- Trang chủ
- Sách y học
- Triệu chứng học nội khoa
- Đau bụng
Đau bụng
Đau bụng là một dấu hiệu cơ năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hóa và các tạng trong ổ bụng. Dấu hiệu đau có tính chất gợi ý đầu tiên khiến người thầy thuốc có hướng hỏi bệnh, thăm khám bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng là gì.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Đau bụng là một dấu hiệu cơ năng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hóa và các tạng trong ổ bụng. Dấu hiệu đau có tính chất gợi ý đầu tiên khiến người thầy thuốc có hướng hỏi bệnh, thăm khám bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng là gì.
Cơ chế gây đau bụng
Tạng rỗng trong ổ bụng bị căng giãn đột ngột (giãn dạ dày , ruột ...).
Nhu động co bóp tăng lên quá mức gây lên một áp lực cao hơn bình thường (hẹp môn vị , tắc ruột , sỏi mật ...)
Màng bụng bị đụng chạm, kích thước (thủng dạ dày - tá tràng , áp xe gan, viêm tụy...)
Phân loại đau bụng
Căn cứ vào diễn biến thường chia 3 loại đau bụng:
Đau bụng có tính chất cấp cứu ngoại khoa: Bệnh tiến triển nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không phẫu thuật kịp thời. Thủng dạ dày, tắc ruột, viêm ruột thừa, túi mật căng to doạ vỡ .
Đau bụng cấp cứu nội khoa: Đau dữ dội đột ngột hoặc đau trội lên của tình trạng đau bụng kéo dài cần xử lý cắt cơn đau không cần phẫu thuật. Ví dụ: Giun chui ống mật, cơn đau do loét dạ dày - tá tràng ...
Đau bụng mãn tính: Đau kéo dài hàng tuần, hàng tháng điều trị cũng đòi hỏi lâu dài .
Đau vùng thượng vị và phần bụng trên
Cấp cứu ngoại khoa:
Thủng dạ dày: Đau đột ngột như dao đâm, Shock, lo sợ. Bụng cứng như gỗ, mất vùng đục trước gan. X quang bụng có liềm hơi .
Viêm tụy cấp chảy máu: Đau đột ngột dữ dội sau bữa ăn. Shock nặng. Đau bụng căng vùng thượng vị, Mayorobson (+). Amylaza máu - nước tiểu tăng.
Cấp cứu nội khoa:
Cơn đau dạ dày (loét hoặc viêm):
Đau thượng vị (đói hoặc no) nôn ợ chua.
Co cứng bụng, vùng đục gan còn.
Tiền sử có cơn đau thượng vị theo chu kỳ.
Rối loạn vận đông túi mật:
.Đau quặn gan.
Không sốt, không vàng da .
Hay gặp ở nữ trẻ lúc dậy thì, hành kinh, mang thai.
Đau bụng nội cơ thể chuyển ngoại:
Áp xe gan: Tam chứng Fontam
Nếu vỡ lên phổi phải mổ.
Sỏi mật: Tam chứng Charcot + tắc mật.
Khi túi mật căng to, shock mật cần mổ .
Giun chui ống mật: Đau dữ dội chổng mông đỡ đau.
Khi có biến chứng thủng viêm phúc mạc phải mổ.
Đau vùng hố chậu, bụng dưới
Viêm ruột thừa: Đau HCP - sốt - bí trung đại tiện, Macburney (+)
BC tăng , TR (+) , Doulas (+) .
U nang buồng trứng xoắn: Đau hố chậu đột ngột. Shock TV (+) có khối u.
Ví dụ: Viêm đại tràng mạn, viêm dạ dày mạn ...
Cách khám bệnh nhân đau bụng
Hỏi bệnh
Đặc điểm đau bụng:
Vị trí: Đau xuất phát - đau thượng vị (bệnh dạ dày), Đau HSP (bệnh gan)
Hoàn cảnh xuất hiện: Đau lúc đói (loét HTT), đau khi gắng sức(sỏi thận).
Hướng lan: Lan lên vai phải (sỏi mật).
Tính chất mức độ đau:
Cảm giác đầy bụng: Chướng hơi, thức ăn không tiêu.
Như giao đâm, xoắn vặn: Thủng, xoắn ruột.
Đau quặn từng hồi: Quặn thận, quặn gan ...
Cảm giác rát bỏng: Viêm dạ dày cấp ...
Đau dữ dội, đột ngột, chổng mông giảm đau: GCOM...
Hỏi các biểu hiện kèm theo đau:
Liên quan tới tạng bị bệnh: Nôn (dạ dày),ỉa lỏng (ĐT) đái máu (SN) .
Toàn thân: Sốt rét, nóng ( sỏi mật ), shock ( viêm tụy cấp ) ...
Hỏi tiền sử nghề nghiệp:
Tiền sử: Kiết lị (viêm đại tràng do lị amíp).
Công nhân sắp chữ in: Đau bụng do nhiễm chì ...
Khám lâm sàng
Toàn thân: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, thở, da niêm mạc, lông tóc móng, tri giác.
Khám bụng: Nhìn, sờ, gõ, nghe, TR,TV.
Một số điểm đau: Macburney, thượng vị, môn vị HTT ...
Phản ứng thành bụng: Cứng như gỗ, căng, dấu hiệu “rắn bò“.
Thăm trực tràng TR (Touch rectum),thăm âm đạo TV (touch Vagina) và túi cùng Douglas (+) khi có viêm phúc mạc .
Xem phân, nước tiểu (màu, mùi).
Xét nghiệm
X quang bụng: Xem liềm hơi, mức nước, mức hơi, nốt cản quang.
Máu: HC, BC, CTBC, Amylaza máu, nước tiểu, urê, bilirubin.
Nguyên nhân
Nguyên nhân đau bụng cấp
Chửa ngoài dạ con:
Tắt kinh 3 tháng, đau đột ngột bụng dưới, máu ra âm đạo .
Mất máu trong (shock, trụy tim mạch).
Douglas (+), máu theo tay .
Đau bụng nội khoa:
Đau bụng kinh: Đau khi hành kinh đỡ.
Viêm đại trang cấp do amíp: Đau HCT, ỉa phân nhày máu.
Đau toàn bụng hoặc đau không có vị trí gợi ý chẩn đoán
Đau bụng ngoại khoa:
Thủng ruột do thương hàn:
Người đang bị thương hàn đau bụng đột ngột.
Shock mạch nhiệt độ phân ly.
Có phản ứng phúc mạc.
X quang có liềm hơi.
Tắc ruột:
Đau quặn từng cơn.
Buồn nôn và nôn, bụng to bí trung đại tiện.
Quai ruột nổi, x quang: Mức nước, mức hơi.
Đau bụng nội khoa:
Đau bụng giun:
Đau quanh rốn.
Buồn nôn, nôn ra giun.
Ỉa ra giun, xét nghiệm phân trứng giun (+)
Đau quặn thận:
Đau dữ vùng thận lan xuống dưới tới sinh dục.
Rối loạn bài niệu + x quang thấy sỏi niệu.
Nguyên nhân đau bụng mạn
Lao ruột:
Đau âm ỉ HCP - có hội chứng bán tắc, rối loạn đại tiện.
Có dấu hiệu nhiễm lao.
Viêm đại tràng mạn:
Đau bụng, phân nhày máu, soi trực tràng tổn thương.
Lao màng bụng:
Nhiễm lao, ỉa lỏng, có dịch bụng, mảng chắc.
Viên phần phụ: Đau hố chậu, rối loạn kinh, ra khí hư.
Các khối u ổ bụng: Gan, lách, dạ dày, ruột.
Kết luận
Chẩn đoán nguyên nhân đau bụng khó.Trước hết cần xác định đau bụng ngoại khoa.
Bài viết cùng chuyên mục
Khám và chẩn đoán phù
Phù là hiện tượng ứ nước ở trong các tổ chức dưới da hoặc phủ tạng, Sự ứ nước đó có thể gây bởi nhiều cơ chế, cho nên phù là triệu chứng của rất nhiều bệnh.
Triệu chứng thực thể bệnh cơ xương khớp
Khám có thể bắt đầu bằng các dấu hiệu sinh tồn: Nhiệt độ, nhịp thở, mạch, huyết áp, cân nặng. Sự sút cân tự nhiên không rõ nguyên nhân thường là dấu hiệu của viêm mãn tính, hoặc nhiễm khuẩn mãn tính hoặc của bệnh ác tính.
Rối loạn chuyển hóa Kali
Rối loạn tuần hoàn: hạ huyết áp tư thế đứng hoặc trạng thái tăng huyết áp không ổn định, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, nhịp xoắn đỉnh, rung thất.
Run sinh lý: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Run sinh lý không có ý nghĩa trên lâm sàng. Run sinh lý tăng lên có thể liên quan tới một số rối loạn (ví dụ. cường giáp, ngộ độc các chất giống giao cảm, tình trạng cai).
Nhịp đập mỏm tim: bình thường và tăng gánh thể tích
Sờ vùng trước tim, mỏm tim đập lan tỏa (nghĩa là diện đập >3 cm2), một nhát biên độ lớn đập vào tay và biến mất nhanh chóng.
Bụng di động nghịch thường: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Sự di động của thành ngực trong thì hít vào (tức là hướng ra ngoài kéo cơ hoành và các tạng trong ổ bụng đi lên) làm cho áp lực trong ổ bụng trở nên âm hơn và kéo thành bụng vào trong.
Ho: triệu chứng cơ năng hô hấp
Ho là phản xạ của cơ quan hô hấp, các thụ cảm thể gây ho bị kích thích, đây là phản xạ tích cực nhằm loại khỏi đường thở các chất tiết ra và vật lạ
Tiếng cọ màng phổi: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Một quá trình xảy ra tại vùng, nguyên nhân gây ra bởi nhiễm trùng, tắc mạch hoặc tình trạng viêm hệ thống có thể dẫn đến hậu quả nhiễm trùng giữa hai màng phổi và sự ma sát giữa chúng.
Chứng khó phát âm: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Chứng khó phát âm có thể là triệu chứng quan trọng trong rối loạn chức năng thần kinh quặt ngược thanh quản, thần kinh phế vị (dây X) hoặc nhân mơ hồ, nhưng thường liên quan nhất tới viêm thanh quản do virus.
Lưỡi lệch (liệt dây hạ thiệt [CNXII]): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Thần kinh hạ thiệt là nguyên nhân phổ biến nhất gây chứng lưỡi lệch. Lưỡi sẽ bị lệch hướng về bên tổn thương. Cơ cằm lưỡi chịu sự chi phối của thần kinh hạ thiệt cùng bên và vận động lưỡi ra giữa và về trước.
Biến đổi hình dạng sóng tĩnh mạch cảnh: sóng a đại bác
Cơ chế của hầu hết nguyên nhân gây song a đại bác là do sự chênh lệch về thời gian tâm thu giữa nhĩ và thất, hậu quả là tâm nhĩ co trong khi van ba lá đang đóng.
Hội chứng suy thùy trước tuyến yên
Trong bệnh nhi tính, chiều cao của người bệnh phụ thuộc vào tuổi của họ vào đúng lúc bị suy tuyến yên. Nếu phát sinh lúc 8-9 tuổi, người bệnh sẽ bị lùn. Nếu bệnh phát sinh lúc 15 - 16 tuổi, người bệnh có chiều cao gần bình thường hoặc bình thường.
Hội chứng lách to
Lách có cấu trúc đặc biệt, kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức lymphô, gọi là tủy trắng và tổ chức huyết quản, gọi là tủy đỏ, Như vậy lách là một cơ quan lymphô huyết quản.
Nghiệm pháp Hawkins: tại sao và cơ chế hình thành
Hawkins có giá trị chẩn đoán giới hạn. Nó có độ đặc hiệu thấp và chỉ có độ nhạy vừa phải và chỉ có thể có giá trị nếu cơn đau theo nghiệm pháp là nghiêm trọng.
Dáng đi parkinson: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Sự thay đổi tư thế trong hội chứng Parkinson khiến trọng tâm bệnh nhân về phía trước, cân bằng kém trong quá trình vận động. Khi bắt đầu vận động, bệnh nhân có thể có một loạt các bước đi nhanh và nhỏ.
Thở ngắt quãng: nguyên nhân và cơ chế hình thành
Một số mô hình đã được đề xuất để giải thích các thay đổi bất thường đã được mô tả, nhưng cơ chế chủ yếu là pCO2 giảm thoáng qua xuống dưới ngưỡng kích thích hô hấp.
Co cứng: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Co cứng là triệu chứng phổ biến nhất của các neuron vận động trên. Co cứng là sự tăng đối kháng khi vận động thụ động do sự tăng bất thường của trương lực cơ khi nghỉ.
Liệt liếc dọc: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Liệt liếc dọc là dấu hiệu tổn thương trung năo. Đường dẫn truyền nhìn lên trên có nguồn gốc từ nhân kẽ đoạn phía ngọn bó dọc giữa và phức hợp phía sau để phân bố tới dây vận nhãn và dây ròng rọc, đi xuyên qua mép sau.
Huyết áp kẹt: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Trong thực hành, điều này có nghĩa là bất kỳ một tình trạng nào làm giảm cung lượng tim (huyết áp tâm thu) với kháng lực động mạch được giữ nguyên sẽ gây ra huyết áp kẹt.
Sốt do ung thư: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Tế bào ung thư giải phóng các cytokine gây sốt. Các chất hoại tử u cũng giải phóng TNF và các chất gây sốt khác. Tủy xương hoại tử giải phóng các chất độc và cytokin phá hủy tế bào.
Giảm thính lực: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Điếc tiếp nhận không đối xứng liên quan đến tổn thương thần kinh trung ương. Trên lâm sàng, giảm thính lực có ý nghĩa (tức >30 dB) thường bị bỏ sót khoảng 50% trường hợp không làm đánh giá chính thức.
Hội chứng xuất huyết
Xuất huyết là một hội chứng bệnh lý gặp ở nhiều chuyên khoa như Xuất huyết dưới da hay gặp ở nội khoa, truyền nhiễm, xuất huyết dạ dày gặp ở khoa tiêu hoá; rong kinh.
Barre chi trên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Khi loại bỏ tầm nhìn, các neuron vận động yếu sẽ làm chi rơi xuống. Cánh tay rơi sấp có độ nhạy cao hơn so với sử dụng test cơ lực đơn độc để xác định yếu các neuron vận động.
Chảy máu đường tiêu hóa
Chảy máu đường tiêu hoá là một tình trạng rất hay gặp trong các bệnh về tiêu hoá, do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Chảy máu ở đây rất nhiều và nhanh có thể đe doạ đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi phải theo dõi kỹ càng xử trí kịp thời.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease - GERD) là tình trạng thực quản trở nên viêm tấy dưới tác dụng của aci đi từ dạ dày lên.