Dáng đi chân gà (dáng đi bước cao): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

2020-10-27 08:21 PM

Dáng đi chân gà có liên quan tới bàn chân rủ. Bàn chân rủ gây nên do yếu nhóm cơ khoang trước cẳng chân (ví dụ: cơ chày trước, cơ duối dài ngón cái và cơ duỗi ngắn ngón cái).

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Mô tả

Dáng đi chân gà (dáng đi bước cao) đặc trưng bởi sự nhấc cao hông và đầu gối rõ rệt để đưa chi dưới hoặc chi có bàn chân rủ trong khi lắc cẳng chân.

Nguyên nhân

Hay gặp

Bệnh một dây thần kinh, chèn ép thần kinh mác chung.

Bệnh rễ L5.

Bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài (ví dụ: rượu, tiểu đường).

Ít gặp

Liệt thần kinh tọa.

Bệnh thần kinh ngoại biên di truyền (ví dụ: bệnh Marie–Charcot–Tooth).

Bệnh cơ (ví dụ: teo cơ vai - mác).

Dáng đi chân gà

Hình. Dáng đi chân gà

Giải phẫu thần kinh mác chung, mác nông và mác sâu

Hình. Giải phẫu thần kinh mác chung, mác nông và mác sâu

Cơ chế

Dáng đi chân gà có liên quan tới bàn chân rủ. Bàn chân rủ gây nên do yếu nhóm cơ khoang trước cẳng chân (ví dụ: cơ chày trước, cơ duối dài ngón cái và cơ duỗi ngắn ngón cái). Nguyên nhân bao gồm:

Bệnh rễ L5.

Liệt thần kinh mác chung.

Liệt thần kinh tọa.

Bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài.

Bệnh Charcot–Marie–Tooth.

Teo cơ vai - mác.

Bệnh rễ L5

Rễ thần kinh L5 chi phối nhóm cơ khoang trước cẳng chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh đĩa gian đốt sống hoặc lỗ ghép (ví dụ: viêm xương khớp). Các nguyên nhân khác gồm khối u, áp xe ngoài màng cứng và chấn thương. Các đặc điểm khác của bệnh rễ L5 gồm yếu cơ gấp bàn chân mặt mu và rối loạn cảm giác (ví dụ: đau, mất cảm giác) ở vùng da L5 (cạnh ngoài bàn chân).

Liệt thần kinh mác chung

Thần kinh mác chung chia thành hai nhánh là thần kinh mác sâu và thần kinh mác nông chi phối các cơ ở khoang trước và khoang ngoài cẳng chân tương ứng. Thần kinh mác chung dễ bị tổn thương trong chấn thương do ở nông ngay sát đầu xương mác. Nguyên nhân hay gặp liệt thần kinh mác chung gồm vết thương sắc nhọn hoặc đầu tù ở đầu xương mác và chèn ép thứ phát mạn tính do bất động. Đặc điểm khác gồm yếu cơ gấp bàn chân mặt mu (tức yếu nhóm cơ khoang trước cẳng chân), yếu cơ xoay bàn chân ra ngoài (yếu nhóm cơ khoang ngoài cẳng chân) và mất cảm giác bờ ngoài bàn chân (do rối loạn chức năng thần kinh bì bắp chân ngoài).

Liệt thần kinh tọa

Liệt thần kinh tọa dẫn đến các triệu chứng của rối loạn thần kinh mác chung (ví dụ: yếu cơ gấp bàn chân mặt mu và xoay bàn chân ra ngoài) và thần kinh chày (ví dụ: yếu cơ gấp bàn chân mặt lòng, giảm/mất phản xạ gân gót). Nguyên nhân hay gặp là gãy-trật khớp hông và vết thương xuyên vào vùng mông.

Bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc chiều dài

Nguyên nhân bao gồm đái tháo đường, rượu và bệnh thần kinh di truyền. Một phạm vi rộng lớn các bất thường chuyển hóa trong thần kinh ngoại biên dẫn tới thoái hóa axon bắt đầu từ đầu xa của thần kinh và dần dần tác động lên các đầu gần. Đặc điểm khác bao gồm dấu hiệu đi găng hoặc đi bốt tăng dần do thiếu vận động và cảm giá, yếu cơ ngọn chi, teo cơ, loạn dưỡng và mất phản xạ gân gót.

Bệnh Charcot–Marie–Tooth

Bệnh Charcot–Marie–Tooth (CMT) là một dạng bệnh thần kinh cảm giác và vận động di truyền dẫn đến teo cơ mác hai bên. Bệnh Charcot–Marie–Tooth là bệnh lý thần kinh di truyền hay gặp nhất.

Teo cơ vai - mác

Teo cơ vai - mác là một rối loạn cơ sơ cấp hiếm gặp ảnh hưởng đến nhóm cơ khoang trước cẳng chân.

Ý nghĩa

Dáng đi chân gà có liên quan đến bàn chân rủ.

Bài viết cùng chuyên mục

Thở rên: tại sao và cơ chế hình thành

Ở những bệnh nhân bị bệnh trong lồng ngực và bao gồm cả đường hô hấp dưới, tắc nghẽn hay xẹp phổi, thở rên là cách để làm tăng lượng khí cặn chức năng.

Rối loạn chuyển hóa Magie

Các rối loạn nhịp tim thường xuất hiện ở những bệnh nhân vừa giảm magiê vừa giảm kali máu. Những biểu hiện trên điện tim giống với giảm kali máu

Khó thở kịch phát về đêm: nguyên nhân và cơ chế hình thành

Giảm sự hỗ trợ của hệ adrenergic cho tâm thất hoạt động xảy ra trong khi ngủ - dẫn đến tâm thất trái mất khả năng đối phó với việc tăng hồi lưu tĩnh mạch. Điều này dẫn đến sung huyết phổi, phù nề và tăng kháng lực đường dẫn khí.

Tiếng thổi tâm thu: thông liên thất

Sự chênh lệch về áp lực qua lỗ thông và dòng chảy rối là các yếu tố chính trong cơ chế. Tâm thất trái có áp lực cao hơn tâm thất phải. Lỗ thông cho phép máu đi từ nơi có áp lực cao sang nơi có áp lực thấp ở thất phải.

Nghiệm pháp bàn tay ngửa: tại sao và cơ chế hình thành

Trong nghiệm pháp Yergason, khi cơ nhị đầu và gân bị gấp, bất kì phản ứng viêm hoặc tổn thương cũng có thể làm giảm khả năng chống lại lực cản.

U vàng mí mắt trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh nhân với u vàng mí mắt thường là có lipid máu bất thường với LDL cao và HDL thấp. Tuy nhiên, cơ chế liên quan rất đa dạng, phụ thuộc vào bệnh nhân có lipid máu bình thường hay cao hơn bình thường.

Hạ huyết áp trong bệnh nội tiết: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Hạ huyết áp là một triệu chứng phổ biến trong suy thượng thận nguyên phát cấp tính – có tới 88% số bệnh nhân có hạ huyết áp. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây hạ áp, vì thế chỉ đơn độc một triệu chứng thì không có giá trị nhiều.

Xét nghiệm dịch não tủy

Ở bệnh nhân xuất huyết trong nhu mô não và ở sát khoang dưới nhện hoặc sát não thất thì dịch não tủy cũng có thể lẫn máu, tuy nhiên lượng máu ít

Hội chứng nội khoa Guillain Barre

Hội chứng Guillain - Barre nằm trong nhóm viêm đa rễ dây thần kinh, là một hội chứng với các biểu hiện: Tổn thương lan toả nơron thần kinh ngoại vi cả vận động và cảm giác.

Sẩn Gottron: tại sao và cơ chế hình thành

Sẩn Gottron được cho là hình ảnh đặc trưng cho viêm bì, tuy nhiên, có bằng chứng hạn chế để hỗ trợ độ nhạy chính xác và độ đặc hiệu.

Tiếng tim thứ tư: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Sự co áp lực của nhĩ tống máu vào tâm thất trái kém đàn hồi. Máu bị chặn lại đột ngột do thành thất trái xơ cứng tạo ra tiếng động tần số thấp do chuyển động, và được xem là tiếng tim thứ tư.

Táo bón và kiết lỵ

Bình thường số lần đại tiện từ một đến hai lần trong một ngày, phân mềm đóng thành khuôn, lượng phân từ 200g đến 400g. khi bị táo bón thì quá hai ngày mới đại tiện, mỗi lần đại tiện rất khó hoặc lượng phân mỏi lần ra ít hơn bình thường hoặc khô cứng.

Chẩn đoán túi mật to

Để khám túi mật, dùng các phương pháp lâm sàng mà chủ yếu là sờ và trong những trường hợp cần thiết sử dụng phối hợp các phương pháp cận lâm sàng.

Chẩn đoán cổ chướng

Bình thường, trong ổ bụng không có nước giữa lá thành và lá tạng của màng bụng, vì một nguyên nhân nào đó, xuất hiện nước, ta có hiện tượng cổ chướng.

Bệnh án và bệnh lịch nội khoa

Bệnh án và bệnh lịch đều là những tài liệu cần thiết để chẩn đoán bệnh được đúng, theo dõi bệnh đựợc tốt và do đó áp dụng được kịp thời các phương thức điều trị đúng đắn.

Triệu chứng học dạ dày

Dung lượng dạ dày có thể chứa được 1, 1,5 lít, gồm 2 phần, phần đứng là thân dạ dày, phần ngang là hang vị

Khám 12 dây thần kinh sọ não

Rối loạn về ngửi có thể do nguyên nhân địa phương viêm mạn tính niêm mạc mũi, thịt thừa, polypes nasaux), vì thế, trước khi kết luận rối loạn ngửi do thần kinh.

Mụn cơm có cuống (acrochordon): dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Giá trị khá hạn chế, vì triệu chứng này khá thường gặp trong dân cư nói chung. Người ta nhận ra triệu chứng này có tỉ lệ xuất hiện nhiều hơn ở bệnh nhân đái tháo đường, thừa cân cũng như to đầu chi.

Bàn tay gió thổi: tại sao và cơ chế hình thành

Bàn tay gió thổi là một triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp và có ý nghĩa phân biệt với các viêm xương khớp khác. Giá trị chuẩn đoán còn hạn chế do xuất hiện muốn, như ngón tay cổ ngỗng.

Hội chứng trung thất

Tĩnh mạch bàng hệ phát triển, các lưới tĩnh mạch nhỏ ở dưới da bình thường không nhìn thấy hoặc không có, bây giờ nở to ra, ngoằn ngoèo, đỏ hay tím.

Hội chứng cường thùy trước tuyến yên

Bệnh ít khi đứng một mình, thường phối hợp với bệnh to các viễn cực. Cũng có khi phối hợp với bệnh nhi tính. Cơ thể to, nhưng tinh thần và tình dục còn như trẻ con.

Khám dinh dưỡng và cơ tròn

Các bệnh về thần kinh có thể gây rất nhiều rối loạn dinh dưỡng khác nhau ở da, xương, khớp, cơ, Trong nhiều trường hợp các rối loạn đó có giá trị chẩn đoán quyết định.

Giảm phản xạ và mất phản xạ: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân

Trong một vài nghiên cứu trên các bệnh nhân chưa được chẩn đoán bệnh thần kinh trước đó, 6-50% bệnh nhân mất phản xạ gân gót hai bên mặc dù đã dùng các nghiệm pháp tăng cường.

Xét nghiệm tìm vi khuẩn và ký sinh vật hệ tiết niệu

Muốn tìm vi khuẩn hoặc ký sinh vật, phải lấy nước tiểu vô khuẩn, nghĩa là phải thông đái, để tránh các tạp khuẩn bên ngoài lẫn vào nước tiểu đó đem cấy vào môi trường thường như canh thang.

Thăm khám bộ máy vận động

Các bệnh về cơ tuy hiếm gặp so với các bệnh nội khoa khác, nhưng cũng không phải là hoàn toàn không gặp trong lâm sàng. Thực tế ở Việt Nam, hầu hết các bệnh về cơ đã  được gặp với một số lượng không phải là ít.