- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Liệt dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Liệt dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Liệt thần kinh vận nhãn ngoài do tổn thương ngoại biên của thần kinh vận nhãn ngoài. Tổn thương nhân vận nhãn ngoài làm liệt chức năng nhìn ngang do suy giảm điều phối của vận động liên hợp mắt với nhân vận động vận nhãn thông qua bó dọc giữa.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Mô tả
Đó là sự suy giảm khả năng nhìn ngoài và lác trong nhẹ (lệch trục giữa) của mắt bị ảnh hưởng. Loạn chức năng nhìn liên hợp nặng hơn khi bệnh nhân nhìn về bên bị tổn thương.
Nguyên nhân
Thường gặp
Chấn thương đầu kín.
Bệnh đơn dây thần kinh đái tháo đường/ nhồi máu vi mạch máu.
Ít gặp
‘Dấu hiệu giả khu trú’ trong tăng áp lực nội sọ.
Hội chứng xoang hang.
Phình động mạch cảnh trong xoang hang.
Viêm mạch tế bào khổng lồ.
U góc tiểu não - cầu não.
Cơ chế
Loạn chức năng thần kinh vận nhãn ngoài làm yếu cơ thẳng ngoài cùng bên. Liệt thần kinh vận nhãn ngoài do tổn thương ngoại biên của thần kinh vận nhãn ngoài (VI). Tổn thương nhân vận nhãn ngoài làm liệt chức năng nhìn ngang (liệt nhìn ngoài cùng bên và nhìn trong đối bên tổn thương) do suy giảm điều phối của vận động liên hợp mắt với nhân vận động vận nhãn thông qua bó dọc giữa (MLF).
Hình. Liệt thần kinh vận nhãn ngoài phải
A, Lác mắt nhẹ (mắt phải lệch về hướng mũi); B, Giảm khả năng nhìn ngoài bên phải; C, nhìn trái bình thường.
Hình. Giải phẫu của nhân vận nhãn ngoài và bó thần kinh mặt
Bảng. Cơ chế của những biểu hiện lâm sàng trong liệt thần kinh vận nhãn ngoài.
Biểu hiện lâm sàng |
Cơ chế |
Giảm khả năng nhìn ngoài |
→ Yếu cơ thẳng bên. |
Lác mắt |
→ Cơ thẳng giữa không đối kháng. |
Nguyên nhân của liệt dây thần kinh vận nhãn ngoài bao gồm:
Những rối loạn của khoang dưới nhện.
Bệnh đơn dây thần kinh đái tháo đường và nhồi máu vi mạch máu.
Tăng áp lực nội sọ, ‘Dấu hiệu giả khu trú’.
Hội chứng xoang hang.
Hội chứng đỉnh hốc mắt.
Những rối loạn của khoang dưới nhện
Khối tổn thương (vd. phình mạch, khối u, ápxe) có thể chèn ép dây vận nhãn ngoài khi nó đi ngang qua khoang dưới nhện. Dây vận nhãn ngoài xuất phát từ thân não cạnh động mạch nền, động mạch đốt sống, và dốc nền. Phình mạch dãn của những mạch máu này kèm hoặc không kèm nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm của dốc nền có thể chèn ép dây VI. Thông thường, sẽ có bất thường nhiều dây thần kinh (vd. dây VI, VII, VIII) cùng tồn tại vì những cấu trúc này nằm cạnh gần với một cấu trúc khác trên đường thoát ở thân não.
Hình.. Nhìn bên của dây VI và những cấu trúc ngoài hốc mắt. Bệnh đơn dây thần kinh đái tháo đường và nhồi máu vi mạch máu.
Bệnh đơn dây thần kinh đái tháo đường và nhồi máu vi mạch máu
Bệnh mạch máu đái tháo đường của mạch thần kinh (nghĩa là bệnh của mạch máu cung cấp cho thần kinh) có thể gây ra nhồi máu vi mạch máu của dây thần kinh vận nhãn ngoài.
Tăng áp lực nội sọ, ‘dấu hiệu giả khu trú’
Bởi vì sự cố định tương đối của dây VI tại rãnh hành cầu và tại điểm đi vào ống Dorello, nên nó có thể bị tổn thương đối với chấn thương làm căng hoặc chèn ép thứ phát làm tăng áp lực nội sọ. Trong trường hợp này, liệt dây VI thường được biết là ‘dấu hiệu giả khu trú’ do sự lạc hướng khu trú tự nhiên của biểu hiện.
Nguyên nhân của tăng áp lực nội sọ bao gồm khối tổn thương (ví dụ. khối u, ápxe), xuất huyết não, tăng áp lực nội sọ tự phát (IIH), thuyên tắc xoang tĩnh mạch trung tâm và não úng thủy.
Phình động mạch cảnh trong xoang hang và Hội chứng xoang hang
Phần hang của thần kinh vận nhãn ngoài nằm cạnh động mạch cảnh trong xoang hang, và có xu hướng bị chèn ép do giãn phình mạch của mạch máu.
Hội chứng đỉnh hốc mắt
Ý nghĩa
Liệt dây thần kinh vận nhãn ngoài được gây ra bởi nhiều tổn thương dây thần kinh ngoại biên và thường gặp nhất là ‘dấu hiệu giả khu trú’ trong tăng áp lực nội sọ.
Bài viết cùng chuyên mục
Đốm Roth: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra đốm roth như đã nói và nó chỉ có thể được tìm thấy ở <5% bệnh nhân có viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, nên giá trị độc lập với các triệu chứng lâm sàng khác của nó bị hạn chế.
Phản xạ cằm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Phản xạ cằm tăng là triệu chứng của tổn thương neuron vận động trên hai bên, phía trên cầu não. Mất chi phổi thần kinh trên nhân vận động thần kinh sinh ba làm tăng tính nhạy cảm của các neuron vận động alpha chi phối cho cơ nhai.
Triệu chứng cơ năng bệnh khớp
Đau thường là triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân bị bệnh khớp và là lý do buộc bệnh nhân phải đi khám bệnh, Xác định chính xác vị trí đau tại khớp hay cạnh khớp.
Thăm khám chuyên khoa thần kinh
Tuỳ theo tầm quan trọng và tình hình của triệu chứng mà phải tiến hành thêm các loại khám nghiệm chuyên khoa khác.
Phản xạ da gan tay-cằm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Cơ chế tái xuất hiện của phản xạ da gan tay-cằm chưa được biết rõ. Phản xạ dường như được kiểm soát bởi các vùng vỏ não vận động không phải nguyên phát, có tác dụng kiểm soát ức chế phản xạ tủy.
Giảm thị lực: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Thị lực là dấu hiệu quan trọng của mắt. Thị lực đo được nhờ sử dụng bảng Snellen. Bệnh nhân mắc tật khúc xạ sử dụng kính hoặc sử dụng kính khúc xạ lõm trong suốt quá trình thăm khám để bù lại tật khúc xạ.
Âm thổi tâm trương: tiếng clack mở van
Khoảng cách từ tiếng A2 đến tiếng clack mở van thì ngược lại một phần so với mức độ chênh áp giữa tâm nhĩ và tâm thất trong kì tâm trương. Nói cách khác, khoảng cách tiếng A2 đến tiếng clack mở van càng ngắn, sự chênh áp càng lớn và mức độ hẹp van càng nặng.
Triệu chứng bệnh đái tháo nhạt
Bệnh do thiếu nội tiết chống đái nhiều của thuỳ sau tuyến yên gây ra. Nhưng khoảng 60% các trường hợp do rối loạn chức năng, không thấy rõ nguyên nhân
Chẩn đoán cổ chướng
Bình thường, trong ổ bụng không có nước giữa lá thành và lá tạng của màng bụng, vì một nguyên nhân nào đó, xuất hiện nước, ta có hiện tượng cổ chướng.
Tạo đờm: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Dịch nhầy được sản sinh ra từ các tuyến bên trong cây khí phế quản. Các chất kích thích như khói thuốc lá hoặc tình trạng viêm làm tăng sản xuất chất nhầy.
Đa niệu trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Đa niệu thường có 2 cơ chế chính: độ thẩm thấu và sự thải nước tự do. Trong vài trường hợp, chất có mức độ thẩm thấu cao trong huyết thanh được lọc qua thận vì sự bài tiết của chất hòa tan không được tái hấp thu.
Sóng mạch động mạch: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Giống như mạch tĩnh mạch cảnh, mạch động mạch có một dạng sóng. Dạng sóng và áp lực động mạch được tạo nên từ hai thành phần chính: sóng mạch (hay sóng áp lực) và sóng dội.
Các phương pháp khám cận lâm sàng gan mật
Phương pháp lâm sàng bằng sờ, gõ chỉ cho ta nhận định được tình trạng của gan khi nó to, nhô ra khỏi bờ sườn, ngay cả trong trường hợp đấy, chúng ta cũng chỉ sờ.
Phì đại lợi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Một dấu hiệu tương đối phổ biến, chủ yếu gặp ở bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Nó được cho rằng, nguyên nhân từ sự lan tràn của các tế bào bạch cầu vào mô lợi.
Lạo xạo lục cục khớp: tại sao và cơ chế hình thành
Lạo xạo khớp không được sử dụng thực sự trong việc chẩn đoán viêm khớp dạng thấp như nhiều dấu hiệu đặc hiệu cụ thể và triệu chứng khác thường đã hiện diện.
Bạch sản trong bệnh lý huyết học: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Các yếu tố nguy cơ của bạch sản bao gồm hút thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, nhiễm nấm candida, bệnh lí ung thư và tiền ung thư trước đó, virus HPV.
Móng lõm hình thìa: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Móng lõm hình thìa có liên quan đến mềm giường và chất nền móng tay, nhưng chưa giải thích rõ ràng sự lên quan này. Có ít bằng chứng chứng minh móng lõm hình thìa là một dấu hiệu trong thiếu máu thiếu sắt.
Khát nhiều trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Khát nhiều trong bệnh nội tiết thường thứ phát sau đa niệu và là đáp ứng của mất nước (đái tháo đường, đái tháo nhạt, tăng calci máu).
Mạch động mạch so le: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Có rất ít nghiên cứu hướng dẫn đầy đủ về giá trị của dấu hiệu mạch so le. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, nếu hiện diện, mạch so le có liên quan đến rối loạn chức năng thất trái.
Co đồng tử hai bên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Co nhỏ đồng tử 2 bên là triệu chứng của một số rối loạn thần kinh và nhiễm độc. Nguyên nhân phổ biến nhất của co đồng tử ở bệnh nhân có suy giảm ý thức, hoặc hôn mê, hoặc là ngộ độc opioid.
Ứ huyết trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Ứ huyết trong bệnh nội tiết xuất hiện trong 70% bệnh nhân có hội chứng Cushing, ứ huyết có độ đặc hiệu thấp, do đó cần nhiều đến nhiều nguyên nhân có thể xảy ra trên bệnh nhân.
Nốt Osler: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Nốt Osler khác mảng Janeway ở chỗ nó có lớp lót tạo ra từ quá trình miễn dịch và tăng sinh mạch máu; tuy nhiên, một số nghiên cứu mô học lại đưa ra bằng chứng ủng hộ cho quá trình thuyên tắc.
Chẩn đoán bệnh học hoàng đản
Chẩn đoán hoàng đản thường dễ nhưng phải chẩn đoán được nguyên nhân là do bệnh lý của gan hay của hệ thống đường mật, vì thái độ xử trí có khác nhau.
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và bắt chéo động tĩnh mạch
Một tiểu động mạch võng mạc dãn lớn bắt chéo một tĩnh mạch và có thể đè xẹp nó và gây phù nề đoạn xa chỗ bắt chéo. Tĩnh mạch sẽ có dạng đồng hồ cát ở mỗi bên chỗ bắt chéo.
Phù niêm trước xương chày (bệnh da do tuyến giáp): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Phù niêm trước xương chày là một triệu chứng lâm sàng hiếm gặp và thường xuất hiện sau các triệu chứng ở mắt trong bệnh Graves.