Hội chứng trung thất

2011-10-27 12:58 PM

Tĩnh mạch bàng hệ phát triển, các lưới tĩnh mạch nhỏ ở dưới da bình thường không nhìn thấy hoặc không có, bây giờ nở to ra, ngoằn ngoèo, đỏ hay tím.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Khi có sự chèn ép các thành phần của trung thất, trên lâm sàng có thể thấy hội chứng trung thất.

Nhắc lại về giải phẫu

Vị trí và giới hạn: Trung thất ở trung tâm lồng ngực, giới hạn phía trước bởi xương ức, phía sau là cột sống, hai bên là phổi và màng phổi, phía trên thông với các tổ chức đệm ở cổ, dưới cơ hoành.

Phân chia: Tim và các mạch máu lớn chia trung thất ra làm hai phần trước và sau:

Trung thất trước gồm:

Tuyến hung ở trẻ em.

Ngã ba khí phế quản và nhóm hạch bạch huyết bao quanh khí phế quản.

Tim.

Động mạch chủ và động mạch phổi, các tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi.

Giữa động mạch phổi và phần lên của động mạch chủ là dây thần kinh  quặt ngược.

Trung thất sau gồm:

Thực quản và nhóm hạch bạch huyết bao quanh thực quản.

Tĩnh mạch đơn (azygos).

Ống ngực.

Đoạn xuống của động mạch chủ.

Các dây thần kinh giao cảm và phế vị.

Tuỳ theo vị trí chèn ép của một hay nhiều thành phần của trung thất trước hoặc trung thất sau, ta thấy những biểu hiện lâm sàng khác.

Triệu chứng lâm sàng

Hội chứng trung thất gồm có bốn triệu chứng:

Triệu chứng chèn ép khí phế quản.

Triệu chứng chén ép các mạch máu.

Triệu chứng chèn ép thực quản.

Triệu chứng chèn ép dây thần kinh.

Tuy vậy, ít khi có đủ bốn loại triệu chứng cùng một lúc ở một người bệnh có khi có những khối u rất to mà chỉ xô đẩy các thành phần của trung thất chứ không gây ra một sự chèn ép nào.

Triệu chứng chèn ép khí phế quản

Có ba triệu chứng chính:

Khó thở: Thường là khó thở  vào, có thể kèm theo tiếng thở rít và rút lõm trên,   ưới ức. Hay xảy ra ở một vài tư thế, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.

Ho: Ho khan, ho từng cơn và oang oang, nghe như rống lên. Có khi ho ra máu.

Đau ngực: Tính chất của đau ngực they đổi tuỳ theo địa điểm của chèn ép.

Có khi đau ở một chỗ cố định.

Có khi đau dọc theo xương sườn, kiểu đau dây thần kinh liên sườn.

Có thể đau lan lên cổ  và hai tay.

Triệu chứng chèn ép các mạch máu

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên.

Sự chèn ép tĩnh mạch chủ trên, gây ứ máu ở não, người bệnh thường bị:

Nhức đầu, khó ngủ làm việc trí óc chóng mệt.

Tím mặt: Mới đầu chỉ có thể có ở môi, má,tai, tăng lên khi ho và gắng sức. Sau cùng, cả nửa người  trở nên tím ngắt hoặc đỏ tía.

Phù: Phù ở mặt, cổ, lồng ngực, lưng có khi cả hai tay, cổ thường to hạch, làm cho người bệnh không cài được khuy cổ (phù kiểu áo choàng).

Tĩnh mạch nổi to: Tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch dưới lưỡi nổi to lên. Tĩnh mạch bàng hệ phát triển, các lưới tĩnh mạch nhỏ ở dưới da bình thường không nhìn thấy hoặc không có, bây giờ nở to ra, ngoằn ngoèo, đỏ hay tím.

Áp lực tĩnh mạch tăng ở chi trên tới 18-20cm nước, còn ở chi dưới bình thường.

Tuỳ theo vị trí tắc, phù và tuần hoàn bàng hệ  có thể có mức độ  và hình thái khác nhau. Có thể thấy:

Tắc ở trên chỗ nào của tĩnh mạch đơn: Ứ trệ ở phần trên lồng ngực cổ gáy. Máu tĩnh mạch ở vùng  đó trở về tĩnh mạch chủ qua tĩnh mạch vú trong tĩnh mạch sống, đổ vào tĩnh mạch đơn qua các tĩnh mạch liên sườn trên.

Tắc ở dưới chỗ vào của mạch tĩnh mạch đơn: Chèn ép hoàn toàn tĩnh mạch chủ dưới, làm máu tĩnh mạch bị ứ trệ, dồn ngược dòng tĩnh mạch đơn lớn vào các  nhánh nối tĩnh mạch ngực bụng sâu, đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. Khám có thể thấy tĩnh mạch bàng hệ nổi lên ở nền lồng ngực.

Tắc ở ngay chỗ vào của tĩnh mạch đơn và tĩnh mạch chủ: Ứ trệ tuần hoàn rất nhiều. Tĩnh mạch bàng hệ nổi rõ ở tất cả lồng ngực và phần trên của bụng.

Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ dưới: Tắc ở gần chỗ vào của tĩnh mạch chủ   ưới gây tuần hoàn bàng hệ  nhiều ở bụng và nền lồng ngực. Có thể thấy gan to, phù chi dưới, áp lực tĩnh mạch chi dưới tăng cao.

Triệu chứng chèn ép động mạch dưới đòn. Biên độ mạch không đều ở hai ta. Huyết áp động mạch cũng không đều ở hai bên cánh tay.

Triệu chứng chèn ép động mạch phổi: Khó thở khi gắng sức. Nghe tim có tiếng thổi tâm thu ở liên sườn hai trái. Soi phổi, thấy nhu mô phổi rất trong, các nhánh động mạch phổi không nhìn rõ. Thường là do túi phồng động mạch chủ đè vào động mạch phổi.

Triệu chứng chèn ép thực quản

Khó nuốt hoặc nuốt đau.

Đau ngực phía sau lưng, lan sang  bên hoặc lên trên.

Triệu chứng chèn ép thần kinh

Chèn ép dây quặt ngược: nói khàn, có khi mất giọng, hoặc giọng đôi.

Chèn ép dây giao cảm cổ: bên tổn thương, đồng tử co lại, kẽ mắt nhỏ lại, mắt lõm sâu là mi mắt sưng sụp xuống, gò má đỏ (hội chứng Claude Bernard-Horner).

Đau dây thần kinh liên sườn.

Đau dây thần kinh hoành: Nấc đau vùng cơ hoành, khó thở do liệt cơ hoành.

Đứng trước các triệu chứng lâm sàng trên, cần phải soi, chụp x quang lồng ngực.

X quang

Có thể nhìn thấy hình mờ ở một hoặc hai bên trung thất. Hình ảnh x quang không cho phép ta quyết định chẩn đoán nguyên nhân của chèn ép trung thất nhưng trong một số trường hợp, hình ảnh đó có thể  làm ta hướng đến một số nguyên nhân.

Ung thư hạch bạch huyết: Hình mờ hai bên trung thất, bờ rõ từ cuống tim lên đến đỉnh phổi.

Di căn ung thư (gan, dạ dày, phổi): Hình mờ một bên trung thất có thể thấy nhiều khối mờ tròn ở phổi.

Bệnh Hodgkin: Hình mờ hai bên trung thất thấy bờ rõ rệt  hình vòng cung. Ngoài ra ta còn có thể thấy các triệu chứng khác của bệnh, hạch to ở cổ, nách, thượng đòn, bẹn. Sinh thiết có nhiều tế bào Sternberg.

Bệnh bạch cầu mạn tính: Hình mờ hai bên trung thất cân xứng. Ngoài ra còn có nhiều hạch bạch huyết nổi to nơi khác, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng lên rất nhiều.

Viêm trung thất hoá mủ: Ít gặp nhưng cũng cần phải chú ý. Nguyên do thông  thường nhất là viêm thực quản lan sang trung thất. Viêm thực quản thường xảy ra sau khi người

Bệnh bị hóc xương. X quang thấy hai dải mờ hai bên trung thất, ngoài ra có bệnh cảnh nhiễm khuẩn nặng.

Phân loại

Tuỳ theo vị trí chèn ép của trung thất, có thể chia ra các loại hội chứng sau đây:

Hội chứng trung thất trên: Ứ huyết tĩnh mạch chủ trên, phù tim ngực cổ.

Hội chứng trung thất dưới: Ứ huyết tĩnh mạch chủ dưới, phù chi dưới, gan to tĩnh tĩnh mạch bàng hệ ở ngực, bụng.

Hội chứng trung thất sau: Khó nuốt, đau rễ thần kinh  kiểu đau dây thần kinh liên sườn. Có thể tràn dưỡng chấp ổ màng phổi.

Hội chứng trung thất giữa: Khó thở, nói khàn hoặc giọng đôi do  liệt dây thần kinh thanh quản trái.

Hội chứng trung thất trước: Đau ngực nhiều, kiểu đau thắt động mạch vành. Trên thực tế, các hội chứng đó có thể đứng riêng lẽ hoặc phối hợp.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chèn ép trung thất có thể là:

U ác tính: Ung thư  phế quản (thường gặp nhất), ung thư hạch bạch huyết,  bệnh bạch cầu.

U lành tính: Ít gặp.

Viêm trung thất có mủ.

Lao: Có hạch to và viêm trung thất.

Bướu chìm của tuyến giáp trạng.

Bướu tuyến hung.

Phình quai động mạch chủ.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhịp tim chậm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có quá nhiều nguyên nhân có khả năng gây chậm nhịp nên độ đặc hiệu của dấu hiệu cho một bệnh thì thấp. Nếu được thấy ở một bệnh nhân đáng lẽ có nhịp tim bình thường, thì thường có khả năng là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn rất nặng.

Nhịp đập mỏm tim: ổ đập bất thường thất trái

Ổ đập bất thường thất trái dùng để mô tả một nhịp đập mỏm tim toàn thì tâm thu (nghĩa là kéo dài từ đầu tâm thu đến T2).

Dấu hiệu Lachman: tại sao và cơ chế hình thành

Nghiệm pháp Lachman thường được sử dụng với các thử nghiệm ngăn kéo trước để kiểm tra dây chằng chéo trước. Nó được cho là có độ nhạy cao hơn và thường được chấp nhận là một bài kiểm tra cấp cao của dây chằng.

Thất ngôn toàn thể: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Thất ngôn toàn thể là dấu hiệu định khu bán cầu ưu thế và có liên quan đến một số thiếu hụt về cảm giác và vận động. Bệnh nhân thất ngôn toàn thể mà không liệt nửa người nhiều khả năng có thể hồi phục chức năng và vận động tốt.

Triệu chứng cơ năng trong bệnh tim

Người mắc bệnh tim thường tìm đến thầy thuốc vì một số triệu chứng do rối loạn chức năng của tim khi suy. Trong các rối loạn đó có những triệu chứng có giá trị chỉ điểm nhưng cũng có vài triệu chứng không đặc hiệu cho bệnh tim.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một thể bệnh nặng của BTTMCB (bệnh tim thiếu máu cục bộ), với bản chất là đã có biến đổi thực thể - hoại tử một vùng cơ tim. 

Hội chứng Horner: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hội chứng Horner có thể do do đột quỵ vùng thân não, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp hoặc chấn thương vùng cổ, ngực, thần kinh gai sống, động mạch dưới đòn hay động mạch cảnh, đau nửa đầu phức tạp, gãy xương sọ.

Co kéo khoang gian sườn: tại sao và cơ chế hình thành

Tại thời điểm có suy hô hấp và tắc nghẽn đường dẫn khí, các cơ hô hấp phụ được sử dụng và áp lực trong lồng ngực bên trên càng giảm hơn nữa, điều này có thể quan sát được trong thì hít vào bình thường.

Mạch động mạch nảy yếu: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hẹp động mạch chủ làm giảm tốc độ tống máu từ thất trái trong khi cùng lúc đó thời gian tống máu bị kéo dài. Do đó, biên độ giảm dần tạo ra mạch nhỏ hơn.

Đau xương: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Đau xương mới xuất hiện là một dấu hiệu quan trọng cần chú ý ở cả bệnh nhân nghi ngờ ung thư và những bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư.

Hội chứng chảy máu

Người bệnh đến khoa sản vì rong kinh hay băng huyết, đến khoa tai mũi, họng vì chảy máu cam, đến khoa răng vì chảy máu chân răng

Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh hữu ích khi phối hợp với những dấu hiệu và triệu chứng khác và sẽ tăng giá trị tăng JVP. Nó nhạy nhưng không đặc hiệu cho bất kì bệnh nào, vì vậy phải xem xét tổng thể lâm sàng.

Tổn thương phản xạ hướng tâm đồng tử (RAPD) (Đồng tử Marcus Gunn)

Tổn thương phản xạ hướng tâm đồng tử gây ra bởi tín hiệu vào tới nhân Edinger-Westphal không đối xứng do cấu trúc dải thị hướng tâm. Các rối loạn có tính đối xứng không gây ra phản xạ hướng tâm đồng tử.

Chụp động mạch vành

Đến thập kỷ 50 cuả thế kỷ XX, Seldinger đã chụp được động mạch vành bằng ống thông, Năm 1959 Bellman chế ra catheter chuyên dùng cho chụp động mạch vành.

Rối loạn chuyển hóa Kali

Rối loạn tuần hoàn: hạ huyết áp tư thế đứng hoặc trạng thái tăng huyết áp không ổn định, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, nhịp xoắn đỉnh, rung thất.

Biến đổi hình dạng sóng tĩnh mạch cảnh: sóng a đại bác

Cơ chế của hầu hết nguyên nhân gây song a đại bác là do sự chênh lệch về thời gian tâm thu giữa nhĩ và thất, hậu quả là tâm nhĩ co trong khi van ba lá đang đóng.

Ngón tay dùi trống: chứng xương khớp phì đại tổn thương phổi (HPOA)

Ngón tay dùi trống và chứng xương khớp phì đại tổn thương phổi được cho rằng có sinh bệnh học chung. Hiện nay, người ta thừa nhận rằng những tiểu cầu lớn hoặc megakaryocyte tăng cường đi vào tuần hoàn hệ thống ngoại vi hơn là bị phá hủy ở phổi.

Ngấm vôi da: tại sao và cơ chế hình thành

Hợp chất tiền calci trong mô là con đường phổ biến đến các tổn thương đặc trưng. Tuy nhiên, làm thế nào và tại sao chúng được hình thành không phải là luôn luôn rõ ràng.

Tiếng vang thanh âm: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Sự khác nhau trong tiếng vang thanh âm được xác định bằng tần số dẫn truyền (Hz) và đặc tính thể lý của phổi bình thường, phổi có dịch và phổi đông đặc.

Run vô căn: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Run vô căn tương đối lành tính và nên được phân biệt với các dạng khác của run. Cơ chế của run vô căn chưa được biết rõ. Run vô căn có thể xuất phát từ rối loạn chức năng của tiểu não.

Âm thổi tâm thu: âm thổi hẹp van động mạch chủ

Hầu hết nguyên nhân gây hẹp van động mạch chủ dẫn đến hậu quả cuối cùng là quá trình tổn thương tiến triển và vôi hoá các lá van, dẫn tới hẹp hoặc tắc nghẽn diện tích lỗ van và/hoặc xơ cứng các lá van.

Gõ vang khi thăm khám: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Trong gõ vang/rất vang, phổi ứ khí quá mức cho phép dẫn truyền âm tần số thấp (được tạo ra khi gõ) tốt hơn.

Teo gai thị: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Teo gai thị do tổn thương thần kinh hoặc tăng áp lực nội sọ kéo dài. Bệnh nhân có thể biểu hiện kèm theo các triệu chứng của suy giảm chức năng thần kinh thị (nhìn mờ, ám điểm trung tâm).

Phì đại lưỡi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có vài nhận xét dựa trên bằng chứng về giá trị của phì đại lưỡi. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện, đó hầu như là bệnh lý và cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

Chẩn đoán lách to

Lách nằm lẩn trong lồng ngực, không sờ thấy đuợc, trừ các trẻ nhỏ, thành bụng nhẽo, Chỉ gõ được vùng đục của lách ở đường nách sau, cao độ 2, 3cm.