Giảm phản xạ và mất phản xạ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2020-10-29 06:05 PM

Trong một vài nghiên cứu trên các bệnh nhân chưa được chẩn đoán bệnh thần kinh trước đó, 6-50% bệnh nhân mất phản xạ gân gót hai bên mặc dù đã dùng các nghiệm pháp tăng cường.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Phản xạ căng cơ giảm hoặc biến mất mặc dù đã thực hiện các biện pháp tăng cường. Giảm phản xạ có ý nghĩa bệnh lý trong các tình huống lâm sàng sau:

Giảm phản xạ kèm triệu chứng của neuron vận dộng dưới. (Ví dụ: rung giật bó cơ, giảm trương lực cơ, yếu cơ).

Phản xạ không đối xứng.

NINDS đưa ra phương pháp đã được chuẩn hóa để phân độ phản xạ.

 

Độ nhạy

Độ đặc hiệu

Tỉ số khả dĩ dương

Tỉ số khả dĩ âm

Tăng phản xạ

69%

88%

5.8

0.4


Bảng. Giá trị lâm sàng của tăng phản xạ trong tổn thương bán cáu não hai bên

Nguyên nhân

Thường gặp

Biến thể bình thường.

Bệnh rễ thần kinh (Ví dụ: thoái hóa đốt sống, viêm xương khớp).

Bệnh thần kinh ngoại biên.

Ít gặp

Chấn thương tủy sống cấp.

Hội chứng Guillan-Barre.

Bại liệt.

Thần kinh ngoại biên

Phản xạ

Cơ, động tác

Cảm giác

Nguyên nhân

Thần kinh nách

Không

Cơ delta

Toàn bộ cơ delta

Trật khớp vai ra trước

Gãy cổ xương cánh tay

Thần kinh cơ bì

Phản xạ gân cơ nhị đầu

Cơ nhị đầu

Cơ cánh tay

Mặt bên cẳng tay

Hiếm gặp

Thần kinh quay

Phản xạ gân cơ tam đầu và cơ ngửa

Cơ tam đầu

Cơ duỗi cổ tay

Cơ cánh tay quay

Cơ ngửa

Mặt sau bên cẳng tay

Mặt lưng ngón cái và ngón trỏ

Liệt do đi nạng

Liệt đêm thứ bảy

Gãy xương cánh tay

Kẹt trong cơ ngửa

Thần kinh giữa

Phản xạ gập ngón tay

Cơ gấp dài các ngón 1,2,3

Cơ gấp cổ tay

Cơ sấp

Cơ dạng ngón cái ngắn

Mặt lòng các ngón 1,2,3 và một nửa ngoài ngón 4

Hội chứng ống cổ tay

Chấn thương trực tiếp

Thần kinh trụ

Không có

Các cơ bàn tay ngoại trừ cơ dạng ngón cái ngắn, hai cơ giun ngoài, cơ đối ngón cái, cơ gấp ngón cái ngắn.

Cơ gấp cổ tay trụ

Cơ gấp dài các ngón 4 và 5

Mặt lòng ngón 5 và nửa trong ngón 4

Chấn thương

Nằm giường lâu

Gãy mỏm khuỷu

Hạch khớp cổ tay

Thần kinh bịt

Phản xạ cơ khép

Cơ khép

Mặt trong đùi

Khối u vùng chậu

Thai kỳ

Thần kinh đùi

Phản xạ khớp gối

Duỗi gối

Mặt trước trong đùi và cẳng chân đến mắt cá trong

Thoát vị đùi

Thai kỳ

Khối máu tụ vùng chậu

Áp xe cơ thắt lưng

Thần kinh mác chung

Không có

Gặp lưng bàn chân và lật sấp

Mặt trước cẳng chân, mu chân và mặt lưng các ngón

Gãy cổ xương mác

Gãy xương chậu hay trật khớp háng

Thần kinh chày

Phản xạ gân gót

Gập lòng bàn chân và lật ngửa

Mặt sau cẳng chân và gan bàn chân

Hiếm gặp


Bảng. Triệu chứng vận động, cảm giác và phản xạ trong bệnh lý thần kinh ngoại biên

Rễ thần kinh

Phản xạ

Các cơ/Động tác

Cảm giác

Nguyên nhân

C5

Phản xạ gân cơ nhị đầu

Cơ Delta

Cơ trên gai

Cơ dưới gai

Cơ trám

Mặt trước ngoài cánh tay

• Viêm thần kinh cánh tay

• Thoái hóa đốt sống cổ

• Đứt thân trên đám rối cánh tay

C6

Cơ ngửa

Cơ cánh tay quay

Cơ cánh tay

Mặt ngoài cẳng tay, kể cả ngón cái

• Tổn thương đĩa gian đốt

• Thoái hóa đốt sống cổ

C7

Phản xạ gân cơ tam đầu

Cơ lưng rộng

Cơ ngực lớn

Cơ tam đầu

Các cơ duỗi cổ tay

Các cơ gấp cổ tay

Toàn bộ cơ tam đầu, chính giữa mặt sau cẳng tay và hai ngón 2, 3

• Tổn thương đĩa gian đốt

• Thoái hóa đốt sống cổ

C8

Phản xạ gập ngón tay

Cơ gấp các ngón

Cơ duỗi các ngón

Cơ duỗi cổ tay trụ

Mặt trong cẳng tay và hai ngón 4, 5

• Hiếm gặp trong các tổn thương đĩa gian đốt và thoái hóa đốt sống

T1

Không có

Các cơ bàn tay

Nách đến mỏm khuỷu

• Xương sườn cổ

• Hội chứng lối thoát ngực

• Khối u Pancoast

• Ung thư di căn

L2

Không có

Cơ gấp đùi

Chéo phần trên đùi

 

L3

Phản xạ cơ khép và phản xạ gân gối

Cơ khép

Cơ tứ đầu đùi

Chéo phần dưới đùi

• U sợi thần kinh

• U màng tủy

• Di căn

L4

Phản xạ gân gối

Các cơ ngửa bàn chân

Chéo qua đầu gối đến mắt cá trong

 

L5

Không có

Các cơ gập lưng bàn chân

Trước ngoài cẳng chân đến mu và gan bàn chân

• Thoát vị đĩa đệm

• Di căn

• U sợi thần kinh

S1

Phản xạ gân gót

Các cơ gập lòng và lật sấp bàn chân

Mắt cá ngoài đến ngón 5

• Thoát vị đĩa đệm

• Di căn

• U sợi thần kinh


Bảng. Triệu chứng vận động, cảm giác và phản xạ trong các bệnh lý rễ cổ và thắt lưng cùng

Khám phản xạ

Độ nhạy %

Độ chuyên %

Tỉ số khả dĩ dương

Tỉ số khả dĩ âm

Giảm phản xạ gân cơ nhị đầu hoặc gân cơ cánh tay quay phát hiện bệnh lý rễ C6

53

96

14.2

0.5

Giảm phản xạ gân cơ tam đầu phát hiện bệnh lý rễ C7

15–65

81–93

3.0

NS

Bất đối xứng phản xạ gân cơ tứ đầu đùi phát hiện bệnh lý rễ L3 hoặc L4

30–57

93–96

8.7

0.6

Bất đối xứng phản xạ gân gót phát hiện bệnh lý rễ S1

45–91

53–94

2.9

0.4


Bảng. Giá trị lâm sàng của triệu chứng phản xạ trong bệnh lý rễ cổ và thắt lưng cùng

Cơ chế

Bệnh thần kinh ngoại biên.

Bệnh rễ thần kinh.

Hội chứng Guillan-Barre.

Bệnh tế bào sừng trước.

Tổn thương neuron vận động trên cấp.

Biến thể bình thường.

Bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh một dây thần kinh do chèn ép (Ví dụ: hội chứng ống cổ tay) dẫn tới tình trạng suy giảm các chức năng thần kinh từ phần xa cho đến vị trí dây thần kinh Các nguyên nhân thường gặp có hội chứng ống cổ tay, liệt thần kinh quay, liệt thần kinh mác chung. Bệnh dây thần kinh phụ thuộc chiều dài biểu hiện các triệu chứng cảm giác, vận động và phản xạ theo kiểu mang găng mang vớ kinh điển. Các triệu chứng vận động, cảm giác và phản xạ càng nặng khi càng nhiều sợi thần kinh gần trục bị tổn thương. Các nguyên nhân thường gặp gồm có đái tháo đường, rượu và thuốc.

Bệnh rễ thần kinh

Trong các bệnh lý rễ, giảm hoặc mất phản xạ thường xuất hiện cùng với các triệu chứng cảm giác âm tính trong cùng một khoanh cảm giác. Các phản xạ giảm nhiều do rối loạn chức năng đường hướng tâm của cung phản xạ. Ở người trẻ hơn 45 tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh lý của đĩa gian đốt. Ở những bệnh nhân già hơn, lại là thoái hóa đốt sống hoặc gai đốt gống.

Hội chứng Guillain-Barré

Hội chứng Guillain-Barré gây mất phản xạ theo vùng chi phối của rễ thần kinh, đặc trưng bởi các triệu chứng của neuron vận động dưới (giảm trương lực cơ, yếu cơ, mất phản xạ) tiến triển từ ngọn chi về phía gốc chi.

Bệnh lý tế bào sừng trước

Bệnh lý tế bào sừng trước gây giảm phản xạ do rối loạn chức năng đường ly tâm của cung phản xạ, đặc trưng bởi các triệu chứng của neuron vận động dưới (hao mòn, rung giật bó cơ, yếu cơ, giảm trương lực). Các nguyên nhân bao gồm các bệnh của neuron vận động (Ví dụ: xơ cột bên teo cơ), bại liệt và teo cơ tủy sống.

Tổn thương neuron vận động trên cấp tính

Tổn thương đoạn tủy cổ và ngực trên cấp tính có thể gây hội chứng choáng tủy với các triệu chứng mất phản xạ, liệt mềm, mất cảm giác hoàn toàn và rối loạn chức năng giao cảm dưới vị trí tổn thương. Trong 24 giờ đầu sau chấn thương, các tế bào thần kinh tủy sống ít bị kích thích hơn; có thể do sự mất sự kiểm soát trương lực cơ của neuron gamma làm giảm tính nhạy cảm của các thoi cơ và các xung thần kinh hướng tâm.

Biến thể bình thường

Giảm dẫn truyền phản xạ hoặc không có phản xạ đơn thuần, không liên quan đến bệnh lý thần kinh. Giảm hoặc mất phản xạ chỉ có ý nghĩa khi kèm theo các triệu chứng của neuron vận động dưới (Ví dụ: hao mòn, rung giật bó cơ, yếu cơ, giảm trương lực), trong trường hợp phản xạ không đối xứng hoặc có các dấu thần kinh khu trú.

Ý nghĩa

Trong một vài nghiên cứu trên các bệnh nhân chưa được chẩn đoán bệnh thần kinh trước đó, 6-50% bệnh nhân mất phản xạ gân gót hai bên mặc dù đã dùng các nghiệm pháp tăng cường, và một tỷ lệ nhỏ dân số có tăng phản xạ nói chung.

Giá trị lâm sàng của khám phản xạ trong phát hiện bệnh lý rễ cổ và rễ thắt lưng cùng được trình bày trong bảng.

Bài viết cùng chuyên mục

Thoái hóa khớp gối: chẩn đoán và điều trị nội khoa

Đau khớp thường liên quan đến vận động đau âm ỉ, tăng khi vận động, khi thay đổi tư thế, giảm đau về đêm và khi nghỉ ngơi. Đau diễn biến thành từng đợt, dài ngắn tuỳ trường hợp, hết đợt có thể hết đau.

Nhịp đập mỏm tim: bình thường và lệch chỗ

Bình thường mỏm tim sờ được ở khoang liên sườn V đường giữa đòn trái. Mỏm tim lệch chỗ thường gợi ý rằng xung động sờ được lệch về cạnh bên hay lệch xa hơn đường giữa đòn.

Cơ bản về điện tâm đồ

Bình thường xung động đầu tiên xuất phát ở nút xoang nên nhịp tim gọi là nhịp xoang, Trường hợp bệnh lý, xung động có thể phát ra từ nút Tawara hay ở mạng Purkinje.

Run vô căn: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Run vô căn tương đối lành tính và nên được phân biệt với các dạng khác của run. Cơ chế của run vô căn chưa được biết rõ. Run vô căn có thể xuất phát từ rối loạn chức năng của tiểu não.

Hội chứng gai đen (AN): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Tính phổ biến của hội chứng không rõ ràng và khác nhau rõ rệt giữa các quần thể. Hội chứng gai đen là dấu hiệu có giá trị của tình trạng tăng insulin và kháng insulin ở người lớn và trẻ em.

Triệu chứng cơ năng trong bệnh mạch máu

Tuỳ theo các nhân tố từ trong lòng động mạch hoặc từ bên ngoài tác động đến. Ví dụ nhân tố cơ giới (chấn thương thành mạch, tắc mạch), nhân tố tinh thần, lạnh, nóng, hoá chất.

Triệu chứng học thực quản

Thực quản là một ống dẫn thức ăn nối hầu với dạ dày, Nơi đổ vào dạ dày gọi là tâm vị, Thực quản dài khoảng 25 cm, chia làm 3 phần. Đoạn nối hầu và thực quản tạo bởi cơ vân, cơ nhẫn hầu, cơ này tạo cơ thắt trên (sphincter) của thực quản.

Đồng tử Hutchinson: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Đồng tử Hutchinson là một triệu chứng nguy hiểm cảnh báo có thể dây thần kinh III bị chèn ép bởi thoát vị móc hải mã. Khi diều này xảy ra, khả năng tử vong có thể lên đến 100% nếu không can thiệp y khoa và phẫu thuật giải ép nhanh chóng.

Phình dồn dịch khớp: tại sao và cơ chế hình thành

Tràn dịch khớp gối có thể phát sinh từ chấn thương, lạm dụng hoặc bệnh hệ thống nhưng, bất kể nguyên nhân, xảy ra do trong viêm và xung quanh không gian chung.

Hoại tử mỡ do đái tháo đường (NLD): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Một nghiên cứu gần đây hơn cho thấy chỉ có 11% bệnh nhân với hoại tử mỡ mắc đái tháo đường, và tỉ lệ hiện mắc ở bệnh nhân đái tháo đường chỉ từ 0.3–3.0%.

Thở rít: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Bất kì tắc nghẽn nào ở đường dẫn khí ngoài lồng ngực (trên thanh môn, thanh môn, dưới thanh môn và/hoặc khí quản) làm hẹp và rối loạn chuyển động dòng khí, sinh ra tiếng thở rít.

Triệu chứng bệnh hậu môn trực tràng

Bệnh hậu môn trực tràng có thể là bệnh tại chỗ, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh ở nơi khác như Trĩ trong tăng áp lực tĩnh mạch gánh, ngứa hậu môn.

Âm thổi tâm trương: âm thổi hở van động mạch chủ

Nghe thấy âm thổi hở van động mạch chủ là lý do để tầm soát sâu hơn. Đây là một dấu hiệu có giá trị nếu vắng mặt là một dấu hiệu cho thấy không có hở van động mạch chủ trung bình đến nặng.

Khám vận động

Người bệnh có thể ở nhiều tư thế: Ngồi, đứng, nằm… ở đây ta chỉ thăm khám  khi người bệnh ở tư thế nằm. Hướng dẫn người bệnh làm một số nghiệm pháp thông thường, đồng thời hai bên, để so sánh. Chi trên: Nắm xoè bàn tay; gấp duỗi cẳng tay; giơ cánh tay lên trên, sang ngang.

Đái ra protein

Nếu đái ra protein nhiều, thường kèm theo cả đái ra lipit với thể chiết quang. Đái protein kéo dài và nhiều, sẽ làm thay đổi thành phần protein trong máu.

Liệt liếc dọc: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Liệt liếc dọc là dấu hiệu tổn thương trung năo. Đường dẫn truyền nhìn lên trên có nguồn gốc từ nhân kẽ đoạn phía ngọn bó dọc giữa và phức hợp phía sau để phân bố tới dây vận nhãn và dây ròng rọc, đi xuyên qua mép sau.

Khó thở kịch phát về đêm: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Giảm sự hỗ trợ của hệ adrenergic cho tâm thất hoạt động xảy ra trong khi ngủ - dẫn đến tâm thất trái mất khả năng đối phó với việc tăng hồi lưu tĩnh mạch. Điều này dẫn đến sung huyết phổi, phù nề và tăng kháng lực đường dẫn khí.

Chứng sợ ánh sáng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Sợ ánh sáng là một triệu chứng kích thích màng não, nhưng nó còn liên quan tới một số rối loạn thần kinh và mắt khác. Chứng sợ ánh sáng xảy ra với hơn 80% bệnh nhân có Migraine.

Khó thở khi nằm: tại sao và cơ chế hình thành

Lý thuyết hiện hành được chấp nhận về sự khởi phát của khó thở khi nằm là sự tái phân phối dịch từ hệ tuần hoàn nội tạng và các chi dưới trở về hệ tuần hoàn trung tâm xảy ra khi nằm thẳng.

Nghiệm pháp Yergason: tại sao và cơ chế hình thành

Đầu dài cơ nhị đầu làm ngửa cánh tay. Vì vậy khi cơ và gân bị căng hoặc viêm hay tổn thương khi chống lại sự ngửa cánh tay có thể gây đau.

Co đồng tử hai bên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Co nhỏ đồng tử 2 bên là triệu chứng của một số rối loạn thần kinh và nhiễm độc. Nguyên nhân phổ biến nhất của co đồng tử ở bệnh nhân có suy giảm ý thức, hoặc hôn mê, hoặc là ngộ độc opioid.

Thở mím môi: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Mím môi cho phép bệnh nhân thở chống lại lực kháng, do đó duy trì một áp lực thở ra chậm trong phổi và giữ cho tiểu phế quản và đường dẫn khí nhỏ luôn mở rộng, rất cần thiết cho sự trao đổi oxy.

Ho ra máu: triệu chứng cơ năng hô hấp

Hiện nay, phân loại mức độ nặng nhẹ của ho ra máu chưa thống nhất, trong thực tế, thường có 2 khả năng xảy ra đó là bệnh nhân đang ho, mới ho ra máu trong vài giờ hoặc đã ho ra máu trên 24 h

Khàn tiếng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Khàn tiếng thường nhất là triệu chứng của viêm dây thanh do virus, nhưng đây cũng có thể là một triệu chứng quan trọng của bệnh lý thần kinh. Khàn tiếng nên được giải thích trong bệnh cảnh lâm sàng toàn diện.

Biến đổi hình dạng sóng tĩnh mạch cảnh: sóng a đại bác

Cơ chế của hầu hết nguyên nhân gây song a đại bác là do sự chênh lệch về thời gian tâm thu giữa nhĩ và thất, hậu quả là tâm nhĩ co trong khi van ba lá đang đóng.