồm: Dư thừa hormon tuyến giáp dẫn tới tăng kích thích giao cảm ở cơ nâng mi trên (còn gọi là cơ Mueller – phân bố thần kinh giao cảm ở cơ trơn này giúp cho việc co cơ nâng mi, làm nâng mi mắt). Kích thích cơ nâng mi trên co rút đủ để thắng sức kéo của cơ thẳng dưới. Sẹo giữa mô nâng đỡ và mô bao quanh không cho phép mắt đóng kín. |
Dấu hiệu Von Graefe |
Cử động bất thường của mắt; mắt nhìn xuống dưới, mí mắt chậm chạp, để lộ phần rìa mắt phía trên cao. |
Cơ chế chưa được rõ ràng. Có thể do sự phối hợp của các yếu tố góp phần co mi trên. |
Mi mắt không nhắm kín |
Mắt đóng không kín. |
Cơ chế chưa được rõ ràng. Có thể do sự phối hợp của các yếu tố góp phần co mi trên. |
Dấu hiệu Abadie |
Co thắt cơ nâng mi khi co mí mắt trên. |
Cơ chế chưa được rõ ràng. Có thể do sự phối hợp của các yếu tố góp phần co mi trên. |
Dấu hiệu Dalrymple |
Mở rộng khe hở ở mi mắt. |
Do: 1) mắt lồi, làm khó khăn hơn cho việc đóng kín mí mắt; và 2) Tăng trương lực cơ/hoạt động của cơ nâng mi và cơ Mueller, dẫn đến co mi trên và làm rộng khe mắt. |
Co mi mắt trên để nhìn “chằm chằm” thấy mi mắt mở rộng bất thường. |
||
Dấu hiệu Griffith |
Mi mắt dưới chạp khi nhìn “chằm chằm” lên trên. |
Phần lớn thông qua hoạt động/kích thích giao cảm thần kinh đi tới mi mắt dưới, có hoặc không có hạn chế cơ học liên quan đến việc đóng mí mắt |
Dấu hiệu Stellwag |
Thường xuyên nhấp nháy mắt, thường đi kèm dấu hiệu Dalrymple. |
Bình thường, nhấp nháy mắt được điều chỉnh bởi cơ vòng mi (đóng mắt lại) và cơ nâng mi (mở mắt ra) với cơ Mueller để hỗ trợ cho việc mở rộng mắt. Kích thích và hoạt động quá mức của cơ Mueller cùng với cơ nâng mi do do nồng độ cao hormon tuyến giáp làm cho nhấp nháy mắt càng rõ. |
Song thị |
‘Nhìn đôi’. |
Viêm, phù nề và xơ hóa các cơ trong hốc mắt không cho phép liên kết vận động giữa 2 mắt, mà bình thường sẽ làm cho ảnh của vật rơi đúng vào võng mạc của cả 2 mắt. |
Dấu hiệu Ballet |
Hạn chế vận động của 1 hay nhiều cơ trong hốc mắt. |
Xâm nhập của lympho bào, viêm, phù nề, dẫn tới xơ hóa, phù nề, và tạo thành sẹo ở cơ mắt. Hạn chế vận động cơ mắt. |
Phù kết mạc |
Sưng, phù nề kết mạc. |
Có khả năng do chèn ép tĩnh mạch làm máu không thoát ra được. Tế bào viêm xâm nhập cũng đóng góp 1 phần. |
Phù kết mạc còn có thể thấy ở các phản ứng dị ứng. |
||
Giới hạn thị trường |
Phạm vi nhìn bình thường bị thu hẹp. |
Viêm, phù nề, xơ hóa gây hạn chế vận động, co duỗi của các cơ hốc mắt. Nhãn cầu không thể di chuyển nhiều làm tầm nhìn bị hạn chế. |
Mù lòa |
Tầm nhìn giảm. |
Phù nề tiến triển của các mô xung quanh làm tăng áp lực trong hốc mắt tới một điểm nào đó mà dây thần ki thị giác bị chèn ép, tổn thương gây mù lòa. |
Đầy hốc mắt |
Sưng quanh hốc mắt. |
Chủ yếu do ứ đọng tĩnh mạch do chèn ép trong hốc mắt, dẫn đến, dẫn đến sưng tĩnh mạch và mao mạch, gây phù nề. |
Lồi mắt |
Mắt dịch chuyển ra ngoài. |
Sưng các cơ mắt, mô mỡ trong hốc mắt ‘đẩy’ mắt về phía trước. |
Dấu hiệu Riesman |
Tiếng thổi nghe trên mắt khép kín với một ống nghe. |
Tăng dòng máu qua hốc mắt gây ra bởi tình trạng tăng bài tiết. |
Bảng. Tóm tắt cơ chế một số dấu hiệu ở mắt trong nhiễm độc giáp
Ý nghĩa
Lồi mắt do bệnh Graves hoặc tổn thương mắt là phổ biến. Khoảng 35–50% bệnh nhân mắc bệnh Graves có 1 hoặc nhiều đặc điểm tổn thương, 3–5% bệnh nhân bị tổn thương mắt nghiêm trọng, và có khoảng 70% có tổn thương mắt nhìn thấy rõ trên hình ảnh. Nhiều dấu hiệu rất đặc trưng cho bệnh Graves.
Lượng hóa giá trị của mỗi triệu chứng là rất khó; tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy rằng:
Co mi mắt có độ nhạy 34% và độ đặc hiệu 99% và LR 31.5 cho bệnh Graves.
Mi mắt chậm chạp có độ nhạy 19%, độ đặc hiệu 99% và LR 17.6 cho bệnh Graves.
Hình. Bệnh Graves. A: Trong bệnh Graves, lồi mắt nhìn rõ hơn do sự co mắt mắt thường xảy ra. Ở bệnh nhân này có lồi mắt tối thiều ở mắt trái kèm co mi mắt trái. B: Cấu tạo bên trong hốc mắt của tử thi 1 bệnh nhân Graves, chú ý rằng các cơ trong hốc mắt rất dày. C: Dịch và tế bào viêm chia tách các sợi cơ, tế bào viêm chủ yếu là lympho bào, cộng thêm các tế bào plasma.
Bài viết cùng chuyên mục
Gõ vang khi thăm khám: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Trong gõ vang/rất vang, phổi ứ khí quá mức cho phép dẫn truyền âm tần số thấp (được tạo ra khi gõ) tốt hơn.
Táo bón và kiết lỵ
Bình thường số lần đại tiện từ một đến hai lần trong một ngày, phân mềm đóng thành khuôn, lượng phân từ 200g đến 400g. khi bị táo bón thì quá hai ngày mới đại tiện, mỗi lần đại tiện rất khó hoặc lượng phân mỏi lần ra ít hơn bình thường hoặc khô cứng.
Đái ra máu
Đái ra máu có thể nhiều, mắt thường cũng thấy được, gọi là đái ra máu đại thể. Nhưng cũng có thể ít, mắt thường không thấy được, gọi là đái ra máu vi thể.
Ghi điện cơ và điện thần kinh
Khi thời gian cần thiết để gây co cơ cho những cường độ dòng điện khác nhau được biểu hiện bằng đồ thị ta sẽ có đồ thị cường độ thời gian kích thích
Yếu cơ gốc chi trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Triệu chứng này xuất hiện ở 60-80% bệnh nhân cường giáp, ngoài ra nó cũng xuất hiện trong nhiều bệnh lý nội tiết và các rối loạn khác. Hiếm khi yếu cơ gốc chi là biểu hiện đầu tiên của bệnh cường giáp.
Khám bệnh và chẩn đoán nội khoa
Công tác khám bệnh có làm được tốt mới phát hiện được đúng và đầy đủ các triệu chứng để có thể làm được một chẩn đoán thật chính xác và đầy đủ.
Tạo đờm: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Dịch nhầy được sản sinh ra từ các tuyến bên trong cây khí phế quản. Các chất kích thích như khói thuốc lá hoặc tình trạng viêm làm tăng sản xuất chất nhầy.
Bệnh án và bệnh lịch nội khoa
Bệnh án và bệnh lịch đều là những tài liệu cần thiết để chẩn đoán bệnh được đúng, theo dõi bệnh đựợc tốt và do đó áp dụng được kịp thời các phương thức điều trị đúng đắn.
Dáng đi núng nính (dáng đi Trendelenburg hai bên): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dáng đi núng nính gây nên bởi yếu cơ gốc chi. Yếu cơ gốc chi và mất vững đai chậu gây nên tư thế đứng đặc trưng do yếu đai chậu và ưỡn thắt lưng quá mức để duy trì thăng bằng trong suốt quá trình thăm khám tư thế.
Xuất huyết Splinter: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Các vệt xuất huyết được thấy trong 15% các trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và, vì vậy, có độ nhạy thấp. Cũng như các triệu chứng được cho là kinh điển khác của viêm nội tâm mạc nhiếm khuẩn.
Bầm máu: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Bầm máu co thể gặp ở hội chứng Cushing, hội chứng tăng ure huyết, rối loạn chức năng tiểu cầu, bám dính vào thành mạch, thiếu máu, các yếu tố khác như thuốc cephalosporins và aspirin.
Thở mím môi: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Mím môi cho phép bệnh nhân thở chống lại lực kháng, do đó duy trì một áp lực thở ra chậm trong phổi và giữ cho tiểu phế quản và đường dẫn khí nhỏ luôn mở rộng, rất cần thiết cho sự trao đổi oxy.
Giảm phản xạ (dấu hiệu Woltman): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Có những báo cáo chung về giá trị của phản xạ (đặc biệt là phản xạ gân gót) như là dấu hiệu để chẩn đoán cường giáp và suy giáp. Thời gian bán nghỉ ở những người khoẻ xấp xỉ 240 đến 320 ms.
Hội chứng gai đen (AN): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Tính phổ biến của hội chứng không rõ ràng và khác nhau rõ rệt giữa các quần thể. Hội chứng gai đen là dấu hiệu có giá trị của tình trạng tăng insulin và kháng insulin ở người lớn và trẻ em.
Sụp mi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Sụp mi là dấu hiệu của yếu cơ hoặc là sự rối loạn mô liên kết của mi mắt. Sụp mi do cân cơ gây ra bởi sự phân tách của cơ nâng và mô liên kết ở vị trí cài sụn mi.
Chẩn đoán lách to
Lách nằm lẩn trong lồng ngực, không sờ thấy đuợc, trừ các trẻ nhỏ, thành bụng nhẽo, Chỉ gõ được vùng đục của lách ở đường nách sau, cao độ 2, 3cm.
Triệu chứng thực thể bệnh cơ xương khớp
Khám có thể bắt đầu bằng các dấu hiệu sinh tồn: Nhiệt độ, nhịp thở, mạch, huyết áp, cân nặng. Sự sút cân tự nhiên không rõ nguyên nhân thường là dấu hiệu của viêm mãn tính, hoặc nhiễm khuẩn mãn tính hoặc của bệnh ác tính.
Tiếng tim thứ nhất mờ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Khoảng PR dài cho nhiều thời gian giữa thời kỳ nhĩ thu và thất thu hơn cho các lá van di chuyển về gần nhau, vì vậy, khi thất thu, các lá van đã sẵn sàng để đóng lại nên gây ra ít tiếng động hơn.
Liệt liếc dọc: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Liệt liếc dọc là dấu hiệu tổn thương trung năo. Đường dẫn truyền nhìn lên trên có nguồn gốc từ nhân kẽ đoạn phía ngọn bó dọc giữa và phức hợp phía sau để phân bố tới dây vận nhãn và dây ròng rọc, đi xuyên qua mép sau.
Lồng ngực lõm: tại sao và cơ chế hình thành
Ban đầu người ta cho rằng là do sự phát triển quá mức của sụn, nhưng những nghiên cứu gần đây đã nghi ngờ điều này. Vẫn chưa xác định được một khiếm khuyết gen đặc hiệu.
Liệt dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Liệt thần kinh vận nhãn ngoài do tổn thương ngoại biên của thần kinh vận nhãn ngoài. Tổn thương nhân vận nhãn ngoài làm liệt chức năng nhìn ngang do suy giảm điều phối của vận động liên hợp mắt với nhân vận động vận nhãn thông qua bó dọc giữa.
Tật gù: tại sao và cơ chế hình thành
Các giá trị trong việc phát hiện gù cột sống của cột sống phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của độ cong. Gù cột sống ở bệnh nhi có thể gợi ý gù cột sống bẩm sinh.
Vận động chậm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Trong một nghiên cứu, độ nhạy và độ đặc hiệu của vận động chậm trong chẩn đoán bệnh Parkinson (tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán Parkinson dựa trên khám nghiệm sau khi chết) tương ứng 90% và 3%.
Hiện tượng chảy sữa: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Bình thường, prolactin kích thích vú và các tuyến sữa phát triển, đồng thời (cùng với oxytocin) kích thích tiết sữa ở giai đoạn sau sinh. Ngoài ra, oestrogen và progesterone cũng cần cho sự phát triển của vú.
Vẹo ngoài: tại sao và cơ chế hình thành
Do cấu trúc giải phẫu của khớp bàn ngón chân, tăng áp lực vào khớp bàn một, ví dụ khi chạy quá nhanh, ngón bàn 1 có xu hướng đẩy lên phía ngón chân cái.