Hội chứng xoang hang: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2020-10-22 02:56 PM

Hội chứng xoang hang là tình trạng khẩn cấp và có tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao, do tổn thương sợi thần kinh của xoang hang, thần kinh ròng rọc, thần kinh sinh ba, thần kinh vận nhãn ngoài và những sợi giao cảm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Hội chứng xoang hang đại diện cho bất thường nhiều dây thần kinh não do tổn thương những sợi thần kinh của xoang hang (ví dụ. thần kinh vận nhãn (III), thần kinh ròng rọc (IV), nhánh mắt của thần kinh sinh ba (V1), nhánh hàm trên của thần kinh sinh ba (V2), thần kinh vận nhãn ngoài (VI) và những sợi giao cảm).

Nguyên nhân

Thường gặp

Thuyên tắc nhiễm trùng.

Thuyên tắc vô trùng.

Hội chứng Tolosa–Hunt.

Ít gặp

Phình động mạch cảnh trong trong xoang hang.

Nhiễm nấm mucormycosis mũi-não.

Đột quỵ tuyến yên.

Rò xoang hang-cảnh.

Thành phần của xoang hang

Hình. Thành phần của xoang hang

Hồi lưu tĩnh mạch của những cấu trúc trong sọ

Hình. Hồi lưu tĩnh mạch của những cấu trúc trong sọ. CS = xoang hang; CV = TM vỏ não; GV = TM lớn Galen; ICV = TM não trong; IJ = TM cảnh trong; ISS = xoang dọc dưới; LS =xoang bên; PS = xoang đá; SS =xoang xích ma; *SS = xoang thẳng; SSS = xoang dọc trên; TH = Hợp lưu sau; TS = xoang ngang.

Dấu hiệu lâm sàng

Loạn chức năng thần kinh

Yếu cơ ngoài mắt – tất cả các cơ ngoại trừ SO, LR

Giãn đồng tử hoặc phản ứng đồng tử yếu

Sụp mi

→ Thần kinh vận nhãn (III)

Yếu cơ chéo trên

→ Thần kinh ròng rọc (IV)

Tăng cảm giác hoặc mất cảm giác ở vùng chi phối của dây thần kinh thị hoặc thần kinh hàm trên

Giảm cảm giác giác mạc

Giảm phản xạ giác mạc

→ Nhánh mắt của thần kinh sinh ba (V1)

→ Nhánh hàm trên của thần kinh sinh ba (V2)

Yếu cơ thẳng bên

→ Thần kinh vận nhãn ngoài (VI)

Hội chứng Horner

→ Sợi giao cảm

 

Bảng. Cơ chế giải phẫu thần kinh của hội chứng xoang hang

Cơ chế

Xoang hang bao gồm những cấu trúc thần kinh và mạch máu và nằm cạnh tuyến yên, xoang sàng và xoang bướm. Biểu hiện bao gồm phù quanh mắt một bên, sợ ánh sáng, lồi mắt, phù gai thị, xuất huyết vơng mạc và giảm thị lực. Nguyên nhân bao gồm:

Thuyên tắc nhiễm trùng.

Thuyên tắc vô trùng.

Ph́nh động mạch cảnh trong trong xoang hang.

Đột quỵ tuyến yên.

Rối loạn xoang sàng và xoang bướm.

Thuyên tắc nhiễm trùng

Nguồn gốc thường gặp nhất của thuyên tắc vô trùng là nhiễm trùng tại xoang bướm hoặc xoang sàng. Nguồn gốc khác bao gồm nhiễm trùng răng, viêm tế bào mặt trung tâm và viêm tai. Những sinh vật gây nhiễm trùng vào xoang hang thông qua tĩnh mạch và hạch lympho từ những cấu trúc bao quanh mắt và mặt hoặc đi trực tiếp từ mô lân cận.

Thuyên tắc vô trùng

Thuyên tắc vô trùng ít gặp hơn thuyên tắc nhiễm trùng và có liên quan đến tình trạng tăng đông (ví dụ. đa hồng cầu, bệnh tế bào hình liềm, chấn thương, thai kỳ và sử dụng thuốc tránh thai đường miệng).

Phình động mạch cảnh trong trong xoang hang

Sự phồng ra của phình động mạch cảnh trong trong xoang hang có thể gây ra sự tổn thương. Dây thần kinh vân nhãn ngoài (VI) bị ảnh hưởng sớm nhất do nó gần nhất đối với phần trong xoang hang của động mạch cảnh trong.

Đột quỵ tuyến yên

Đột quỵ tuyến yên là tình trạng xuất huyết cấp tính vào khối u lớn tuyến yên tồn tại trước đó, nó chèn ép và làm tổn thương các mô xung quanh. Đột quỵ tuyến yên liên quan đến bán manh hai thái dương do chèn ép giao thoa thị. Những yếu tố nguy cơ bao gồm giảm huyết áp, kích thích tuyến tăng trưởng (ví dụ. thai kỳ), kháng đông và xung huyết.

Rối lọan của xoang bướm và xoang sàng

Tình trạng viêm ăn mòn cấp và mạn tính của xoang sàng và xoang bướm có thể dẫn sự lan rộng nhiễm trùng và tiến triển viêm đến xoang hang bên cạnh.

Nguyên nhân bao gồm viêm xoang nhiễm trùng, nhiễm nấm mucomycosis, hội chứng Tolosa–Hunt và khối u.

Ý nghĩa

Hội chứng xoang hang là tình trạng khẩn cấp và có tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao.

Bài viết cùng chuyên mục

Yếu cơ ức đòn chũm và cơ thang (Liệt thần kinh phụ [CNXI])

Liệt thần kinh phụ hầu hết là do tổn thương thần kinh ngoại biên thứ phát sau chấn thương hoặc do khối u. Liệt thần kinh phụ có thể không ảnh hưởng đến cơ ức đòn chũm vì các nhánh tới cơ này tách sớm ra khỏi thân chính của dây thần kinh.

Xuất huyết Splinter: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Các vệt xuất huyết được thấy trong 15% các trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và, vì vậy, có độ nhạy thấp. Cũng như các triệu chứng được cho là kinh điển khác của viêm nội tâm mạc nhiếm khuẩn.

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vệt bông

Vùng nhỏ đổi màu trắng - vàng trên võng mạc, thường được mô tả như mảng trắng, phồng. Thương tổn màu trắng viền xơ, thấy khoảng 1/5 đến 1/4 đường kính đĩa thị. Hướng của vệt bông thường theo đường cong của lớp bó sợi thần kinh.

Nghiệm pháp Romberg: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Ba thứ để duy trì ổn định tư thế đứng: thông tin thị giác, chức năng tiền đình và cảm giác bản thể. Lưu ý rằng phần lớn bệnh nhân có tổn thương tiểu não không thể duy trì thăng bằng mặc dù vẫn còn các tín hiệu thị giác.

Xanh tím và xanh tím ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tím ngoại biên gây ra bởi dòng máu chảy chậm và tăng tách lấy oxy ở các chi. Khi cơ thể người tiếp xúc với lạnh, co mạch ngoại biên xảy ra để duy trì sự ấm áp.

Liệt dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Liệt thần kinh vận nhãn ngoài do tổn thương ngoại biên của thần kinh vận nhãn ngoài. Tổn thương nhân vận nhãn ngoài làm liệt chức năng nhìn ngang do suy giảm điều phối của vận động liên hợp mắt với nhân vận động vận nhãn thông qua bó dọc giữa.

Chẩn đoán thiếu máu

Thiếu máu là hiện tượng giảm số lượng hồng cầu, hoặc giảm nồng độ huyết cầu trong máu ngoại biện. Đây không nói đến các trường hợp mất máu cấp làm giảm khối lượng trong cơ thể.

Rối loạn chuyển hóa Gluxit

Gan có vai trò rất quan trọng trong điều hoà đường máu vì gan tổng hợp glycogen dự trữ, tân tạo glucoza, đồng thời thoái biến glycogen để giữ cho nông độ đường máu luôn luôn hằng định.

Kiểu thở ức chế (apneusis): tại sao và cơ chế hình thành

Thở ức chế được cho là do các neuron ở cầu não dưới, không bị ức chế làm cho sự thở vào dễ dàng hơn. Kiểu thở này gặp ở bệnh nhân có tổn thương cầu não trên sau khi cắt dây phế vị 2 bên.

Khoảng ngừng quay đùi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Giống như trong hẹp van động mach chủ, hẹp động mạch chủ sẽ làm giảm phân suất tống máu do mạch máu hẹp và hiệu ứng Venturi, hút thành động mạch vào trong và góp phần làm giảm dòng chảy và biên độ mạch sau hẹp.

Dáng đi parkinson: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Sự thay đổi tư thế trong hội chứng Parkinson khiến trọng tâm bệnh nhân về phía trước, cân bằng kém trong quá trình vận động. Khi bắt đầu vận động, bệnh nhân có thể có một loạt các bước đi nhanh và nhỏ.

Lồi mắt do bệnh Graves: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong bệnh Graves, kháng thể kháng thụ thể tuyến giáp được sản xuất như là 1 phần trong quá trình của bệnh. Những kháng thể hoạt động trên tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến nguyên bào sợi của hốc mắt.

Áp lực tĩnh mạch cảnh (JVP): hình dạng sóng bình thường

Ở người khoẻ mạnh, có thể dự đoán hình dạng sóng của tĩnh mạch cảnh khi đặt catheter tim. Mỗi phần phản ánh cho sự thay đổi ở tâm nhĩ phải và áp lực tĩnh mạch cảnh.

Dấu hiệu Buerger: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân bệnh tim mạch

Tắc một phần hay toàn bộ các động mạch cẳng chân do vật nghẽn mạch hoặc huyết khối dẫn đến hạn chế dòng máu chảy đến phần xa của cẳng chân và bàn chân.

Run sinh lý: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Run sinh lý không có ý nghĩa trên lâm sàng. Run sinh lý tăng lên có thể liên quan tới một số rối loạn (ví dụ. cường giáp, ngộ độc các chất giống giao cảm, tình trạng cai).

Tăng phản xạ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tăng phản xạ là một triệu chứng của neuron vận động trên. Các tổn thương neuron vận động trên làm tăng hoạt động của neuron vận động gamma và giảm hoạt động của neuron ức chế trung gian.

Mức cảm giác: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Việc xác định mức cảm giác có ý nghĩa khu trú vị trí các tổn thương tủy sống. Tổn thương tủy sống khiến khiếm khuyết cảm giác xảy ra ở ngang mức, và dưới mức tổn thương.

Dấu hiệu chữ V: tại sao và cơ chế hình thành

Viêm da cơ là viêm cơ đặc trưng bởi các tổn thương vi mạch làm phá hủy cơ bằng cơ chế miễn dịch, chủ yếu là lắng đọng bổ thể, phức hợp miễn dịch cũng tham gia một phần.

Khám thắt lưng hông

Hội chứng thắt lưng hông gồm có hai hội chứng thành phần là hội chứng cột sống và hội chứng dây rễ thần kinh, Khám lâm sàng nhằm mục đích phát hiện.

Suy mòn cơ thể do bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Cung lượng tim thấp mạn tính lấy đi lượng oxy cần thiết bình thường của tế bào, làm giảm hiệu suất chuyển hóa và làm chuyển hóa theo con đường dị hóa hơn là đồng hóa.

Triệu chứng học dạ dày

Dung lượng dạ dày có thể chứa được 1, 1,5 lít, gồm 2 phần, phần đứng là thân dạ dày, phần ngang là hang vị

Dấu hiệu Neer: tại sao và cơ chế hình thành

Nghiệm pháp Neer dương tính có giá trị giới hạn trong việc cô lập vị trí của tổn thương, như hầu hết các loại chấn thương vai sẽ gây đau khi làm các nghiệm pháp.

Rối loạn chuyển hóa protein

Chuyển hoá protein có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cơ thể sinh vật : protein là thành phần chủ yếu của mọi tế bào tổ chức người và động vật. Các men, các hormon cần thiết cho sự sống cũng như các chất cần cho vận chuyển các chất khác.

Hội chứng Porphyrin niệu

Sự thiếu hụt một trong những men trên sẽ dẫn đến porphyrin niệu, bệnh có tính chất di truyền, thường hay thiếu men proto-oxidase.

Hoại tử mỡ do đái tháo đường (NLD): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Một nghiên cứu gần đây hơn cho thấy chỉ có 11% bệnh nhân với hoại tử mỡ mắc đái tháo đường, và tỉ lệ hiện mắc ở bệnh nhân đái tháo đường chỉ từ 0.3–3.0%.