- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Huyết áp rộng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Huyết áp rộng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Hiệu áp rộng là một triệu chứng rất có giá trị, phụ thuộc vào hoàn cảnh lâm sàng có thể bắt gặp. Hiệu áp là một yếu tố dự đoán tử vong và thương tật độc lập ở bệnh nhân có huyết áp bình thường và bệnh nhân cao huyết áp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Huyết áp mạch được tính bằng huyết áp tâm thu trừ huyết áp tâm trương. Giá trị bình thường là 40mmHg. Mỗi sự biến đổi huyết áp mạch có ý nghĩa riêng biệt về mặt lâm sàng. Việc xác định huyết áp mạch rất phức tạp. Yếu tố quyết định là kháng lực động mạch, thuộc tính động mạch và thể tích nhát bóp/ cung lượng tim.
Hình. Cơ chế hiệu huyết áp áp rộng ở người lớn tuổi
Mô tả
Là hiệu số huyết áp lớn hơn 55 - 60mmHg.
Nguyên nhân
Lớn tuổi.
Hở chủ.
Giai đoạn sau của sốc nhiễm trùng.
Tăng cung lượng tim.
Cường giáp.
Hình. Hiệu áp rộng và xơ cứng mạch
Cơ chế
Lớn tuổi
Yếu tố quy định hiệu áp của người bệnh rất phức tạp và không thể giải thích theo một mô hình cụ thể. Tuy nhiên, giảm tính đàn hồi thành mạch và tăng vận tốc sóng mạch được cho là tình trạng dẫn đếnhiệu áp rộng ở người lớn tuổi
Tuổi càng cao thì lớp nội mạc động mạch càng dễ bong tróc và gẫy vỡ, đồng thời tuổi cao làm biến đổi tỉ lệ collagen/ elastin. Những thay đổi này làm cho động mạch cứng và kém đàn hồi. Khi đó động mạch mất khả năng thích nghi với huyết áp tăng lên thì tâm thu, do đó, huyết áp tăng cao.
Một mô hình thứ hai cho thấy sự xơ cứng của các động mạch lớn gây hậu quả làm sự truyền dẫn dạng sóng của động mạch nhanh hơn, vì thành mạch ít đàn hồi để cản sóng. Kết quả là song mạch dội nhanh hơn và tăng huyết áp tâm thu, tăng nhiều nữa, vì vậy, gây hiệu áp rộng.
Tóm lại, có thể hiểu là xơ cứng thành mạch/ giảm độ đàn hồi và tăng vận tốc song mạch nhiều hơn bình thường có thể giải thích cho việc tăng áp lực mạch ở người già.
Sốc nhiễm trùng
Trong sốc nhiễm trùng ấm, cơ chế gây hiệu rộng là giãn mạch, tăng tính thấm nội mạc và giảm kháng lực mạch ngoại biên.
Trong sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng gây phản ứng viêm miễn dịch. Miễn dịch thể dịch và phản ứng miễn dịch không đặc hiệu được kích hoạt, dẫn đến chiêu mộ bạch cầu và giải phóng các cytokine, gồm TNF-α, IL-8, IL-6, histamin, prostaglandin và nitric oxide. Những cytokine này làm tăng tính thấm mạch máu và giãn mạch hệ thống, giảm sức cản mạch máu hệ thống và huyết áp tâm trương và, do đó gây hiệu áp rộng.
Cần chú ý là sốc nhiễm trùng có thể hiện diện (đặc biệt là ở giai đoạn đầu) như là sốc lạnh với co mạch và duy trì sức cản mạch máu ngoại biên.
Hở chủ
Hiệu áp rộng có thể được tạo ra do thể tích máu lớn chảy từ thất trái vào động mạch chủ xuống trong thì tâm thu. Suy giảm mạch trong thì tâm trương là do sự trào ngược vào tâm thất và chảy ngược trong các tiểu động mạch ngoại biên.
Cường giáp
Hormon giáp có rất nhiều tác dụng trên hệ tim mạch, cũng như các hệ cơ quan khác. Kết quả bao gồm tăng thể tích máu, tăng co bóp cơ tim và giảm kháng lực mạch, tất cả gây hiệu áp rộng.
Dư thừa hormon giáp gây tăng sản sinh nhiệt trong mô ngoại biên, gây giãn mạch và giảm kháng lực mạch hệ thống và huyết áp tâm trương. Do đó, T3 cũng có tác dụng trực tiếp làm giảm kháng lực mạch máu.
Đồng thời, hormon giáp cũng có tác dụng tăng sức co bóp và tăng nhịp tim, tăng tạo máu và thể tích máu, do đó làm tăng cung lượng tim và huyết áp tâm thu.
Ý nghĩa
Hiệu áp rộng là một triệu chứng rất có giá trị, phụ thuộc vào hoàn cảnh lâm sàng có thể bắt gặp.
Hiệu áp là một yếu tố dự đoán tử vong và thương tật độc lập ở bệnh nhân có huyết áp bình thường và bệnh nhân cao huyết áp.
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cho rằng hiệu áp là dấu chỉ tốt hơn so với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, mặc dù không phải tất cả các nghiên cứu đồng ý với điều này.
Có bằng chứng mạnh mẽ rằng hiệu áp rộng tăng nguy cơ rung nhĩ và nguy cơ suy tim, điều trị hiệu áp rộng mạn tính hoặc tăng huyết áp tâm thu đơn độc giúp giảm nguy cơ của các kết cục xấu.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngưng thở khi ngủ: tại sao và cơ chế hình thành
Ngưng thở khi ngủ có thể phân loại thành thể trung ương hoặc thể tắc nghẽn tùy thuộc vào vị trí của nguyên nhân bệnh lý.
Bập bềnh thận: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Không có bằng chứng về giá trị của nghiệm pháp bập bềnh thận. Trên thực tế, cảm nhận này thường không rõ ràng, do vậy nên kết hợp các phương pháp chẩn đoán khác.
Rối loạn chuyển hóa Natri
Được gọi là tăng natri máu khi natri huyết tương vượt quá 145 mmol/l. Tất cả các trường hợp tăng natri máu đều kèm theo tăng áp lực thẩm thấu của huyết tương.
Khám cảm giác
Cảm giác khách quan là do người bệnh thấy khi ta kích thích vào một vùng cơ thể, Tùy theo vật kích thích kim châm, lông, nóng lạnh mà người bệnh sẽ trả lời khác nhau.
Khó thở khi đứng: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Thông thường, nối tắt mạch máu từ hệ thống tĩnh mạch sang hệ thống động mạch gây nên khó thở ở tư thế đứng. Có nhiều cơ chế sinh lý cho điều này.
Xét nghiệm các bệnh phẩm hô hấp
Các tác nhân bệnh lý của đường hô hấp thường gây một phản ứng toàn thân, do đó cần thiết phải tìm những phản ứng này ngoài các xét nghiệm bệnh phẩm trực tiếp
Khám bệnh và chẩn đoán nội khoa
Công tác khám bệnh có làm được tốt mới phát hiện được đúng và đầy đủ các triệu chứng để có thể làm được một chẩn đoán thật chính xác và đầy đủ.
Bánh xe răng cưa: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu bánh xe răng cưa là dấu hiệu của loạn chức năng ngoại tháp. Thường gặp nhất có liên quan đến bệnh Parkinson. Cơ chế cuả dấu bánh xe răng cưa ít được biết đến.
Thở rên: tại sao và cơ chế hình thành
Ở những bệnh nhân bị bệnh trong lồng ngực và bao gồm cả đường hô hấp dưới, tắc nghẽn hay xẹp phổi, thở rên là cách để làm tăng lượng khí cặn chức năng.
Bệnh võng mạc do đái tháo đường: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Triệu chứng bệnh lí võng mạc do đái tháo đường là triệu chứng rất quan trọng và cần theo dõi kĩ. Mức độ của bệnh lí võng mạc do đái tháo đường lúc chẩn đoán càng nặng, thì nguy cơ tiến triển bệnh càng cao.
Nhịp nhanh xoang: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Nhịp nhanh đơn thuần là một triệu chứng rất không đặc hiệu. Giá trị triệu chứng của nó phụ thuộc vào hoàn cảnh lâm sàng. Nó có giá trị hạn chế trong dự đoán giảm thể tích. Nếu kết hợp với các triệu chứng khác, nó có giá trị trong dự báo viêm phổi.
Tăng trương lực cơ khi gõ/nắm tay: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Tăng tương lực cơ là một triệu chứng của bệnh lý tại kênh ion. Sự bất ổn định của điện tích màng sợi cơ làm kéo dài quá trình khử cực sợi cơ, gây tăng trương lực.
Dấu hiệu Leser - Trélat: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Hầu hết là do tiết các yếu tố tăng trưởng khác nhau liên quan đến ung thư, bao gồm yếu tố tăng trưởng biểu mô, hormon tăng trưởng và các yếu tố tăng trưởng biến đổi, làm thay đổi chất nền ngoại bào và đẩy mạnh dày sừng tiết bã.
Khạc đờm: triệu chứng cơ năng hô hấp
Đặc điểm của đờm được khạc ra từ cây khí quản có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp, song trước tiên phải xác định có phải bệnh nhân thực sự ho khạc đờm hay không
Thất ngôn toàn thể: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Thất ngôn toàn thể là dấu hiệu định khu bán cầu ưu thế và có liên quan đến một số thiếu hụt về cảm giác và vận động. Bệnh nhân thất ngôn toàn thể mà không liệt nửa người nhiều khả năng có thể hồi phục chức năng và vận động tốt.
Mạch động mạch lên dội: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Giống như mạch chậm, mạch lên dội của hẹp động mạch chủ có thể được cho là do tống máu tâm thất kéo dài và hiệu ứng Venturi trong động mạch chủ. Hẹp van động mạch chủ nghĩa là kéo dài thời gian tống máu ra khỏi thất trái.
Thất ngôn Wernicke (thất ngôn tiếp nhận): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Thất ngôn Wernicke gây nên bởi tổn thương hồi sau trên thùy thái dương của bán cầu ưu thế. Vùng này được cấp máu bởi các nhánh của động mạch não giữa. Nguyên nhân hay gặp nhất là nhồi máu não nhánh dưới động mạch não giữa.
Tật gù: tại sao và cơ chế hình thành
Các giá trị trong việc phát hiện gù cột sống của cột sống phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của độ cong. Gù cột sống ở bệnh nhi có thể gợi ý gù cột sống bẩm sinh.
Hội chứng suy thùy trước tuyến yên
Trong bệnh nhi tính, chiều cao của người bệnh phụ thuộc vào tuổi của họ vào đúng lúc bị suy tuyến yên. Nếu phát sinh lúc 8-9 tuổi, người bệnh sẽ bị lùn. Nếu bệnh phát sinh lúc 15 - 16 tuổi, người bệnh có chiều cao gần bình thường hoặc bình thường.
Hội chứng rối loạn tiêu hoá
Hội chứng rối loạn tiêu hoá rất hay gặp ở các phòng khám đa khoa. Nguyên nhân: do nhiều nguyên nhân: nhiễm trùng, nhiễm độc, thay đổi thời tiết hoặc do ăn những thức ăn lạ.
Đái ra máu
Đái ra máu có thể nhiều, mắt thường cũng thấy được, gọi là đái ra máu đại thể. Nhưng cũng có thể ít, mắt thường không thấy được, gọi là đái ra máu vi thể.
Hội chứng tăng áp lực nội sọ
Hộp sọ là một cấu trúc cứng có một thể tích hữu hạn và hằng định, trong hộp sọ có tổ chức não, máu và dịch não tủy, các thành phần này có vai trò trong việc tạo nên áp lực nội sọ.
Khám vận động
Người bệnh có thể ở nhiều tư thế: Ngồi, đứng, nằm… ở đây ta chỉ thăm khám khi người bệnh ở tư thế nằm. Hướng dẫn người bệnh làm một số nghiệm pháp thông thường, đồng thời hai bên, để so sánh. Chi trên: Nắm xoè bàn tay; gấp duỗi cẳng tay; giơ cánh tay lên trên, sang ngang.
Khàn tiếng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Khàn tiếng thường nhất là triệu chứng của viêm dây thanh do virus, nhưng đây cũng có thể là một triệu chứng quan trọng của bệnh lý thần kinh. Khàn tiếng nên được giải thích trong bệnh cảnh lâm sàng toàn diện.
Dáng đi parkinson: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Sự thay đổi tư thế trong hội chứng Parkinson khiến trọng tâm bệnh nhân về phía trước, cân bằng kém trong quá trình vận động. Khi bắt đầu vận động, bệnh nhân có thể có một loạt các bước đi nhanh và nhỏ.