Hội chứng rối loạn cảm giác

2011-10-13 04:58 PM

Nơron cảm giác ngoại vi nằm ở hạch gai gian đốt sống, sợi trục của nó tạo thành những sợi cảm giác của dây thần kinh ngoại vi, nhận cảm giác dẫn truyền vào rễ sau.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mở đầu

Cảm giác một mặt là chủ quan nhưng đồng thời cũng phản ánh mối quan hệ khách quan của cơ thể và môi trường.

Nếu bệnh nhân hợp tác với thầy thuốc trong quá trình khám bệnh thì các triệu chứng rối loạn cảm giác có ý nghĩa to lớn trong chẩn đoán định khu bệnh lý thần kinh.

Khi khám cảm giác cần xác định:

Rối loạn cảm giác ở khu vực nào?

Những loại cảm giác nào bị rối loạn?

Ngoài rối loạn cảm giác, có đau và dị cảm không?

Một số đặc điểm giải phẫu các đường dẫn truyền cảm giác

Nơron cảm giác ngoại vi nằm ở hạch gai gian đốt sống, sợi trục của nó tạo thành những sợi cảm giác của dây thần kinh ngoại vi, nhận cảm giác dẫn truyền vào rễ sau, sừng sau tủy sống. Ở tủy sống, những sợi cảm giác khác nhau đi theo hướng khác nhau:

Các đường dẫn truyền cảm giác cơ-khớp, cảm giác rung và một phần xúc giác đi vào cột sau cùng bên tạo thành bó Goll và Burdach, tới hành não đến trám hành bắt ch o sang bên đối diện nhập vào bó gai-thị.

Các đường dẫn truyền cảm giác đau, nhiệt và một phần xúc giác đi vào sừng sau tủy sống, chạy qua mép xám trước sang bên đối diện đến cột bên tạo thành bó gai-thị, đến nhân bên của đồi thị, qua 1/3 sau của đồi sau bao trong, qua vành tia tới vỏ não cảm giác (hồi đỉnh lên).

Phân loại cảm giác theo lâm sàng

Cảm giác nông: Cảm giác đau, nóng, lạnh và cảm giác xúc giác (sờ).

Cảm giác sâu: Cảm giác cơ-khớp, cảm giác rung, cảm giác áp lực và cảm giác trọng lượng.

Cảm giác phức tạp: Cảm giác không gian 3 chiều, cảm giác nhận thức vật.

Các hội chứng rối loạn cảm giác

Hội chứng tổn thương dây thần kinh ngoại vi

Rối loạn tất cả các loại cảm giác ở vùng da do dây thần kinh chi phối (chân, tay rối loạn theo dải dây thần kinh chi phối; thân mình rối loạn cảm giác theo khoanh đoạn).

Thường kèm theo đau và dị cảm.

Hội chứng tổn thương đám rối thần kinh

Tùy vị trí: Đám rối thần kinh cổ, thần kinh cánh tay, thần kinh thắt lưng-cùng.

Giảm hay mất tất cả các loại cảm giác theo sự chi phối của dây thần kinh.

Thường kèm theo cảm giác đau.

Hội chứng rễ sau cảm giác của tủy sống

Giảm hay mất tất cả các loại cảm giác (theo khoanh đoạn ở thân, theo dải ở chi).

Tổn thương các rễ cũng có rối loạn cảm giác đau.

Nếu tổn thương ở hạch gian đốt sống, có thể thấy vết rộp Zona ở vùng da tương ứng.

Hội chứng tổn thương sừng sau tủy sống

Rối loạn cảm giác kiểu khoanh đoạn như tổn thương rễ sau.

Rối loạn cảm giác kiểu phân ly: mất cảm giác đau và nhiệt, còn cảm giác sờ.

Cũng có rối loạn cảm giác đau

Tổn thương cột sau tủy sống

Mất cảm giác cơ-khớp và cảm giác rung bên tổn thương kiểu đường dẫn truyền.

Rối loạn cảm giác tư thế.

Loạn cảm đau khi kích thích đau và nhiệt.

Tổn thương cột bên tủy sống

Mất cảm giác đau và nhiệt kiểu đường dẫn truyền ở bên đối diện với tổn thương.

Tổn thương nửa tủy sống (hội chứng Brown-Sequard)

Bên bệnh: Liệt chi kiểu trung ương; rối loạn cảm giác cơ - khớp, cảm giác rung   ưới mức tổn thương.

Bên đối diện: mất cảm giác đau kiểu đường dẫn truyền.

Hay gặp trong u ngoại tủy.

Hội chứng cắt ngang nửa tủy

Mất tất cả các loại cảm giác dưới chỗ tổn thương.

Liệt trung ương các chi dưới chỗ tổn thương.

Rối loạn cơ vòng nặng nề.

Hay gặp trong u nội tủy, viêm tủy ngang, lao cột sống, chấn thương, vết thương tủy.

Hội chứng tổn thương đồi thị (hội chứng 3 nửa bên đối diện)

Mất tất cả các loại cảm giác nửa người kiểu dẫn truyền.

Mất phối hợp vận động.

Bán manh nửa thị trường cả hai mắt.

Khi kích thích đồi thị, bệnh nhân đau dữ dội, nóng rát.

Hội chứng tổn thương hồi cảm giác (hồi đỉnh lên)

Mất tất cả các loại cảm giác nửa người đối bên hoặc một chi thể (vì ít khi tổn thương toàn bộ hồi đỉnh lên mà chỉ khu trú ở một vài nơi).

Nếu kích thích hồi đỉnh lên gây cơn dị cảm nửa người bên đối diện, có thể có cơn co giật hay cơn động kinh toàn thể.

Bài viết cùng chuyên mục

Co kéo khoang gian sườn: tại sao và cơ chế hình thành

Tại thời điểm có suy hô hấp và tắc nghẽn đường dẫn khí, các cơ hô hấp phụ được sử dụng và áp lực trong lồng ngực bên trên càng giảm hơn nữa, điều này có thể quan sát được trong thì hít vào bình thường.

Mất thị trường: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Mất thị trường được phát hiện tại giường bệnh nhờ phương pháp đối chiếu. Kiểm tra đồng thời hai người rất có ích về mặt lâm sàng khi nghi ngờ tổn thương thùy đỉnh.

Kiểu hình của bệnh Cushing: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Béo phì trung tâm được xem là triệu chứng phổ biến nhất, xuất hiện trên khoảng 90% bệnh nhân, theo 1 số tài liệu. Khuôn mặt hình mặt trăng gặp trong 67–100% bệnh nhân.

Biến đổi hình dạng sóng tĩnh mạch cảnh: sóng a nhô cao

Sóng a nhô cao xảy ra trước kì tâm thu, không cùng lớn động mạch cảnh đập và trước tiếng T1. Sóng a đại bác xảy ra trong kì tâm thu, ngay khi động mạch cảnh đập và sau tiếng T1.

Thăm khám cận lâm sàng tim

Bằng phương pháp chiếu thông thường, các tia x quang toả từ bóng ra nên khi chiếu hình ảnh của tim có kích thước to hơn kích thước thực sự.

Liệt mặt (một bên): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Liệt mặt một bên được nhanh chóng đánh giá để loại trử tổn thương thần kinh vận động cao hoặc trung tâm, thường gặp nhất do nhồi máu hoặc xuất huyết não.

Tổn thương móng do vẩy nến: tại sao và cơ chế hình thanh

Vẩy nến là bệnh do bất thường của hệ miễn dịch. Sự đáp ứng quá mức của tế bào T làm tăng sinh bất thường một lượng tế bào T trên da và kích hoạt giải phóng các cytokin.

Phù gai thị: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Phù gai thị xuât hiện bởi tăng áp lực nội sọ hoặc có tổn thương chèn ép thần kinh thị. Phù gai thị là dấu hiệu sưng phù thần kinh thị giác bởi các tổn thương chèn ép thần kinh thị hoặc là tăng áp lực nội sọ.

Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định giá trị của tăng áp lực tĩnh mạch cảnh. Nếu áp lực tăng, áp lực tĩnh mạch cảnh có thể giúp tiên lượng áp lực của tĩnh mạch trung tâm và tình trạng thể tích dịch.

Hội chứng hang

Hội chứng hang bao gồm các triệu chứng lâm sàng gay nên bời sự có mặt của một hoặc nhiều hang trong nhu mô phổi đã thải ra ngoài qua phế nang.

Triệu chứng cơ năng thận tiết niệu

Thận tham gia trong quá trình chuyển hoá nước để giữ thăng bằng khối lượng nước trong cơ thể ở một tỷ lệ nhất định(76% trọng lượng cơ thể).

Triệu chứng học đại tràng

Trực tràng nằm trong tiểu khung, đó là một ống phình ra nên còn gọi là bóng trực tràng, Đoạn cuối trực tràng là một ống hẹp, ngắn khoảng 3, 4cm, nhẵn gọi là ống trực tràng.

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và xuất huyết võng mạc

Tăng huyết áp kéo dài dẫn đến dày nội mạc và thiếu máu cục bộ. Làm thoái hóa mạch máu võng mạc đến độ làm rỉ huyết tương và chảy máu trên võng mạc.

Gõ khi thăm khám: nguyên nhân và cơ chế hình thành âm thanh

Những bác sĩ đòi hỏi phải biết những âm thanh đó là gì, nhưng chúng có thể hữu ích trong việc hiểu người khám đang cố gắng đạt được điều gì khi họ khám bệnh bằng cách gõ.

Khó thở: triệu chứng cơ năng hô hấp

Khó thở làm thay đổi các đặc điểm hoạt động thở bình thường của bệnh nhân như tần số thở, thời gian của thì hít vào và thở ra, sự phối hợp và tham gia của các cơ hô hấp

Khám dinh dưỡng và cơ tròn

Các bệnh về thần kinh có thể gây rất nhiều rối loạn dinh dưỡng khác nhau ở da, xương, khớp, cơ, Trong nhiều trường hợp các rối loạn đó có giá trị chẩn đoán quyết định.

Thoái hóa khớp gối: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đau khớp thường liên quan đến vận động đau âm ỉ, tăng khi vận động, khi thay đổi tư thế, giảm đau về đêm và khi nghỉ ngơi. Đau diễn biến thành từng đợt, dài ngắn tuỳ trường hợp, hết đợt có thể hết đau.

Hiện tượng chảy sữa: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Bình thường, prolactin kích thích vú và các tuyến sữa phát triển, đồng thời (cùng với oxytocin) kích thích tiết sữa ở giai đoạn sau sinh. Ngoài ra, oestrogen và progesterone cũng cần cho sự phát triển của vú.

Khám cảm giác

Cảm giác khách quan là do người bệnh thấy khi ta kích thích vào một vùng cơ thể, Tùy theo vật kích thích kim châm, lông, nóng lạnh mà người bệnh sẽ trả lời khác nhau.

Liệt thần kinh vận nhãn (dây III): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Dây thần kinh vận nhãn chi phối cho tất cả các cơ ngoài ổ mắt ngoại trừ cơ chéo trên và cơ thẳng ngoài. Việc yếu cơ co đồng tử và cơ nâng mi lần lượt gây ra tình trạng dãn đồng từ và sụp mi.

Phương pháp khám mạch máu

Mạch máu có tầm quan trọng lớn đối với hệ tuần hoàn và toàn thân, Mạch máu gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, bạch mạch

Phì đại lưỡi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có vài nhận xét dựa trên bằng chứng về giá trị của phì đại lưỡi. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện, đó hầu như là bệnh lý và cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

Chảy máu đường tiêu hóa

Chảy máu đường tiêu hoá là một tình trạng rất hay gặp trong các bệnh về tiêu hoá, do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Chảy máu ở đây rất nhiều và nhanh có thể  đe doạ đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi phải theo dõi kỹ càng xử trí kịp thời.

Hội chứng rối loạn thần kinh tự chủ

Hệ thần kinh tự chủ làm nhiệm vụ thiết lập các tác động giữa cơ thể và môi trường, đặc biệt là điều hoà các quá trình hoạt động bên trong cơ thể. Hệ thần kinh tự chủ có hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Âm thổi tâm trương: một số dấu hiệu của hở van động mạch chủ

Hở van động mạch chủ trước đây đã được gọi theo nhiều tên khác nhau. Mặc dù những tên gọi này có cách gọi tên và cách diễn đạt rất thú vị, cơ chế và ý nghĩa của chúng đến nay vẫn còn chưa rõ ràng.