Hạch to: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2020-12-15 11:00 AM

Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây hạch to, nhưng các dấu hiệu đặc trưng còn hạn chế. Vấn đề chính của bác sĩ là phải xác định, liệu rằng hạch to có phải từ nguyên nhân ác tính không hoặc một số nguyên nhân lành tính.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Tăng kích thước hạch bạch huyết, có thể sờ được hoặc quan sát được qua hình ảnh.

Nguyên nhân

Có hàng trăm các rối loạn trên lâm sàng có thể biểu hiện hạch to. MIAMI là các từ viết tắt của các nguyên nhân và rất hữu ích trong việc ghi nhớ chúng: Ung thư (Malignancy), nhiễm trùng (Infectious), tự miễn (Autoimmune), kết hợp nhiều nguyên nhân (Miscellaneous) và bệnh gây ra do thăm khám hoặc điều trị (Iatrogenic).

Nguyên nhân gây hạch to

Bảng. Nguyên nhân gây hạch to

Cơ chế chung

Nói chung, hầu hết các nguyên nhân gây ra hạch to đều có cơ chế xuyên suốt:

Sự lan truyền đáp ứng viêm ở toàn thân, khu trú hay trực tiếp.

Sự xâm lấn và/hoặc tăng sinh các tế bào bất thường hay ác tính.

Ung thư

Ung thư gây ra bệnh ở hạch bạch huyết qua sự xâm lấn hoặc thâm nhiễm các tế bào ác tính vào các hạch bạch huyết hoặc tăng sinh trực tiếp các tế bào ác tính trong hạch.

Hệ bạch huyết có cơ chế cho sự di căn xa của nhiều ung thư (e.g đại trực tràng, buồng trứng, tuyến tiền liệt). Các tế bào u di chuyển từ vị trí chính của khối u qua hệ thống bạch huyết đến hạch bạch huyết, nơi chúng tích tụ và tăng sinh, làm tăng kích thước hạch.

Trong u lympho, có sự tăng sinh bất thường các tế bào lympho trong hạch có liên quan đến tăng sản các cấu trúc bình thường dẫn đến sưng hạch bạch huyết.

Nhiễm trùng

Hệ thống bạch huyết là trung tâm chức năng của hệ miễn dịch. Đại thực bào và các tế bào trình diện kháng nguyên khác di chuyển đến hạch bạch huyết, để trình diện kháng nguyên cho các tế bào T và B. Khi nhận diện kháng nguyên, tế bào T và B tăng sinh trong hạch để đáp ứng miễn dịch có hiệu quả. Sưng hạch bạch huyết do nhiễm trùng (tại chỗ hoặc toàn thân) có thể được xem như sự đáp ứng miễn dịch quá mức bình thường.

Sự xâm lấn trực tiếp hạch bạch huyết, từng hạch riêng biệt bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm các loại kháng nguyên khác. Kết quả đáp ứng miễn dịch làm tăng sản cấu trúc hạch, tăng sinh tế bào T và B và thâm nhiễm các tế bào miễn dịch khác ở vị trí nhiễm trùng. Nó dẫn đến viêm và sưng tấy hạch, vì vậy, gây ra sưng hạch bạch huyết.

Trong các nhiễm trùng toàn thân, hạch có thể tăng sản. Trong đáp ứng với kích thích của một kháng nguyên (nội bào hoặc ngoại bào), nó sẽ được mang tới hạch để trình diện với tế bào T và B, tế bào lympho và các tế bào khác trong hạch tăng sinh, gây ra sưng hạch bạch huyết.

Tự miễn

Cơ chế tự miễn gây sưng hạch bạch huyết cũng tương tự như nhiễm trùng, ngoại trừ trường hợp kháng nguyên là tự kháng nguyên và đáp ứng viêm không phù hợp.

Thường tăng sinh tế bào B trong hạch bạch ở bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, ngược lại tăng sinh tế bào T ở bệnh nhân SLE.

Sưng hạch cổ

Hình. Sưng hạch cổ

Ý nghĩa

Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây hạch to, nhưng các dấu hiệu đặc trưng còn hạn chế. Vấn đề chính của bác sĩ là phải xác định, liệu rằng hạch to có phải từ nguyên nhân ác tính không hoặc một số nguyên nhân lành tính, như nhiễm trùng.

Một vài đặc điểm của hạch được mô tả, ta phải nghi ngờ đó là hạch ác tính. Một bài tổng quan của các nghiên cứu đối với đặc điểm trong chẩn đoán ung thư hay các bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn khác trong Bảng 4.5 thường có độ đặc hiệu cao hơn độ nhạy.

Đặc điểm

Ý nghĩa

Mật độ chắc

Độ nhạy 48–62%, độ đặc hiệu 83–84%,PLR 2.3, NLR 0.6

Hạch không di động

Độ nhạy 12–52%, độ đặc hiệu 97%, PLR 10.9

Kích thước hạch > 9cm2

Độ nhạy 37–38%, độ đặc hiệu 91–98%, PLR 8.4

Bảng. Ý nghĩa đặc điểm của hạch bạch huyết trong chẩn đoán ung thư hoặc bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn

Tức là, nếu có các đặc điểm ấy, nó sẽ gợi ý nguyên nhân gây bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn nhưng, nếu không có các đặc điểm ấy thì cũng không loại trừ được bệnh ác tính hoặc nguyên nhân nghiêm trọng khác.

Thời gian tiến triển của sưng hạch bạch huyết cũng được dùng để chỉ điểm ung thư, nếu trong thời gian ngắn nguyên nhân nghĩ đến nhiều hơn là một viêm nhiễm cấp tính, ngược lại nếu trong thời gian dài gợi ý đến nguyên nhân ung thư.

Trong một nghiên cứu 457 trẻ bị sưng hạch bạch huyết, trong 98.2% các trường hợp sưng hạch cấp tính là do nguyên nhân lành tính và ung thư hầu hết liên quan đến sưng hạch mạn tính và sưng nhiều hạch.

Hạch đau và hạch không đau

Thường những hạch đau có khả năng là hạch phản ứng hoặc liên quan đến viêm hơn là những hạch không đau,hạch này có khả năng là ác tính. Tuy nhiên, các bằng chứng chứng minh còn hạn chế.

Hạch virchow – chỉ ở bệnh lý ác tính đường tiêu hóa?

Hạch Virchow được chỉ là hạch thượng đòn và theo kinh điển, nó là dấu hiệu chỉ điểm cho bệnh lí ác tính đường tiêu hóa, nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra những mối liên quan rộng hơn.

Cơ chế

Hạch Virchow nằm ở cuối ống ngực. Chấp nhận giả thiết bạch huyết và các tế bào ác tính từ hệ thống đường tiêu hóa đi qua ống ngực và lắng đọng ở hạch Virchow.

Nguyên nhân

Hiện nay, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạch Virchow gặp trong:

Ung thư phổi – phổ biến nhất.

Ung thư tụy.

Ung thư thực quản.

Ung thư thận.

Ung thư buồng trứng.

Ung thư tinh hoàn.

Ung thư dạ dày.

Ung thư tiền liệt tuyến.

Ung thư tử cung và cổ tử cung.

Ung thư túi mật – hiếm.

Ung thư gan.

Ung thư tuyến thượng thận, K bàng quang.

Sưng hạch bạch huyết

Vị trí của hạch sưng có thể giúp định hướng ban đầu nguyên nhân gây bệnh. Sự trình bày chi tiết về giải phẫu hệ bạch huyết được tìm thấy ở bất cứ cuốn sách giải phẫu nào. Khu vực dẫn lưu liên quan đến rất nhiều hạch và được trình bày ngắn gọn ở bảng. Sử dụng các mốc giải phẫu, bác sĩ lâm sàng có thể khu trú được ung thư nguyên phát.

Hạch bạch huyết

Vùng dẫn lưu theo giải phẫu

Cổ

Tất cả vùng đầu cổ

Thượng đòn

Ngực, cơ quan trong ổ bụng ( xem hạch Virchow)

Trên ròng rọc khuỷu tay

Xương trụ hoặc cánh tay,bàn tay

Nách

Cánh tay, vú,ngực cùng bên

Nhóm bẹn ngang

Thành trước dưới, ống hậu môn dưới

Nhóm bẹn dọc

Chi dưới, dương vật, bìu và vùng mông

Bảng. Vùng dẫn lưu bạch huyết

Sưng đa hạch

Thường được mô tả là tăng kích thước của hai hay nhiều hơn nhóm hạch bạch huyết. Nguyên nhân hay gặp là các bệnh toàn thân, bởi bản chất của chúng, ảnh hưởng nhiều hơn chỉ một vùng khu trú của cơ thể. Các nguyên nhân bao gồm u lympho, bệnh bạch cầu, lao, HIV/AIDS, giang mai, các bệnh nhiễm trùng khác và các bệnh mô liên kết (e.g. viêm khớp dạng thấp). Mặc dù, (giống trong y học) không có gì là hoàn toàn chắc chắn, nhưng nó giúp bác sĩ lâm sàng có chẩn đoán phân biệt ít nhất.

Bài viết cùng chuyên mục

Tật gù: tại sao và cơ chế hình thành

Các giá trị trong việc phát hiện gù cột sống của cột sống phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của độ cong. Gù cột sống ở bệnh nhi có thể gợi ý gù cột sống bẩm sinh.

Dấu hiệu Hutchinson: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Nhận biết sớm dấu hiệu Hutchinson giúp dự đoán manh khả năng liên quan đến mắt (zona mắt). Virus Herpes Zoster thường tái hoạt động tại các nhánh thần kinh liên quan đến mắt (còn gọi là zona mắt).

Lệch lưỡi gà: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Lệch lưỡi gà di động là biểu hiện của liệt dây X hoặc tổn thương nhân hoài nghi. Tổn thương nhân hoài nghi gây yếu cơ co khít hầu cùng bên, và hậu quả dẫn đến lưỡi gà sẽ lệch ra xa bên tổn thương.

Đái ra protein

Nếu đái ra protein nhiều, thường kèm theo cả đái ra lipit với thể chiết quang. Đái protein kéo dài và nhiều, sẽ làm thay đổi thành phần protein trong máu.

Thất ngôn toàn thể: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Thất ngôn toàn thể là dấu hiệu định khu bán cầu ưu thế và có liên quan đến một số thiếu hụt về cảm giác và vận động. Bệnh nhân thất ngôn toàn thể mà không liệt nửa người nhiều khả năng có thể hồi phục chức năng và vận động tốt.

Mạch động mạch lên dội: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Giống như mạch chậm, mạch lên dội của hẹp động mạch chủ có thể được cho là do tống máu tâm thất kéo dài và hiệu ứng Venturi trong động mạch chủ. Hẹp van động mạch chủ nghĩa là kéo dài thời gian tống máu ra khỏi thất trái.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease - GERD) là tình trạng thực quản trở nên viêm tấy dưới tác dụng của aci đi từ dạ dày lên.

Mất phản xạ nôn: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Mất phản xạ nôn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số. Trong một nghiên cứu trên 140 đối tượng khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau, mất phản xạ nôn gặp ở 37% đối tượng, và giảm cảm giác hầu họng chỉ xảy ra ở 1 bệnh nhân.

Co kéo khoang gian sườn: tại sao và cơ chế hình thành

Tại thời điểm có suy hô hấp và tắc nghẽn đường dẫn khí, các cơ hô hấp phụ được sử dụng và áp lực trong lồng ngực bên trên càng giảm hơn nữa, điều này có thể quan sát được trong thì hít vào bình thường.

Dấu hiệu Trousseau’s: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có rất ít các nghiên cứu trực tiếp về độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu trousseau. khoảng 11% tất cả bệnh nhân ung thư sẽ bị viêm tĩnh mạch huyết khối, ngược lại 23% các bệnh nhân được tìm thấy bằng chứng qua khám nghiệm tử thi.

Đa niệu trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Đa niệu thường có 2 cơ chế chính: độ thẩm thấu và sự thải nước tự do. Trong vài trường hợp, chất có mức độ thẩm thấu cao trong huyết thanh được lọc qua thận vì sự bài tiết của chất hòa tan không được tái hấp thu.

Triệu chứng loạn nhịp tim

Mạng Purkinje gồm rất nhiều sợi nhỏ tỏa ra từ các nhánh nói trên phủ lớp trong cùng của cơ tim hai thất rồi lại chia thành nhiều sợi nhỏ hơn xuyên thẳng góc bề dày cơ tim.

Bệnh án và bệnh lịch nội khoa

Bệnh án và bệnh lịch đều là những tài liệu cần thiết để chẩn đoán bệnh được đúng, theo dõi bệnh đựợc tốt và do đó áp dụng được kịp thời các phương thức điều trị đúng đắn.

Khám phản xạ

Mỗi phản xạ tương ứng với ba khoanh tuỷ. Theo qui ước, ta chỉ dùng khoanh giữa để chỉ. Ví dụ phản xạ bánh chè tương ứng ở tuỷ lưng L3. Hình thức cơ bản của hoạt động thần kinh là hoạt động phản xạ.

Giảm phản xạ (dấu hiệu Woltman): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Có những báo cáo chung về giá trị của phản xạ (đặc biệt là phản xạ gân gót) như là dấu hiệu để chẩn đoán cường giáp và suy giáp. Thời gian bán nghỉ ở những người khoẻ xấp xỉ 240 đến 320 ms.

Mạch động mạch nảy yếu: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hẹp động mạch chủ làm giảm tốc độ tống máu từ thất trái trong khi cùng lúc đó thời gian tống máu bị kéo dài. Do đó, biên độ giảm dần tạo ra mạch nhỏ hơn.

Phì đại lợi: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Một dấu hiệu tương đối phổ biến, chủ yếu gặp ở bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Nó được cho rằng, nguyên nhân từ sự lan tràn của các tế bào bạch cầu vào mô lợi.

Bộ mặt bệnh van hai lá: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Giảm cung lượng tim kết hợp với tăng áp động mạch phổi nặng dẫn tới giảm oxy máu mạn tính và giãn mạch ở da. Cần ghi nhớ là các nguyên nhân gây giảm cung lượng tim đều gây bộ mặt 2 lá.

Run sinh lý: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Run sinh lý không có ý nghĩa trên lâm sàng. Run sinh lý tăng lên có thể liên quan tới một số rối loạn (ví dụ. cường giáp, ngộ độc các chất giống giao cảm, tình trạng cai).

Điện não đồ

Điện não đồ, electro encephalo gram, EEG có giá trị lớn trong chẩn đoán một số bệnh thần kinh, đặc biệt là chẩn đoán và theo dõi những cơn co giật

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vi phình mạch

Chấm đỏ sậm, tròn, nhỏ trên bề mặt võng mạc mà nhỏ hơn đường kính tĩnh mạch thị chính. Chúng thường báo trước diễn tiến đến pha xuất tiết của bệnh võng mạc tăng huyết áp.

Tiếng vang thanh âm: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Sự khác nhau trong tiếng vang thanh âm được xác định bằng tần số dẫn truyền (Hz) và đặc tính thể lý của phổi bình thường, phổi có dịch và phổi đông đặc.

Khó thở khi đứng: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Thông thường, nối tắt mạch máu từ hệ thống tĩnh mạch sang hệ thống động mạch gây nên khó thở ở tư thế đứng. Có nhiều cơ chế sinh lý cho điều này.

Hoại tử mỡ do đái tháo đường (NLD): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Một nghiên cứu gần đây hơn cho thấy chỉ có 11% bệnh nhân với hoại tử mỡ mắc đái tháo đường, và tỉ lệ hiện mắc ở bệnh nhân đái tháo đường chỉ từ 0.3–3.0%.

Thở rên: tại sao và cơ chế hình thành

Ở những bệnh nhân bị bệnh trong lồng ngực và bao gồm cả đường hô hấp dưới, tắc nghẽn hay xẹp phổi, thở rên là cách để làm tăng lượng khí cặn chức năng.