Liệt dây thần kinh ròng rọc (dây IV): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2020-11-06 09:30 AM

Thần kinh ròng rọc kích thích cơ chéo trên đối bên và bắt chéo ngay sau khi thoát ra khỏi phía sau trung não. Tổn thương dây IV gây hậu quả ở mắt bên đối diện.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Liệt dây IV được đặc trưng bởi (phát hiện ở tư thế nhìn thẳng):

Lác lên trên.

Lác ngoài.

Đầu nghiêng về phía đối diện với bên mắt bị bệnh.

Sự mất đồng vận khi nhìn sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bệnh nhân nhìn xuống dưới và ra xa về phía bên mắt bị bệnh (ví dụ: như trong trường hợp bệnh nhân đang bước xuống cầu thang hình xoắn ốc).

Nguyên nhân

Hay gặp

Chấn thương sọ não.

Tổn thương đơn dây thần kinh/tắc vi mạch do tiểu đường.

Ít gặp

Hội chứng xoang hang.

Tổn thương trung não (ví dụ: u, xơ cứng rải rác).

Bệnh tràn dịch não.

U tuyến tùng.

Liệt dây thần kinh ròng rọc (dây IV)

Hình. Liệt dây thần kinh ròng rọc (dây IV)

A, Tư thế nhìn thẳng: lác trên và lác ngoài; B, Nhìn về phía trái gần như bình thường khi không còn trong vùng hoạt động của cơ chéo trên trái; C, Nhìn sang phải;

D, Mắt trái không thẳng trục được khi nghiêng đầu về phía đối diện với bên tổnt hương vì phản xạ đưa mắt ra ngoài xuống dưới được thực hiện bởi cơ chéo dưới và cơ thẳng dưới;

E, pLác trên trái khi nghiêng đầu về phía cùng bên, do phản xạ đưa mắt vào trong lên trên được thực hiện bởi cơ thẳng trên và yếu cơ chéo trên (do sự mất khả năng đáp ứng bù trừ của co cơ thẳng trên và sự yếu của cơ chéo trên).

Dây thần kinh ròng rọc (nhìn bên)

Hình. Dây thần kinh ròng rọc (nhìn bên)

Cơ chế

Thần kinh ròng rọc kích thích cơ chéo trên đối bên và bắt chéo ngay sau khi thoát ra khỏi phía sau trung não. Tổn thương dây IV gây hậu quả ở mắt bên đối diện. Cơ chế về các triệu chứng liệt dây thần kinh ròng rọc được mô tả ở bảng. Các nguyên nhân hay gặp nhất gây tổn thương dây IV đơn độc là chấn thương sọ não và bệnh tắc các vi mạch. Dây IV dễ bị tác động bởi chấn thương là do chiều dài của nó hầu như nằm ngoài thân não. Các nguyên nhân gây liệt dây IV bao gồm:

Tổn thương thân não.

Tổn thương thần kinh ngoại vi do chấn thương.

Các rối loạn về khoang dưới nhện.

Hội chứng xoang hang.

Hội chứng đỉnh hốc mắt.

Tổn thương thân não

Các tổn thương nhân ròng rọc gây bên liệt cơ chéo trên đối bên vì dây IV bắt chéo ngay sau khi thoát ra khỏi mặt sau trung não. Tổn thương dây IV đơn độc ở thân não khá hiếm gặp. Điển hình hơn, với các tổn thương ở thân não sẽ hay gặp các các tổn thương đa ổ khu trú.

Triệu chứng liệt dây IV

Cơ chế

Lác trên.

→ Mất tính đối kháng giữa cơ chéo trên và cơ thẳng trên.

Lác ngoài.

→ Mất tính đối kháng cơ chéo dưới.

Đầu nghiêng về phía đối diện.

→ Sự thích nghi của bệnh nhân khi mắt bị lác xoáy ra ngoài.

Không đưa được mắt xuống dưới.

→ Yếu cơ chéo trên.

Không đưa được mắt vào trong.

→ Yếu cơ chéo dưới.

Bảng. Cơ chế các triệu chứng liệt dây IV

Tổn thương thần kinh ngoại vi do chấn thương

Không như các bệnh thần kinh do chấn thương sọ não thường xảy ra thứ phát sau các cơ chế chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu, tổn thương dây IV ngoại vi do chấn thương có thể là hậu quả của một chấn thương tương đối nhỏ. Dây IV có một đoạn tương đối dài sau khi thoát ra từ thân não và dễ bị tổn thương với sức ép từ sự thay đổi gradient áp suất trong mô não gây nên bởi chấn thương vùng đầu.

Các rối loạn khoang dưới nhện

Các tổn thương dạng khối có thể chèn ép dây IV khi nó vừa đi ra khỏi thân não và xuyên qua khoang dưới nhện. Nguyên nhân bao gồm viêm nhiễm, hoặc sự kích thích tăng sinh màng não và u tế bào schwann của dây IV.

Hội chứng xoang hang

Hội chứng xoang hang đại diện cho bất thường nhiều dây thần kinh não do tổn thương những sợi thần kinh của xoang hang (ví dụ. thần kinh vận nhãn (III), thần kinh ròng rọc (IV), nhánh mắt của thần kinh sinh ba (V1), nhánh hàm trên của thần kinh sinh ba (V2), thần kinh vận nhãn ngoài (VI) và những sợi giao cảm).

Hội chứng xoang hang là tình trạng khẩn cấp và có tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao.

Hội chứng đỉnh hốc mắt

Hội chứng đỉnh hốc mắt là một hội chứng thần kinh sọ kèm theo lồi mắt, liên quan đến các thành phần trong hốc mắt:

Thần kinh thị (dây II).

Thần kinh vận nhãn (dây III).

Thần kinh ròng rọc (dây IV).

Nhánh mắt thần kinh sinh ba (dây V1).

Thần kinh vận nhãn ngoài (dây VI).

Các sợi giao cảm.

Ý nghĩa

Trong một nghiên cứu về bệnh nhân bị liệt dây IV, khoảng 45% số bệnh nhân nghiêng đầu về phía đối diện với bên bệnh. Còn khi bệnh nhân nghiêng đầu về phía bên tổn thương, 96% số bệnh nhân cảm thấy khó chịu bởi triệu chứng nhìn đôi và lác trên.

Bài viết cùng chuyên mục

Xanh tím và xanh tím ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tím ngoại biên gây ra bởi dòng máu chảy chậm và tăng tách lấy oxy ở các chi. Khi cơ thể người tiếp xúc với lạnh, co mạch ngoại biên xảy ra để duy trì sự ấm áp.

Hội chứng thiếu máu

Thiếu máu xẩy ra khi mức độ huyết sắc tố lưu hành của một người nào đó thấp hơn mức độ của một người khoẻ mạnh cùng giới, cùng tuổi, cùng một môi trường sống.

Rãnh Harrison (Rút lõm lồng ngực): tại sao và cơ chế hình thành

Bệnh còi xương là bệnh của xương đặc trưng của trẻ em và trẻ vị thành niên, ở đây, những xương đang phát triển bị thiếu calci khoáng hóa cần thiết để chắc khỏe và cứng cáp (vd: xương không được calci hóa đầy đủ).

Giảm thị lực: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Thị lực là dấu hiệu quan trọng của mắt. Thị lực đo được nhờ sử dụng bảng Snellen. Bệnh nhân mắc tật khúc xạ sử dụng kính hoặc sử dụng kính khúc xạ lõm trong suốt quá trình thăm khám để bù lại tật khúc xạ.

Khám bệnh và chẩn đoán nội khoa

Công tác khám bệnh có làm được tốt mới phát hiện được đúng và đầy đủ các triệu chứng để có thể làm được một chẩn đoán thật chính xác và đầy đủ.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một thể bệnh nặng của BTTMCB (bệnh tim thiếu máu cục bộ), với bản chất là đã có biến đổi thực thể - hoại tử một vùng cơ tim. 

Thở Kussmaul: tại sao và cơ chế hình thành

Thở Kussmaul là một đáp ứng thích nghi của nhiễm toan chuyển hóa. Việc thở sâu, nhanh trong thì hít vào làm giảm thiểu khoảng chết giải phẫu, hiệu quả nhiều hơn việc ‘thổi bay’ khí CO2, do đó sẽ giảm tình trạng nhiễm toan và làm tăng pH.

Bập bềnh xương bánh chè: tại sao và cơ chế hình thành

Nghiên cứu có giới hạn về quan sát dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè cụ thể trong tràn dịch khớp gối đã được hoàn thành. Kết quả chỉ cho thấy một giá trị trung bình cho dấu hiệu này.

Bất thường tuyến tiền liệt: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Nguyên nhân hay gặp nhất gây viêm tuyến tiền liệt là nhiễm khuẩn, có thể tự nhiễm trùng hoặc qua quan hệ tình dục hoặc do nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát gây viêm tuyến tiền liệt.

Run sinh lý: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Run sinh lý không có ý nghĩa trên lâm sàng. Run sinh lý tăng lên có thể liên quan tới một số rối loạn (ví dụ. cường giáp, ngộ độc các chất giống giao cảm, tình trạng cai).

Dấu hiệu Pemberton: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Khi cánh tay nâng lên, lỗ ngực được đưa lên trên, dính chặt với bướu giáp. Dấu hiệu Pemberton không thường xảy ra ở những bệnh nhân có bướu giáp dưới xương ức.

Thăm dò chức năng tim

Tuỳ mức độ thích ứng mà chúng ta đánh giá khả năng làm việc của tim, vì thể người ta tìm ra các phương pháp để thăm dò chức năng tim.

Âm thổi tâm thu: âm thổi hở van ba lá (và dấu hiệu Carvello)

Có nhiều nguyên nhân có thể gây hở van ba lá. Thường gặp nhất là thứ phát do lớn thất phải và không phải do bệnh lý ngay tại van gây âm thổi hở van ba lá (và dấu hiệu Carvello).

Hội chứng raynaud: tại sao và cơ chế hình thanh

Khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc trong tình trạng stress sẽ kích thích hệ giao cảm làm co động mạch ở ngón chân và ngón tay. Trái ngược hoàn toàn với người bình thường.

Hội chứng đỉnh hốc mắt: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hội chứng đỉnh hốc mắt là một tình trạng cần cấp cứu với tử suất và tỉ suất cao. Điển hình, khối viêm nhiễm lan rộng ở đi hốc mắt gây đau và lồi mắt. Lồi mắt do khối choán chỗ chèn ép các thành phần trong ổ mắt.

Đau bụng

Đau bụng là một dấu hiệu cơ năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hóa và các tạng trong ổ bụng. Dấu hiệu đau có tính chất gợi ý đầu tiên khiến người thầy thuốc có hướng hỏi bệnh, thăm khám bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng là gì.

Hội chứng rối loạn thần kinh tự chủ

Hệ thần kinh tự chủ làm nhiệm vụ thiết lập các tác động giữa cơ thể và môi trường, đặc biệt là điều hoà các quá trình hoạt động bên trong cơ thể. Hệ thần kinh tự chủ có hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Nghiệm pháp Patrick (faber): tại sao và cơ chế hình thành

Tình trạng viêm của khớp chậu là nguyên nhân chính của các dấu hiệu này, cho dù đó là từ một nguồn miễn dịch, hoặc thay đổi thoái hóa đơn giản mãn tính.

U hạt vòng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trước đây, u hạt vòng được xem như có mối liên hệ với đái tháo đường typ 1, và mức độ liên quan giữa chúng đã được xem xét nhiều lần, tuy nhiên vẫn không xác định được một mối liên hệ rõ ràng.

Dấu hiệu Babinski: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dấu hiệu Babinski là dấu hiệu của neuron vận động trên. Nó có thể không xuất hiện trong giai đoạn tối cấp sau loạn chức năng neuron vận động trên.

Liệt liếc dọc: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Liệt liếc dọc là dấu hiệu tổn thương trung năo. Đường dẫn truyền nhìn lên trên có nguồn gốc từ nhân kẽ đoạn phía ngọn bó dọc giữa và phức hợp phía sau để phân bố tới dây vận nhãn và dây ròng rọc, đi xuyên qua mép sau.

Hội chứng Brown-Séquard: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hội chứng Brown-Séquard là hội chứng lâm sàng hiếm có liên quan đến cắt ngang tủy sống. Yếu cùng bên dưới mức tổn thương. Mất cảm giác sờ nông, rung, sự nhận cảm cảm giác cùng bên dưới mức tổn thương.

Thở nhanh: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Bất kỳ tình trạng nào gây nên sự xáo trộn về oxy (giảm oxy mô), pCO2 (tăng CO2) hoặc tình trạng acid/base (toan) sẽ kích thích hô hấp và tăng nhịp thở.

Mức cảm giác: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Việc xác định mức cảm giác có ý nghĩa khu trú vị trí các tổn thương tủy sống. Tổn thương tủy sống khiến khiếm khuyết cảm giác xảy ra ở ngang mức, và dưới mức tổn thương.

Rối loạn chuyển hóa Kali

Rối loạn tuần hoàn: hạ huyết áp tư thế đứng hoặc trạng thái tăng huyết áp không ổn định, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, nhịp xoắn đỉnh, rung thất.