- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Khó thở khi nằm: tại sao và cơ chế hình thành
Khó thở khi nằm: tại sao và cơ chế hình thành
Lý thuyết hiện hành được chấp nhận về sự khởi phát của khó thở khi nằm là sự tái phân phối dịch từ hệ tuần hoàn nội tạng và các chi dưới trở về hệ tuần hoàn trung tâm xảy ra khi nằm thẳng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khó thở nhiều hơn khi nằm ngửa.
Mặc dù được mô tả như một triệu chứng, với việc nghiên cứu về giấc ngủ đang trở nên phổ biến hơn, khó thở khi nằm ngày càng được theo dõi nhiều hơn trên lâm sàng. Trong cả hai trường hợp, nó là một phát hiện hữu ích vì cơ chế đằng sau chứng khó thở khi nằm có thể giúp ích trong việc hiểu được các bệnh cảnh tiềm ẩn.
Hình. Cơ chế khó thở khi nằm
Nguyên nhân
Suy tim sung huyết (CHF).
COPD.
Hen suyễn.
Cơ chế
Mặc dù thực tế rằng khó thở khi nằm đã được mô tả trong y học trong nhiều năm, lý do tại sao nó xảy ra là vẫn không hoàn toàn rõ ràng. Hình. tóm tắt những lý thuyết đã được đề xuất đến nay.
Lý thuyết hiện hành được chấp nhận về sự khởi phát của khó thở khi nằm là sự tái phân phối dịch từ hệ tuần hoàn nội tạng và các chi dưới trở về hệ tuần hoàn trung tâm xảy ra khi nằm thẳng.
Ở những bệnh nhân có chức năng thất trái bị suy giảm, thể tích máu trở về tim tăng lên không được bơm đi hiệu quả. Tâm thất trái, tâm nhĩ trái và cuối cùng là mao mạch phổi tăng áp lực, kết quả dẫn đến phù phổi, tăng kháng trở đường dẫn khí, giảm độ giãn nở của phổi, kích thích các thụ thể ở phổi và, cuối cùng gây khó thở.
Hơn nữa, sự thay thế không khí trong phổi bằng máu hoặc dịch mô kẽ có thể làm giảm dung tích sống, (hội chứng) hạn chế sinh lý và ứ khí do đóng đường thở nhỏ.
Sự thay đổi trong việc phân phối thông khí và tưới máu làm tỷ lệ V/Q bất tương xứng, hậu quả là gradient oxy phế nang-động mạch mở rộng (tăng) lên, giảm oxy máu và tăng khoảng chết.
Sự phù nề các thành phế quản có thể dẫn đến tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ và gây ra khò khè (‘hen tim’).
Các nghiên cứu gần đây đã tìm thấy các yếu tố bổ sung có thể góp phần gây nên khó thở khi nằm ở những bệnh nhân suy tim suy huyết (CHF):
Tăng kháng lực dòng khí
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tăng kháng lực dòng khí tăng lên ở những bệnh nhân suy tim sung huyết khi nằm ngửa. Lý do cho việc này vẫn chưa rõ ràng. Nó có thể là do tăng đáp ứng đường dẫn khí và / hoặc rối loạn đường dẫn khí, phù niêm mạc phế quản, dày thành phế quản, phù quanh phế quản và tăng thể tích máu tĩnh mạch ở phế quản và giảm sức giãn nở của phổi do giảm thể tích phổi.
Tăng giới hạn lưu lượng khí thở ra
Có sự gia tăng giới hạn lưu lượng khí thở ra ở bệnh nhân suy tim sung huyết và tình trạng này trầm trọng hơn khi họ nằm trên mặt phẳng, làm cho họ cảm thấy khó khăn hơn trong việc ‘đuổi’ khí ra từ trong phổi. Một lần nữa, nguyên nhân của việc này là không rõ ràng. Có thể là khi bệnh nhân nằm trên mặt phẳng họ sẽ mất thể tích phổi nhiều hơn (vì trọng lực làm xẹp phổi), thêm cản trở khả năng hít vào và thở ra hiệu quả. Một giải thích khác là sự phân phối máu lại trong phổi ảnh hưởng bởi cơ học của phổi và làm tăng giới hạn lượng khí trong thì thở ra.
Tăng tiêu thụ năng lượng của cơ hoành
Ở bệnh nhân có suy tim sung huyết đang nằm trên mặt phẳng, dường như cơ hoành tăng tiêu thụ năng lượng để đối phó với sự tăng kháng tải trở về phổi (mà các cơ ở thì hít vào phải vượt qua). Sự tăng công của cơ hoành này cũng dẫn đến khó thở.
Ý nghĩa
Khó thở khi nằm là một dấu hiệu có giá trị và tương đối đặc hiệu cho suy tim sung huyết (CHF). Các nghiên cứu đã cho thấy độ nhạy 37,6% và độ đặc hiệu 89,8%, giá trị tiên đoán dương (PPV) là 15,3% và giá trị tiên đoán âm (NPV) 96,7%. Như trong khó thở kịch phát về đêm (PND), nếu khó thở khi nằm không xuất hiện, nó rất hữu ích trong việc loại trừ suy tim, vốn là một nguyên nhân gây ra khó thở.
Bài viết cùng chuyên mục
Phản xạ ho: tại sao và cơ chế hình thành
Bất kì kích thích nào, từ viêm, nhiễm trùng hay viêm mạn ở COPD đến những kích thích trực tiếp từ dị vật ngoại lai đều được cảm thụ và khởi động chuỗi phản xạ ho.
Triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một thể bệnh nặng của BTTMCB (bệnh tim thiếu máu cục bộ), với bản chất là đã có biến đổi thực thể - hoại tử một vùng cơ tim.
Khó thở: triệu chứng cơ năng hô hấp
Khó thở làm thay đổi các đặc điểm hoạt động thở bình thường của bệnh nhân như tần số thở, thời gian của thì hít vào và thở ra, sự phối hợp và tham gia của các cơ hô hấp
Hội chứng lách to
Lách có cấu trúc đặc biệt, kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức lymphô, gọi là tủy trắng và tổ chức huyết quản, gọi là tủy đỏ, Như vậy lách là một cơ quan lymphô huyết quản.
Tiếng thở rống: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Thở rống là do hẹp đường dẫn khí làm cho dòng khí chuyển động hỗn loạn, thường là do tắc nghẽn miệng-hầu. Tiếng thở này thường được nghe nhiều nhất ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh.
Phù gai thị: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Phù gai thị xuât hiện bởi tăng áp lực nội sọ hoặc có tổn thương chèn ép thần kinh thị. Phù gai thị là dấu hiệu sưng phù thần kinh thị giác bởi các tổn thương chèn ép thần kinh thị hoặc là tăng áp lực nội sọ.
Rối loạn tiểu tiện: đái buốt đái rắt bí đái
Khi bàng quang có tổn thương, nhất là vùng cổ bàng quang dễ bị kích thích, khối lượng nước tiểu rất ít cũng đủ gây phản xạ đó, Hậu quả là làm cho người bệnh phải đi đái luôn.
Xơ cứng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Xơ cứng có thể là kết quả của sự thay đổi điều hòa ngoại tháp của các neuron vận động trên tủy và sự thay đổi hoạt động các neuron vận động tủy để đáp ứng các kích thích ngoại biên trong các phản xạ căng giãn.
Viêm mạch mạng xanh tím: tại sao và cơ chế hình thành
Mặc dù có nhiều nguyên nhân tiềm năng, viêm mạng mạch xanh tím vẫn là một dấu hiệu có giá trị, là một chẩn đoán loại trừ và các nguyên nhân khác cần được loại trừ đầu tiên.
Khạc đờm: triệu chứng cơ năng hô hấp
Đặc điểm của đờm được khạc ra từ cây khí quản có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp, song trước tiên phải xác định có phải bệnh nhân thực sự ho khạc đờm hay không
Thăm khám bộ máy vận động
Các bệnh về cơ tuy hiếm gặp so với các bệnh nội khoa khác, nhưng cũng không phải là hoàn toàn không gặp trong lâm sàng. Thực tế ở Việt Nam, hầu hết các bệnh về cơ đã được gặp với một số lượng không phải là ít.
Rối loạn chuyển hóa Canxi
Co giật xuất hiện đột ngột có thể không có dấu hiệu báo trước, nhiều trường hợp co giật cắn phải lưỡi. Cơn giật diễn ra nhanh chóng, sau cơn tỉnh hoàn toàn.
Chứng khó phát âm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Chứng khó phát âm có thể là triệu chứng quan trọng trong rối loạn chức năng thần kinh quặt ngược thanh quản, thần kinh phế vị (dây X) hoặc nhân mơ hồ, nhưng thường liên quan nhất tới viêm thanh quản do virus.
Hội chứng Brown-Séquard: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Hội chứng Brown-Séquard là hội chứng lâm sàng hiếm có liên quan đến cắt ngang tủy sống. Yếu cùng bên dưới mức tổn thương. Mất cảm giác sờ nông, rung, sự nhận cảm cảm giác cùng bên dưới mức tổn thương.
Đái ra protein
Nếu đái ra protein nhiều, thường kèm theo cả đái ra lipit với thể chiết quang. Đái protein kéo dài và nhiều, sẽ làm thay đổi thành phần protein trong máu.
Dấu hiệu Trousseau’s: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Có rất ít các nghiên cứu trực tiếp về độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu trousseau. khoảng 11% tất cả bệnh nhân ung thư sẽ bị viêm tĩnh mạch huyết khối, ngược lại 23% các bệnh nhân được tìm thấy bằng chứng qua khám nghiệm tử thi.
Mạch động mạch mạch đôi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Có vài bằng chứng chứng minh rằng mạch đôi được phát hiện sau phẫu thuật van tim đem lại tiên lượng xấu hơn. Nếu cảm nhận được thường bị nhầm lẫn với mạch dội đôi và vì thế, có thể làm giảm ý nghĩa của dấu hiệu.
Dáng đi chân gà (dáng đi bước cao): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dáng đi chân gà có liên quan tới bàn chân rủ. Bàn chân rủ gây nên do yếu nhóm cơ khoang trước cẳng chân (ví dụ: cơ chày trước, cơ duối dài ngón cái và cơ duỗi ngắn ngón cái).
Thăm dò chức năng hô hấp
Giữa phổi và tim có liên quan chặt chẽ tim phân phối O2 cho cơ thể và đưa CO2 lên phổi, nên những biến đổi của quá trình thông khí và trao đổi khi đều ảnh hưởng lên tim mạch.
Hội chứng hạ Glucose (đường) máu
Người ta nhận thấy nói chung glucoza máu từ 60mg%, trở xuống chắc chắn có triệu chứng, glucoza máu càng hạ, triệu chứng càng nặng. Nhưng không nhất thiết có sự hạ glucoza máu và sự nặng nhẹ của các biểu hiện lâm sàng.
Hội chứng rối loạn cảm giác
Nơron cảm giác ngoại vi nằm ở hạch gai gian đốt sống, sợi trục của nó tạo thành những sợi cảm giác của dây thần kinh ngoại vi, nhận cảm giác dẫn truyền vào rễ sau.
Ứ huyết trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Ứ huyết trong bệnh nội tiết xuất hiện trong 70% bệnh nhân có hội chứng Cushing, ứ huyết có độ đặc hiệu thấp, do đó cần nhiều đến nhiều nguyên nhân có thể xảy ra trên bệnh nhân.
Đái ra máu
Đái ra máu có thể nhiều, mắt thường cũng thấy được, gọi là đái ra máu đại thể. Nhưng cũng có thể ít, mắt thường không thấy được, gọi là đái ra máu vi thể.
Tiếng thổi động mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân mảng xơ vữa
Ở bệnh nhân không triệu chứng mà có tiếng thổi động mạch cảnh, khám xét kỹ càng hơn là cần thiết. Tuy nhiên, đặc tính của tiếng thổi thì không dự đoán được mức độ hẹp.
Ho ra máu: tại sao và cơ chế hình thành
Dù không đặc trưng cho bất kì bệnh lý nào, và cần nhớ phải phân biệt lâm sàng với nôn ra máu và những chảy máu có nguồn gốc từ mũi miệng, ho ra máu luôn luôn cần thêm những thăm dò cận lâm sàng khác.