Khám dinh dưỡng và cơ tròn

2011-10-15 12:48 PM

Các bệnh về thần kinh có thể gây rất nhiều rối loạn dinh dưỡng khác nhau ở da, xương, khớp, cơ, Trong nhiều trường hợp các rối loạn đó có giá trị chẩn đoán quyết định.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Rối loạn dinh dưỡng

Các bệnh về thần kinh có thể gây rất nhiều rối loạn dinh dưỡng khác nhau: Ở da, xương, khớp, cơ. Trong nhiều trường hợp các rối loạn đó có giá trị chẩn đoán quyết định và xuất hiện rất sớm trước các triệu chứng khác.

Quan trọng nhất là rối loạn dinh dưỡng ở cơ, vì hay gặp và khó chẩn đoán nguyên nhân, nếu không biết cách khám xét.

Rối loạn dinh dưỡng ở cơ: Teo cơ

Cách khám:

Đối với mọi trường  hợp teo cơ, khi khám cần chú ý:

Cách xuất hiện (đột  ngột, hoặc sau một tổn thương viêm).

Tiến triển nhanh hay chậm.

Mức độ teo đo bằng thước dây vòng quanh chi (để tiện theo dõi và đánh giá kết quả điều trị).

Khu trú của teo cơ (bàn, ngón, vai, thắt lưng).

Tính chất đối xứng hai bên với nhau.

Tìm xem có co giật cơ hay không.

Cuối cùng phải khám thần kinh toàn bộ, đặc biệt chú ý đến:

Phản xạ gân xương, phản xạ của cơ (gõ vào thân cơ) cảm giác.

Phản ứng thoái hoá điện, nếu có phương tiện.

Khám xét như trên, cho phép ta nhận định được rõ là teo cơ do thần kinh hay do  bệnh của cơ.

Teo cơ do bệnh cơ:

Teo ở gốc chi, đặc biệt vùng thắt lưng, bả vai đưa đến dáng đi như vịt và ngồi xuống, đứng lên phải chống tay từng nấc kiểu “leo thang”.

Không bao giờ có thớ cơ co giật.

Tiến triển rất chậm có khi hàng năm.

Mất phản xạ của cơ (gõ cơ không giật).

Không bao giờ có rối loạn cảm giác.

Thường gặp ở trẻ con, có tính chất gia đình, người lớn cũng có thể bị.

Thường có sự giãn nở giả tạo của mô  xơ mỡ, sờ thấy được thoạt mới nhìn tưởng không có teo.

Không có phản ứng thoái hoá điện thông thường.

Teo cơ do thần kinh:

Teo cơ ở ngọn chi.

Rất hay có thớ cơ co giật.

Tiến triển nhanh, hoặc chậm tuỳ theo nguyên nhân

Có rối loạn phản xạ gân xương.

Thường có rối loạn cảm giác theo khu vực cảm giác của rễ hoặc dây thần kinh hoặc khu trú ở ngọn chi nhiều hơn gốc chi.

Có phản xạ thoái hoá điện.

Giá trị triệu chứng của teo cơ do thần kinh

Teo cơ do thần kinh gặp trong các bệnh làm  tổn thương tế bào thần kinh ngoại biên. Ta chia ra hai nhóm:

Teo cơ do tuỷ tổn thương ở sừng trước.

Teo cơ do rễ và dây thần kinh.

Teo cơ do tuỷ

Tiến triển nhanh: Gặp trong

Bệnh bại liệt trẻ em.

+Viêm não dịch khu trú ở thấp.

Chảy máu trong tuỷ.

Tiến triển chậm:

Teo cơ đơn thuần: điển hình có hội chứng Aran Duchenne:  teo cơ bàn tay trước, rồi teo cẳng tay, rất ít khi lên bả vai. Vì tiến triển kinh diễn, nên có biến chứng co gân bàn tay giống như bàn tay khỉ.

Teo cơ phối hợp: phối hợp với hội chứng tháp, gặp trong bệnh xơ cột bên teo của cơ Charcot.

Bệnh xơ cứng từng đám (scl rose en plaque) (thể điển hình xơ cứng từng đám không có teo cơ, chỉ có hội chứng tháp với hội chứng tiểu não).

Teo cơ phối hợp với hội chứng tiểu não: chủ yếu gặp trong bệnh ống sáo tuỷ (Syrigomýelie) với đặc điểm cảm giác nóng, đau mất, còn cảm giác sờ) phân ly cảm giác. Trong khu vực teo cơ  phản xạ gân xương mất.

Teo cơ do rễ và dây thần kinh

Ngoài tính cách của teo cơ do thần kinh  nói chung, còn có một số đặc điểm:

Teo đối xứng hai bên ở ngọn chi.

Bao giờ cũng mất phản xạ gân xương.

Có rất nhiều  rối loạn cảm giác chủ quan và khách quan.

Không có bao giờ có thớ cơ co giật.

Phân biệt giữa teo cơ của rễ hoặc dây thần kinh  nhiều khi rất khó, phải chọc   ò nước tuỷ: nếu có sự thay đổi của nước não tuỷ: thì chắc chắn có  sự tổn thương của rễ thần kinh.

Rối loạn dinh dưỡng ở da:

Có rất nhiều, ta chỉ kể một số trường hợp có giá trị chẩn đoán hoặc tiên lượng:

Rối loạn có giá trị chẩn đoán.

Loét ổ gà ở lòng bàn chân hoặc bàn tay (mal perforant plantaire ou pamaire).

Đầu ngón tay, chân bị cụt

Các rối loạn này có giá trị chẩn đoán đặc biệt với bệnh hủi hoặc bệnh ống sáo tuỷ.

Rối loạn có giá trị tiên lượng.

Loét hay xuất hiện ở mông, gặp trong các người bị liệt nửa người, liệt hai chân thể mềm hoặc trong tình trạng hôn mê, ỉa đái tại chỗ. Lúc đầu chỉ có một đám nhỏ vùng xương cùng, đầu xương đùi, sau lan rộng, có khi khắp cả mông đít, lòi xương ra ngoài.

Rối loạn này do người bệnh nằm lâu ngày trong một tư thế, làm máu không lưu thông tốt và  do vệ sinh kém…

Tiên lượng xấu, thường chết vì  gầy rộc và nhiễm khuẩn.

Rối loạn cơ tròn

Rất hay gặp trong các bệnh thần kinh. Thường xuất hiện ở giai đoạn bệnh đã rõ ràng. Tuy nhiên có một số trường hợp xuất hiện như những triệu chứng đầu tiên và có giá trị chẩn đoán lớn.

Rối loạn cơ tròn thường gây  các biến chứng nguy hiễm nhiễm khuẩn nhiễm độc, cho nên nó còn là một yếu tố  để tiên lượng bệnh.

Rối loạn cơ tròn bàng quang

Rối loạn kín đáo.

Có khi phải hỏi kỹ người bệnh mới phát hiện được.

Đái khó: Mỗi lần đi tiểu phải rặn, trong khi đái cũng phải rặn.

Đái rắt: Buồn đi tiểu luôn, mỗi lần đi nước tiểu rất ít.

Đái không nhịn được: Cảm thấy muốn đái, phải đi ngay, có khi không nhịn được, xón ra quần.

Rối loạn rõ rệt.

Bí đái: Người bệnh không buồn đái, bàng quang không bóp khi đầy nước tiểu và cơ tròn không mở.

Nếu bí đái không hoàn toàn, người bệnh còn đái được, nhưng không đái hết, nước tiểu bị ứ đọng lại một số lượng.

Nếu bí đái hoàn toàn. Hoàn toàn không buồn đái, nước tiểu ứ lại, sờ thấy bàng quang căng phình (cầu bàng quang).

Đái  vãi: Nước tiểu chảy ra không chủ động và người bệnh không có cảm giác  lúc nước tiễu chảy ra.

Đái tự động: Đái được, nhưng không chủ động đái và không chủ động ngừng. Không biết mình đái và không buồn đái.

Đó là trường hợp đái không nhịn được trên một bàng quang mất cảm giác.

Rối loạn đại tiện

Hai trường hợp hay gặp:

Bí đại tiện. Ruột đầy phân, nhưng không đại tiện được.

Đại tiện vãi, người ỉa dầm dề, không chủ động và không có cảm giác khi phân ra.

Giá trị triệu chứng

Ở trẻ em, hoạt động cơ tròn bàng quang, hậu môn có tính chất tự động theo cơ chế  phản xạ. Trung tâm phản xạ của tiểu tiện là S3 - S4.

Trung tâm phản của đại tiện là S4.

Từ  2 - 3 tuổi,  người ta đã điều khiển được đại tiện nhờ sự chỉ huy của não, chủ yếu là vỏ não. Trên lâm sàng, rối loạn cơ tròn bàng quang, hậu môn hay gặp trong các bệnh:

Tổn thương não:

Thường là do tổn thương hai bên não.

Hôn mê các loại.

Hôn mê sau động kinh.

Xơ cứng động mạch não.

Các u não: đặc biệt là  tiểu thuz giữa rất hay có rối loạn tiểu  tiện;  u thuz trên trước,  u não thất bên.

Tổn thương tuỷ:

Tổn thương khu trú trên các trung tâm phản xạ lưng cùng,  đặc biệt các tổn thương ở vùng phình thắt lưng và  vùng nón tận. Cụ thể  thấy trong các bệnh.

Đứt ngang tuỷ.

Viêm ngang tuỷ cấp.

Ép tuỷ cấp do u độc.

Ép tuỷ tiến triển chậm: U tuỷ trên vùng lưng cùng và ngay vùng lưng cùng.

Đặc biệt:

Đối với liệt hai chi dưới: Nếu có rối loạn cơ tròn thì chắc chắn do tổn thương trung ương. Các liệt ngoại biên không có rối loạn cơ tròn, là biểu hiện đầu tiên, nếu khám xét không kỹ, dễ bỏ qua.

Bệnh tabet: rất nhiều trường hợp rối loạn cơ tròn, là biểu hiện đầu tiên, nếu khám xét không kỹ,  dễ bỏ qua.

Các bệnh  loạn thần kinh: Do yếu tố xúc cảm và sự mất thăng bằng thần kinh có thể gây ra đái rắt, đái khó, hoặc có khi bí đái trong bệnh hysteria.

Rối loạn sinh dục

Rất phức tạp, vì thuộc nhiều chuyên khoa: Tiết niệu, nội tiết, thần kinh, tinh thần. Ở đây chỉ kể một vài biểu hiện của bệnh thần kinh hay gặp và không đi sâu vào lĩnh vực chuyên khoa khác.

Liệt dương: Dương vật không cương nên không giao cấu được. Theo nghĩa rộng, liệt dương bao gồm mọi trường hợp  không giao cấu được, đó là một bệnh toàn thể hay một dị dạng của bộ máy sinh dục  cản trở việc giao cấu.

Lãnh cảm (frigidité) ở đàn bà: Không kích thích khi gần  đàn ông, giao cấu không có cảm giác thích thú.

Gặp trong một số hội chứng có tổn thương xâm phạm các trung tâm cường   ương và xuất tinh ở vùng tuỷ cùng, cụ thể trong liệt tiến triển, bệnh Tabet  và hội chứng liệt hai chân.

Về tinh thần, rất hay gặp  trong các bệnh loạn thần kinh, như thần kinh suy nhược, hysteria.  Rối loạn sinh dục, đối với loại bệnh này, gây cho người bệnh một sự  lo lắng, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần của họ, do đó cũng là một yếu tố làm cho người bệnh nặng thêm lên.

Bài viết cùng chuyên mục

Dấu hiệu Chvostek: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có ít giá trị khi khám thấy dấu hiệu Chvostek dương tính. Tuy nhiên, nó vẫn được chấp nhận là một dấu hiệu trong hạ canxi máu và tăng kích thích thần kinh cơ.

Lồng ngực hình thùng: tại sao và cơ chế hình thành

Cho rằng là do hoạt động quá mức của cơ bậc thang và cơ ức đòn chũm là những cơ kéo xương sườn phía trên và xương ức lên. Qua thời gian, sự hoạt động quá mức này làm biến đổi lồng ngực.

Rối tầm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Rối tầm là một triệu chứng thuộc bán cầu tiểu não cùng bên. Tổn thương vùng trung gian và vùng bên tiểu não khiến ngọn chi cùng bên cử động chậm chạp, mất phối hợp, vụng về khi thực hiện các bài tập hướng đến mục tiêu.

Tiếng thở rống: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Thở rống là do hẹp đường dẫn khí làm cho dòng khí chuyển động hỗn loạn, thường là do tắc nghẽn miệng-hầu. Tiếng thở này thường được nghe nhiều nhất ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh.

Tăng trương lực cơ khi gõ/nắm tay: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tăng tương lực cơ là một triệu chứng của bệnh lý tại kênh ion. Sự bất ổn định của điện tích màng sợi cơ làm kéo dài quá trình khử cực sợi cơ, gây tăng trương lực.

Teo tinh hoàn: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Teo tinh hoàn là triệu chứng không đặc hiệu, nhưng nếu xuất hiện, nên tiến hành các thăm khám khác để phát hiện các triệu chứng, dấu hiệu và nguyên nhân của rối loạn hormon.

Khám lâm sàng hệ tiêu hóa

Trong quá trình khám lâm sàng bộ máy tiêu hoá ta có thể chia ra làm hai phần: Phân tiêu hoá trên: Miệng, họng, thực quản. Phần dưới: Hậu môn và trực tràng. Mỗi bộ phận trong phần này đòi hỏi có một cách khám riêng.

Ghi điện cơ và điện thần kinh

Khi thời gian cần thiết để gây co cơ cho những cường độ dòng điện khác nhau được biểu hiện bằng đồ thị ta sẽ có đồ thị cường độ thời gian kích thích

Băng ure (Uremic frost) trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong suy thận không được điều trị, nồng độ ure máu tăng cao đến mức trong mồ hôi cũng xuất hiện ure. Sự bay hơi bình thường của mồ hôi cộng với nồng độ ure cao đưa đến kết quả là sự kết tinh và lắng đọng tinh thể ure trên da.

Khó thở: tại sao và cơ chế hình thành

Dù là một dấu hiệu không đặc hiệu nếu đứng một mình, khó thở cần được làm thêm các thăm dò khác. Khó thở thường là dấu hiệu hay gặp nhất ở bệnh nhân có bệnh tim, phổi mạn tính.

Nốt Osler: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Nốt Osler khác mảng Janeway ở chỗ nó có lớp lót tạo ra từ quá trình miễn dịch và tăng sinh mạch máu; tuy nhiên, một số nghiên cứu mô học lại đưa ra bằng chứng ủng hộ cho quá trình thuyên tắc.

Hội chứng Gerstmann: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hội chứng Gertsmann tiêu biểu liên quan đến tổn thương ở hồi góc của thùy đỉnh. Mỗi triệu chứng riêng lẻ trong hội chứng Gertsmann ít có giá trị định khu và có thể xảy ra trong nhiều tổn thương khác nhau.

Tiếng tim tách đôi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tiếng tim tách đôi thường là tiếng T2 (tiếng đóng của van phổi và van chủ). Các loại tách đôi khác nhau do các nguyên nhân sinh lý và bệnh học khác nhau.

Rối loạn huyết áp động mạch

Máu chảy trong mạch luôn luôn ma sát vào thành mạch, huyết áp động mạch, nhất là huyết áp tối thiểu chịu ảnh hưởng của sức cản thành mạch này rất nhiều.

Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh hữu ích khi phối hợp với những dấu hiệu và triệu chứng khác và sẽ tăng giá trị tăng JVP. Nó nhạy nhưng không đặc hiệu cho bất kì bệnh nào, vì vậy phải xem xét tổng thể lâm sàng.

Dấu hiệu Lachman: tại sao và cơ chế hình thành

Nghiệm pháp Lachman thường được sử dụng với các thử nghiệm ngăn kéo trước để kiểm tra dây chằng chéo trước. Nó được cho là có độ nhạy cao hơn và thường được chấp nhận là một bài kiểm tra cấp cao của dây chằng.

Sụp mi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Sụp mi là dấu hiệu của yếu cơ hoặc là sự rối loạn mô liên kết của mi mắt. Sụp mi do cân cơ gây ra bởi sự phân tách của cơ nâng và mô liên kết ở vị trí cài sụn mi.

Thở rên: tại sao và cơ chế hình thành

Ở những bệnh nhân bị bệnh trong lồng ngực và bao gồm cả đường hô hấp dưới, tắc nghẽn hay xẹp phổi, thở rên là cách để làm tăng lượng khí cặn chức năng.

Bụng di động nghịch thường: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Sự di động của thành ngực trong thì hít vào (tức là hướng ra ngoài kéo cơ hoành và các tạng trong ổ bụng đi lên) làm cho áp lực trong ổ bụng trở nên âm hơn và kéo thành bụng vào trong.

Biến đổi hình thái sóng: sóng v nhô cao

Sự vắng mặt của sóng v lớn và tăng áp tĩnh mạch cảnh đặc hiệu cho việc không tồn tại hở van ba lá mức độ trung bình hoặc nặng. Tuy nhiên, sự có mặt của các dấu hiệu này cũng không cần thiết cho tiên lượng hở van ba lá trung bình hoặc nặng.

Huyết áp kẹt: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong thực hành, điều này có nghĩa là bất kỳ một tình trạng nào làm giảm cung lượng tim (huyết áp tâm thu) với kháng lực động mạch được giữ nguyên sẽ gây ra huyết áp kẹt.

Triệu chứng học tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận gồm 2 phần: Tuỷ và vỏ. Mỗi phần tiết ra nhiều loại Hocmon, mỗi thứ có nhiệm vụ sinh lý đặc biệt mỗi khi tiết nhiều lên hoặc đái ít sẽ gây ra các bệnh khác nhau.

Tạo đờm: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Dịch nhầy được sản sinh ra từ các tuyến bên trong cây khí phế quản. Các chất kích thích như khói thuốc lá hoặc tình trạng viêm làm tăng sản xuất chất nhầy.

Liệt thần kinh vận nhãn (dây III): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dây thần kinh vận nhãn chi phối cho tất cả các cơ ngoài ổ mắt ngoại trừ cơ chéo trên và cơ thẳng ngoài. Việc yếu cơ co đồng tử và cơ nâng mi lần lượt gây ra tình trạng dãn đồng từ và sụp mi.

Đau bụng

Đau bụng là một dấu hiệu cơ năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hóa và các tạng trong ổ bụng. Dấu hiệu đau có tính chất gợi ý đầu tiên khiến người thầy thuốc có hướng hỏi bệnh, thăm khám bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng là gì.