- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Hội chứng đau đầu
Hội chứng đau đầu
Đau đầu là một trong những chứng bệnh thần kinh mà loài người sớm biết tới nhất. Bản thân đau đầu có thể là một căn bệnh, nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nội khoa cũng như bệnh thần kinh khác nhau.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đau đầu là một trong những chứng bệnh thần kinh mà loài người sớm biết tới nhất. Bản thân đau đầu có thể là một căn bệnh, nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nội khoa cũng như bệnh thần kinh khác nhau. Nó liên quan tới công tác chẩn đoán và điều trị của hầu hết các bác sỹ. Tuy nhiên, chứng đau đầu luôn luôn ẩn chứa nguy cơ tồn tại của các bệnh lý nội sọ. Chính vì vậy, để chẩn đoán và điều trị đau đầu tốt người thầy thuốc không thể thiếu kiến thức về chuyên ngành Thần kinh.
Nguyên nhân và cơ chế
Nguyên nhân
Năm 1988, Hiệp hội đau đầu Quốc tế (International Headache Society hay IHS) đã nhóm họp và cho ra đời bảng phân loại đau đầu quốc tế. Bảng phân loại đau đầu này đã hàm chứa những nguyên nhân đau đầu cần được xác định trên lâm sàng.
Bảng: Bảng phân loại đau đầu của HIS.
Migraine:
Migraine thông thường.
Migraine cổ điển.
Migraine liệt vận nhãn.
Migraine võng mạc.
Các hội chứng chu kz ở trẻ em.
Migraine phức tạp hoá.
Migraine không đáp ứng các tiêu chuẩn trên.
Đau đầu do căng thẳng:
Đau đầu do căng thẳng có chu kỳ.
Đau đầu do căng thẳng mạn tính.
Đau đầu do căng thẳng không đáp ứng các tiêu chuẩn trên.
Đau đầu chuỗi và các cơn đau nửa đầu mạn tính:
Đau đầu chuỗi.
Các cơn đau nửa đầu mạn tính.
Các chứng đau đầu giống đau đầu chuỗi không đáp ứng các tiêu chuẩn trên.
Các chứng đau đầu khác không do tổn thương cấu trúc:
Đau đầu kiểu dao đâm nguyên phát.
Đau đầu do chèn ép ngoài sọ.
Đau đầu do lạnh.
Đau đầu lành tính do ho.
Đau đầu lành tính do gắng sức.
Đau đầu kèm theo hoạt động sinh dục.
Đau đầu kèm theo chấn thương sọ:
Đau đầu cấp tính sau chấn thương.
Đau đầu mạn tính sau chấn thương.
Đau đầu kèm theo các bệnh mạch máu:
Bệnh thiếu máu não cấp tính.
Ổ máu tụ trong sọ.
Chảy máu dưới nhện.
Dị dạng mạch máu não không vỡ.
Viêm động mạch.
Đau động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống.
Huyết khối tĩnh mạch.
Tăng huyết áp động mạch.
Đau đầu kèm theo các bệnh mạch máu khác.
Đau đầu kèm theo các bệnh nội sọ không do mạch máu:
Tăng áp lực dịch não tủy.
Giảm áp lực dịch não tủy.
Nhiễm khuẩn nội sọ.
Sarcoidosis và các bệnh viêm vô khuẩn nội sọ khác.
Đau đầu liên quan với tiêm vào khoang dịch não tủy.
U nội sọ.
Đau đầu kèm theo bệnh nội sọ khác.
Đau đầu liên quan với hoá chất:
Đau đầu do sử dụng hoặc tiếp xúc cấp tính với hoá chất.
Đau đầu do sử dụng hoặc tiếp xúc mạn tính với hoá chất.
Đau đầu do ngừng sử dụng hoá chất (cấp tính).
Đau đầu do ngừng sử dụng hoá chất (mạn tính).
Đau đầu có liên quan tới hoá chất nhưng cơ chế không xác định.
Đau đầu kèm theo nhiễm khuẩn ngoài não:
Nhiễm virus.
Nhiễm khuẩn.
Đau đầu liên quan tới bệnh truyền nhiễm khác.
Đau đầu do rối loạn chuyển hoá:
Thiếu oxy.
Tăng phân áp CO2 trong máu.
Thiếu O2 và tăng phân áp CO2 hỗn hợp.
Hạ đường huyết.
Lọc máu.
Đau đầu liên quan tới rối loạn chuyển hoá khác.
Đau đầu hoặc đau mặt kèm theo các bệnh xương sọ, gáy, mắt, tai, mũi, xoang, răng, miệng hoặc các cấu trúc sọ, mặt khác:
Xương sọ.
Gáy.
Mắt.
Tai.
Mũi và xoang.
Răng, hàm và các cấu trúc liên quan.
Bệnh khớp thái dương - hàm.
Các chứng đau dây thần kinh sọ, thân dây TK và đau do mất dẫn truyền ly tâm:
Đau dai dẳng các dây thần kinh sọ.
Đau dây thần kinh sinh ba.
Đau dây thần kinh lưỡi - hầu.
Đau dây thần kinh số VII phụ.
Đau dây thần kinh hầu trên.
Đau dây thần kinh chẩm.
Nguyên nhân trung ương của đau đầu mặt và TIC.
Đau mặt không đáp ứng các tiêu chuẩn trong nhóm 11 hoặc 12.
Đau đầu không được phân loại trong các nhóm trên.
Cơ chế gây các loại đau đầu triệu chứng
Tất cả các cấu trúc cảm giác của hệ thần kinh trong hoặc ngoài sọ đều có thể sinh đau khi bị kích thích. Nguyên nhân các kích thích có thể là những quá trình viêm nhiễm, sự xâm lấn của khối u, thiếu máu, các quá trình bệnh lý gây xoắn vặn, giãn căng hoặc phù nề quanh các mạch máu… Cơ chế sinh đau của các thương tổn thực thể nêu trên thường qua hai con đường: hoặc là chúng kích thích cơ học lên các thụ cảm thể đau ở các mạch máu cũng như các tổ chức khác), hoặc chúng sinh ra các chất trung gian hoá học (chất P, serotonin, kinin, prostaglan in…), các chất này tác động lên các thụ cảm thể hóa học và gây diễn biến đau trên lâm sàng.
Chẩn đoán đau đầu
Chẩn đoán các chứng đau đầu nguyên phát cơ bản dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng, các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được chỉ định nhằm mục đích xác định nguyên nhân các chứng đau đầu do thực tổn.
Khai thác bệnh sử
Trong phần khai thác bệnh sử cần tập trung làm rõ các điểm sau:
Cách khởi phát: Thông thường mỗi loại đau đầu có một cách khởi phát tương đối đặc trưng. Ví dụ:
Kịch phát, đột ngột: Thường do chảy máu nội sọ.
Đột ngột, dữ dội, phụ thuộc vào tư thế: Thường do u não thất.
Cường độ tiến triển tăng dần trong 1 thời gian dài: Thường do khối phát triển nội sọ.
Đau đầu tái diễn, thành cơn, khởi phát ở tuổi thiếu niên và người trẻ, hay gặp ở nữ giới, kèm theo buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, thường là Migraine…
Vị trí đau: Vị trí đau đầu của bệnh nhân cần được xác định rõ ràng. Nó có vai trò tương đối quan trọng trong việc xác định nguyên nhân.
Đau một bên thay đổi khi bên phải, khi bên trái thường là Migraine. Migraine có thể khu trú mọi vị trí trên sọ nhưng thường ở vùng thái dương.
Đau một bên hốc mắt cố định, thời gian của cơn ngắn thường là đau đầu chuỗi
U hố sau giai đoạn sớm thường đau ở vùng chẩm.
Đau đầu do căng thẳng (tension typ headache) khu trú một hoặc hai bên, đau nhất vùng cổ-vai và chẩm, cũng có khi đau cả vùng trán.
Đau đầu do suy nhược thần kinh thường lan toả, kiểu đội mũ chật…
Tần số và chu kỳ của đau đầu tái diễn:
Cơn Migraine; không đau hàng ngày hoặc tồn tại lâu dài. Tần số thường từ 1 - 2 cơn/ tuần.
Đau đầu chuỗi (cluster headache); xảy ra hàng ngày và kéo dài hàng tuần hoặc vài tháng, sau đó là thời gian ổn định tương đối dài. Tuy nhiên đau đầu chuỗi mạn tính có thể kéo dài hàng năm.
Chứng đau nửa đầu thành cơn mãn tính; thường xảy ra nhiều lần trong ngày và kéo dài hàng năm.
Thời gian kéo dài của cơn:
Bệnh Migraine chỉ có cơn kéo dài từ 4 - 72 giờ, thường đạt cường độ đau dữ dội sau khi khởi phát 1 - 2 giờ.
Đau đầu chuỗi: Cơn kéo dài 20 - 60 phút, đặc trưng của chứng đau này là đạt cường độ cực đại ngay lập tức.
Đau đầu tension: Cơn đau tăng trong vài giờ, cường độ ít khi dữ dội nhưng cơn thường tồn tại lâu ngày, có khi hàng năm.
Cũng có bệnh nhân có đau đầu hỗn hợp (mixed or tension- vascular hea ache), khi đó thời gian cơn đau sẽ thay đổi.
Trong chảy máu nội sọ, đau đầu đạt cực đại ngay lập tức và tồn tại thường xuyên liên tục trong thời gian tương đối dài.
Thời gian xuất hiện:
Đau đầu chuỗi: Thường xuất hiện khi ngủ và có thiên hướng lặp lại đúng thời gian đó.
Migraine xuất hiện bất kỳ nhưng có thiên hướng xuất hiện vào các buổi sáng.
Tăng áp lực nội sọ: Đau nhiều khi đêm về sáng làm bệnh nhân tỉnh dậy, cường độ đau tăng khi đi lại.
Đau đầu tension: Thường đau ban ngày và tăng về cuối ngày.
Các yếu tố gây cơn:
Migraine: Nhiều bệnh nhân có cơn đau khi thay đổi thời tiết, mất ngủ hoặc ngủ dài (hoặc ngắn) hơn bình thường, khi ăn một số thức ăn nhất định (chocolate, tôm…), sau khi uống rượu (nhất là rượu vang đỏ), bia, nhìn ánh sáng chói. Các bệnh nhân nữ thường có cơn đau vào chu kz kinh nguyệt hàng tháng…
Bệnh lý nội sọ, đặc biệt bệnh lý hố sau: đau tăng khi cúi, ho, khi làm nghiệm pháp Valsava.
Giảm DNT: ngồi, đứng đau nhiều nhưng khi nằm đỡ đau nhanh.
Tính chất và cường độ:
Migraine: Tính chất mạch đập, cường độ vừa đến dữ dội.
Đau đầu chuỗi: Đau nhức, nặng nề như khoan, ổn định về cường độ.
Đau đầu do căng thẳng: cảm giác căng, chặt, đầy, ép.
Đau đầu do bệnh lý màng não: Cường độ rất dữ dội, nặng nề, kéo dài liên miên.
Tiền triệu, các triệu chứng thoảng qua và các triệu chứng kèm theo:
Muốn chẩn đoán chính xác đau đầu cần phải kết hợp với các triệu chứng kèm theo cơn đau.
Aura: Triệu chứng não khu trú thoảng qua thường xảy ra trước cơn Migraine dưới 1giờ.
Co đồng tử, sụp mi, tăng tiết nước mắt, xung huyết kết mạc, ngạt mũi, nề mặt, quanh hốc mắt, đỏ mặt bên đau là các triệu chứng kèm theo trong cơn đau đầu chuỗi.
Do tổn thương cấu trúc nội sọ: Đau đầu dai dẳng, tiến triển tăng dần.
Yếu tố tăng đau:
Đau tăng khi ho: tổn thương nội sọ, tăng áp lực nội sọ.
Vận động tăng đau: bệnh cơ, xương, khớp hoặc bệnh chèn ép các dây thần kinh ngoại vi cảm giác hoặc hỗn hợp.
Hoạt động, vận động cơ thể: Migraine, đau đầu do căng thẳng.
Đau tăng khi cúi: đau đầu chuỗi …
Yếu tố dịu đau:
Cơn đau Migraine dịu đi khi: nghỉ ngơi, buồng tối.
Đau đầu typ tension: xoa bóp, chườm nóng.
Đau đầu chuỗi: ấn trên chỗ đau, chườm nóng trên chỗ đau, đi lại, vận động sẽ làm dịu đau.
Tiền sử gia đình:
Migraine và đau đầu typ tension: có tiền sử gia đình.
Khám bệnh nhân đau đầu
Triệu chứng đau đầu là cảm giác chủ quan và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau cho nên việc thăm khám bệnh nhân đau đầu không phải để khẳng định triệu chứng đau và các tính chất của nó. Khám bệnh nhân đau đầu nhằm mục đích phát hiện các triệu chứng kèm theo, tránh bỏ sót triệu chứng của những bệnh thực thể và để tìm nguyên nhân đau đầu. Việc khám bệnh phải được tiến hành toàn diện, đầy đủ và kỹ càng. Các cơ quan; sọ, cột sống cổ, các đôi dây thần kinh sọ não, điểm xuất chiếu của các dây thần kinh vùng sọ mặt, các động mạch lớn cần được quan tâm khám kỹ.
Cận lâm sàng
Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng nói chung không cho thấy những thay đổi đặc hiệu đối với các chứng đau đầu nguyên phát (như Migraine, đau đầu chuỗi, đau đầu o căng thẳng…), đối với đau đầu triệu chứng chúng có vai trò trong việc phát hiện ra nguyên nhân. Điện não đồ có thể phát hiện được chứng đau đầu o động kinh cục bộ cảm giác.
Bài viết cùng chuyên mục
Tiếng click giữa tâm thu: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Trong sa van hai lá, các lá van, đặc biệt là lá trước, bật ngược vào trong tâm nhĩ ở kì tâm thu. Tiếng click giữa tâm thu xảy ra khi lá trước của van hai lá bật ngược vào trong tâm nhĩ, tạo ra sức căng trên các thừng gân.
Dấu hiệu Chvostek: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Có ít giá trị khi khám thấy dấu hiệu Chvostek dương tính. Tuy nhiên, nó vẫn được chấp nhận là một dấu hiệu trong hạ canxi máu và tăng kích thích thần kinh cơ.
Xét nghiệm tìm vi khuẩn và ký sinh vật hệ tiết niệu
Muốn tìm vi khuẩn hoặc ký sinh vật, phải lấy nước tiểu vô khuẩn, nghĩa là phải thông đái, để tránh các tạp khuẩn bên ngoài lẫn vào nước tiểu đó đem cấy vào môi trường thường như canh thang.
Biến dạng ngón tay hình cổ ngỗng: tại sao và cơ chế hình thành
Có một loạt sự thay đổi có thể dẫn đến biến dạng này, cơ sở là sự gián đoạn quá trình viêm dây chằng bao khớp, diện khớp bao hoạt dịch hoặc xâm lấn gân gấp.
Tật gù: tại sao và cơ chế hình thành
Các giá trị trong việc phát hiện gù cột sống của cột sống phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của độ cong. Gù cột sống ở bệnh nhi có thể gợi ý gù cột sống bẩm sinh.
Khó thở: triệu chứng cơ năng hô hấp
Khó thở làm thay đổi các đặc điểm hoạt động thở bình thường của bệnh nhân như tần số thở, thời gian của thì hít vào và thở ra, sự phối hợp và tham gia của các cơ hô hấp
Mạch động mạch lên dội: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Giống như mạch chậm, mạch lên dội của hẹp động mạch chủ có thể được cho là do tống máu tâm thất kéo dài và hiệu ứng Venturi trong động mạch chủ. Hẹp van động mạch chủ nghĩa là kéo dài thời gian tống máu ra khỏi thất trái.
Bướu trán: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Trong bệnh to đầu chi, việc sản xuất quá mức các hormon tăng trưởng gây phát triển quá mức xương sọ, đặc biệt là xương trán.
Bất thường tuyến tiền liệt: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Nguyên nhân hay gặp nhất gây viêm tuyến tiền liệt là nhiễm khuẩn, có thể tự nhiễm trùng hoặc qua quan hệ tình dục hoặc do nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát gây viêm tuyến tiền liệt.
Hội chứng nội khoa Guillain Barre
Hội chứng Guillain - Barre nằm trong nhóm viêm đa rễ dây thần kinh, là một hội chứng với các biểu hiện: Tổn thương lan toả nơron thần kinh ngoại vi cả vận động và cảm giác.
Bộ mặt Thalassemia: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Trong bệnh beta thalassemia, bất thường trong quá trình tạo các chuỗi beta của Hb, tạo thành các Hb bất thường. Điều đó dẫn đến giảm tổng hượp Hb và tăng phá hủy hồng cầu.
Nhịp đập mỏm tim: bình thường và lệch chỗ
Bình thường mỏm tim sờ được ở khoang liên sườn V đường giữa đòn trái. Mỏm tim lệch chỗ thường gợi ý rằng xung động sờ được lệch về cạnh bên hay lệch xa hơn đường giữa đòn.
Hô hấp đảo ngược: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Khi cơ hoành mỏi, các cơ hô hấp phụ đóng vai trò lớn trong việc hô hấp. Để cố gắng khắc phục đường dẫn khí bị tắc nghẽn, các cơ hô hấp phụ tạo ra một áp suất âm lớn hơn trong lồng ngực ở thì hít vào.
Thở chậm: tại sao và cơ chế hình thành
Giảm tín hiệu từ thần kinh trung ương. vd: thiếu hoặc giảm tín hiệu từ trung tâm hô hấp và do đó giảm những tín hiệu “nhắc nhở” cơ thể hít thở.(vd: tổn thương não, tăng áp lực nội sọ, dùng opiate quá liều).
Tiếng cọ màng phổi: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Một quá trình xảy ra tại vùng, nguyên nhân gây ra bởi nhiễm trùng, tắc mạch hoặc tình trạng viêm hệ thống có thể dẫn đến hậu quả nhiễm trùng giữa hai màng phổi và sự ma sát giữa chúng.
Dáng đi chân gà (dáng đi bước cao): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dáng đi chân gà có liên quan tới bàn chân rủ. Bàn chân rủ gây nên do yếu nhóm cơ khoang trước cẳng chân (ví dụ: cơ chày trước, cơ duối dài ngón cái và cơ duỗi ngắn ngón cái).
Co kéo cơ hô hấp phụ: tại sao và cơ chế hình thành
Việc dùng cơ hô hấp phụ giúp tạo ra nhiều áp lực âm trong lồng ngực ở thì thở vào (kéo thêm nhiều khí vào phổi và có thể gây ra co kéo khí quản) và áp lực dương cao hơn ở thì thở ra (đẩy khí ra).
Khạc đờm: triệu chứng cơ năng hô hấp
Đặc điểm của đờm được khạc ra từ cây khí quản có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp, song trước tiên phải xác định có phải bệnh nhân thực sự ho khạc đờm hay không
Khoảng ngừng quay đùi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Giống như trong hẹp van động mach chủ, hẹp động mạch chủ sẽ làm giảm phân suất tống máu do mạch máu hẹp và hiệu ứng Venturi, hút thành động mạch vào trong và góp phần làm giảm dòng chảy và biên độ mạch sau hẹp.
Thất ngôn toàn thể: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Thất ngôn toàn thể là dấu hiệu định khu bán cầu ưu thế và có liên quan đến một số thiếu hụt về cảm giác và vận động. Bệnh nhân thất ngôn toàn thể mà không liệt nửa người nhiều khả năng có thể hồi phục chức năng và vận động tốt.
Mạch động mạch nảy yếu: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Hẹp động mạch chủ làm giảm tốc độ tống máu từ thất trái trong khi cùng lúc đó thời gian tống máu bị kéo dài. Do đó, biên độ giảm dần tạo ra mạch nhỏ hơn.
Hội chứng tăng Glucose (đường) máu
Khi thấy Glucoza máu luôn luôn tăng cao quá 140mg phần trăm có thể chắc chắn là bị đái tháo đường, Xét nghiệm glucoza máu niệu còn giúp ta theo dõi đìều trị.
Rối loạn cân bằng acid bazơ
Để duy trì nồng độ H ở các khu vực nội và ngoại bào trong phạm vi phù hợp với điều kiện sống và hoạt động của tế bào, các axit này luôn luôn được trung hoà.
Mụn steroid trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Sự thừa steroid trong hội chứng Cushing có thể làm trầm trọng thêm các mụn sẵn có; tuy nhiên, thường gặp hơn là một tình trạng giống mụn gọi là viêm nang lông do malassezia (nấm pityrosporum).
Triệu chứng nhồi máu cơ tim cấp
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một thể bệnh nặng của BTTMCB (bệnh tim thiếu máu cục bộ), với bản chất là đã có biến đổi thực thể - hoại tử một vùng cơ tim.