Hội chứng tiền đình tiểu não

2011-10-14 11:47 AM

Tiểu não gồm phần giữa hay thùy nhộng và 2 bán cầu tiểu não. Thùy nhộng có chức năng giữ thăng bằng, bán cầu tiểu não có chức năng phối hợp vận động và duy trì phản xạ trương lực cơ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mở đầu

Tiểu não nằm ở hố sọ sau, dưới lều tiểu não, trên hành não và cầu não, gắn với thân não bởi 3 cuống tiểu não: Trên, giữa, dưới.

Tiểu não gồm phần giữa hay thùy nhộng và 2 bán cầu tiểu não. Thùy nhộng có chức năng giữ thăng bằng, bán cầu tiểu não có chức năng phối hợp vận động và duy trì phản xạ trương lực cơ.

Hạch tiền đình nằm ở đáy ống tai trong, đuôi gai có liên quan đến các ống bán khuyên và tạo thành dây thần kinh tiền đình (dây thần kinh số VIII) tới nhân tiền đình ở nền não thất 4, từ các nhân tiền đình liên hệ với các phần khác nhau của hệ thần kinh như: nhân mái, tiểu não, thùy thái dương, các nhân dây thần kinh vận động qua bó dọc sau, với thể lưới, nhân dây X với tủy sống qua bó tiền đình-gai. Vì vậy tổn thương tiền đình gây rối loạn thăng bằng, rung giật nhãn cầu, chóng mặt và nôn.

Bán cầu tiểu não có nhiều nhân xám (nhân mái, nhân răng…), có các đường liên hệ với tủy sống và hành não, liên hệ với vỏ đại não chủ yếu ở thùy thái dương.

Các đường ly tâm từ tiểu não tới nhân đỏ bên đối diện và tủy sống (bó hồng gai).

Tiểu não qua nhân tiền đình và bó dọc sau liên hệ tới các nhân dây thần kinh vận nhãn.

Hội chứng tiền đình

Khi tổn thương tiền đình sẽ gây rối loạn thăng bằng, rung giật nhãn cầu, chóng mặt và buồn nôn.

Hội chứng tiền đình ngoại vi (hội chứng tiền đình hoà hợp)

Chóng mặt có hệ thống: Các vật quay xung quanh người bệnh nhân hay ngược lại.

Rối loạn thần kinh thực vật: Da mặt tím tái, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, khó thở, nôn và buồn nôn nhất là khi thay đổi tư thế.

Rối loạn thăng bằng: Nếu nặng bệnh nhân không thể ngồi dậy được, không xoay đầu được.

Rung giật nhãn cầu ngang, xoay; không có rung giật nhãn cầu dọc.

Chiều lệch chi, chiều ngã và chiều chậm của rung giật nhãn cầu phù hợp nhau, thường kèm theo điếc.

Diễn biến từng cơn, điều trị thường có chuyển biến nhanh.

Nguyên nhân: Do viêm tai xương chũm, vỡ xương đá, mất máu, nhiễm độc streptomycine, quinine, u góc cầu tiểu não, tổn thương dây thần kinh tiền đình.

Hội chứng tiền đình trung ương (hội chứng tiền đình không hoà hợp)

Thường do tổn thương nhân tiền đình hoặc trên nhân.

Chóng mặt không hệ thống, cảm giác bồng bềnh như trên sóng.

Rung giật nhãn cầu nhiều hướng, có cả rung giật nhãn cầu dọc.

Chiều lệch chi, chiều ngã, chiều chậm của rung giật nhãn cầu không phù hợp với nhau.

Diễn biến kéo dài, khó điều trị.

Thường có tổn thương thần kinh khu trú.

Nguyên nhân: do vữa xơ động mạch, do thiếu máu, nhồi máu, thiểu năng sống-nền, hội chứng tăng áp nội sọ gây phù nề hệ thống ống tai trong, xơ cứng rải rác, rỗng hành não.

Hội chứng tiểu não

Hội chứng tổn thương bán cầu tiểu não có đặc điểm rối loạn vận động cùng bên, ít khi rối loạn thăng bằng.

Dáng đi tiểu não: Loạng choạng, khuynh hướng ngã khi đứng, lảo đảo phải đứng dạng chân.

Run khi cử động hữu ý, hết khi nghỉ ngơi, run khi chạm đích.

Rối loạn lời nói: Nói chậm, ngập ngừng, dằn từng tiếng và tiếng nói nổ bùng.

Giảm trương lực cơ: Cơ nhẽo.

Mất điều hoà, không tăng khi nhắm mắt.

Mất phối hợp vận động, sai tầm, quá tầm: Nghiệm pháp ngón tay trỏ mũi, ngón chân-đầu gối ương tính.

Chữ viết rối loạn (chậm, to nhỏ không đều).

Rung giật nhãn cầu: Khi có tổn thương đồng thời tới nhân tiền đình mới có rung giật nhãn cầu.

Nguyên nhân: Rối loạn tuần hoàn tiểu não như: chảy máu, nhồi máu, xơ cứng rải rác, u tiểu não, u góc cầu-tiểu não, teo tiểu não…

Bài viết cùng chuyên mục

Hội chứng rối loạn vận động

Mỗi hoạt động của con người đều có sự chi phối của hệ thần kinh từ vỏ não, hệ thống   ưới vỏ, tủy sống, đến rễ dây thần kinh-cơ, với sự kết hợp hài hoà của hệ xương, khớp, gân, cơ.

Mạch nghịch thường: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Ở người khỏe mạnh mạch quay giảm biên độ trong thì hít vào sâu. Đó là do hít vào làm giảm áp lực trong lồng ngực, làm máu tĩnh mạch về tim phải nhiều hơn. Thất phải giãn và vách liên thất cong về phía thất trái, ngăn máu về thất trái.

Hội chứng liệt nửa người

Theo Dèjerine, liệt nửa người là liệt tay chân cùng một bên của cơ thể do tổn thương từ các tế bào tháp đến xináp của chúng với tế bào sừng trước tủy sống.

Gõ đục khi thăm khám: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Dịch màng phổi làm giảm sự cộng hưởng âm thanh trong phế trường, cung cấp nên đặc tính “cứng như đá” trong gõ đục.

Hội chứng lách to

Lách có cấu trúc đặc biệt, kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức lymphô, gọi là tủy trắng và tổ chức huyết quản, gọi là tủy đỏ, Như vậy lách là một cơ quan lymphô huyết quản.

Hội chứng tăng áp lực nội sọ

Hộp sọ là một cấu trúc cứng có một thể tích hữu hạn và hằng định, trong hộp sọ có tổ chức não, máu và dịch não tủy, các thành phần này có vai trò trong việc tạo nên áp lực nội sọ.

Viêm ngón: tại sao và cơ chế hình thành

Có thể đây là do sự xâm nhập của các yếu tố miễn dịch và cytokines liên quan đến các bệnh lý cột sống, giả thuyết khác cho rằng viêm điểm bám gân là tổn thương chính trong các bệnh lý cột sống và viêm bao khớp là do cytokines xâm nhập vào bao gân.

Rối tầm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Rối tầm là một triệu chứng thuộc bán cầu tiểu não cùng bên. Tổn thương vùng trung gian và vùng bên tiểu não khiến ngọn chi cùng bên cử động chậm chạp, mất phối hợp, vụng về khi thực hiện các bài tập hướng đến mục tiêu.

Khám lâm sàng hệ thống thận tiết niệu

Mỗi người có hai thận nằm hai bên cột sống, trong hố thận, bờ trong là bờ ngoài cơ đài chậu, cực trên ngang mỏm ngang đốt sống lưng 11, cực dưới ngang  mỏm ngang đốt sống lưng 3, thận phải thấp hơn thận trái.

Hội chứng Horner: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hội chứng Horner có thể do do đột quỵ vùng thân não, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp hoặc chấn thương vùng cổ, ngực, thần kinh gai sống, động mạch dưới đòn hay động mạch cảnh, đau nửa đầu phức tạp, gãy xương sọ.

Dấu hiệu run vẫy (Flapping Tremor): tại sao và cơ chế hình thành

Cơ chế của dấu hiệu run vẫy trong những trường hợp trên vẫn chưa rõ. Chuỗi dẫn truyền cũng khá mơ hồ; tuy nhiên, một số cơ chế bệnh học cũng được đưa ra.

Vẹo ngoài: tại sao và cơ chế hình thành

Do cấu trúc giải phẫu của khớp bàn ngón chân, tăng áp lực vào khớp bàn một, ví dụ khi chạy quá nhanh, ngón bàn 1 có xu hướng đẩy lên phía ngón chân cái.

Hội chứng rối loạn thần kinh tự chủ

Hệ thần kinh tự chủ làm nhiệm vụ thiết lập các tác động giữa cơ thể và môi trường, đặc biệt là điều hoà các quá trình hoạt động bên trong cơ thể. Hệ thần kinh tự chủ có hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Triệu chứng học tụy tạng

Tụy nằm sâu trong ổ bụng, nằm trước các đốt sống thắt lưng 1, 2, Mặt trước của tụy sát với mặt sau của dạ dày, từ đoạn 2 của tá tràng đi chếch lên trên từ phải sang trái đến rốn lách.

Rối loạn chuyển hóa Phospho

Phospho là một anion chủ yếu của nội bào, tham gia vào cấu trúc màng tế bào, vận chuyển các chất, dự trữ năng lượng. Với pH = 7,4, phospho tồn tại dưới dạng ion hữu cơ: HPO42-và H2PO4-, HPO42-/H2PO4- = 4/1.

Xét nghiệm tìm vi khuẩn và ký sinh vật hệ tiết niệu

Muốn tìm vi khuẩn hoặc ký sinh vật, phải lấy nước tiểu vô khuẩn, nghĩa là phải thông đái, để tránh các tạp khuẩn bên ngoài lẫn vào nước tiểu đó đem cấy vào môi trường thường như canh thang.

Phù gai thị: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Phù gai thị xuât hiện bởi tăng áp lực nội sọ hoặc có tổn thương chèn ép thần kinh thị. Phù gai thị là dấu hiệu sưng phù thần kinh thị giác bởi các tổn thương chèn ép thần kinh thị hoặc là tăng áp lực nội sọ.

Mụn cơm có cuống (acrochordon): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Giá trị khá hạn chế, vì triệu chứng này khá thường gặp trong dân cư nói chung. Người ta nhận ra triệu chứng này có tỉ lệ xuất hiện nhiều hơn ở bệnh nhân đái tháo đường, thừa cân cũng như to đầu chi.

Dáng đi thất điều: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dáng đi thất điều điển hình là dấu hiệu của tiểu não giữa, nhưng có thể có trong tổn thương bán cầu tiểu não. Trong nghiên cứu bệnh nhân có tổn thương tiểu não một bên, thất điều tư thế hiện diện 80-93 phần trăm.

Khám cảm giác

Cảm giác khách quan là do người bệnh thấy khi ta kích thích vào một vùng cơ thể, Tùy theo vật kích thích kim châm, lông, nóng lạnh mà người bệnh sẽ trả lời khác nhau.

Ngưng thở khi ngủ: tại sao và cơ chế hình thành

Ngưng thở khi ngủ có thể phân loại thành thể trung ương hoặc thể tắc nghẽn tùy thuộc vào vị trí của nguyên nhân bệnh lý.

Chẩn đoán hạch to

Thường  mọi bệnh lý của hệ thống tổ chức tân đều biểu hiện trên lầm sàng bằng  những hạch to. Do đó chẩn đoán hạch to cho ta một ý niệm rõ ràng về những bệnh của hệ thống này.

Rối loạn chuyển hóa Canxi

Co giật xuất hiện đột ngột có thể không có dấu hiệu báo trước, nhiều trường hợp co giật cắn phải lưỡi. Cơn giật diễn ra nhanh chóng, sau cơn tỉnh hoàn toàn.

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và bắt chéo động tĩnh mạch

Một tiểu động mạch võng mạc dãn lớn bắt chéo một tĩnh mạch và có thể đè xẹp nó và gây phù nề đoạn xa chỗ bắt chéo. Tĩnh mạch sẽ có dạng đồng hồ cát ở mỗi bên chỗ bắt chéo.

Thăm khám chuyên khoa thần kinh

Tuỳ theo tầm quan trọng và tình hình của triệu chứng mà phải tiến hành thêm các loại khám nghiệm chuyên khoa khác.