Hội chứng suy tim

2011-10-21 12:26 PM

Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cơ tim giảm khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể. Bình thường tim có một khả năng dự trữ, có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Định nghĩa

Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cơ tim giảm khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể.

Bình thường tim có một khả năng dự trữ, có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau, ví dụ cơ thể cần nhiều máu (tức là nhiều oxy) khi lao động hơn là lúc nghỉ ngơi; cho nên khi suy tim, cơ thể bị thiếu oxy sẽ phát sinh hàng loạt triệu chứng bệnh lý sau đây:

Tim có hai buồng (tim phải và tim trái) có nhiệm vụ khác nhau nên người ta chia ra suy tim phải và suy tim trái.

Suy tim trái

Bệnh căn và bệnh sinh

Tất cả các bệnh làm ứ đọng máu trong thất trái hoặc làm cho thất trái phải làm việc nhiều đều gây suy tim trái, ví dụ:

Hở lỗ van hai lá: Mỗi lần tim bóp, có một lượng máu chạy lên nhĩ trái, không đi ra đại tuần hoàn,nên tim đáp ứng bằng cách bóp nhiều và mạnh vì thế lâu ngày dẫn tới suy tim.

Hở van động mạch chủ: Máu từ động mạch chủ trở lại tâm thất trái trong mỗi thì tâm trương nên ở mỗi thì  tâm thu tim phải bóp mạnh đê bù lại  khối lượng máu thiếu, từ chỗ phải làm việc nhiều mà đem lại kết quả ít làm tim trái bị suy.

Tăng huyết áp động mạch: Tim trái phải bóp mạnh để thắng áp lực tác động lên van động mạch chủ cũng như thắng sức cản của thành mạch tăng lên trong bệnh tăng huyết áp làm cho tim trái suy.

Bệnh nhoồi máu cơ tim: Một phần cơ tim bị huỷ hoại do không được tưới máu vì tắc động mạch vành.

Bệnh viêm cơ tim, do thấp tim do nhiễm độc, nhiễm khuẩn làm cơ tim bị suy.

Triệu chứng

Triệu chứng cơ năng:

Triệu chứng chính là khó thở và ho. Lúc đầu người bệnh chỉ khó thở khi gắng sức, về sau nằm hoặc ngồi nghỉ cũng khó thở và ho, người bệnh có thể khạc ra đờm lẫn máu, có khi khó thở đến đột ngột như trong cơ n hen tim, cơn phù phổi cấp, làm người bệnh kh1o thở dữ dội, hốt hoảng, ho ra đờm có bọt hồng, có khi bọt hồng tự  trào ra miệng. Nếu ta nghe phổi sẽ thấy rất nhiều ran nổ nhỏ hạt rồi sau là ran ướt từ hai đáy phổi lan lên khắp hai  trường phổi người bệnh rất dễ bị tử vong (xem phần rối loạn chức năng).

Cơn đau ngực. Trường hợp này gặp trong suy tim vì viêm, hay tắc động mạch vành, người bệnh đau dữ dội sau xương ức lan ra cánh tay trái theo bờ trong hai cánh tay xuống tới hai ngón tay số 4 và số 5.

Triệu chứng thực thể:

Triệu chứng ở tim:

Tiếng tim nhỏ, mờ.

Nhịp tim nhanh.

Có thể thấy tiếng ngựa phi trái.

Tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm, ít lan, đây là tiếng thổi do hở van hai lá chức năng vì thất trái to ra.

Triệu chứng ở mạch:

Mạch nhỏ khó bắt.

Huyết áp tụt xuống, đặc biệt là số tối đa.

Triệu chứng x quang:

Tim trái to ra, biểu hiện bởi cung dưới trái phình, mỏm tim chúc xuống.

Phổi mờ do ứ máu nhiều, nhất là vùng rốn phổi.

Triệu chứng điện tâm đồ: Trục điện chuyên sang trái.

Hình ảnh R cao ở D, S sâu ở D3 (R1S3).

QRS giãn rộng, T đảo ngược.

Tóm lại trong suy tim trái, ta thấy nổi bật lên các triệu chứng về phổi (từ khó thở qua cơn hen tim đến phù phổi cấp). Vì tim trái suy, tiểu tuần hoàn bị ứ máu nên bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên là phổi. Trái lại trong suy tim phải, máu về tim phải khó nên ứ lại ở ngoại biên mà cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên là gan.

Suy tim phải

Bệnh căn, bệnh sinh

Tất cả các trường hợp gây cản trở cho sự đẩy máu từ timphải lên phổi  đều gây suy tim phải như:

Hẹp van hai lá: Nhĩ trái suy, áp lực tiểu tuần hoàn tăng lên vì ứ máu, do đó tim phải đẩy máu lên phổi khó khăn và dẫn tới suy.

Các bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, khí thủng phổi, xơ phổi, giãn phế quản, dính màng phổi, v.v…các bệnh này đều dẫn tới hậu quả làm tăng áplực mao mạch phổi nên tim phải dễ suy vì gắng sức nhiều.

Các bệnh tim bẩm sinh: Ví dụ hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot đều làm tâm thất phì đại rồi suy.

Triệu chứng

Triệu chứng chức năng:

Hai triệu chứng chính là xanh tím và khó thở.

Xanh tím: Do lượng huyết cầu tố khử tăng lên, người bệnh bị tím ở niêm mạc như môi, lưỡi và ngoài da, có khi tím toàn thân.

Khó thở: Tùy theo tình trạng ứ trệ ở phổi mà người bệnh  khó thở ít hoặc nhiều, nhưng không có cơn kịch phát.

Triệu chứng thực thể:

Là các triệu chứng ứ máu ngoại vi như:

Tĩnh mạch cổ nổi to và đập, nhất là khi người bệnh nằm: Nếu ta ấn tay vào gan rồ đẩy lên, ta sẽ thấy tĩnh mạch cổ nổi to hơn, đó là dấu hiệu phản hồi gan, tĩnh mạch cổ.

Biểu hiện gan:

Gan to, mặt nhẵn, sờ vào đau.

Gan nhỏ đi khi nghỉ ngơi, khi dùng thuốc lợi tiểu mạnh  và thuốc trợ tim.

Gan to lại trong đợt suy tim sau, vì thế gọi là gan đàn xếp.

Cuối cùng vì ứ máu lâu, gan không thu nhỏ được nữa và cứng: xơ gan tim.

Biểu hiện phù: Phù tim thường xuất hiện sớm, phù toàn thể kể cả ngoại vi, cả trong nội tạng.

Phụ ngoại vi: Phù mềm, lúc đầu ở chỗ thấp như hai chân, sau mới phù ở bụng, ngực.

Phù nội tạng: Xảy ra sau phù ngoại vi, dịch có thể ứ lại gây tràn dich màng bụng, tràn dịch màng phổi.

Dịch ở màng này là dịch thấm, lấy ra đem thử phản ứng Rivalta sẽ âm tính. Ngoài biểu hiện tràn dịch, nghe phổi còn có nhiều ran ẩm.

Biểu hiện ở thận: Người bệnh đái ít (200ml - 300ml/ngày), nước giải sẫm màu, có ít protein.

Biểu hiện ở tim: Khám tim sẽ thấy các triệu chứng của bệnh đã gây suy tim phải, có thể nghe thấy thêm một tiếng  thổi tâm thu chức năng.

Biểu hiện ở mạch:

Mạch nhanh, huyết áp tối đa bình thường hoặc giảm, tối thiểu nặng.

Tốc độ tuần hoàn: Chậm lại, thời gian tay lưỡi và tay - phổi đều kéo dài.

Triệu chứng x quang:

Tim to ra nhất là thất phải, mỏm tim đầy lên cao, cung dưới phải cũng to ra vì thất phải to ra cả hai bên.

Phổi mờ ví ứ máu.

Triệu chứng điện tâm đồ:

Trục điện tim chuyển sang phải, hình ảnh S sâu ở D, R cao ở D3, (S1R3).

Chú ý: Trong bệnh cảnh suy tim phải, có trường hợp dày dính màng tim và tràn dịch màng ngoài tim, triệu chứng lâms àng giống hệt suy tim phải, nhưng thực ra đây chỉ là một trường hợp tim trương, không đủ sức vì bị ép lại gây khó khăn cho thì tâm trương, hậu quả là ứ máu ngoại biên.

Tóm lại trong trường hợp suy tim phải, chúng ta thấy nổi bật lên các triệu chứng ứ máu ngoại vi  mà hai biểu hiện rõ nhất là gan to và phù. Ngoài hai loại suy tim phải và suy tim trái riêng biệt nói trên, hai loại có thể phối hợp thành suy tim toàn thể.

Suy tim toàn bộ

Bệnh căn

Ngoài những nguyên do đã gây nên hai loại suy tim  nói trên, còn các nguyên căn khác như:

Thấp tim toàn bộ (quá trình thấp gây tổn thương cơ tim và các màng ngoài, màng trong tim).

Thoái hoá cơ tim (chưa biết rõ nguyên nhân do thoái hoá), nhưng hậu quả là cơ tim bị tổn thương.

Thiếu máu nặng (làm cơ tim cũng bị thiếu máu).

Thiếu vitamin B (do ứ nước sâu là ứ trệ, rồi ứ nước ngay cả cơ tim).

Bệnh cường tuyến giáp trạng (do nhiễm độc bởi hoocmon tuyến giáp trạng).

Triệu chứng

Là  bản bệnh án của suy tim phải ở thể nặng. Ta sẽ thấy:

Bệnh nhân khó thở thường xuyên ngồi cũng khó thở.

Phù toàn thân và nội tạng (có thể tràn dịch màng phổi, màng bụng).

Phổi có nhiều ran ướt.

Mạch nhanh, yếu, huyết áp tối đa hạ, tối thiểu nặng.

Áp lực tĩnh mạch tăng cao.

Tốc độ tuần hoàn chậm lại.

Chiếu x quang thấy tim to toàn bộ.

Trên điện tâm đồ biểu hiện dày cả hai thất (ở D1, D2, D3 thấy trục điện của phức bộ QRS chuyển sang phải, ở V1V2 có sóng R cao, T âm, ở V5V6 sóng R rất cao).

Kết luận

Suy tim là trạng thái cuối cùng của bệnh lỗ tim, cơ tim, màng ngoài tim và các bệnh toàn thể có ảnh hưởng đến tim như thiếu máu, thiếu Vitamin B1, bệnh cường tuyến giáp trạng, v.v…Bệnh cảnh thể hiện hoặc suy đơn độc từng buồng tim hoặc suy toàn bộ: nhận định được triệu chứng rồi, ta cần tim nguyên nhân từng trường hợp để xử trí đúng bệnh.

Bài viết cùng chuyên mục

Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định giá trị của tăng áp lực tĩnh mạch cảnh. Nếu áp lực tăng, áp lực tĩnh mạch cảnh có thể giúp tiên lượng áp lực của tĩnh mạch trung tâm và tình trạng thể tích dịch.

Dấu hiệu Pemberton: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Khi cánh tay nâng lên, lỗ ngực được đưa lên trên, dính chặt với bướu giáp. Dấu hiệu Pemberton không thường xảy ra ở những bệnh nhân có bướu giáp dưới xương ức.

Khám phản xạ

Mỗi phản xạ tương ứng với ba khoanh tuỷ. Theo qui ước, ta chỉ dùng khoanh giữa để chỉ. Ví dụ phản xạ bánh chè tương ứng ở tuỷ lưng L3. Hình thức cơ bản của hoạt động thần kinh là hoạt động phản xạ.

Khàn tiếng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Khàn tiếng thường nhất là triệu chứng của viêm dây thanh do virus, nhưng đây cũng có thể là một triệu chứng quan trọng của bệnh lý thần kinh. Khàn tiếng nên được giải thích trong bệnh cảnh lâm sàng toàn diện.

Dáng đi núng nính (dáng đi Trendelenburg hai bên): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dáng đi núng nính gây nên bởi yếu cơ gốc chi. Yếu cơ gốc chi và mất vững đai chậu gây nên tư thế đứng đặc trưng do yếu đai chậu và ưỡn thắt lưng quá mức để duy trì thăng bằng trong suốt quá trình thăm khám tư thế.

Hội chứng tăng áp lực nội sọ

Hộp sọ là một cấu trúc cứng có một thể tích hữu hạn và hằng định, trong hộp sọ có tổ chức não, máu và dịch não tủy, các thành phần này có vai trò trong việc tạo nên áp lực nội sọ.

Sần da cam: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Các mô ung thư gây phá hủy và/ hoặc làm tắc các mạch bạch huyết. Chảy dịch ra ngoài khi da bị tổn thương và phù bạch huyết tiến triển, cùng với dày da và phù nề da.

Rì rào phế nang: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Khi có những âm thấp hơn bị hãm nhỏ lại bởi phổi và thành ngực ở người khỏe mạnh, chỉ còn lại những âm cao hơn và nghe thấy rõ trong thính chẩn.

Nốt Osler: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Nốt Osler khác mảng Janeway ở chỗ nó có lớp lót tạo ra từ quá trình miễn dịch và tăng sinh mạch máu; tuy nhiên, một số nghiên cứu mô học lại đưa ra bằng chứng ủng hộ cho quá trình thuyên tắc.

Phản xạ giác mạc: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Khám phản xạ giác mạc có ích trong mất thính giác một bên và yếu nửa mặt một bên, và trong đánh giá chức năng cuống não. Mất phản xạ giác mạc gặp ở 8% các bệnh nhân cao tuổi bình thường theo một nghiên cứu.

Chẩn đoán bệnh học hoàng đản

Chẩn đoán hoàng đản thường dễ nhưng phải chẩn đoán được nguyên nhân là do bệnh lý của gan hay của hệ thống đường mật, vì thái độ xử trí có khác nhau.

Nghiệm pháp Romberg: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Ba thứ để duy trì ổn định tư thế đứng: thông tin thị giác, chức năng tiền đình và cảm giác bản thể. Lưu ý rằng phần lớn bệnh nhân có tổn thương tiểu não không thể duy trì thăng bằng mặc dù vẫn còn các tín hiệu thị giác.

Ngón tay và ngón chân dùi trống: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Ngón tay chân dùi trống có nhiều chẩn đoán phân biệt. Đa số có ở hai bên. Ngón tay chân dùi trống một bên thì rất hiếm và được gặp ở bệnh nhân liệt nửa người, dò động-tĩnh mạch do lọc thận và dị dạng động-tĩnh mạch động mạch trụ.

Khám thắt lưng hông

Hội chứng thắt lưng hông gồm có hai hội chứng thành phần là hội chứng cột sống và hội chứng dây rễ thần kinh, Khám lâm sàng nhằm mục đích phát hiện.

Đa niệu trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Đa niệu thường có 2 cơ chế chính: độ thẩm thấu và sự thải nước tự do. Trong vài trường hợp, chất có mức độ thẩm thấu cao trong huyết thanh được lọc qua thận vì sự bài tiết của chất hòa tan không được tái hấp thu.

Sóng mạch động mạch: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Giống như mạch tĩnh mạch cảnh, mạch động mạch có một dạng sóng. Dạng sóng và áp lực động mạch được tạo nên từ hai thành phần chính: sóng mạch (hay sóng áp lực) và sóng dội.

Chứng rậm lông: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dù có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đa số các cơ chế gây ra chứng rậm lông đều là tăng quá mức androgen. Androgen làm tăng kích thước nang lông và đường kính sợi lông, và kéo dài pha tăng trưởng của sợi lông.

Âm thổi tâm trương: âm thổi hẹp van hai lá

Khi lỗ van bị hẹp, lượng máu lưu thông qua nó trong kì tâm trương trở nên rối loạn và tạo nên tâm thổi đặc trưng. Rất đặc hiệu cho hẹp van hai lá và cần được tầm soát thêm nếu nghe được.

Phì đại lưỡi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có vài nhận xét dựa trên bằng chứng về giá trị của phì đại lưỡi. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện, đó hầu như là bệnh lý và cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

Phản xạ cơ khép chéo: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Phản xạ cơ khép chéo, tương tự các phản xạ lan tỏa khác, là một triệu chứng của tăng phản xạ trong rối loạn chức năng nơ ron vận động trên. Đây là một phản xạ lan tỏa.

Cách khám một người bệnh nội tiết

Tuyến nội tiết là những tuyến tiết ra Hocmon, các chất này đổ vào các mạch máu đi của tuyến, Chính ngay cả ở tế bào của tuyến, các tĩnh mạch nằm trong tuyến.

Bệnh án và bệnh lịch nội khoa

Bệnh án và bệnh lịch đều là những tài liệu cần thiết để chẩn đoán bệnh được đúng, theo dõi bệnh đựợc tốt và do đó áp dụng được kịp thời các phương thức điều trị đúng đắn.

Sẩn Gottron: tại sao và cơ chế hình thành

Sẩn Gottron được cho là hình ảnh đặc trưng cho viêm bì, tuy nhiên, có bằng chứng hạn chế để hỗ trợ độ nhạy chính xác và độ đặc hiệu.

Hạ huyết áp trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hạ huyết áp là một triệu chứng phổ biến trong suy thượng thận nguyên phát cấp tính – có tới 88% số bệnh nhân có hạ huyết áp. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây hạ áp, vì thế chỉ đơn độc một triệu chứng thì không có giá trị nhiều.

Biến đổi hình thái sóng tĩnh mạch cảnh: mất sóng y xuống

Bất cứ bệnh lý nào làm hạn chế hoặc ngăn cản sự đổ đầy tâm thất trong kì tâm trương đều gây mất sóng y - xuống. Trong chèn ép tim, áp lực từ dịch trương, gây cản trở đổ đầy thất trong kì tâm trương và do đó làm mất sóng y xuống.